Sáng kiến kinh nghiệm Những giải pháp nâng cao kỹ năng đọc hiểu cho học sinh THPT

docx 45 trang thulinhhd34 9720
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Những giải pháp nâng cao kỹ năng đọc hiểu cho học sinh THPT", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_nhung_giai_phap_nang_cao_ky_nang_doc_h.docx
  • docxđơn SKKN. MẪU 1.docx

Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Những giải pháp nâng cao kỹ năng đọc hiểu cho học sinh THPT

  1. bởi nỗi sợ hãi, ám ảnh với chiến tranh và IS, là mơ ước về một cuộc sống thoát khỏi những cơn ác mộng đến hàng đêm. ( Lời bình của phim tài liệu “Hành trình của sự sống và cái chết”- VTV đặc biệt, tháng 12/2015). Câu 1. Những thông tin người xem có thể thu thập được khi xem bộ phim tài liệu “Hành trình của sự sống và cái chết” (VTV đặc biệt, tháng 12/2015). Câu 2. Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích? Câu 3. Trong đoạn (2), người viết đã sử dụng các phép liên kết nào? Tác đụng của các phép liên kết ấy? Câu 4. Câu hát của những đứa trẻ trong trại tị nạn “Thiên đường, thiên đường. Quê hương em là thiên đường” gợi cho anh (chị) suy nghĩ gì? Trình bày trong khoảng 7-10 dòng? *Đáp án Câu 1. Những thông tin người xem có thể thu thập khi xem bộ phim tài liệu “Hành trình của sự sống và cái chết”: Cuộc sống của những người dân tị nạn ở Trung đông, sự khốc liệt, tội ác tột cùng của chiến tranh và nguyên nhân vì sao những người tị nạn phải rời bỏ quê hương của mình. Câu 2. Phương thức biểu đạt là Thuyết minh. Câu 3. Trong đoạn (2), người viết đã sử dụng phép lặp “những đứa trẻ”; phép thế “ở đó”, “những hình ảnh ấy”. Tác dụng: Tô đậm hình ảnh đáng thương của trẻ em trong trại tị nạn, câu văn ám ảnh, sinh động. Câu 4. Câu hát của những đứa trẻ trong trại tị nạn cho thấy: Với chúng, quê hương là nơi đẹp đẽ,nơi có những điều tốt lành, hạnh phúc và mơ ước. Vậy mà chúng phải rời bỏ quê hương để cùng người lớn di cư tìm đến cuộc sống khổ cực. Câu hát cũng chính là lời tố cáo chiến tranh, IS đã đẩy con người, nhất là trẻ em, những nạn nhân đáng thương đến tình cảnh khổ sở. 6.4.3. Đề 3: Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: 32
  2. [1] Thật khó để rao giảng sự tự hào dân tộc. Hầu như chúng ta có cảm xúc đó trong một hoàn cảnh cụ thể khi chúng ta đứng trước một biển người cùng hòa vang quốc ca hoặc khi chúng ta nghe một câu chuyện thành công của những nhân tài của đất nước hay chúng ta bất bình trước một vấn đề ảnh hưởng đến con người và quê hương mình. Nhưng hãy nói về một câu chuyện đơn giản hơn, ở lứa tuổi học sinh, chúng ta sẽ thể hiện sự tự hào đó như thế nào? [2] Tự hào dân tộc không phải là việc chúng ta thuộc ca dao, tục ngữ, thơ văn lưu loát mà là có sự cảm nhận về vẻ đẹp của văn hóa dân tộc và mang trong mình tâm thế chia sẻ, quảng bá những vẻ đẹp truyền thống của đất nước ra thế giới. Tự hào dân tộc không phải là việc chúng ta thuộc lòng những tình tiết lịch sử nước nhà mà là tôn trọng các nền văn hóa, các quốc gia khác nhau và biết hành động vì vị thế của đất nước. Tự hào dân tộc không phải là việc vỗ ngực xưng tên, xem nhẹ các nền văn hóa khác mà là thể hiện bản sắc người Việt trong bối cảnh quốc tế. (Trích Thư gửi học sinh nhân ngày tựu trường năm học 2016 - 2017, Marcel van Miert, chủ tịch điều hành hệ thống Trường Quốc tế Việt - Úc) Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên? (0,5 điểm) Câu 2: Theo tác giả, niềm tự hào dân tộc xuất hiện trong hoàn cảnh cụ thể nào? (0,5 điểm) Câu 3: Chỉ rõ biện pháp tu từ cú pháp trong đoạn [2] của văn bản và nêu hiệu quả của biện pháp tu từ đó. (1,0 điểm) Câu 4: Quan điểm của anh chị về ý kiến: "Tự hào dân tộc không phải là việc chúng ta thuộc ca dao, tục ngữ, thơ văn lưu loát mà là có sự cảm nhận về vẻ đẹp của văn hóa dân tộc và mang trong mình tâm thế chia sẻ, quảng bá những vẻ đẹp truyền thống của đất nước ra thế giới". (1,0 điểm) Câu 5: Hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến được nêu trong đoạn trích ở phần Đọc hiểu: Tự hào dân tộc 33
  3. không phải là việc vỗ ngực xưng tên, xem nhẹ các nền văn hóa khác mà là thể hiện bản sắc người Việt trong bối cảnh quốc tế. *Gợi ý Câu 1. Phương thức biểu đạt: nghị luận Câu 2. Theo tác giả niềm tự hào dân tộc xuất hiện trong những hoàn cảnh sau: - Khi chúng ta đứng trước một biển người cùng hòa vang quốc ca. - Khi chúng ta nghe một câu chuyện thành công của những nhân tài đất nước. - Chúng ta bất bình trước một vấn đề ảnh hưởng đến con người và quê hương mình. Câu 3. Biện pháp tu từ là lặp cấu trúc ngữ pháp: “Tự hào dân tộc không phải mà là”. - Hiệu quả: + Tạo sự cân đối, nhịp nhàng cho lời văn. + Nhấn mạnh và khẳng định quan điểm của người viết về niềm tự hào dân tộc. Câu 4. Khẳng định ý kiến trên là đúng: - Bản sắc dân tộc là nét riêng ưu việt nhất của dân tộc đó cần được thẻ hiện và giữ gìn trong thời kì hội nhập. - Cần nhận thức đầy đủ và sâu sắc về văn hóa dân tộc, tích cực quảng bá những nét độc đáo của văn hóa quê hương, những hình ảnh đẹp trên khắp mọi miền đất nước, luôn giữ gìn, phát huy những vẻ đẹp truyền thống. Câu 5: HS trình bày đảm bảo các ý sau: 1. Giải thích khái niệm “tự hào dân tộc” - Đó là thái độ ngưỡng mộ, trân trọng, sự tự tôn trước những vẻ đẹp trong bản sắc văn hóa dân tộc. - Tự hào dân tộc là biểu hiện của tình yêu đất nước, ý thức trách nhiệm công dân đối với đất nước. 2. Bàn luận * Khẳng định ý kiến trên là hoàn toàn đúng đắn: 34
  4. - Tự hào dân tộc không phải là sự tự tôn mù quáng đề cao văn hóa dân tộc mình, mà hạ thấp văn hóa các dân tộc khác (dẫn chứng). - Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, cần hòa nhập để thể hiện bản sắc văn hóa dân tộc nhưng không hòa tan và luôn có ý thức trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. - Cần nhận thức sâu sắc và đầy đủ về bản sắc văn hóa dân tộc, nhũng nét đẹp và cả những hạn chế, phát huy nét đẹp và loại trừ những hủ tục lạc hậu, thói quen xấu. - Phê phán những người quay lưng lại với văn hóa dân tộc, bài xích, xem thường văn hóa cha ông, chạy theo lối sống lai căng, học đòi, sùng ngoại. 3. Bài học nhận thức và hành động - Mỗi cá nhân cần có những hành động thiết thực, trực tiếp để thể hiện niềm tự hào dân tộc. 6.4.4. Đề 4: Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: Cuộc sống thường không diễn ra như cách chúng ta mong đợi. Đó là khi bạn trao đi yêu thương nhưng không nhận được hồi đáp; là khi bạn trao đi niềm tin nhưng nhận lại sự dối lừa; là khi bạn khao khát được cống hiến nhưng cuối cùng lại phải nhốt mình trong những "ô cửa hẹp" của cuộc đời. Có thể bạn đang phải gánh chịu những nỗi đau - cả về thể chất lẫn tinh thần - và cho rằng cuộc đời thật bất công. Có thể bạn đang phải gánh chịu những thất bại đầu đời và cảm thấy thất vọng về cuộc sống cũng như các mối quan hệ quanh mình. Nhưng bạn thân mến, đừng vì thế mà tuyệt vọng! Bạn có biết rằng mỗi chúng ta sinh ra đều không hoàn hảo? Ở một số người, mảnh khuyết ấy hiển hiện ngay khi họ mới chào đời bằng những khiếm khuyết trên cơ thể. Nhưng với một số người khác, mảnh khuyết ấy dần xuất hiện trong suốt cuộc đời. Nó có thể xuất hiện dưới dạng thức của những nỗi đau về mặt thể chất hay những tổn thương về mặt tinh thần. Chắc chắn đó là điều không ai trong chúng ta mong muốn. Nhưng hẳn bạn cũng biết rằng có rất nhiều điều 35
  5. chúng ta không được quyền quyết định trong cuộc đời này. Chúng ta không được quyền lựa chọn hoàn cảnh xuất thân của mình; không được quyền chọn lựa hình thể hay những tài năng thiên bẩm. Nhưng bù lại, cuộc sống mang đến cho ta một sự chọn lựa khác, đó là quyết định về thái độ sống của mình. Bạn luôn có hai chọn lựa: hoặc dũng cảm đối mặt để chinh phục thử thách hoặc lảng tránh và buông xuôi tất cả. Mỗi lựa chọn sẽ mở ra cho bạn một con đường. Hoặc con đường ấy sẽ dễ dàng và phần thưởng duy nhất bạn nhận được chính là sự dễ dàng đó. Hoặc bạn sẽ đi trên một con đường gập ghềnh thử thách, nhưng luôn có ánh sáng của tình yêu và niềm tự hào trong mỗi bước chân, với phần thưởng là sự hài lòng và hạnh phúc đang chờ bạn ở cuối con đường. (Theo Hạt giống tâm hồn dành cho tuổi teen, tập 2 - Nhiều tác giả, NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, 2012, tr.06) Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản trên? Câu 2. Chỉ ra và nêu tác dụng biện pháp tu từ cú pháp trong câu: Đó là khi bạn trao đi yêu thương nhưng không nhận được hồi đáp; là khi bạn trao đi niềm tin nhưng nhận lại sự dối lừa; là khi bạn khao khát được cống hiến nhưng cuối cùng lại phải nhốt mình trong những "ô cửa hẹp" của cuộc đời. Câu 3. Tại sao tác giả khuyên đừng tuyện vọng trong câu: Có thể bạn đang phải gánh chịu những thất bại đầu đời và cảm thấy thất vọng về cuộc sống cũng như các mối quan hệ quanh mình. Nhưng bạn thân mến, đừng vì thế mà tuyệt vọng! Câu 4. Anh/chị chọn lựa con đường nào sau đây: hoặc dũng cảm đối mặt để chinh phục thử thách hoặc lảng tránh và buông xuôi tất cả. Nêu rõ lí do tại sao. Câu 5. Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về câu nói cuộc sống mang đến cho ta một sự chọn lựa khác, đó là quyết định về thái độ sống của mình được gợi ở phần Đọc hiểu. 36
  6. *Gợi ý Câu 1. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật. Câu 2. - Biện pháp tu từ: lặp cấu trúc và liệt kê ( Là khi bạn trao đi yêu thương Là khi bạn trao đi niềm tin ) - Tác dụng: nhấn mạnh, khẳng định và làm rõ những điều tốt đẹp mà chúng ta trao đi nhưng không nhận lại điều tốt đẹp. Từ đó, cần phải nhận thức được sự phức tạp, đa dạng của cuộc sống. Câu 3. - Tác giả nói : Có thể bạn đang phải gánh chịu những thất bại đầu đời và cảm thấy thất vọng về cuộc sống cũng như các mối quan hệ quanh mình. Nhưng bạn thân mến, đừng vì thế mà tuyệt vọng! Bởi vì: - Khi tuyệt vọng, tâm trí của chúng ta trở nên lu mờ hơn bao giờ hết. Ta nhìn mọi thứ bằng con mắt bi quan chán chường và có cảm tưởng như mình không còn gì để sống. - Khi tuyệt vọng, trái tim của họ không đủ lớn để chứa đựng nổi sự mất mát quá lớn lao. Trái tim chưa đủ lớn là tại vì trong quá khứ chưa có thói quen chịu đựng cảm xúc xấu khi thất bại, hay chưa bao giờ đón nhận một hoàn cảnh trái ngang nào có tầm vóc lớn lao . - Khi tuyệt vọng, ta luôn thấy tương lai mịt mờ tối. Câu 4. Anh/chị chọn lựa con đường nào sau đây: hoặc dũng cảm đối mặt để chinh phục thử thách hoặc lảng tránh và buông xuôi tất cả. Nêu rõ lí do tại sao. Học sinh có thể trình bày và lí giải chọn lựa con đường theo ý riêng, không vi phạm chuẩn mực đạo đức và pháp luật. Câu 5: Bài làm đảm bảo các ý sau: 1. Giải thích 37
  7. - Thái độ sống là cách mỗi người nhìn nhận cuộc sống và giải quyết vấn đề xảy ra như thế nào. Ý cả câu nói khẳng định: con người có quyền lựa chọn việc quyết định về thái độ sống của mình 2. Bàn luận +Vì sao con người có quyền lựa chọn việc quyết định về thái độ sống của mình? ++ Mỗi con người được sinh ra đều có hoàn cảnh khác nhau. Họ không được cho mình hình hài, tài năng thiên bẩm vì tất cả nằm ngoài ý muốn chủ quan của mình. Nhưng khi đã trưởng thành, được tiếp xúc với cuộc sống phức tạp, thậm chí đầy nghịch lí, trái ngang, không còn con đường nào khác là ta phải có cách nhìn nhận để xử lí tất cả tình huống đó. ++Bất cứ ai trong chúng ta cũng khao khát có được một cuộc sống đầy cảm hứng, hạnh phúc và thành công. Tuy nhiên, để đạt được những gì bạn thật sự mong ước, tất cả đều phải xuất phát từ việc nhận ra sự quan trọng và tìm được cho mình một thái độ sống thông minh và tích cực nhất. ++ Vì thái độ sống quyết định thành bại trong cuộc đời. Nếu nhận thức đúng, hành động đúng, chúng ta sẽ thành công. Nếu nhận thức sai, hành động sai, ta sẽ thất bại. + Ý nghĩa tác dụng của việc quyết định về thái độ sống của mình ++ Người biết quyết định một thái độ sống tích cực sẽ luôn lạc quan, yêu đời, tự tin để nhẹ nhàng lướt qua mọi gian nan, thử thách trong cuộc sống. Ngược lại, một thái độ sống tiêu cực sẽ đóng chặt họ vào những suy nghĩ, cách nhìn phiến diện, vị kỷ, tự ti, đau khổ và dễ dàng dẫn đến thất bại, bất hạnh. Thái độ của ta ảnh hưởng tới mọi khía cạnh trong cuộc sống và quyết định kết quả của mọi việc ta làm. ++ Người biết quyết định một thái độ sống tích cực sẽ làm chủ cuộc đời mình, không nao núng trước thử thách và thất bại, là tấm gương để mọi người noi theo. 38
  8. + Bàn luận mở rộng: Thái độ sống phải biến thành hành động cụ thể. Cần phê phán những người có thái độ sống tiêu cực, bi quan, chán nản. 3. Bài học nhận thức và hành động - Tuổi trẻ cần phải nhận thức việc chọn lựa thái độ sống phù hợp. Vì thế, cần phải học tập, tu dưỡng rèn luyện, biết đấu tranh trước những quan điểm, thái độ sai trái. 6.4. 5. Đề 5: Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: Một buổi chiều sau giờ học, một cậu bé gầy gò chạy như bay đến bảng thông báo của trường đặt trong phòng tập thể dục.Tim cậu bé thình thịch khi chăm chú đọc danh sách đang dán trên bảng. Nhưng tên cậu không có trong danh sách ấy. Giấc mơ được là thành viên của đội bóng rổ của trường đã không thành hiện thực. Cậu đọc đi đọc lại, nhưng sự thật là tên cậu không có ở đấy. Cậu đã không được chọn Vậy mà, chính cái ngày hôm ấy đã bắt đầu cho sự thay đổi hoàn toàn trong cuộc đời cậu. Suốt mốt năm sau đó, bất kể mưa hay nắng, cậu vẫn chăm chỉ tập từ bốn đến sáu tiếng mỗi ngày trong mốt công viên gần nhà. Có lúc cậu tập cả dưới ánh trăng, từng bước, tường bước hoàn thiện những động tác và kỹ thuật của mình. Kết quả thật ngoài sức tưởng tưởng, ngay năm sau cậu được chọn vào đội tuyển của trường, và cái tên Michael Jordan sau này đã trở thành huyền thoại trong làng bóng rổ thế giới. Bài học chúng ta rút ra được từ câu chuyện của Michael Jocdan là: Thành công hay thất bại ngày hôm nay không nằm ở những khó khăn chúng ta gặp phải, mà là ở cách chúng ta đương đầu với chúng như thế nào. Jordan hoàn toàn có thể đã suy sụp, thất vọng hay buông xuôi với thất bại ban đầu. Thậm chí anh đã có thể từ bỏ giấc mơ trở thành vận động viên bóng rổ chuyên nghiệp của mình, nhưng không, anh đã chọn con đường hành động: tiếp tục luyện tập chăm 39
  9. chỉ, tiếp tục thử sức. Liệu Jordan có làm nên một sự nghiệp lừng lẫy nếu anh chịu sớm đầu hàng trước thất bại? Sự thật là: “Ta sẽ mạnh mẽ hơn khi vượt qua nghịch cảnh ”. Vì vậy, nếu chúng ta chọn thái độ tích cực khi đối diện với khó khăn, chúng ta sẽ hoàn toàn kiểm soát được đời mình. (Trích Điều kì diệu của thái độ sống, Tác giả: Mac Anderson, Dịch giả: Hiếu Dân, Thế Lâm, Văn Khanh, NXB Tổng hợp TPHCM, 2016, tr 39) Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt trong văn bản trên? Câu 2. Nhờ đâu Michael Jordan sau này đã trở thành huyền thoại trong làng bóng rổ thế giới ? Câu 3. Anh/ chị hiểu như thế nào câu nói: Ta sẽ mạnh mẽ hơn khi vượt qua nghịch cảnh ? Câu 4. Thông điệp của văn bản mà anh/chị tâm đắc nhất là gì? Nêu lí do vì sao? Câu 5. Viết đoạn văn 200 chữ bày tỏ suy nghĩ của anh/ chị về ý nghĩa của câu nói: Thành công hay thất bại ngày hôm nay không nằm ở những khó khăn chúng ta gặp phải, mà là ở cách chúng ta đương đầu với chúng như thế nào được trích ở phần Đọc hiểu. *Gợi ý Câu 1. Phương thức biểu đạt trong văn bản : tự sự, nghị luận. Câu 2. Michael Jordan sau này đã trở thành huyền thoại trong làng bóng rổ thế giới : là nhờ sau khi bị thất bại, anh đã có thái độ tích cực, không đầu hàng trước số phận mà đã tiếp tục luyện tập chăm chỉ, hoàn thiện những kĩ năng của mình. Câu 3. Cách hiểu câu nói: Ta sẽ mạnh mẽ hơn khi vượt qua nghịch cảnh : - Nghịch cảnh thực chất chính là những khó khăn, thử thách mà ta gặp phải trên đường đời. - Nếu ta vượt qua nghịch cảnh thì gọi là thành công, nếu ta không vượt qua thì gọi là thất bại. Dù thành công hay thất bại thì điều đó cũng qua đi và ta sẽ lại 40
  10. gặp những thử thách mới. Vậy thì, nghịch cảnh dường như đang giúp ta lớn lên từng ngày Câu 4. Học sinh có thể trình bày và lí giải thông điệp tâm đắc nhất theo ý riêng, không vi phạm chuẩn mực đạo đức và pháp luật. Sau đây là vài gợi ý: - Cần có thái độ tích cực để đương đầu với trở ngại của cuộc sống - Không ai muốn sống trong nghịch cảnh. Nhưng một khi đối diện với nghịch cảnh, ta cần phải tìm mọi cách để vượt qua. Câu 5. HS cần trình bày các ý sau: 1. Giải thích - Thành công là những kết quả mà ta đạt được từ những nỗ lực, cố gắng và phấn đấu không ngừng; Thất bại chính là những lần vấp ngã, là khi công việc của ta gặp khó khăn, không có kết quả tốt như mong đợi. Thực chất ý cả câu nói: cách đương đầu với khó khăn quyết định sự thành công hay thất bại. 2. Bàn luận + Vì sao Thành công hay thất bại ngày hôm nay không nằm ở những khó khăn chúng ta gặp phải, mà là ở cách chúng ta đương đầu với chúng như thế nào? ++ Cuộc sống vô cùng phức tạp, đa dạng và phong phú, thậm chí đầy nghịch lí. Con người có thể đứng trước thuận lợi hoặc khó khăn trên hành trình đi tìm hạnh phúc của mình; ++ Khó khăn dù nhỏ mà không biết cách giải quyết thì sẽ gặp thất bại; khó khăn dù lớn nhưng biết cách đối diện để tháo gỡ thì sẽ nắm lấy thành công. ++Thành công không phải là đích đến cuối cùng, thất bại cũng chẳng phải vực sâu, đó chỉ là cơ hội để ta đứng vững hơn trên con đường sắp bước. + Ý nghĩa của cách chúng ta đương đầu với những khó khăn: ++ Khi biết cách đối mặt với những thử thách trong cuộc sống, ta sẽ có động lực để rèn luyện bản thân ngày càng vững vàng, trưởng thành trước sóng gió để về đích nhanh nhất có thể. 41
  11. ++Biết cách đương đầu với khó khăn, con người sẽ rèn được sự tự tin vào khả năng vượt qua của mình, trong lòng cảm thấy nhẹ nhàng và dễ dàng tìm ra cách để giải quyết những vấn đề khó khăn đó. + Bàn luận mở rộng: Khi có thành công, không nên rơi vào chủ quan. Khi gặp thất bại, không nên nản chí, đầu hàng hoàn cảnh. Ngoài ra cũng cần phê phán những người thiếu bản lĩnh, nhụt chí khi đối diện với khó khăn thử thách trong cuộc sống. 3. Bài học nhận thức và hành động - Mội người cần nhận thức việc đương đầu với khó khăn là điều cần thiết. Vì thế, cần phải học tập, rèn luyện, nhất là rèn kĩ năng sống để xử lí những tình huống xảy ra trong cuộc sống. 7. Những thông tin cần được bảo mật: Không. 8. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Học sinh lớp 12 và học sinh ôn thi THPT Quốc Gia. 9. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả và theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu: Thứ nhất, sáng kiến đã giúp các em học sinh thấy được vai trò quan trọng của phần Đọc hiểu trong đề thi. Từ đó kích thích sự hứng thú khi học và dần xóa bỏ những dào cản về tâm lý ngại học văn. Vì vậy học sinh sẽ chịu khó suy nghĩ, sáng tạo và có thể nhận thức, giải quyết được các vấn đề trong thực tiễn. Thứ hai, nội dung của sáng kiến rất rõ ràng, dễ hiểu và được hệ thống rất đầy đủ. Các dạng bài được phân tích rất tỉ mỉ để học sinh hiểu sâu vấn đề và có thể nhận thức được cho bản thân thông qua nội dung đề bài. Thứ ba, bản thân giáo viên khi viết đề tài này đã phần nào đó rèn luyện cho mình khả năng nghiên cứu khoa học, tìm tòi và phân tích và tổng hợp tài liệu, tăng cường khả năng tự học, tự bồi dưỡng chuyên môn. Hơn nữa, sáng kiến đã phần nào khắc phục được những khó khăn cho các thầy cô giáo về việc tìm 42
  12. tài liệu về kiến thức và các dạng đề đọc hiểu. Có thể vận dụng kiến thức liên môn Văn với các môn học khác như môn Lịch sử, địa lí, Sáng kiến kinh nghiệm sẽ là tài liệu tham khảo để trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp và truyền đạt cho học sinh. Mặc dù đã cố gắng rất nhiều trong quá trình viết sáng kiến kinh nghiệm này nhưng chắc chắn sẽ không tránh khỏi những sai sót. Kính mong quý thầy cô, đồng nghiệp và học sinh chân thành góp ý để sáng kiến kinh nghiệm được hoàn thiện hơn và trở thành một tài liệu hay, hữu ích trong việc dạy và học Ngữ văn gắn với ứng dụng thực tiễn. 10. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả: * Bản thân tôi thấy sáng kiến đã có lợi ích tương đối tốt khi tôi áp dụng vào thực tiễn dạy học. Cụ thể: + Năm học 2016-2017 tôi có rất ít nguồn tài liệu về các bài tập đọc hiểu. Vì vậy học sinh của tôi gặp nhiều khó khăn khi tiếp cận các dạng bài này và thường lung túng làm bài trong các đề thi thử THPT Quốc Gia năm 2017. + Nhưng đến năm học 2017-2018 tôi và đồng chí Tổ Trưởng chuyên môn cùng dạy khối 12 đã cùng áp dụng sáng kiến này vào dạy học và ôn thi lớp 12. Tôi nhận thấy học sinh hứng thú, các em hiểu được tầm quan trọng của Đọc hiểu, làm bài rất nhanh và nhiệt tình khi đã nắm được lí thuyết (GV đã khái quát). Hơn nữa khi dời ghế nhà trường tôi tin rằng các em sẽ giải quyết được những vấn đề trong cuộc sống từ những bài học. + Khi thực hiện làm bài kiểm tra về phần Đọc hiểu thì năm 2016-2017 số lượng học sinh lớp đầu cao khối D làm được chỉ là 40% nhưng năm 2017-2018 số lượng làm được tăng lên rất nhiều là 80%. Vì vậy năm 2017-2018 trường chúng tôi đã đứng thứ nhất (khối không chuyên) trong toàn Tỉnh về môn Ngữ văn trong kì thi THPT Quốc Gia. Điều đó cũng nhờ đóng góp một phần nhỏ bé của sáng kiến này. 43
  13. 11. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu: STT Tên tổ chức/cá Địa chỉ Phạm vi/Lĩnh vực nhân áp dụng sáng kiến 1 Nguyễn Thị Trang THPT Nguyễn Viết Xuân Ôn thi THPT Quốc 2 Hoàng Thị Hằng THPT Nguyễn Viết Xuân Gia cho học sinh lớp 12 Vĩnh Tường,ngày 01 tháng 02 năm 2020 Vĩnh Tường,ngày 01 tháng 02 năm 2020 Vĩnh Tường,ngày 01tháng 02 năm 2020 Thủ trường đơn vị CHỦ TỊC HĐSK Tác giả sáng kiến (Kí tên, đóng dấu) CẤP CƠ SƠ (Kí, ghi rõ họ tên) Nguyễn Thị Trang TÀI LIỆU THAM KHẢO 44
  14. 1.Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (2007), Từ điển thuật ngữ văn học, NXB Giáo dục, Hà Nội. 2. Phương Lựu (chủ biên), (2004), Lí luận văn học, NXB Giáo dục, Hà Nội. 3. Trần Đình Sử (chủ biên) (2004), Tự sự học – một số vấn đề lí luận và lịch sử, NXB Đại học sư phạm, Hà Nội. 4. Đinh Trọng Lạc và Nguyễn Thái Hòa (2006), Phong cách học Tiếng việt, NXB Giáo dục, hà Nội. 5. Nguyễn Thị Ánh (1999), Tiếng việt thực hành, NXB Thanh niên, thành phố Hồ Chí Minh. 6. Bộ GD&ĐT, Tài liệu tập huấn Dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh môn Ngữ Văn, Hà Nội, 2014. 45