Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện khả năng nói mạch lạc diễn cảm cho trẻ 4-5 tuổi thông qua môn văn học

doc 25 trang binhlieuqn2 07/03/2022 6735
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện khả năng nói mạch lạc diễn cảm cho trẻ 4-5 tuổi thông qua môn văn học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_ren_luyen_kha_nang_noi_mach_lac_dien_c.doc

Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện khả năng nói mạch lạc diễn cảm cho trẻ 4-5 tuổi thông qua môn văn học

  1. Sáng kiến kinh nghiệm năm 2011 11 chu đáo về đồ dùng trực quan. Từ đó trẻ có thể vừa quan sát hình ảnh, vật thật, đồ chơi tạo ra hiệu quả lớn trong giờ học. Ví dụ:Truyện “Bác Gấu đen và hai chú Thỏ” Tôi cho trẻ nghe tiếng động của trời mưa và hỏi trẻ + Các con đang nghe âm thanh gì? + Trời mưa như thế nào? - Các con hãy nắng nghe tiếng của ai đây? + Bác gấu trong câu chuyện gì? - Cô dùng mô hình rối dẹt kể lại câu chuyện “Bác Gấu đen và hai chú Thỏ” cho trẻ nghe, kết hợp với động tác minh họa dáng điệu phục phịch cảu bác Gấu, nhảy nhót của bạn Thỏ. Trẻ được nghe chuyện kết hợp với quan sát hình ảnh câu chuyện bằng mô hình rối dẹt trẻ rất hứng thú. Khi trẻ nghe chuyện song trẻ đã nhớ được nội dung chuyện ,các nhân vật trong chuyện, và trẻ có thể trả lời câu hỏi của cô một cách mạch lạc rõ ràng. Trẻ có thể miêu tả lại hành động điệu bộ của Bác Gấu, Thỏ một cách linh hoạt . 5.3: Phương pháp thực hành Phương pháp thực hành là phương pháp hết sức quan trọng và cơ bản của việc rèn luyện kỹ năng diễn đạt cho trẻ mẫu giáo. Vì khi đọc thơ hay tham gia đóng kịch trẻ vừa thể hiện ngôn ngữ của bài thơ cũng như nhân vật mình đang đóng vai sao cho đúng và thuộc, lại phải thể hiện đúng trạng thái diễn biến tình cảm của tác phẩm của nhân vật. Từ đó khả năng diễn biến của trẻ được bộc lộ, được phát huy tư duy của ngôn ngữ sự lĩnh hội tiếp nhận và thể hiện. Để đạt được điều này không phải đơn giản nó đòi hỏi người giáo viên phải biết chọn lựa tác phẩm gây hứng thú cho trẻ. Cô luôn luôn chú ý quan tâm động viên trẻ, sửa sai uốn nắn kịp thời cho trẻ. Vì nếu trẻ tham gia thì phải đồng thời sử dụng ngôn ngữ của nhân vật ngôn ngữ cảu bản thân, lúc này trẻ phát âm ra sao, chuẩn hay chưa trôi chảy hay vấp váp thể hiện ra sao sẽ được bộc lộ rõ ràng nhất. Ví dụ: Ở chủ đề “Gia đình” Truyện “Vẽ chân dung mẹ” Người thực hiện: Trần Thanh My Trường MN Hồng Thái Tây
  2. Sáng kiến kinh nghiệm năm 2011 12 Sau khi cô đã kể chuyện bằng các hình thức cho trẻ nghe (Qua mô hình, tranh, tranh chữ to) cô cho trẻ kể lại chuyện bằng cách gợi ý cho trẻ kể lại . Cô cho trẻ kể chuyện sáng tạo theo tranh theo ý hiểu và cảm nhận của trẻ, để trẻ tự sắp xếp lời nói của nhân vật của bản thân trẻ để diễn đạt lại nội dung câu chuyện. Đây cũng chính là cách rèn luyện và phát triển ngôn ngữ mạch lạc diễn cảm cho trẻ có hiệu quả. Ví dụ:Truyện “Cáo Thỏ Gà trống” Sau khi trẻ đã hiểu nội dung thuộc lời thoại của truyện, cô cho trẻ nhập vai các nhân vật và đóng kịch. - Trẻ đóng vai Thỏ phải có điệu bộ cử chỉ, lời nói nhỏ nhẹ rụt rè nhút nhát “Hu hu làm sao mà tôi không khóc được ”, “Bác không đuổi được đâu bạn chó không đuổi được làm sao mà bác đuổi được”. - Trẻ đóng vai Chó có dáng vẻ nhanh nhẹn lời nói chậm dãi, cử chỉ hành động hiền lành “Thỏ nín đi tôi sẽ đuổi Cáo đi cho” “Gâu gâu cáo cút ngay” - Trẻ đóng vai bác Gấu có dáng đi nặng lề phục phịch, lời nói to nhưng không mạnh mẽ “Cáo trả lại nhà cho Thỏ” - Trẻ đóng vai anh Gà trống dáng đi mạnh mẽ, giọng nói to dõng dạc hành động dứt khoát “Cúc cù cu cu cu, ta vác hái trên vai, đi tìm cáo gian ác, cáo ở đâu ra ngay ra ngay”. Để giúp trẻ có hứng thú trong khi kể chuyện tôi đã sử dụng nhiều thủ thuật thu hút trẻ như sau: Sử dụng trò chơi, trò chuyện cùng trẻ để làm nổi bật cốt truyện và đưa trẻ đến gần với cốt truyện trẻ sẽ được học. Ví dụ: Khi kể cho trẻ nghe câu chuyện “Cây trẻ trăm đốt” Tôi sử dụng trò chơi ghép các nhân vật hay đoán nhân vật qua ô cửa bí mật qua đó giúp trẻ có biểu tượng và gây thêm sự tò mò muốn tìm hiểu câu chuyện, giúp cho trẻ kể chuyện mạch lạc diễn cảm giờ kể chuyện đạt kết quả cao hơn. Trong quá trình kể chuyện cho trẻ nghe tôi sử dụng các đồ dùng trực quan hấp dẫn trẻ như: kể chuyện kết hợp với rối tay, mô hình rối dẹt, rối dây, mô hình xoay, tranh ảnh đẹp có mầu sắc hấp dẫn, giúp trẻ nhớ và hiểu câu chuyện một cách sâu sắc. Người thực hiện: Trần Thanh My Trường MN Hồng Thái Tây
  3. Sáng kiến kinh nghiệm năm 2011 13 Bên cạnh việc rèn kỹ năng nói mạch lạc diễn cảm cho trẻ qua các phương pháp thủ thuật trong các tác phẩm văn học trong chương trình giảng dạy thì việc rèn các kỹ năng cho trẻ qua các tác phẩm thơ ca, chuyện phù hợp với độ tuổi trẻ cũng là một cách tôi áp dụng phát triển ngôn ngữ cho trẻ. - Giải pháp thứ 2: Tạo môi trường học tập, nâng cao cơ sở vật chất. Tôi luôn tận dụng diện tích phòng học, chú ý bố chí sắp xếp Tạo môi trường cho trẻ hoạt động là điều rất cần thiết trong chương trình đổi mới . Nếu cô tạo được môi trường cho trẻ hoạt động tốt thì sẽ kích thích trẻ phát triển ngôn ngữ, tham gia vào các hoạt động và đạt dược kết qủa rất cao. Vì thế ngay từ đầu năm học tôi đã đi sâu vào việc tạo môi trường bằng cách đưa hình ảnh nhân vật của câu truyện nổi bật vào góc văn học và một số góc khác ở trong và ngoài lớp thể hiện trên tranh vẽ ở các mảng tường. Vẽ và sưu tầm một số câu chuyện hay ngoài chương trình đưa vào góc thư viện cho trẻ có cơ hội tiếp cận với các nhân vật văn học mới. Những câu chuyện được thể hiện trên các mảng tường lớn tạo cơ hội cho trẻ tri giác và thảo luận bàn bạc về câu truyện. Từ đó trẻ biết vận dụng các kiến thức vào việc kể chuyện diễn đạt một cách biểu đạt mạch lạc. Ngoài ra tôi còn đi sâu vào việc làm một số đồ dùng trực quan cho trẻ hoạt động như: rối dẹt, tranh vẽ truyện khổ to, rối dây ,rối tay, các nhân vật đựoc cắt rời từ bìa cứng để trẻ có thể tự lựa chọn nhân vật để kể chuyện sáng tạo theo ý tưởng của trẻ. Ví dụ: Các nhân vật trong chuyện “Bác gấu đen và hai chú thỏ”, “Ba cô gái”, “Cây tre trăm đốt” Trẻ tự lựa chọn các nhân vật trong câu chuyện và kể theo ý sáng tạo của trẻ : Xây dựng góc cổ tích : Ở góc cổ tích tôi đặt một số trang phục mũ các con vật, rối dẹt ở góc này tôi trang trí thật đẹp, rực rỡ tạo cho trẻ cảm giác như bước vào thế giới cổ tích mà chính trẻ là nhân vật trong truyện trẻ được thể hiện tính cách của nhân vật qua diễn rối, đóng kịch một cách hăng say. Người thực hiện: Trần Thanh My Trường MN Hồng Thái Tây
  4. Sáng kiến kinh nghiệm năm 2011 14 Ví dụ:Truyện “Chú dê đen” trẻ được mặc của trang phục đóng chú dê đen, chú dê trắng, chú chó sói. Phối kết hợp với phụ huynh xây dựng góc thư viện của bé: Việc xây dựng góc thư viện cho trẻ là một việc làm hết sức quan trọng, bởi ở đó trẻ được tự mình tìm tòi, khám phá, tưởng tượng sáng tạo ra những nội dung câu chuyện mà trẻ thích, sau đó trẻ sẽ sử dụng những kiến thức kỹ năng đã học để kể lại theo ý thích bằng ngôn ngữ cảu trẻ. Đầu tiên tôi gặp phụ huynh trao đổi huy động phụ huynh các loại: Báo, sách tranh chuyện có nội dung giáo dục cao, sách báo cũ, báo hoạ my Còn tôi, tôi cũng sưu tầm đầy đủ các loại sách báo có nội dung phù hợp với tâm sinh lý và sự phát triển của trẻ. Về lớp tôi chọn một góc yên tĩnh, có đủ ánh sáng. Sau đó tôi phân loại các loại tranh ảnh theo từng chủ đề. Ví dụ: Chủ đề “ Thế giới thực vật” Tôi chọn những loại tranh ảnh có nội dung về cây xanh, hoa, quả , rau củ Những tranh ảnh đó tôi cùng trẻ làm những sách tranh theo từng chủ đề, những cuốn sách tranh này tôi không đưa ra ồ ạt mà tôi đưa ra dần dần cho trẻ tìm hiểu. Từ những cuốn sách tranh tôi và trẻ tự làm trẻ tự sắp xếp và kể theo trí tượng tượng của mình từ đó giúp trẻ có khả năng tư duy và có cơ hội dùng ngôn ngữ riêng của mình. Qua cách nghĩ và làm như vậy tôi đã tạo ra một góc văn học với đầy đủ chủng loại đồ dùng trực quan đa dạng phong phú, đã giúp trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động và nhiều ý tưởng hay khi trẻ kể truyện. Khi trẻ hứng thú tham gia vào kể chuyện thì đó cũng là thời điểm trẻ phát triển ngôn ngữ, trẻ có thêm kỹ năng nói diễn đạt mạch lạc biểu cảm hơn. Tạo môi trường học tập nâng cao cơ sở vật chất là một việc làm vô cùng quan trọng bởi nó là chỗ dựa cho trẻ tiếp cận với các tác phẩm văn học một cách hoàn thiện. Từ đó trẻ có cơ hội nói, kể, diễn tả đó là điều kiện cần thiết để trẻ phát triển ngôn ngữ. Người thực hiện: Trần Thanh My Trường MN Hồng Thái Tây
  5. Sáng kiến kinh nghiệm năm 2011 15 Tôi thường xuyên trao đổi, động viên phụ huynh cố gắng dành thời gian để tâm sự với trẻ và lắng nghe trẻ nói. Khi trò chuyện với trẻ phải rõ ràng mạch lạc, tốc độ vừa phải để trẻ nghe rõ ràng. Khuyến khích hoặc tuyên truyền với phụ huynh cung cấp kinh nghiệm sống cho trẻ. Tránh không nói tiếng địa phương, cần tránh cho trẻ nghe những hình thái ngôn ngữ không chính xác. - Giải pháp thứ 3: Tôi sử dụng để rèn kỹ năng nói diễn cảm mạch lạc cho trẻ 4-5 tuổi là : Kiểm tra đánh giá Tôi thường xuyên kiểm tra đánh gia trẻ qua mỗi tiết học mỗi hoạt động hàng ngày vào sổ đánh giá trẻ biết được trẻ khiếm khuyết ở điểm nào và bổ xung cho trẻ . Ví dụ: Qua bài thơ “Ong và bướm” Với kỹ năng: Phát triển ngôn ngữ và kỹ năng đọc thơ diễn cảm mạch lạc cho trẻ. Như vậy yêu cầu của bài khi đọc thơ phải đọc diễn cảm không ngọng, không vấp, thể hiện rõ nội dung bài thơ. Phần trẻ đọc thơ diễn cảm cháu nào đọc hay, diễn cảm tôi ghi lại để phát triển năng khiếu cho cháu. Cháu nào đọc còn ngọng, không rõ lời, còn rụt rè tôi cũng ghi lại để chú ý rèn luyện cháu nhiều hơn. Khi trẻ đọc thơ sáng tạo theo tranh, đòi hỏi trẻ phải biết sắp xếp ý thơ sao cho phù hợp với nội tranh. Cháu nào mạnh dạn nhất có khả năng sắp xếp và đọc thơ diễn cảm nhất tôi ghi lại, cháu nào còn rụt rè chưa giám thực hiện tôi ghi lại. Từ đó tôi phải tìm ra phương pháp thích hợp để trẻ có thể tham gia hoạt động một cách mạnh dạn và đạt kết quả cao. Việc thường xuyên kiểm tra đánh giá là một giải pháp tốt giúp tôi thường xuyên theo dõi được sự phát triển nhận thức, ngôn ngữ của trẻ nói chung và việc rèn kỹ năng nói diễn đạt mạch lạc cho trẻ nói riêng. * Khuyến khích trẻ đọc thơ, kể chuyện mọi lúc mọi nơi , mọi hoạt động: Để củng cố sự nhận biết của trẻ, khắc sâu những ấn tượng về các nhân vật, hình ảnh trong chuyện. Ngoài những quyển sách tranh do nhà trường cung Người thực hiện: Trần Thanh My Trường MN Hồng Thái Tây
  6. Sáng kiến kinh nghiệm năm 2011 16 cấp, cô cháu cùng làm, tôi luôn động viên khuyến khích trẻ đọc thơ, kể chuyện sáng tạo theo trí tưởng tượng của trẻ. Trong một số môn học tôi có thể lồng ghép một số câu chuyện ngắn, lời đối thoại của nhân vật, hay một vài câu thơ mà trẻ đã được học nhằm gây hứng thú cho trẻ khi học. Với những buổi hoạt động chiều tôi cho trẻ đóng kịch với nội dung truyện trẻ đã thuộc trẻ nhập vai các nhân vật vai diễn đó sẽ giúp trẻ phát triển ngôn ngữ logic và hình thành ở trẻ tính mạnh dạn. Mặt khác tôi còn cho trẻ thi đọc thơ kể chuyện bằng rối giữa trẻ trong lớp với nhau, hay nhân ngày lễ ngày hội khuyến khích trẻ đọc thơ dành tặng bà mẹ nhân ngày 8/3. Tặng cô giáo nhân ngày 20/11, dành tặng người thân nhân ngày tết, ngày sinh nhật Qua những hoạt động trẻ không chỉ đơn thuần là đọc mà trẻ phải biết lựa chọn bài cho phù hợp với giọng đọc, giọng kể của mình. Khuyến khích trẻ đọc thơ kể chuyện mọi lúc mọi nơi là định hướng cho sự phát triển của tri giác trí nhớ vì khi đọc, kể trẻ phải nhớ lại nội dung của bài, của nhân vật trong chuyện. Từ đó ngôn ngữ của trẻ được phát triển thúc đẩy khả năng nói diễn đạt mạch lạc cho trẻ. Khi trẻ làm được một việc tốt trẻ rất thích được tuyên dương khen ngợi đó cũng chính là giải pháp mà tôi sử dụng trong quá trình rèn kỹ năng nói diễn đạt mạch lạc cho trẻ - Giải pháp thứ 4: Khuyến khích, biểu dương, tuyên truyền tới phụ huynh Như chúng ta đã thấy môi trường tiếp xúc của trẻ chủ yếu là gia đình và nhà trường. Chính vì vậy việc kết hợp giữa gia đình và nhà trường là một biện pháp không thể thiếu. Phụ huynh chính là nhân tố quan trọng góp phần phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Nhận thức được vai trò của phụ huynh nên ngay từ những ngày đầu năm học trong buổi họp phụ huynh tôi đã nêu lên tầm quan trọng của việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non thông qua hoạt động văn học. Vì vậy tôi nhận được sự giúp đỡ nhệt tình của phụ huynh không chỉ là về cơ sở vật chất mà còn cả công tác phối hợp dạy trẻ ở nhà. Người thực hiện: Trần Thanh My Trường MN Hồng Thái Tây
  7. Sáng kiến kinh nghiệm năm 2011 17 Ví dụ: Tôi trao đổi cùng phụ huynh về những câu chuyện bài thơ trẻ được học, yêu cầu phụ huynh về nhà cho trẻ đọc, kể lại chuyện. Hoặc kích thích trẻ kể, đọc sáng tạo ,như vậy ngôn ngữ của trẻ được phát triển một cách phong phú đa dạng . Nhân dân ta có câu “Có công mài sắt có ngày lên kim” quả đúng như vậy muốn trẻ có được kỹ năng nói diễn đạt mạch lạc diễn cảm, cô và trẻ lớp mẫu giáo 4-5 tuổi đã phải rất cố gắng học tập và rèn luyện thông qua các hoạt động đặc biệt là hoạt động văn học. Trẻ được cô chỉnh chu từng lời nói qua bài thơ, câu chuyện, hay buổi trò chuyện, để đánh giá được trẻ tôi cùng với ban giám hiệu nhà trường tổ chức hội thi đọc, kể diễn cảm mạch lạc qua các tác phẩm văn học để dành phần quà biểu dương các cháu, động viên khuyến khích trẻ kịp thời đó là hình thức giúp các cháu phấn đấu. III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU: Với tiêu chí “Rèn kỹ năng nói diễn đạt mạch lạc cho trẻ 4-5 tuổi thông qua môn văn học”. Để trẻ có thể nói diễn đạt mạch lạc, không nói ngọng, biết biểu đạt ngôn ngữ tôi đã mạnh giạn nghiên cứu và thực nghiệm trên trẻ những giải pháp đã nêu ở trên trong năm học. Và kết quả thu được qua các giải pháp như sau: + Trẻ trả lời mạch lạc diễn đạt biểu cảm là: 85% + Trẻ nói ngọng : 10% + Trẻ không biết cách biểu đạt ngôn ngữ : 5 % Cụ thể :Tổng số 30 trẻ. Thời gian Trẻ không Trẻ ngọng Trẻ nói đúng ngữ pháp, diễn đạt biết biểu đạt mạch lạc Đầu năm 20% 30% 50 % Cuối năm 5 % 10% 85 % Để đạt được kết quả này không chỉ là sự lỗ lực của cô và trẻ mà còn là sự hướng dẫn tận tình của tổ chuyên môn, sự quan tâm trợ giúp của các cô giáo, sự ủng hộ nhiệt tình của các bậc phụ huynh. Từ đó vốn từ của trẻ được mở rộng, ngôn ngữ trẻ phát triển và dần đi vào hoàn chỉnh. Người thực hiện: Trần Thanh My Trường MN Hồng Thái Tây
  8. Sáng kiến kinh nghiệm năm 2011 18 IV. KẾT LUẬN: Luyện cho trẻ nói mạch lạc thông qua bộ môn làm quen với văn học là sự tổng hợp toàn bộ nội dung rèn luyện ngôn ngữ. Nói mạch lạc chứng tỏ ngôn ngữ của trẻ đạt yêu cầu cao về mặt biểu hiện âm thanh, từ diễn đạt, câu đúng ngữ pháp cũng như sự mạnh dạn tự tin trong giao tiếp. Đề tài nghiên cứu này sẽ làm cơ sở vững chắc cho việc học tập của trẻ những năm tiếp theo. Văn học là món ăn tinh thần không thể thiếu được trong sự lớn lên của trẻ và kể cả trong cuộc sống đời thường. Văn học không chỉ tạo niềm say mê hứng thú về nghề thuật cho trẻ mà kể cả những tác phẩm chất trong sáng, trí tuệ minh mẫn cũng như con người dẻo dai và tinh thần sảng khoái. Văn học còn đem lại cho con người sự lạc quan, yêu đời trong cuộc sống khó nhọc hàng ngày. Chính văn học đã đào tạo những con người năng động, sáng tạo nghệ thuật, khám phá và yêu thích nghệ thuật. Văn học là nền tảng thúc đẩy trình phát triển ngôn ngữ của trẻ, vì vậy cho trẻ làm quen với các tác phẩm văn học là việc làm vô cùng cần thiết. Nó góp phần phát triển toàn diện cho trẻ, nếu trẻ không được tiếp xúc với các tác phẩm văn học thì tâm hồn sẽ bị khô khan, nghèo làn trẻ sẽ bị hạn chế về kiến thức, ngôn ngữ trí tuệ kém phát triển. Chính vì vậy chúng ta phải thường xuyên cung cấp vốn từ cho trẻ, rèn luyện giúp trẻ sử dụng thành thạo, chẩn xác tiếng mẹ đẻ của mình, diễn đạt nó một cách mạch lạc biểu cảm. Việc rèn kỹ năng nói mạch lạc biểu cảm cho trẻ mầm non là một việc quan trọng điều này muốn đạt được cần có sự nhiệt tình giảng dạy, rèn luyện của cô, sự lỗ lực của trẻ bên cạnh đó cần có sự quan tâm tạo điều kiện của nhà trường, sự phối kết hợp nhiệt tình của phụ huynh. Để nâng cao chất lượng cho trẻ có kỹ năng nói diễn đạt mạch lạc biểu cảm, người giáo viên mầm non thực sự phải yêu nghề mến trẻ, phải là người mẹ thứ hai của trẻ. Đồng thời người giáo viên cần nắm trắc kiến thức, có tác phong sư phạm ,cần cù sáng tạo đặc biệt phải có óc quan sát, thẩm mĩ hiểu biết tâm sinh lý trẻ. Người thực hiện: Trần Thanh My Trường MN Hồng Thái Tây
  9. Sáng kiến kinh nghiệm năm 2011 19 Từ kết quả trên tôi rút ra bài học kinh nghiệm sau: - Giáo viên phải thực sự yêu nghề mến trẻ và nhẫn lại. - Giáo viên cần nâng cao trình độ ngôn ngữ của chính bản thân mình, coi ngôn ngữ là một phương tiện giáo dục chủ đạo. - sưu tầm tranh ảnh có nội dung phù hợp, trao đổi kiến thức tự học qua sách báo, internet, qua đồng nghiệp. - Tạo các thủ thuật để lôi cuốn trẻ vào hoạt động. - Tạo ra các đồ dùng trực quan sinh động, phong phú, hấp dẫn. - Động viên khuyến khích trẻ kịp thời, kích thích hứng thú học của trẻ. - Tăng cường luyện tập các kỹ năng nói diễn đạt mạch lạc cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi và các hoạt động. - Phối kết hợp phụ huynh xây dựng góc thư viện có đầy đủ các loại sách báo, tranh ảnh Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ mà tôi thực hiện và trong năm học qua. Mong rằng các cấp, các ban ngành, các bạn đồng nghiệp, hội đồng chấm sáng kiến kinh nghiệm bổ xung góp ý giúp đỡ tôi thực hiện tốt hơn trong việc dạy trẻ có kỹ năng nói diễn đạt mạch lạc biểu cảm. V. ĐỀ NGHỊ: Trong quá trình giảng dạy và hoàn thiện đề tài này tôi có một số kiến nghị sau: Cần xây dựng đội ngũ giáo viên có trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững mạnh. Do đó phòng giáo dục, nhà trường nên thường xuyên tạo điều kiện cho giáo viên thăm quan học tập các trường bạn trong và ngoài huyện. Thường xuyên tổ chức các chuyên đề cho giáo viên có điều kiện học tập trao đổi kiến thức. Tổ chức các buổi tọa đàm bàn luận tìm ra cách dạy học tốt nhất cho trẻ mầm non. Bên cạnh đó đòi hỏi mỗi giáo viên phải luôn tích cực chủ động tự nghiên cứu, tự học tập để không ngừng nâng cao kiến thức chuyên môn nghiệp vụ. - Tăng cường cơ sở vật chất cho giáo dục mầm non Quan tâm đầu tư cơ cơ sở hạ tầng, trường lớp, đồ dùng phục vụ cho các hoạt động vui chơi học tập ăn ngủ của trẻ. Người thực hiện: Trần Thanh My Trường MN Hồng Thái Tây
  10. Sáng kiến kinh nghiệm năm 2011 20 Phòng học rộng rãi có khu vui chơi phục vụ cho việc dạy trẻ mọi lúc mọi nơi. Các đồ dùng dạy học cần đảm bảo tính khoa học thẩm mĩ và an toàn cho trẻ. - Quan tâm đời sống kinh tế của giáo viên mầm non. - Tôi rất mong các cấp quản lí giáo dục ngày càng quan tâm hơn nữa đến ngành học mầm non, để trẻ mầm non sẽ trở thành “Những viên gạch hồng vững trãi đặt nền móng cho tương lai tỏa sáng” Hồng Thái Tây, ngày 10 tháng 5 năm 2011 Người viết Trần Thanh My VI: TÀI LIỆU THAM KHẢO. 1. Chương trình chăm sóc giáo dục trẻ 4-5 tuổi (Theo nội dung đổi mới) xuất bản năm 2001. 2. Tạp trí giáo dục mầm non. 3. Tài liệu tâm lí học trẻ em xuất bản năm 1995. 4. Tuyển tập thơ chuyện dành cho trẻ mầm non xuất bản năm 2005. 5. Văn học và phương pháp cho trẻ làm quen với văn học xuất bản năm 2009. Người thực hiện: Trần Thanh My Trường MN Hồng Thái Tây
  11. Sáng kiến kinh nghiệm năm 2011 21 VII. MỤC LỤC Nội dung Trang Lời nói đầu 1 I. ĐẶT VẤN ĐỀ 2 1.Cơ sở lý luận 4 2.Cơ sở thực tiễn 5 II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 6 1. Thuận lợi 6 2. Khó khăn 7 3. Khảo sát 8 4. Đánh giá 8 5.Các giải pháp thực hiện 9 Người thực hiện: Trần Thanh My Trường MN Hồng Thái Tây
  12. Sáng kiến kinh nghiệm năm 2011 22 III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 17 IV. KẾT LUẬN 18 V. ĐỀ NGHỊ 20 VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO 21 VII. MỤC LỤC 22 NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM SKKN HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG Hồng Thái Tây, ngày 05 tháng 05 năm 2011 T/M HỘI ĐỒNG THI ĐUA CẤP TRƯỜNG HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CẤP HUYỆN Người thực hiện: Trần Thanh My Trường MN Hồng Thái Tây
  13. Sáng kiến kinh nghiệm năm 2011 23 PHÒNG GD&ĐT HUYỆN ĐÔNG TRIỀU CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG MẦM NON HỒNG THÁI TÂY Độc lập – tự do – Hạnh phúc BẢN THÀNH TÍCH CÁ NHÂN Năm học: 2010 – 2011 Họ và tên: Trần Thanh My Đơn vị công tác: Trường Mầm non Hồng Thái Tây. Chức vụ: Giáo viên. Trong năm học vừa qua bản thân tôi đã có nhiều cố gắng, khắc phục mọi khó khăn. Không ngừng trau dồi chuyên môn nghiệp vụ, nhất là những kĩ năng yêu cầu của một giáo viên mầm non để hoàn thành nhiệm vụ được giao, tiếp tục xây dựng và giữ vững danh hiệu lớp. I. VỀ LẬP TRƯỜNG. - Chấp hành mọi chủ trương đường lối của Đảng, pháp luật của nhà nước, các quy định của trường của ngành đề ra. - Không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ phục vụ cho công tác chăm sóc giáo dục trẻ. Người thực hiện: Trần Thanh My Trường MN Hồng Thái Tây
  14. Sáng kiến kinh nghiệm năm 2011 24 - Có lối sống giản dị, không xa hoa lãng phí, đoàn kết với chị em trong trường, thân thiện với phụ huynh, nhân dân trong thôn. - Tích cực tham gia công tác quần chúng như dọn vệ sinh đường làng, tham gia giao lưu văn nghệ do thôn, xã tổ chức. II. KẾT QUẢ CÔNG TÁC 1.Công tác chủ nhiệm - Năm học 2010-2011 tôi đã được BGH trường mầm non Hồng Thái Tây phân công nhiệm vụ chủ nhiệm lớp mẫu giáo 4 tuổi thôn 1. - Công tác phát triển đảm bảo được sĩ số trường giao - Trẻ được chăm sóc và giáo dục theo yêu cầu của trường đề ra - Thực hiện đúng nội quy quy định của nhà trường - Đảm bảo an toàn tuyệt đối 100% tính mạng cho trẻ, trẻ không bị ngộ độc thức ăn, nước uống. 2.Thực hiện phong trào thi đua xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực. -Tôi đã tham mưu với phụ huynh ủng hộ kinh phí mua quạt mát mùa hè, chăn đắp mùa đông cho trẻ. 3. Công tác khác - Làm thêm nhiều đồ dùng trực quan phục vụ cho chuyên đề khám phá khoa học - Viết sáng kiến kinh nghiệm môn văn học. - Các tiết dạy BGH dự giờ thăm lớp đều đạt kết quả tốt. - Đánh giá xếp loại thi đua hàng tháng đều xếp loại tốt. - Lớp đạt lớp tiên tiến xuất sắc của trường. - Luôn tham gia tích cực các hoạt động mà ngành học và trường đề ra. - Quan tâm thăm hỏi chị em đồng nghiệp cũng như gia đình khi vui buồn. III.TỰ ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI - Xếp loại: Tốt Người thực hiện: Trần Thanh My Trường MN Hồng Thái Tây
  15. Sáng kiến kinh nghiệm năm 2011 25 Nhận xét của BGH Hồng Thái Tây, ngày 10 tháng 5 năm Hiệu trưởng 2011 Người viết Nguyễn Hoài Thu Trần Thanh My Người thực hiện: Trần Thanh My Trường MN Hồng Thái Tây