Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao hiệu quả sinh hoạt chuyên môn trong trường Tiểu học
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao hiệu quả sinh hoạt chuyên môn trong trường Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_nang_cao_hieu_qua_sinh_hoat_chuyen_mon.pdf
Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao hiệu quả sinh hoạt chuyên môn trong trường Tiểu học
- BÁO CÁO SÁNG KIẾN I. THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN 1. Tên sáng kiến: Nâng cao hiệu quả sinh hoạt chuyên môn trong trường tiểu học. 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Chỉ đạo đổi mới sinh hoạt chuyên môn đạt hiệu quả ở trường Tiểu học. 3. Tác giả: Họ và tên: Nguyễn Thị Hải Nam (nữ): Nữ Ngày, tháng, năm sinh: 23/10/1975 Trình độ chuyên môn: Cao đẳng sư phạm Chức vụ, đơn vị công tác: Phó hiệu trưởng - Trường Tiểu học Vũ Lễ Điện thoại: 0909 138 093 Email: hainguyenthvule@gmail.com Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 100% 4. Đồng tác giả : Không 5. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến : Không 6. Đơn vị áp dụng sáng kiến: Tên đơn vị: Trường Tiểu học Vũ Lễ -Kiến Xương- Thái Bình Địa chỉ: Thôn Trình Hoàng - Vũ Lễ - Kiến Xương - Thái Bình Điện thoại: 0363 039 545 7. Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu: Từ tháng 9/2015 1
- II. BÁO CÁO MÔ TẢ SÁNG KIẾN 1. Tên sáng kiến: Nâng cao hiệu quả sinh hoạt chuyên môn trong trường tiểu học 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Vận dụng vào các buổi sinh hoạt chuyên môn các tổ khối trong trường Tiểu học áp dụng thực hiện làm bàn đạp thúc đẩy hoạt động chuyên môn ngày một nề nếp và hiệu quả. 3. Mô tả bản chất của sáng kiến: 3.1. Tình trạng giải pháp đã biết: Trường Tiểu học muốn hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học thì điều quan trọng nhất mang lại kết quả đó chính là hoạt động chuyên môn của nhà trường có nề nếp và hiệu quả. Trong hoạt động chuyên môn của trường Tiểu học thì tổ chuyên môn là tổ chức quan trọng nhất đảm nhận chức năng thực thi nhiệm vụ chuyên môn của nhà trường. Tổ chuyên môn tổ chức thực hiện, kiểm tra đánh giá ban đầu về kết quả giảng dạy và học tập, về phương pháp đã được dạy học, về đổi mới nội dụng chương trình một cách sát thực nhất. Tổ chuyên môn còn là cầu nối giữa ban giám hiệu nhà trường với giáo viên và học sinh. Tổ chuyên môn phải theo sát từng giáo viên trong khối để nắm bắt và khắc phục những yếu kém về phương pháp giảng dạy, học tập. Vì vậy tổ chuyên môn có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong quá trình hoàn thành nhiệm vụ chuyên môn của nhà trường. Để nâng cao chất lượng dạy và học, điều đầu tiên phải xét tới hoạt động chuyên môn trong nhà trường, phong trào chuyên môn mạnh thì chất lượng giảng dạy mới được nâng cao. Tuy vậy, trong thực tế các nhà trường nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn có những ưu, nhược điểm như sau: a. Ưu điểm: - Có kế hoạch chuyên môn theo tháng. - Lịch sinh hoạt chuyên môn được duy trì đều đặn, thực hiện 2 buổi/ tháng vào tuần chẵn. - Giáo viên tham gia sinh hoạt chuyên môn đầy đủ. 2
- - Nội dung sinh hoạt chuyên môn theo hướng một chiều, tổ trưởng triển khai và GV ghi chép để thực hiện. b. Hạn chế: - Nội dung sinh hoạt chuyên môn chưa phong phú, hình thức còn đơn điệu, gò bó, chọn chưa đúng nội dung sinh hoạt chuyên môn . Đa số các buổi SHCM là bàn về các vấn đề khó nhưng chưa quan sát được những điều học sinh chưa hiểu. - Phương pháp sinh hoạt chưa phù hợp, chưa phát huy được tính tích cực, chưa đi sâu vào các vấn đề trọng tâm đổi mới phương pháp dạy học và tháo gỡ những khó khăn cho giáo viên trong tổ nên sinh hoạt chuyên môn chưa mang lại hiệu quả. - Cơ hội thảo luận giữa các GV chưa nhiều. - Đa số giáo viên hiểu về sinh hoạt chuyên môn chưa đúng: sinh hoạt chuyên môn và dự giờ tách rời nhau nhưng đây là hai vấn đề gắn bó mật thiết với nhau đó là sự gắn bó giữa lí thuyết và thực tế. - Trong dự giờ đồng nghiệp giáo viên chỉ chú ý quan sát việc dạy của giáo viên xem giáo viên đó dạy có đủ, đúng kiến thức không, giáo viên dạy như thế nào, ngôn ngữ ra sao, có đảm bảo các khâu các bước lên lớp hay không, phân phối thời gian giờ dạy có hợp lý hay không? và không quan tâm xem học sinh được học như thế nào trong giờ học ấy. - Trong các buổi sinh hoạt, một số giáo viên được coi là dạy khá và hay nhận xét còn những giáo viên trung bình thì ít khi có ý kiến; những vấn đề mới và khó ít được mang ra bàn bạc, thảo luận. - Không khí buổi sinh hoạt chuyên môn thường trầm lắng hoặc căng thẳng khiến giáo viên bị ức chế hoặc không học được gì từ buổi sinh hoạt chuyên môn. c. Giải pháp mới: Xuất phát từ những nhược điểm trên, tôi trăn trở làm thế nào để chuyển từ sinh hoạt chuyên môn truyền thống sang sinh hoạt chuyên môn mới để sau mỗi buổi sinh hoạt chuyên môn, GV thấy được những gì mình còn thiếu, còn yếu để từ đó có nhu cầu tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn của mình. 3
- Từ những suy nghĩ trên, tôi xin mạnh dạn trình bày sáng kiến " Nâng cao hiệu quả sinh hoạt chuyên môn trong trường tiểu học” nhằm đưa hoạt động sinh hoạt chuyên môn của nhà trường đạt nề nếp và hiệu quả. 3.2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến: a. Mục đích của giải pháp: " Đổi mới sinh hoạt chuyên môn.” nhằm đưa tất cả các giáo viên đều hoạt động, nội dung sinh hoạt phong phú, GV được trao đổi, thảo luận thoải mái không còn tình trạng thụ động của sinh hoạt chuyên môn truyền thống. Với hệ thống giải pháp cụ thể và áp dụng thực hiện thì hoạt động chuyên môn nhà trường đi vào nề nếp thực sự có hiệu quả. Tôi đi vào các vấn đề trọng tâm ngay từ đầu năm học như sau: - Bồi dưỡng củng cố năng lực chuyên môn cho tổ trưởng để các đ/c tổ trưởng nắm được nhiệm vụ và trách nhiệm của mình lập được kế hoạch và điều hành công tác chuyên môn của tổ. - Định hướng nội dung sinh hoạt chuyên môn cho các tổ để các tổ xây dưng nội dung sinh hoạt phong phú. Lịch sinh hoạt chuyên môn hai tuần 1 lần nên tôi thống nhất cứ 1 lần sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học thì một lần sinh hoạt chuyên môn báo cáo chuyên đề. - Tôi xây dựng các bước sinh hoạt chuyên môn cho từng buổi để các đ/c tổ trưởng nghiên cứu và vận dụng linh hoạt đối với tổ mình. b. Nội dung giải pháp: 1. Bồi dưỡng củng cố năng lực chuyên môn cho tổ trưởng. Ngay từ đầu năm học, tôi tổ chức tập huấn cho các tổ trưởng để các đ/c nắm được nhiệm vụ và trách nhiệm của mình trong việc lập kế hoạch và điều hành tổ chuyên môn trong suốt năm học. 1.1. Tổ trưởng tổ chuyên môn phải xác định rõ vai trò trách nhiệm của mình như là một “ Hiệu trưởng nhỏ” trong việc chỉ đạo tổ chuyên môn hoạt động một cách toàn diện trên tất cả các lĩnh vực nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ năm học. 4
- 1.2. Hướng dẫn tổ trưởng xây dựng kế hoạch cuả tổ chuyên môn sát với nhiệm vụ năm học của ngành và đặc điểm của Tổ, của trường, của địa phương. Kế hoạch Tổ chuyên môn phải cụ thể chi tiết theo từng tuần, từng tháng, từng giai đoạn hoạt động . 1.3. Căn cứ vào nhiệm vụ năm học phân công trách nhiệm một cách hợp lý theo năng lực, sở trường của từng thành viên trong Tổ, phát huy tối đa năng lực của từng GV.Chẳng hạn: - Tổ trưởng: xây dựng kế hoạch Tổ, chỉ đạo chung mọi hoạt động của Tổ trên tất cả mọi lĩnh vực. - Tổ phó: Xây dựng kế hoạch Tổ công Đoàn phối hợp cùng Tổ trưởng để chỉ đạo các hoạt động của Tổ. - Thành viên 1: Phụ trách BD các đội giao lưu, tham gia triển khai các chuyên đề khi được phân công. - Thành viên 2: Phụ trách hồ sơ theo dõi HS gặp khó khăn trong học tập, triển khai bồi dưỡng theo kế hoạch của Tổ trưởng. - Thành viên 3: Phụ trách hồ sơ HS hòa nhập, HS có hoàn cảnh khó khăn. - Thành viên 4: Phụ trách tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp cho GV và HS. - Thành viên 5: Phụ trách các câu lạc bộ trong khối Tổ chuyên môn. 1.4. Xây dựng nội dung và hình thức sinh hoạt chuyên môn theo công văn 132/ GDTH v/v Đổi mới sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn góp phần nâng cao chất lượng dạy học và đánh giá HS Tiểu học đa dạng và phong phú phù hợp. Bám vào nhiệm vụ của năm học, Tổ trưởng phân chia thành từng mảng nội dung cần phải trao đổi, bồi dưỡng phù hợp với thời gian hoạt động chuyên môn của Tổ. 1.5. Lập kế hoạch, thời gian cho sinh hoạt chuyên môn . 2. Tổ chức Sinh hoạt chuyên môn. Thời gian sinh hoạt chuyên môn 2 tuần/1 lần nên tôi thống nhất sinh hoạt chuyên môn vào các tuần chẵn( theo tuần học) nhất là từ khi có hướng dẫn nội dung sinh hoạt chuyên môn của phòng giáo dục tôi nghiên cứu và chỉ đạo toàn trường thực hiện sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học và sinh hoạt 5
- chuyên môn theo chuyên đề. Ví dụ sinh hoạt chuyên môn vào tuần 0(trước khi vào tuần 1): Sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học thì tuần 2 sinh hoạt chuyên môn theo chuyên đề. - Tổ chức cho GV tập huấn, học tập, nghiên cứu sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học và sinh hoạt chuyên môn theo chuyên đề. - Tôi thiết kế và thống nhất với các tổ trưởng các bước sinh hoạt chuyên môn từng buổi như sau: BUỔI 1: Sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học Phần xác định mục tiêu, xây dựng kế hoạch bài học tôi đưa xuống phần cuối của nội dung buổi SHCM báo cáo chuyên đề để các GV cùng thảo luận vì buổi SHCM nghiên cứu bài dạy có học sinh đi học. I. Dạy chuyên đề. 1. Dạy minh họa và dự giờ( 1 GV trong tổ dạy và cả tổ dự giờ). 2. Suy ngẫm, thảo luận về bài dạy minh họa. a. GV dạy nêu cảm nhận sau khi dạy. GV dạy minh hoạ nêu mục tiêu của bài học, cách tiến hành bài dạy minh hoạ để đạt mục tiêu, những thay đổi về nội dung phương pháp, đồ dùng dạy học phù hợp với đối tượng HS và cảm nhận sau khi dạy bài học, sự hài lòng, những băn khoăn hay khó khăn khi thực hiện bài dạy. b. Thảo luận tìm ra phương pháp hay. - Cả tổ rút kinh nghiệm giờ dạy, tập trung vào nhận xét những nội dung sau: + Giáo viên đã xác định đúng chuẩn kiến thức, kỹ năng cho học sinh chưa? Đê tích hợp, lồng ghép bảo vệ môi trường hay sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả chưa? Nếu có thì ở mức độ nào? ( toàn phần hay bộ phận ). Có lạm dụng quá mức không? + Giờ dạy đã đảm bảo chức năng hoạt động học tập cho học sinh chưa? + Học sinh M2, M3 được phát triển ở mức độ nào? Đã giúp học sinh phát triển khả năng tư duy : phân tích, so sánh, liên tưởng chưa và thực hiện ở mức độ nào? ( các ý kiến đóng góp tập trung vào những gì mà bản thân đã quan sát được: chỗ nào học sinh hiểu sâu, chỗ nào học sinh còn vướng mắc, giáo viên giúp đỡ học 6
- sinh nhiều thế nào và mình học được gì qua dự giờ, hạn chế tiết dạy là gì, vậy nên đưa cách dạy của mình thế nào cho hợp lý. + GV sử dụng các phương pháp dạy học đã phù hợp chưa? c. Tổ trưởng chuyên môn thống nhất: Từ các ý kiến của từng thành viên trong khối, cả tổ thống nhất về nội dung, phương pháp của tiết học, môn dạy. ( Các đ/c giáo viên cần ghi lại được sự thống nhất mà cả tổ vừa nêu được để áp dụng vào bài học hoặc môn học hàng ngày cho phù hợp và đạt kết quả tốt ) II. Đánh giá công tác chuyên môn trong 2 tuần( 2 tuần đã qua) III. Triển khai công tác chuyên môn 2 tuần( 2 tuần sắp tới) . - Sau khi triển khai công tác chuyên môn của 2 tuần tiếp theo tổ trưởng cho giáo viên đăng kí báo cáo chuyên đề và ghi vào nghị quyết. Tên GV Tên CĐ IV. Bàn và thống nhất bài khó: Có thể bàn về một vài hoạt động của bài dạy cụ thể hoặc bàn về nội dung bài tập khó. BUỔI 2 : Sinh hoạt chuyên môn theo chuyên đề. I. Đánh giá công tác chuyên môn trong 2 tuần 7
- II. Triển khai công tác chuyên môn 2 tuần - Sau khi triển khai công tác chuyên môn của 2 tuần tiếp theo tổ trưởng cho GV đăng kí dạy chuyên đề và ghi vào nghị quyết. Tên GV dạy chuyên đề.: Bài: Môn: Tuần: III. Báo cáo chuyên đề: 1. Lựa chọn ND chuyên đề Có thể chọn 1 trong các chuyên đề sau(Phần này tôi đưa ra để các đ/c tổ trưởng lựa chọn và có thể thay các chuyên đề khác cho phù hợp ): 1.1. Tổ trưởng chuyên môn triển khai để GV thảo luận để nắm vững và vận dụng vào thực tiễn công tác những văn bản chỉ đạo của nhà trường và các cấp trên. - KH năm học. - KH tổ. - Các văn bản , , - Các phương pháp dạy học phù hợp. Cả tổ thống nhất cách thực hiện để đạt hiệu quả tốt . Ví dụ 1: + Năm học 2017- 2018: Thực hiện NQ 29 về đổi mới trong giáo dục; đổi mới dạy học môn Tiếng Việt 1 CGD;dạy lớp 2,3 theo mô hình VNEN, môn Mĩ thuật dạy theo phương pháp Đan Mạch; Môn Tiếng Anh lớp 3,4,5. + Vận dụng và học tập chuyên môn qua " Trường học kết nối". + Áp dụng phương pháp dạy học theo nhóm ( Theo mô hình VNEN) . Bầu hội đồng tự quản, trang trí lớp học. Tổ trưởng nêu nội dung về bầu hội đồng tự quản: gồm các ban do học sinh bầu để quản lí lớp: Ví dụ ban học tập , ban văn nghệ, ban thể dục vệ sinh, . Trang trí lớp học. Ví dụ 2: 8
- + Tiếp tục đổi mới cách đánh giá học sinh theo thông tư 22/2016 1.2. Chuyên đề về việc thực hiện thông tư 22 VD: + Công tác soạn, giảng + Nhận xét đánh giá HS: Cách nhận xét vở, Bảng đánh giá kết quả học tập, phần mềm quản lí giáo dục. + Phát huy vai trò của HS trong việc đánh giá các bạn. + Kết hợp với phụ huynh học sinh trong đánh giá học sinh. 1.3. Chuyên đề : Áp dụng phương pháp " Bàn tay nặn bột" 1.4. Chuyên đề " Trường học kết nối" 1.5. Chuyên đề : Công tác giúp đỡ HS gặp khó khăn trong học tập. 1.6. Chuyên đề : Công tác chủ nhiệm giỏi và hội đồng tự quản hoạt động có hiệu quả 1.7. Chuyên đề : Công tác rèn chữ, giữ vở 1.8. Chuyên đề : Công tác bồi dưỡng các đội giao lưu. 1.9. Chuyên đề : Công tác tổ chức ôn tập để đạt kết quả tốt. 1.10. Chuyên đề : Tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp. 2. Nội dung báo cáo chuyên đề( Nêu tên chuyên đề) 2.1. Báo cáo chuyên đề( 1 GV đã đăng kí báo cáo), nghe chuyên đề ( Toàn bộ GV trong tổ nghe chuyên đề) 2.2. Thảo luận, chia sẻ, trao đổi. - Thảo luận - Giải quyết vướng măc còn gặp phải. - Áp dụng vào thực tiễn quá trình dạy học. 2.3. Tổ trưởng chuyên môn thống nhất triển khai và cách vận dụng chuyên đề trong thực tế giảng dạy. 9
- IV. Bàn tiết dạy chuyên đề( Tiết dạy mà Tổ trưởng chuyên môn vừa phân công ở mục II) : 1. Xác định mục tiêu bài học, kiến thức, kĩ năng. + Theo sự phân công của tổ trưởng, người giáo viên dạy chuyên đề xem trước nội dung bài học theo chuẩn kiến thức kỹ năng, chuẩn bị phương pháp giảng dạy. Nghiên cứu xem bài học này cần tích hợp, lồng ghép bảo vệ môi trường hay sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả không? Nếu có thì tích hợp ở mức độ nào ? ( toàn phần hay bộ phận ? ). + Tổ trưởng nêu mục đích của buổi thảo luận. 2. Cả tổ thảo luận dạy bài học đó theo phương pháp nào, chuẩn kiến thức, kỹ năng; tích hợp lồng ghép bảo vệ môi trường hay sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả. 3. Tổ trưởng giao cho GV soạn giáo án, nghiên cứu , trao đổi, điều chỉnh, sửa giáo án. Trong quá trình sinh hoạt chuyên môn, các tổ có thể linh hoạt vận dụng nội dung sinh hoạt. Ví dụ: Năm học 2017- 2018 lớp 2,3 tiếp tục dạy theo chương trình VNEN nhưng không nhất thiết phải áp dụng triệt để hình thức tổ chức và phương pháp dạy VNEN nên Tổ trưởng điều hành SH tổ để cùng nhau bàn bạc đưa ra phương án hợp lý nhất áp dụng dạy cho hiệu quả. 3.3. Khả năng áp dụng của giải pháp Bằng hệ thống các giải pháp đổi mới Sinh hoạt chuyên môn như trên, công tác sinh hoạt chuyên môn nhà trường đi vào nề nếp. Các giải pháp trên đã được áp dụng tại trường Tiểu học Vũ Lễ và mang lại kết quả. Nội dung sinh hoạt phong phú. Giáo viên được học tập chuyên môn lẫn nhau. Không khí buổi sinh hoạt chuyên môn sôi nổi. 3.4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải pháp 1.Toàn trường duy trì được nề nếp sinh hoạt chuyên môn cứ hai tuần 1 lần. Ban giám hiệu dựa vào đăng kí của các tổ để dự sinh hoạt chuyên môn luân phiên giữa các tổ. Các tổ sinh hoạt chuyên môn rất sôi nổi. 10
- 2. Việc chuẩn bị nội dung cho sinh hoạt chuyên môn từ tổ trưởng đến giáo viên rất chu đáo. 3. Ý thức sinh hoạt chuyên môn của các tổ, của giáo viên tích cực. 4. Qua buổi sinh hoạt chuyên môn đã bàn, thống nhất được nội dung , kiến thức, phương pháp. Các tổ đều có GV dạy theo phương pháp bàn tay nặn bột ở những tiết có địa chỉ. 5. Đã trao đổi, giúp nhau nhiều trong chuyên môn. Nhiều GV tay nghề được nâng từ trung bình lên khá. 6. Trình độ chuyên môn của toàn trường nâng lên rõ rệt. 7. Qua kiểm tra đã có giáo viên tay nghề giỏi, khá. 8. Số lượng giáo viên đạt giáo viên giỏi tăng lên rõ rệt. 9. Chất lượng học sinh các đội tuyển giao lưu đi lên. Chất lượng học sinh đại trà luôn ổn định. 10. SHCM có hiệu quả góp phần đưa phong trào nhà trường đi lên. C th : V phong trào thi ua hai t t: * Ch t l ng gi ng d y c a giáo viên : N m h c 2017 - 2018: Khảo sát GV giỏi, có 13 đ/c tham gia, kết quả: 3 giải Nhất, 3 giải Ba. Đối với lớp 2, 3 dạy theo mô hình VNEN, trường tôi có 4/5 đ/c tham gia và cả 4 đ/c sáng kiến đều xếp loại A. * Ch t l ng học sinh: Các cuộc giao lưu trường tôi đều có HS đạt. - Olimpic tiếng Anh cấp trường : K3: đạt 3/3 em; K4: đạt 4/5 em; K5: đạt 4/5 em -Toán mạng cấp huyện:K1 đạt 15/19 em; K2 đạt 7/7 em; K3: đạt 7/7 em; K4: đạt 5/8 em; K5: đạt 4/9 em. Qua các đợt kiểm tra định kì, chất lượng của các lớp nâng lên rõ rệt. 3.5. Những người tham gia tổ chức áp dụng sáng kiến lần đầu. Danh sách các đồng chí tham gia thực hiện sáng kiến Nội dung STT Họ và tên Năm Nơi công tác Chức Trình công việc 11
- sinh danh độ hỗ trợ chuyên môn TrườngTiểu học TT T1 1 Trần Thị Hơn 1980 CĐTH Chỉ đạo T1 Vũ Lễ TrườngTiểu học TT Chỉ đạo 2 Phạm Thị An 1969 CĐTH Vũ Lễ T2-3 T2-3 TrườngTiểu học TT Chỉ đạo 3 Trần Thị Sáu 1972 CĐTH Vũ Lễ T4-5 T4-5 3.6. Các thông tin cần được bảo mật 3.7. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến - Tất cả GV trong trường thực hiện đúng các quy đinh về lịch SHCM. - Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học của Bộ GD & ĐT. - Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học của Sở GD & ĐT Thái Bình. - Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học của Phòng GD & ĐT Kiến Xương - Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học của trường Tiểu học Vũ Lễ. 3.8. Tài liệu kèm: Không 4. Cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền Tôi xin cam đoan báo cáo sáng kiến trên đây bản thân tôi nghiên cứu và áp dụng thực hiện tại trường tôi công tác. Vũ Lễ , ngày 28 tháng 03 năm 2018 CƠ QUAN ĐƠN VỊ TÁC GIẢ SÁNG KIẾN ÁP DỤNG SÁNG KIẾN (xác nhận) (Ký tên, đóng dấu) Nguyễn Thị Hải 12