Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp dạy một tiết luyện tập toán

doc 11 trang thulinhhd34 6170
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp dạy một tiết luyện tập toán", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_phuong_phap_day_mot_tiet_luyen_tap_toa.doc

Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp dạy một tiết luyện tập toán

  1. PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ VĨNH YÊN TRƯỜNG THCS KHAI QUANG BÁO CÁO KẾT QUẢ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM “PHƯƠNG PHÁP DẠY MỘT TIẾT LUYỆN TẬP TOÁN” Môn: Toán Tổ bộ môn: K.H.T.N Mã: 30 Người thực hiện: Nguyễn Thị Thoa Điện thoại: 0985 873 613. Email: thoathcskhaiquang@ gmail.com.vn Tháng 4 năm 2013 1
  2. PHẦN I: MỞ ĐẦU I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trong nhà trường môn Toán là một trong các môn học có tiềm năng phát triển năng lực trí tuệ, tư duy logic. Toán học là công cụ của các môn khoa học khác, là cơ sở của khoa học kỹ thuật, của sản xuất và đời sống. Để nắm chắc các kiến thức toán học điều quan trọng là sau khi nắm vững lí thuyết nhất thiết phải luyện tập tức là vận dụng linh hoạt những quy tắc, công thức, đã học vào giải bài tập. Từ đó làm cho HS nắm vững tri thức và có kĩ năng thực hành toán học. Bài tập toán chiếm một phần quan trọng trong nội dung chương trình môn toán ở trường phổ thông. Thời lượng dành cho luyện tập giải toán chiếm khoảng 50%. Bài tập toán rất đa dạng phong phú, có thể là những bài đơn giản, vận dụng thuần túy lý thuyết đã học, bài tập dạng này chỉ yêu cầu HS nhớ được một số quy tắc, định lí nhất định. Có thể là những dạng bài tập yêu cầu HS phải có những tư duy linh động, độc đáo sáng tạo hoặc là những bài tập đòi hỏi các em phải đào sâu suy nghĩ vận dụng tổng hợp nhiều kiến thức đã học. Như vậy việc giải toán có ý nghĩa rất quan trọng, tạo cơ hội cho người học rèn luyện khả năng suy đoán và tưởng tượng, giải toán gắn liền với việc thực hiện các phép suy luận có lí, các thao tác tư duy, phân tích, tổng hợp, trừu tượng hóa, khái quát hóa, tương tự hóa. Qua đó rèn cho HS đức tính độc lập, tự giác, cẩn thận, chu đáo và sự kiên trì nhẫn nại trong học toán cũng như trong cuộc sống. Giải bài tập là phương tiện kiểm tra rất tốt đối với GV và HS. Với những lí do trên tôi đã chọn đề tài về: “ Phương pháp dạy một tiết luyện tập toán” cho HS THCS để nghiên cứu. II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Trên cơ sở nghiên cứu nội dung và phương pháp dạy học môn toán theo hướng tích cực giúp HS học tốt hơn môn toán nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả học của HS. Chất lượng và hiệu quả của việc dạy học môn toán ở bậc THCS của bản thân tôi và đồng nghiệp. III. ĐỐI TƯỢNG - PHẠM VI - THỜI GIAN NGHIÊN CỨU - Đối tượng: Phương pháp dạy học tiết luyện tập toán - Phạm vi: tiết luyện tập toán THCS - Thời gian nghiên cứu từ tháng 8/2012 đến hết tháng 4/2013. Học sinh lớp 7B trường THCS Khai Quang- Vĩnh Yên- Vĩnh Phúc. 2
  3. IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Phương pháp điều tra - Phương pháp quan sát - Phương pháp phân tích I. CÁC TỪ VIẾT TẮT HS: Học sinh GV: Giáo viên THCS: Trung học cơ sở BT: Bài tập LT: Lý thuyết VD: Ví dụ SGK: Sách giáo khoa SBT: Sách bài tập HSG: Học sinh giỏi 3
  4. Phần 2. NỘI DUNG I. CƠ SỞ KHOA HỌC 1) Cơ sở lí luận Để tích cực hóa hoạt động của HS, khơi dậy và phát triển năng lực tự học, nhằm hình thành cho HS tư duy tích cực, độc lập, sáng tạo, gây hứng thú học tập thì việc sử dụng phương pháp, cách thức, cách tổ chức dạy học một tiết luyện tập toán THCS là cần thiết. 2) Cơ sở thực tiễn Về HS: Các em có tâm lý sợ học môn toán, chưa có phương pháp học bộ môn phù hợp, kĩ năng tính toán chưa hợp lí, chưa nắm chắc lý thuyết, tính tự giác chưa cao. Chương trình toán THCS hiện nay có phần nặng nề hơn so với chương trình cũ, đòi hỏi HS phải tập trung cao độ trong giờ học thì mới có thể nắm bắt được kiến thức của bài và vận dụng được. Đối với một số HS nhận thức chậm thì không tiếp thu được nên đã hạn chế tới việc học tập của các em. Dẫn đến chất lượng học môn toán còn nhiều hạn chế. Về GV: Còn lúng túng khi dạy loại tiết học luyện tập. Đôi khi còn chưa tường minh giữa giờ học bài tập và giờ học luyện tập. II. NỘI DUNG 1) Vị trí của tiết luyện tập Có vị trí quan trọng chiếm một tỉ lệ cao về số tiết học trong chương trình. Vì: - Tiết luyện tập có tác dụng hoàn thiện kiến thức cơ bản mà tiết lý thuyết vừa cung cấp. - Làm cho HS nhớ và khắc sâu hơn những vấn đề lý thuyết đã học. - Có điều kiện để thực hành, vận dụng những kiến thức đã học vào giải những bài toán thực tế, phát triển năng lực sáng tạo cho HS. - Nâng cao lý thuyết trong chừng mực có thể. * Lưu ý: - Tiết luyện tập không phải chỉ là tiết giải các bài tập đã cho HS làm ở nhà hay sẽ cho HS làm trên lớp mà còn phải là tiết dạy cách suy nghĩ giải toán. - Trong tiết luyện tập phải xác định rõ: Thầy phải luyện cái gì? Trò phải tập cái gì? 4
  5. - Tiết luyện tập có mục đích rõ ràng hơn tiết bài tập. - Trong tiết luyện tập, phần nào GV được tự do hơn trong việc chọn nội dung dạy học so với tiết lý thuyết, sao cho đạt được mục đích yêu cầu đề ra. 2) Mục tiêu chung của tiết luyện tập 2.1. Kiến thức: Hoàn thiện hoặc nâng cao ở mức độ phổ thông cho phép đối với phần lý thuyết của tiết học trước, thông qua một hệ thống bài tập đã được sắp xếp hợp lý theo kế hoạch lên lớp. 2.2. Kĩ năng: Rèn luyện cho HS các kỹ năng, thuật toán hoặc nguyên tắc giải toán dựa trên cơ sở nội dung lý thuyết đã học và phù hợp với trình độ tiếp thu của đại đa số HS, thông qua hệ thống bài tập đã được sắp xếp . 2.3. Thái độ: Thông qua phương pháp và nội dung của tiết học rèn luyện cho HS nề nếp làm việc có tính khoa học, học tập tích cực chủ động và sáng tạo. Phương pháp tư duy và các thao tác tư duy cần thiết. * Lưu ý: Tùy theo yêu cầu của từng tiết luyện tập mà GV đưa ra yêu cầu nào là trọng tâm và mức độ cụ thể của từng yêu cầu. Tùy theo đặc điểm của các phân môn: đại số, hình học. VD: Ở các tiết luyện tập phần số học và đại số chủ yếu rèn cho HS kĩ năng tính toán, một số thuật toán, nhưng riêng những bài toán đố, bài tập có lời văn thì yêu cầu kĩ năng tính toán không phải là trọng tâm mà ở đây rèn luyện cho HS kĩ năng phân tích bài toán, biết chuyển đổi từ ngôn ngữ văn viết sang ngôn ngữ toán học. VD: Ở phần hình học, kĩ năng tính toán không phải là chủ yếu mà chủ yếu rèn luyện phương pháp tư duy, cung cấp cho HS một lời giải của một bài toán cụ thể. 3) Các phương án thể hiện tiết luyện tập 3.1 Phương án 1 * Bước 1: Nhắc lại một cách có hệ thống các nội dung lý thuyết đã học, chú ý đến phương pháp giải các dạng toán. Sau đó giáo viên có thể mở rộng phần lý thuyết ở mức độ phổ thông nếu cần thiết. * Giáo viên nên thể hiện thông qua phần kiểm tra bài cũ đầu tiết học. * Bước 2: - Cho học sinh trình bày lời giải các bài tập đã làm ở nhà mà GV đã qui định. Mục đích: + Kiểm tra sự vận dụng lý thuyết trong việc giải các bài tập. + Kiểm tra kỹ năng: tính toán, diễn đạt bằng ngôn ngữ, ký hiệu, cách trình bày lời giải của HS. - Sau đó cho HS của lớp nhận xét ưu khuyết điểm trong lời giải, đánh giá đúng sai, hoặc đưa ra cách giải khác hay hơn. * Lưu ý: GV cần chốt lại vấn đề theo nội dung sau: 5
  6. + Phân tích những sai lầm và nguyên nhân dẫn đến những sai lầm đó ( nếu có). + Khẳng định những chỗ làm đúng, làm tốt của HS để kịp thời động viên. + Đưa ra những cách giải khác ngắn gọn hơn, hay hơn hoặc vận dụng lý thuyết linh hoạt hơn( nếu có thể). * Bước 3: GV cho HS làm một số bài tập mới. Đó là các bài tập có trong SGK, SBT mà HS chưa làm hoặc GV biên soạn theo mục tiêu đề ra của tiết luyện tập. ( Nên đa dạng hóa các bài tập nhằm gây hứng thú cho HS). Mục đích: Đạt được một số yêu cầu sau: + Kiểm tra ngay được sự hiểu biết của HS. + Khắc sâu hoàn thiện lý thuyết qua các bài tập có tính chất phản ví dụ, các bài tập vui có tính thiết thực. +Rèn luyện các phẩm chất trí tuệ như: tính nhanh, tính nhẩm, thông minh, tính linh hoạt. 3.2 Phương án 2 * Bước 1: Cho HS trình bày lời giải các bài tập cũ đã cho HS làm ở nhà, nhằm kiểm tra: - HS hiểu lý thuyết đến đâu. - Kỹ năng vận dụng LT trong việc giải BT. - HS mắc những sai phạm nào ? - Cách trình bày lời giải bằng ngôn ngữ, bằng kí hiệu chuẩn xác chưa? * Bước 2: Trên cơ sở đã nắm vững được các thông tin về các vấn đề nói trên GV cần chốt lại những vấn đề có tính chất trọng tâm: - Nhắc lại một số vấn đề chủ yếu về lý thuyết mà HS chưa hiểu chưa vận dụng được khi giải bài tập. - Chỉ ra những sai sót của HS, những sai sót thường mắc phải mà GV tích luỹ được trong quá trình giảng dạy. - Hướng dẫn cho HS cách trình bày, diễn đạt bằng ngôn ngữ, ký hiệu toán học *Bước 3: (Giống như bước 3 phương án 1). Làm thêm bài tập mới, nhằm đạt được yêu cầu: - Hoàn thiện lý thuyết, khắc phục sai lầm HS thường mắc phải. - Rèn luyện một vài thuật toán cơ bản mà HS cần ghi nhớ trong quá trình học tập. - Rèn luyện cách phân tích bài toán, tìm phương hướng giải quyết bài toán. * Tóm lại Dù sử dụng phương án nào thì cũng có ba phần chủ yếu: - Hoàn thiện lý thuyết. - Rèn luyện kỹ năng thực hành. - Phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh. Với GV nên vận dụng, sử dụng linh hoạt phương án cho phù hợp với từng bài học, từng đối tựng HS để có hiệu quả tốt nhất trong việc dạy và học. 6
  7. 4) Quy trình soạn bài 4.1 Nghiên cứu tài liệu: -Trước hết phải nghiên cứu lại phần lý thuyết mà HS được học. Qua đó phải xác định kiến thức nào là kiến thức cơ bản, trọng tâm, kiến thức nào nâng cao, mở rộng cho phép. -Tiếp theo là nghiên cứu các bài tập trong SGK, SBT trả lời được các câu hỏi: +) Cách giải từng bài toán như thế nào? +) Có thể có bao nhiêu cách giải bài toán này. +) Cách giải nào là thường gặp? Cách giải nào là cơ bản? +) Ý đồ của tác giả đưa ra bài toán này để làm gì ? +) Mục tiêu và tác dụng của từng bài tập như thế nào? Nghiên cứu sách tham khảo, sách giáo viên kỹ sau đó tập trung xây dựng nội dung tiết luyện tập và phương pháp luyện tập. 4.2 Nội dung bài soạn: Nên làm nổi bật 4.2.1 Mục tiêu của tiết luyện tập. 4.2.2 Cấu trúc tiết luyện tập: Bước 1: Chữa các bài tập cũ kỳ trước. - Số lượng bài tập, dự kiến thời gian. - Chốt lại vấn đề gì qua các bài tập này ? Bước 2: Cho học sinh làm bài tập mới. ( Chọn trong SGK, SBT hay GV soạn ra.) - Số lượng bài tập, dự kiến thời gian. - Bài tập đưa ra có dụng ý gì ? - Chốt lại những vấn đề gì về bài tập? Bước 3: Hướng dẫn HS học bài, làm bài ở nhà sau tiết luyện tập. - Hệ thống các bài tập cho về nhà làm. (Chọn trong SGK, SBT hay GV soạn ra). - Gợi ý gì đối với từng bài tập cho HS yếu, HS khá giỏi? 4.2.3 Thực hiện nội dung đã nêu ở trên trong tiết luyện tập. Tiến trình được thực hiện trên lớp thế nào để phát huy được tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh theo tinh thần đổi mới phương pháp dạy học. 7
  8. I. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM Như vậy sau một thời gian nghiên cứu và thử nghiệm đề tài tôi thấy HS có tiến bộ rõ rệt, các em đã chịu khó, say mê hứng thú hơn trong học bộ môn toán, có ý thức tự giác học tập ở nhà, nhiều em đã có kết quả tiến bộ trong bộ môn toán. *Cụ thể: Năm học Giỏi Khá T.bình Yếu Kém 2012- 2013 KSCL đầu năm 0% 3% 40% 18% 39% Học kì I 0% 9% 48% 21% 22% 8
  9. Phần 3. KẾT LUẬN I. KẾT LUẬN Muốn dạy bài luyện tập được tốt, người GV phải nắm vững kiến thức, kĩ năng, phương pháp giảng dạy đổi mới phù hợp với đặc trưng bộ môn. Có sự sáng tạo linh hoạt trong từng trường hợp cụ thể. Bên cạnh đó cần có lòng nhiệt tình, sự quan tâm tới mọi đối tượng HS nhất là những HS học còn yếu, kiểm tra thường xuyên bằng nhiều hình thức, bồi dưỡng thêm cho HS khá giỏi những bài tập nâng cao để các em có cơ hội dự thi HSG các cấp đạt kết quả. Bằng sự say mê nghề nghiệp và mong muốn HS yêu thích học tập môn toán tôi đã tìm ra cách thức giảng dạy bộ môn có hiệu quả, giúp các em tiếp thu bài dễ dàng hơn, có kiến thức kĩ năng nhất định để giải bài tập. Tôi thấy phần nào mình đã có những thành công song vẫn còn nhiều hạn chế, tôi kính mong các cấp lãnh đạo, các bạn bè đồng nghiệp góp ý bổ sung thêm để đạt được kết quả tốt hơn nữa góp phần năng cao chất lượng dạy và học của nhà trường. Tôi xin chân thành cảm ơn. II. ĐỀ XUẤT * Với GV dạy bộ môn: - Đừng biến tiết luyện tập thành tiết chữa bài tập. Tiết luyện tập phải là tiết dạy cách suy nghĩ giải toán - Đừng quá đưa nhiều bài tập trong tiết luyện tập. Nên chọn một số lượng bài vừa đủ để có điều kiện khắc sâu kiến thức được vận dụng và phát triển các năng lực tư duy cần thiết trong giải Toán - Nên sắp xếp các bài tập thành một chùm bài có liên quan với nhau. - Trong tiết luyện tập có bài giải chi tiết, có bài giải vắn tắt. - Hãy để cho HS có thời gian làm quen với bài toán, nghiên cứu tìm tòi lời giải bài toán và để HS hưởng niềm vui khi tự mình tìm ra chìa khóa lời giải. Có như vậy mới phần nào phát huy được tính chủ động, tích cực sáng tạo của HS. Phân tích những sai lầm của HS với thái độ nhẹ nhàng, nghiêm túc. * Với nhà trường: Cần qua tâm hơn đến chất lượng đầu vào. * Với Phòng giáo dục và đào tạo: Mở các chuyên đề để chúng tôi có điều kiện trao đổi và học hỏi thêm. Vĩnh Yên, ngày 18/04/2013 Người thực hiện Nguyễn Thị Thoa 9
  10. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. SGK, SGV, SBT toán 7- Tập 1, 2 2. Ôn kiến thức luyện kĩ năng Đại số 7. ( Tôn Thân- Vũ Hữu Bình- Bùi văn Tuyên- Vũ Quốc Lương. Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam). 3. Ôn kiến thức luyện kĩ năng Hình học 7. ( Tôn Thân- Vũ Hữu Bình- Bùi văn Tuyên- Vũ Quốc Lương. Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam). 4. Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kĩ năng môn Toán THCS 5. Phương pháp dạy học môn Toán tập 1, 2. Nhà xuất bản giáo dục 10
  11. MỤC LỤC Phần Tên đề mục Trang Phần 1 II. Lý do chọn đề tài 2 Mở đầu III. Mục đích nghiên cứu 3 IV. Đối tượng – Phạm vi – Thời gian nghiên cứu V. Phương pháp nghiên cứu VI. Các từ viết tắt Phần 2 II. Cơ sở khoa học Nội dung 2) Cơ sở lí luận 3) Cơ sở thực tiễn II. Nội dung 1) Vị trí của tiết luyện tập 2) Mục tiêu chung của tiết luyện tập 3) Các phương án thể hiện tiết luyện tập 4) Quy trình soạn bài III. Kết quả thực nghiệm Phần 3 II. Kết luận Kết luận III. Đề xuất 11