Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp huấn luyện để nâng cao thành tích thi đấu nội dung bơi ếch cấp Tiểu học
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp huấn luyện để nâng cao thành tích thi đấu nội dung bơi ếch cấp Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_phuong_phap_huan_luyen_de_nang_cao_tha.doc
Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp huấn luyện để nâng cao thành tích thi đấu nội dung bơi ếch cấp Tiểu học
- - Lướt nước: Sau khi đạp khép, chân cần có độ dừng để lướt nước, không vội thực hiện chu kì sau, không co vào đạp ra liên tục. Tay bám vào điểm tựa, thân người nằm sấp ngang bằng trong nước, duỗi thẳng khớp động, hai chân thả lỏng duỗi thẳng và khép lại, tập động tác co, bẻ, đạp, khép, dừng. Trước hết tập động tác riêng lẻ, sau đó tập hoàn chỉnh. Chú ý: Vai chìm trong nước, căng cơ lưng, cơ lườn, cánh tay đưa gần sắt mặt nước. không được võng lững, ưỡn bụng và để mông chìm quá sâu. Kho co chân cần thả lỏng, co chậm, cẳng chân và bàn chân nằm trong hình chiếu của đùi. Khi bẻ chân cần bể ra ngoài hết cỡ, phía trong cẳng chân và bàn chân phải đối diện với nước, lòng bàn chân hướng lên trên. Khi đạp khép phải liên hoàn theo hướng ra sau thành hình vòng tròn hẹp, tốc độ tương đối nhanh (gia tốc nhanh dần lên), chân cần khép lạo, thả lỏng và nổi một lát. Sau đó lại làm động tác co chân. Bài tập này có thẻ tập hai người. – Bài tập chân với thở: Khi đã nắm vững được từng kỹ thuật động tác cơ bản của chân, có thể tập đạp chân kết hợp với thở. Khi kết thúc đạp chân, hai chân duỗi thẳng thì ngẩng đẩu lên thở, sau đó cúi đầu vào nước nín thở, rồi lại tiếp tục co chân. Bài tập này lặp lại nhiều lần. – Tập đạp lướt chân ếch: Đập vào thành bể hoặc đáy bể để cho thân người lướt nước, sau đó làm động tác chân. Chân chú ý hiệu quả đạp nước và nhịp điệu động tác. – Tập động tác chân với điểm tựa di động: Bám ván bơi, hai tay duỗi thẳng, mặt úp vào trong nước, tập động tác đạp chân ếch. Có thể kết hợp với động tác thở. 7.2.4. Bài tập tay Ếch Trên cạn 14
- Bài tập tay Ếch trên cạn - Người đứng khom về phía trước. Đầu hơi cúi xuống, mắt nhìn thẳng, hai chân dang rộng bằng vai, hai tay duỗi thẳng ở phía trước, lòng bàn tay úp xuống đất. - Hai tay quạt mạnh ra hai bên và xuống dưới, lòng bàn tay hướng ra hai bên đầu ngước lên, miệng há ra thở. - Khi hai tay kéo tới ngang vai, lập tức khép nhanh, thu hai khuỷu tay gần sát vào nhau và duỗi thẳng về phía trước như tư thế ban đầu, cứ như thế tập cho đến khi nhuần nhuyễn. Dưới nước Bài tập tay Ếch dưới nước 15
- - Kẹp phao bơi giữa hai đùi (loại phao hình trái tim), hai chân duỗi thẳng ra phía sau, tiến hành bài tập quạt tay ếch, phối hợp với thở. Kết thúc quạt tay ở giai đoạn duỗi tay thì nín thở, tay tì nước từ từ thở ra, tay quạt nước nhô miệng lên khỏi mặt nước hít vào nhanh, sau đó lại úp mặt vào nước nín thở, cứ như vậy động tác lặp đi lặp lại. 7.2.5. Bài tập phối hợp chân - tay - thở Phối hợp chân - tay - thở là sự phối hợp toàn bộ, hoàn chỉnh kĩ thuật bơi ếch, có thể phối hợp 1 chu kì bơi 1 lần thở hoặc 2 - 3 chu kì bơi 1 lần thở. - Bài tập trên cạn: Bài tập phối hợp trên cạn Đứng cúi người về trước, hai tay duỗi thẳng ra trước, lòng bàn tay úp xuống dưới, tập động tác quạt tay bơi ếch. Khi quạt tay, lòng bàn bay hướng ra hai bên và xuống dưới, xoay khuỷu, dùng sức ôm nước, sau khi nắm được động tác này có thể phối hợp động tác tay với thở sớm. Bắt đầu quạt nước thì ngẩng đầu và hít vào, khi duỗi tay thì cúi đầu nín thở và thở ra. - Bài tập dưới nước: 16
- Bài tập phối hợp dưới nước + Đứng quạt tay dưới nước: Đứng trong nước, mức nước sâu ngang ngực, thân người hơi gập về trước, hai tay duỗi thẳng phía trước, tập động tác quạt tay nhỏ tại chỗ và di động. Tay thể nghiệm áp lực nước. Mỗi lần quạt nước, hai tay duỗi thẳng khép lại và hơi dừng ở phía trước, chủ yếu thể nghiệm đường quật nước. + Tập quạt tay nhỏ khi nằm sấp lướt nước. + Phối hợp tay với thở: Lúc đầu đi bộ dưới nước, sau đó nằm sấp lướt nước và tập động tác quạt tay phối hợp với thở, khi bắt đầu quạt tay, ngẩng đầu hít vào (thở sớm) hoặc quạt tay kết thúc thì ngẩng đầu hít vào (thở muộn). Động tác phối hợp toàn bộ: + Lướt nước và tập động tác phối hợp tay chân: Lúc đầu quạt tay một lần rồi đạp chân một lần, để có khái niệm quạt tay trước, đạp chân sau. + Phối hợp động tác chân liên tục: Trên cơ sở của bài tập trên chuyển sang quạt tay nhưng chân duỗi thẳng. Khi thu tay thì co chân, khi duỗi tay về trước gần thẳng thì đạp chân ra sau; khi tay chân cùng duỗi thẳng thì dừng một lát để lướt nước. 17
- + Phối hợp hoàn chỉnh: Trên cơ sở của hai bài tập trên, kết hợp với động tác thở. Lúc đầu cứ hai chu kỳ tay – chân thì thở một lần, dần chuyển sang một chu kỳ tay – chân thở một lần. Chú ý sau đó tăng dần cự ly bơi. Tóm tắt kĩ thuật phối hợp chân - tay - thở như sau: Động tác chân Động tác tay Động tác thở Tì nước Kết thúc thở ra, chuẩn bị Duỗi thẳng để người lướt ngẩng đầu để hít vào Duỗi thẳng thả lỏng tự nhiên Quạt nước Hít vào Thu tay Kết thúc hít vào, chuẩn bị Tách chân, co gối, bắt đầu co chân úp mặt vào nước Co nhanh - đạp khép - duỗi thẳng Duỗi tay Nín thở - thở ra 7.2.6. Bài tập xuất phát Trong bơi ếch kĩ thuật xuất phát được thực hiện trên bục nhảy xuống nước, nếu học sinh thực hiện không đúng kĩ thuật, không đúng góc độ vào nước có thể làm cho học sinh đau, ngộp nước, hóc nước, làm ảnh hưởng đến thành tích. Do vậy giáo viên cần phải tập cho học sinh kĩ thuật xuất phát và vào nước thuần thục. Bài tập xuất phát trên cạn Hai chân đứng rộng bằng vai, khi giáo viên hô chuẩn bị thì học sinh gập người ở tư thế chuẩn bị xuất phát. Khi có khẩu lệnh nhảy thì học sinh vung tay từ sau ra trước, nhún chân bật nhảy lên, hơi hóp bụng, hai chân thẳng khép sát nhau, duỗi mũi chân, tập đi tập lại nhiều lần, giáo viên theo dõi và ghi chép từng lần một. 18
- Bài tập xuất phát dưới nước Người tập đứng trên thành bể đổ người về trước, đầu gối chùng, người gập về trước đầu hơi cúi, hai tay duỗi thẳng trước đầu. Thân người từ từ đổ về trước kết hợp đạp chân vào thành bể, người bay trên không vào nước, thân người vào nước lướt nước. Tập từ tư thế thấp lên cao dần, từ đơn giản đến phức tạp, phải ghi chép theo dõi cẩn thận, vì hoàn thiện mỗi kỹ thuật đều ảnh hưởng tới thành tích chung. 7.2.7. Bài tập quay vòng Quay vòng là một trong những kĩ thuật để giúp cho học sinh rút ngắn được thời gian bơi, cũng như quay vòng đúng luật không phạm quy. - Bài tập trên cạn: Làm mẫu thị phạm động tác, chia ra 03 giai đoạn đó là chân, tay, và xoay người: + Chân: Đứng chân trước chân sau, gập người ra phía trước, di chuyển 3 bước chân về phía giá đỡ(hay bức tường), chân thuận co lên đạp vào tường rồi chuyển hướng ngược lại + Tay: Khi chân di chuyển khoảng 3 bước, 2 tay chạm vào tường đồng thời cùng chân(tư thế co người), rồi chuyển hưởng cơ thể ngược lại. + Xoay người: Khi chân thuận và 2 tay(bơi Ếch) chạm tường, khom người chuyển hướng ngược lại, thân người lúc này theo phương ngang, hóp bụng, tay thuận áp tai, tay không thuận thu lại, chân thuận đạp xong để chuẩn bị cho nhịp bơi ếch đầu tiên khi quay vòng. 19
- Có hai tư thế quay: quay theo phương nghiêng hoặc ngang cúi đầu, gập thân đưa cơ thể lộn ngược trở lại. Bài tập dưới nước Người tập cách thành bể 4m đến 5m, thực hiện kĩ thuật đạp chân lướt nước đến chạm tay vào thành bể nhanh chóng co người đạp chân mạnh vào thành bể, duỗi thẳng người lướt nước cho đến khi tốc độ lướt xấp xỉ tốc bơi thì dừng lại và cứ như vậy động tác lặp đi lặp lại nhiều lần. 7.2.8. Các nhóm bài tập bổ trợ, hỗ trợ trong quá trình huấn luyện Nhóm 1: Các bài tập với dây nhảy (4 bài tập) Bài tập 1: Nhảy dây đơn. Bài tập 2: Nhảy hai lần đơn một lần kép bằng hai chân. Bài tập 3: Nhảy dây kép bằng hai chân. Bài tập 4: Nhảy dây đá lăng chân ra trước. Nhóm 2: Các bài tập với dây cao su (10 bài tập) Bài tập 1: Buộc dây cao su vào thang gióng quay tay trườn sấp. Bài tập 2: Buộc dây cao su vào thang gióng quay tay ngửa. Bài tập 3: Buộc dây cao su vào cổ chân đá chân về trước. Bài tập 4: Buộc một đầu dây cao su vào hai cổ chân và một đầu dây vào một điểm cố định tập co duỗi cẳng chân. Bài tập 5: Buộc dây cao su vào thang gióng quay kỹ thuật tay bướm. Bài tập 6: Buộc dây cao su vào thang gióng tập kỹ thuật bám tì nước. 20
- Bài tập 7: Buộc dây cao su vào thang gióng tập kỹ thuật tay ếch. Bài tập 8: Buộc dây cao su vào thang gióng tập kỹ thuật cơ bản tay bơi bướm. Bài tập 9: Buộc dây cao su vào thang gióng tập kỹ thuật cơ bản tay bơi trườn sấp. Bài tập 10: Buộc dây cao su vào thang gióng tập kỹ thuật cơ bản tay bơi ngửa. Nhóm 3: Các bài tập với bóng nhồi cát (4 bài tập) Bài tập 1: Cơ bụng với bóng nhồi cát ở tư thế ngồi Bài tập 2: Cơ bụng với bóng nhồi cát ở tư thế nằm Bài tập 3: Cơ lưng với bóng nhồi cát tư thế chân Bài tập 4: Cơ lưng với bóng nhồi cát cả chân và tay Nhóm 4: Các bài tập với tạ nhẹ 10-15% trọng lượng tạ tối đa (10 bài tập) Bài tập 1: Gánh tạ đứng tại chỗ thẳng lưng cúi gập xuống và nâng lên. Bài tập 2: Gánh tạ nâng cao đùi tại chỗ. Bài tập 3: Gánh tạ bật xoạc đổi chân tại chỗ. Bài tập 4: Gánh tạ bật đổi chân trên bục. Bài tập 5: Gánh tạ chạy nâng cao đùi. Bài tập 6: Gánh tạ bật hai chân cùng lúc. Bài tập 7: Gánh tạ đứng lên ngồi xuống. Bài tập 8: Nằm ngửa trên ghế nâng tạ . Bài tập 9: Nằm sấp trên ghế kéo tạ. Bài tập 10: Ngồi tại chỗ hất tạ. Nhóm 5: Các bài tập với tạ nặng 90-100% trọng lượng tạ tối đa (2 bài tập) Bài tập 1: Nằm trên ghế đẩy tạ bằng hai tay. Bài tập 2: Gánh tạ ngồi 1/2. Nhóm 6: Các bài tập với giàn tạ đa năng (7 bài tập) Bài tập 1: Đạp tạ tốc độ. Bài tập 2: Đạp tạ với trọng lượng tối đa Bài tập 3: Hất tạ tốc độ. Bài tập 4: Hất tạ với trọng lượng tối đa. Bài tập 5: Móc tạ tốc độ - Yêu cầu 20-30% trọng lượng tối đa. Bài tập 6: Móc tạ với trọng lượng tối đa. Bài tập 7: Đạp xe tốc độ. Nhóm 7: Các bài tập dưới nước (7 bài tập) Bài tập 1: Bơi 25m chân Ếch. Bài tập 2: Bơi 25m kỹ thuật tay bơi Ếch. Bài tập 3: Bơi 25m phối hợp kỹ thuật bơi Ếch. Bài tập 4: Bơi 50m chân Ếch. Bài tập 5: Bơi 50m kỹ thuật tay bơi Ếch. Bài tập 6: Bơi 50m phối hợp kỹ thuật bơi Ếch. Bài tập 7: Xuất phát bơi 15m phối hợp kỹ thuật bơi Ếch. Nhóm 8: Các bài tập dưới nước với bàn quạt, chân vịt và dây cao su (3 bài tập) Bài tập 1: Bơi Ếch kéo dây cao su. Bài tập 2: Bơi 25m phối hợp kỹ thuật bơi Ếch có bàn quạt. Bài tập 3: Bơi 50m phối hợp kỹ thuật bơi Ếch chân đeo chân vịt và tay đeo bàn quạt. 21
- Nhóm 9: Nhóm bài tập khắc phục lượng đối kháng của bản thân (7 bài tập) +Trên cạn: Bài tập 1: Chạy tốc độ cao 30m Bài tập 2: Chạy tốc độ cao 60m. Bài tập 3: Chạy tốc độ cao 100m. + Dưới nước: Bài tập 4: Bơi biến tốc 25m nhanh + 25m chậm. Kỹ thuật bơi bướm Bài tập 5: Bơi biến tốc 25m nhanh + 25m chậm. Kỹ thuật bơi ngửa Bài tập 6: Bơi biến tốc 25m nhanh + 25m chậm. Kỹ thuật bơi ếch Bài tập 7: Bơi biến tốc 25m nhanh + 25m chậm. Kỹ thuật bơi trườn sấp Nhóm 10: Nhóm bài tập với địa hình tự nhiên (2 bài tập) Bài tập 1: Chạy leo bậc thang. Bài tập 2: Chạy leo dốc. Nhóm 11: Nhóm bài tập trò chơi vận động - Bóng rổ, Bóng chuyền 6, Bóng đá Nhóm 12: Nhóm bài tập thi đấu(15 bài tập) Nhóm bài tập sức mạnh chung gồm 15 bài 1 Chạy tại chỗ nâng cao đùi 30 giây 2 Chụm chân bật bục 30 giây 3 Gánh tạ 20 kg, ngồi xuống đứng lên 15 giây 4 Bật nhảy rút gối trên cát 5 Giật tạ 20- 25kg trong 15 giây 6 Nằm ngửa đẩy tạ 20 kg trong 15 giây 7 Gập cơ bụng liên tục 15 giây 8 Gánh tạ 20 kg bật nhảy đổi chân 30 giây 9 Bật xa tại chỗ 10 Tại chỗ bật nhảy rút gối chạy lao 15m 11 Cõng người chạy 20m 12 Chạy tốc độ xuất phát cao 30m 13 Nằm sấp chống đẩy 15 giây 14 Co tay xà đơn 15 giây 15 Chống đẩy trên xà kép 15 giây 7.2.9. Phân tích chuyên sâu- Đánh giá Học sinh đã được theo dõi và đánh giá một cách tỉ mỉ và khoa học . Đó chính là đối tượng nghiên cứu của công trình nghiên cứu của tôi. Cũng cần lưu ý 22
- học sinh được biết đến dưới ký hiệu "Car" đã tham gia 4 cuộc đua - Car1, Car2, Car3, Car4 thể hiện trình tự của các cuộc đua. Chúng tôi bám sát học sinh này (học sinh đạt kỷ lục bơi cấp quốc gia) để xử lý thông tin và các thống kê. Các cuộc đua được ghi lại bằng bốn máy camera hiệu Panasonis. Cả bốn máy quay đều có góc quay lớn và được đặt ở bốn phía của bể bơi và có thể bao quát toàn bộ bốn đường đua một cách tối đa. Mỗi vòng đua sau đó được xem đi xem lại nhiều lần nhằm ghi lại được những dữ liệu thời gian, không gian khác nhau cũng như thành tích của 04 học sinh trong mỗi vòng đua. Trong suốt thời gian theo dõi đó, các tần số tại mỗi thời điểm bơi đều được đếm từ đầu tới hết 50m đầu bằng một dụng cụ đo tần số hiệu Seiko cũng như các động tác đẩy được đếm từ đầu đến hết đường đua. Các dữ liệu này cùng với toàn bộ thời gian chính thức ghi trên máy bấm giờ điện tử được thống kê lại thành dữ liệu chính thức tương đối từng chu kỳ, độ dài trung bình từng chu kỳ, chỉ số bơi theo Costill, cũng như sự phân chia tốc độ được thể hiện bằng % của vận tốc đều được tính toán cụ thể và chính xác. Bảng tổng kết các tính toán chi tiết sau mỗi cuộc đua trung kết cho phép tôi có được các thông số chính sác về từng học sinh trong toàn bộ cuộc đua như sau: Vận tốc trung bình - ký hiệu (V) biểu thị bằng m.s -1. Cách tính V: lấy khoảng cách 50m chia cho thời gian chính thức chính sác tới 1/100 giây. Vận tốc của 25m đầu bao gồm cả ưu thế về thời gian trong lúc xuất phát lẫn thời gian cần thiết để quay vòng lại cho tới khi chân học sinh đạp vào bảng của máy bấm giờ. Còn ở khoảng 25 m sau, khi tới đích học sinh chỉ cần chạm hai tay vào bảng tính giờ là được. Tần số trung bình (F) ký hiệu bằng (chu kỳ phút -1 ) của 50m. Số đo này đựơc thực hịên 3 lần trong vòng 50m ở khu vực không bị ảnh hưởng khi xuất phát cũng như khi vòng lại. 7.2.10. Những điểm cần chú ý khi huấn luyện bơi Ếch - Khi dạy động tác chân: Bơi ếch cần chú ý nhịp điệu bẻ chân, co chân chậm và đạp khép nhanh. Mặt khác cần chú ý đến tính liên hoàn của động tác, tránh có độ dừng ở giữa các giai đoạn co, bẻ, đạp, khép, dừng. Sau khi đạp khép, chân cần có độ dừng để lướt nước. Tiêu chuẩn để đánh giá động tác chân có hiệu quả hay không là cự ly cơ thể tiến về phía trước được bao xa sau mỗi lần đạp chân (một chu kỳ bơi). - Động tác tay: Bắt đầu học bơi thì tập quạt tay nhỏ và bằng bàn tay là chính, sau đó quạt bằng cả cẳng tay và bàn tay. Động tác này giúp cho học sinh nắm vững động tác quạt tay cao khuỷu và tăng “cảm giác tiếp nước”, còn quạt nước lớn thường dễ bị phá vỡ “cảm giác” của tay và nhịp điệu phối hợp tay chân. Tóm lại, khi tập phối hợp động tác tay với thở, người mới học nên học cách thở sớm. Cần nhấn mạnh thở ra khi ngẩng đầu, đồng thời cần nắm vững thời cơ hít thở vào. - Phối hợp hoàn chỉnh: Trước hết tập phối hợp hai lần động tác chân thì thực hiện một lần động tác tay và một lần thở – phối hợp. 23
- - Khi đã bơi được khoảng 15m mà động tác phối hợp không rối loạn thì có thể kéo dài vự ly bơi. Yêu cầu người mới học bơi cần đột phá khâu thở, rèn luyện phẩm chất ý chí ngoan cường, đồng thời không ngừng cải tiến kỹ thuật động tác. - Cần chú ý dạy động tác đạp nước: Điều đó có lợi cho việc học kỹ thuật đạp chân trong bơi ếch và đảm bào an toàn. Kết quả thực nghiệm thu được khi áp dụng các biện pháp để nâng cao thành tích nội dung Bơi Ếch trường Tiểu học Hoàng Hoa Thành STT Họ tên Nội dung tích 1 Bùi Thị Minh Khuyên 50m 51 giây 50 giây 2 Nguyễn Thành Trung 50m 53 giây 3 Nguyễn Quang Huy 50m 55 giây 4 Bùi Huyền My 50m 52 giây 5 Trần Thùy Linh 50m 50 giây 6 Bùi Quang Huy 50m (Trước khi vận dụng sáng kiến kinh nghiệm - năm học 2018-2019) 7.3. Khả năng áp dụng của sáng kiến - Sáng kiến này giúp giáo viên có thể áp dụng vào trong quá trình huấn luyện Bơi lội, giúp học sinh tự tin, dễ nắm bắt và thực hiện tốt kĩ thuật, nâng cao thành tích thi đấu nội dung Bơi Ếch. . Sáng kiến đã được đồng nghiệp nhìn nhận và đánh giá cao. 8. Những thông tin cần được bảo mật Không có 9. Các điều kiện áp dụng sáng kiến - Nên tăng cường thêm số lượng bể ở các trường học, trên địa bàn dân cư. - Giáo viên thể thao phải thường xuyên tập huấn, trau dồi chuyên môn. 24
- - Các cấp nên tổ chức nhiều sân chơi thi đấu môn bơi để phong trào bơi ngày càng phát triển. - Cần đông đảo giáo viên thể thao tham gia công tác dạy bơi, qua đó chọn lựa học sinh năng khiếu. - Đông đảo học sinh tham gia. 10. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả và theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử (nếu có) 10.1. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả Theo tôi không có một phương pháp hay biện pháp nào là vạn năng. Vì vậy, để nâng cao thành tích nội dung bơi Ếch cho học sinh, qua kinh nghiệm huấn luyện nhiều năm tôi đã sử dụng phối hợp các phương pháp trên, đồng thời còn sử dụng các Phiếu đánh giá để kiểm tra, so sánh và đánh giá sự phát triển thành tích của học sinh, kết quả tôi thu được như sau: Bảng 1 Khảo sát trước khi thực hiện các phương pháp huấn luyện Số học sinh được chọn ngầu nhiên khảo sát là 06 em năm học 2018-2019 Nội dung kiểm tra Đạt Không đạt Tổng Tỉ lệ Tổng Tỉ lệ Bơi Ếch 50m số (%) số (%) 1 16.7 5 83.3 Bảng 2 Khảo sát sau khi thực hiện các phương pháp huấn luyện Số học sinh được chọn ngầu nhiên khảo sát là 06 em năm học 2018-2019 Nội dung kiểm tra Đạt Không đạt Tổng Tỉ lệ Tổng Tỉ lệ Bơi Ếch 50m số (%) số (%) 5 83.3 1 16.7 25
- Bảng 3 So sánh trước và sau khi áp dụng các phương pháp nâng cao thành tích nội dung bơi Ếch của 6 em học sinh trong nhà trường Trước khi áp Sau khi áp So sánh Nội dung kiểm tra dụng các biện dụng các pháp biện pháp Tăng (%) Tỉ lệ Tỉ lệ Tỉ lệ Đạt Đạt Đạt (%) Bơi Ếch 50m (%) (%) 1 20 5 83.3 4 63.3 Dựa vào kết quả trên ta thấy Trước khi áp dụng tôi thấy số lượng học sinh thực hiện phần thi với tổng thời gian từ 45-50 giây chiếm tỷ lệ rất cao, thành tích thi đấu chưa tốt, số lượng giải chiếm tỉ lệ thấp. Sau khi áp dụng các biện pháp nâng cao thành tích tôi thấy số lượng học sinh có tổng thời gian giảm còn từ 35-40 đã tăng lên 63.3%, số lượng và chất lượng giải tăng lên đáng kể. 10.2. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân 10.2.1: Ứng dụng vào thực tiễn Trước sự phát triển không ngừng của xã hội đặc biệt là xu thế thể thao vươn xa. Để phát triển cải thiện thành tích bơi đòi hỏi mỗi người làm cán bộ quản lý tạo điều kiện đáng kể cho môn thể thao này, mỗi cán bộ giáo viên phải luôn trau dồi chuyên môn, kỹ năng huấn luyện thành tích cao, tích lũy kinh nghiệm, học hỏi qua đồng nghiệp. Bởi vậy, việc tôi vận dụng những phương pháp này có ý nghĩa thiết thực cả về lý luận và thực tiễn, đóng góp một phần vào thực hiện mục tiêu huấn luyện bơi thành tích cao. Việc áp dụng sáng kiến này theo tôi thu được các lợi ích như sau: - Giúp huấn luyện viên có thêm kinh nghiệm trong huấn luyện. - Giúp các em học sinh dễ thích nghi và tích cực tập luyện. - Giáo án huấn luyện mang tính khoa học. - Phụ huynh quan tâm hơn, yên tâm và ủng hộ hơn cho phong trào bơi lội. 10.2.2: Tính khả thi và khả năng áp dụng triển khai sáng kiến Sáng kiến kinh nghiệm này phù hợp với cả lứa tuổi Trung học trong toàn huyện. 26
- Sáng kiến được đồng nghiệp đánh giá cao, có thể áp dụng vào thực tiễn. 11. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu (nếu có) Số Tên tổ chức/cá Địa chỉ Phạm vi/Lĩnh TT nhân vực áp dụng sáng kiến 1 Đặng Quang Khắc Trường THCS Hoàng Hoa – Tam Bơi Ếch Dương 2 Bùi Văn Chung Trường THPT Tam Dương 1 Bơi Ếch Tuy nhiên trên đây là sáng kiến mang mức độ cá nhân và bước đầu mới được áp dụng trong phạm vi nhà trường nơi tôi công tác. Vì vậy không thể không tránh khỏi những thiếu sót, kính mong các cấp lánh đạo, quảm lý Thể thao, các thầy giáo, cô giáo và các em học sinh đóng góp thêm ý kiến để sáng kiến của tôi được hoàn thiện hơn, mang tính khả thi hơn, và được áp dụng rộng rãi hơn. Tôi xin cam đoan Sáng kiến kinh nghiệm này là của tôi không sao chép của người khác. Tôi xin chịu trách nhiệm trước hội đồng chấm các cấp. Hoàng Hoa, ngày 26 tháng 2 năm 2019 Hoàng Hoa,ngày 4 tháng 3 năm 2019 Thủ trưởng đơn vị/ Tác giả sáng kiến Chính quyền địa phương (Ký tên,đóng dấu) Nguyễn Thị Thu Hương Trần Trung Kiên 27
- Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG - Tổng điểm: - Xếp loại: Hoàng Hoa ngày 26 tháng 2 năm 2019 TM: HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CHỦ TỊCH Trần Trung Kiên Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CẤP HUYỆN - Tổng điểm: - Xếp loại: Tam Dương ngày tháng năm 2019 TM: HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CHỦ TỊCH 28