Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kỹ năng làm bài văn Nghị luận về đoạn thơ, bài thơ

docx 20 trang Đinh Thương 15/01/2025 210
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kỹ năng làm bài văn Nghị luận về đoạn thơ, bài thơ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_ren_ky_nang_lam_bai_van_nghi_luan_ve_d.docx
  • pdfRèn kỹ năng làm bài văn Nghị luận về đoạn thơ, bài thơ.pdf

Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kỹ năng làm bài văn Nghị luận về đoạn thơ, bài thơ

  1. Rèn kỹ năng làm bài văn Nghị luận về đoạn thơ, bài thơ Bên trên chỉ là một đoạn tiêu biểu của phần thân bài (gồm nhiều đoạn), GV có thể hướng dẫn HS viết các đoạn khác nhau của các đề khác. Dù là đoạn văn nào thì GV cũng phải phân tích cho HS thấy rõ các tín hiệu nghệ thuật được phản ánh trong bài thơ hay đoạn thơ cách trình bày nội dung một đoạn văn. * Kết bài: Đoạn kết bài phải thể hiện đúng quan điểm đã trình bày ở phần thân bài. Chỉ nêu những ý nhận xét, đánh giá khái quát, không trình bày lan man hay lặp lại ý diễn giải, minh hoạ, cụ thể, chi tiết. Cũng không nên lặp lại nguyên văn lời lẽ của phần mở bài . Khác với mở bài, phần kết bài thiên về đánh giá, tổng kết vấn đề. Có nhiều cách kết bài khác nhau, tuỳ theo dụng ý của người viết. Có khi kết bài là tóm tắt, khẳng định lại giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm. Có khi kết bài là tổng hợp những cảm nhận sâu sắc về tác giả, tác phẩm . Có khi kết bài lại là liên tưởng đến các vấn đề khác có liên quan. Thế nên, để hướng dẫn HS viết được những kết bài sâu sắc, người GV cần phải giúp HS nhận thức được tầm quan trọng của đoạn kết bài (không chỉ khép lại, hoàn chỉnh bài văn mà còn làm cho bài văn thêm khái quát, nâng cao về mọi mặt: tư tưởng, tình cảm, chủ đề, quan niệm sống tốt đẹp Dưới đây là một trong những đoạn kết bài của đề bài Đề bài: Phân tích cái hay của đoạn thơ sau: “Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Mà sao nghe nhói ở trong tim.” (“Viếng lăng Bác”- Viễn Phương) GV có thể giới thiệu cho HS tham khảo. => Cách 1: “Viếng lăng Bác” là một trong những bài thơ viết muộn màng, rất lâu, sau ngày chủ tịch HCM qua đời, sau hàng nghìn bài thơ viết về nỗi đau mất Bác. Thế nhưng, bài thơ vẫn tìm cho mình một tiếng nói riêng. Cái mới ấy xuất phát từ tấm lòng chân thành của nhà thơ, nguyên nhân chủ yếu tạo nên thành công của bài thơ chính là điều đó. => Cách 2: Bài thơ "Viếng lăng Bác" đã để lại trong lòng bạn đọc những cảm xúc sâu lắng và tha thiết. Với những hình ảnh ẩn dụ độc đáo và những biện pháp tu từ đặc sắc, Viễn Phương đã thể hiện một hồn thơ rất riêng. Qua bài thơ, Viễn Phương đã thay nhân dân miền Nam nói riêng và nhân dân cả nước nói chung dâng lên Bác niềm cảm xúc chân thành, lòng tôn kính thiêng liêng. Bài thơ sẽ tiếp tục sống trong lòng người đọc, gợi nhắc cho những thế hệ kế tục thành quả rực rỡ của cách mạng cách sống sao cho xứng đáng với sự hi sinh của một con người vĩ đại mà giản dị- Chủ tịch Hồ Chí Minh, người đã sống trọn một đời cho đất nước. "Chỉ biết quên mình cho hết thảy Như dòng sông chảy nặng phù sa” 3.4. Đọc và sửa lỗi. 17 of 20 11/5/2024, 8:49 AM
  2. Rèn kỹ năng làm bài văn Nghị luận về đoạn thơ, bài thơ Đây là bước cuối cùng khi hoàn thiện bài văn nghị luận về đoạn thơ, bài thơ. Người viết phải có thói quen rà soát lại bài làm của mình để sửa lỗi về nội dung lẫn hình thức. Về nội dung, người viết phải soát lại hệ thống luận điểm, luận cứ. Về hình thức, người viết phải soát lại bố cục, các đoạn văn, các câu văn diễn đạt, lỗi chính tả thường mắc phải. Có thể nói, hướng dẫn học sinh cách làm bài văn Nghị luận về đoạn thơ, bài thơ tức là đi tìm và khám phá ra cái hay, cái đẹp trong văn chương nghệ thuật. Từ khâu tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý, viết đoạn và liên kết đoạn là cả một quá trình lao động nghệ thuật sáng tạo. Giúp các em hiểu ra chân lí ấy sẽ là con đường ngắn nhất hướng các em yêu thích văn chương và có hứng thú khi làm bài tập làm văn kiểu bài nghị luận về tác phẩm văn học nói chung và tác phẩm thơ nói riêng. Với tâm huyết giảng dạy thật tốt kiểu bài nghị luận về đoạn thơ, bài thơ và qua tích luỹ một vài kinh nghiệm hướng dẫn học sinh phân tích đề, tìm ý, lập dàn ý, viết đoạn và liên kết đoạn, tôi đã giúp học sinh của các lớp do chính tôi trực tiếp giảng dạy đạt được kết quả tốt trong các kì kiểm tra học kì II và thi Tuyển vào lớp 10 luôn đảm bảo chỉ tiêu chất lượng từ 75% trở lên và chất lượng năm sau cao hơn năm trước. Đa số bài làm của các em đều đáp ứng được yêu cầu của đề; khai thác được ý hay, ý sâu sắc; phân tích tinh tế, có cảm xúc, biết tìm tòi và sáng tạo mang phong cách riêng, không còn gượng ép, máy móc hay khuôn sáo. Rất ít bài làm sơ lược, ý nghèo nàn hoặc không tìm được ý. Chính hiệu quả đạt được trên, đã động viên, thôi thúc tôi hoàn thành kinh nghiệm giảng dạy này. III. Hiệu quả do sáng kiến đem lại 1- Hiệu quả về kinh tế: So với các ngành nghề khác hiệu quả kinh tế bộ môn Ngữ Văn nói chung không rõ ràng cụ thể, không nhìn thấy ngay được nhưng cũng không phải là không có khi giảng dạy theo sáng kiến của bản thân tôi. Cụ thể: Với phương pháp giảng dạy rèn kĩ năng làm bài cho học sinh như tôi đã trình bày, học sinh tiếp thu bài nhanh hơn và đặc biệt là các em biết vận dụng các kiến thức và kĩ năng trong quá trình làm bài. Mục đích của môn Ngữ Văn thì có rất nhiều nhưng một trong những mục đích quan trọng đó là giúp các em có được những kiến thức và kĩ năng cơ bản, có tư duy trong sáng lành mạnh, có tình cảm nhân văn, nhân ái Đây cũng là một trong những mục đích giúp học sinh có văn hóa giao tiếp, ứng xử tốt hơn. Nếu xem xét ở hiệu quả kinh tế của phương pháp giảng dạy này thì bản thân tôi nhận thấy học sinh đã hình thành được các kĩ năng làm bài theo từng yêu cầu của các dạng câu hỏi khác nhau cuả đề bài Kết quả học tập môn Ngữ Văn của các em cũng cao hơn. Từ đơn vị kiến thức này cũng góp phần giúp các em học sinh do tôi giảng dạy có kết quả môn Ngữ văn cao hơn. Số học sinh giỏi mà sức học của các em có sự hỗ trợ điểm của môn Ngữ Văn tăng cao hơn. Nắm chắc kiến thức môn Ngữ Văn và có kĩ năng làm bài nên tỷ lệ học sinh giỏi môn Ngữ Văn nhiều hơn, tỷ lệ học sinh thi đỗ vào THPT tăng cao hơn. Các em cũng nhận được nhiều sự động viên hỗ trợ về vật chất của Hội khuyến học, khuyến tài của nhà trường, các dòng họ, địa phương. Như vậy kinh phí đào tạo cho các học sinh này cũng vì vậy mà được giảm bớt. 2- Hiệu quả về mặt xã hội: 18 of 20 11/5/2024, 8:49 AM
  3. Rèn kỹ năng làm bài văn Nghị luận về đoạn thơ, bài thơ Theo quan điểm của bản thân tôi thì hiệu quả về mặt xã hội chính là giá trị quan trọng nhất của phương pháp dạy học này. Giảng dạy theo những định hướng như đã nêu trên sẽ giúp học sinh rất nhiều điều bổ ích, thiết thực, trong việc học và thể hiện những nhận thức, những tư duy, tư tưởng tình cảm của các em. Việc được tiếp cận với cách dạy học và rèn kĩ năng này các em sẽ thật sự hứng thú, thích khám phá, tìm tòi và thể hiện. Các em học sinh không còn ngại hay sợ mỗi khi nghe tới việc làm bài kiểm tra . Đổi mới nội dung và đa dạng hóa các hình thức kiểm tra đánh giá là một trong các yêu cầu tạo nên tính đồng bộ trong việc đổi mới chương trình và SGK. Đa dạng hóa các hình thức kiểm tra đành giá không phải chỉ ở những bài kiểm tra cuối học kì, cuối năm mà ngay trong những bài kiểm tra thường kì, định kì, trong mỗi bài học cũng nên có kết hợp các hình thức kiểm tra: có câu hỏi trắc nghiệm, câu hỏi tự luận để cho HS lựa chọn, diễn đạt, trình bày thể hiện được ý hiểu, hiểu đúng, hiểu sâu sắc và ghi nhớ những kiến thức cơ bản của nội dung bài học. Với câu hỏi tự luận HS thể hiện được tư duy, tư tưởng, tình cảm của mình qua bài viết, qua đó khẳng định được mức độ cảm hiểu và vận dụng của HS. Bản thân tôi là giáo viên trực tiếp giảng dạy môn Ngữ văn 9. Trong quá trình giảng dạy và ôn tập cho học sinh, tôi đã chú ý truyền thụ cho học sinh những kiến thức và rèn cho học sinh những kĩ năng cơ bản nhất để các em có thể đáp ứng được những yêu cầu của việc học và thi cử. Trong những năm gần đây, tôi luôn trăn trở và tim tòi phương pháp làm thế nào để nâng cao chất lượng, nhất là chất lượng thi vào THPT của bộ môn Ngữ văn. Và kết quả cho thấy khi vận dụng phương pháp và kĩ năng này, môn Ngữ Văn trường THCS Xuân Thành có chất lượng thi vào lớp 10 THPT đạt kết quả cao. Với những kinh nghiệm dạy và học này, tôi cũng đã thống nhất trong tổ chuyên môn nhà trường, chính vì vậy không riêng môn Ngữ Văn 9 mà Ngữ Văn các khối 6,7,8 của nhà trường qua các kì thi kết quả đều rất khả quan. Đối với thi sĩ, sáng tác được một câu thơ, một bài thơ hay là niềm hạnh phúc. Còn đối với người giáo viên dạy Ngữ văn chúng tôi, việc nghiền ngẫm, trao đổi với nhau qua bao tháng năm trên bục giảng để hiểu được đúng, thấm được sâu từng trang truyện, từng nhân vật, từng yếu tố nội dung và nghệ thuật của tác phẩm mà nhà văn muốn gửi gắm vào đó một lời nhắn nhủ, một tư tưởng tình cảm mới mẻ, tốt đẹp . là nguồn vui lớn, say mê với đời, với sự nghiệp dạy Văn. Và đối với tôi, việc tích luỹ một vài kinh nghiệm hướng dẫn học sinh cách làm tốt bài văn Nghị luận đoạn thơ, bài thơ là điều tôi tâm đắc. Dẫu còn không ít thiếu sót và vụng về trong cách trình bày, diễn đạt nhưng tôi xin gửi trọn niềm tin yêu vào những gì mình đã viết, đã đúc kết được kinh nghiệm ở nơi này. IV. Cam kết không sao chép không vi phạm bản quyền Đề tài nghiên cứu đúc rút kinh nghiệm của tôi không tránh khỏi những hạn chế. Tôi kính mong nhận được những ý kiến bổ sung, những ý kiến hay hơn độc đáo hơn để tôi học tập và rút kinh nghiệm. Tôi xin cam kết đề tài của tôi không sao chép, không vi phạm bản quyền. Xin chân thành cảm ơn ! TRƯỜNG THCS XUÂN THÀNH 19 of 20 11/5/2024, 8:49 AM
  4. Rèn kỹ năng làm bài văn Nghị luận về đoạn thơ, bài thơ (Xác nhận, đánh giá, xếp loại) TÁC GIẢ SÁNG KIẾN Đinh Thị Hằng PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO XUÂN TRƯỜNG (Xác nhận, đánh giá, xếp loại) 20 of 20 11/5/2024, 8:49 AM