Sáng kiến kinh nghiệm Soạn giảng bài giảng điện tử với sự kết hợp phần mềm mới Ispring Suite và PowerPoint

pdf 25 trang binhlieuqn2 9315
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Soạn giảng bài giảng điện tử với sự kết hợp phần mềm mới Ispring Suite và PowerPoint", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_soan_giang_bai_giang_dien_tu_voi_su_ke.pdf

Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Soạn giảng bài giảng điện tử với sự kết hợp phần mềm mới Ispring Suite và PowerPoint

  1. SKKN:“ Soạn giảng bài giảng điện tử với sự kết hợp phần mềm mới Ispring Suite và PowerPoint”  Câu hỏi,bài tập kiểm tra bài cũ nhằm đánh giá kết quả tiết học trước.  Câu hỏi, bài tập giữa bài giúp học sinh khắc sâu nội dung cơ bản của từng mục,từng phần.  Câu hỏi,bài tập củng cố cuối tiết học nhằm hệ thống kiến thức nội dung bài học.  Với mỗi nội dung trên hãy lưu lại và đóng gói vào thư mục vừa tạo ở bước 1. Bước 3 : Soạn bài trình chiếu bằng phần mềm PowerPoint bao gồm đề mục, nội dung cơ bản của bài học. Trong phần kiểm tra bài cũ, sau các mục cần cũng cố và trước khi kết thúc bài hãy để một trang trống để chuyển gói câu hỏi từ Ispring Suite đã thực hiện ở bước 2 vào các trang này. Bài soạn này cần phải được lưu vào thư mục đã tạo ở bước 1. Biện pháp 4: Linh hoạt khi hướng dẫn học sinh học tập Bài giảng sau khi thiết kế sẽ được trình chiếu lên màn hình thông qua máy chiếu. Nghĩa là giáo viên buộc phải biết cách sử dụng nó. Đây là một trong những yêu cầu bắt buộc, chỉ cần một vài thao tác lắp máy chiếu với CPU của máy tính hoặc kết nối với máy tính xách tay và điều chỉnh độ lớn (zoom), độ nét (sharpness) trên màn hình giáo viên chắc hẳn sẽ có một bài giảng chất lượng, học trò sẽ có không khí học thoải mái hơn. Thực tế cho thấy nhờ BGĐT mà giáo viên đã tạo ra một không khí khác hẳn so với giờ dạy truyền thống. Học sinh đã tập trung cao để nghe giảng và tư duy nhiều hơn trong các giờ học. Khi chuyển từ bài giảng truyền thống sang các slide trình diễn, giáo viên thường mang tư tưởng của bài giảng cũ để áp đặt vào. Nghĩa là sẽ trình bày tất cả những gì mình nói và viết vào slide. Điều này hoàn toàn sai lầm vì như thế học sinh sẽ cho rằng giáo viên chỉ nói những điều trong sách, không mở rộng các kiến thức ngoài, đồng thời nội dung trình chiếu sẽ rất dài, học sinh khó có thể ghi chép đầy đủ vào vở để làm tài liệu học ở nhà.Hơn nữa thời lượng tiết học sẽ không đảm bảo. Vì thế chỉ nên coi slide là nơi chỉ chứa tên bài học, các đề mục và các ý chính phục vụ cho bài giảng. Nếu slide cần hình ảnh minh họa, giáo viên nên tìm kiếm hình ảnh để chèn vào. Công đoạn đưa nội dung vào giáo viên cũng nên lưu ý đến số lượng chữ, màu sắc, kích thước trên các slide. Nhìn vào màn hình giáo viên có nhiệm vụ giải thích kỹ càng và mở rộng kiến thức không nên đọc các thông tin trên bài giảng vì nếu không linh hoạt thì giờ học sẽ biến thành giờ đọc. Biện pháp 5: Kết hợp linh hoạt giữa BGĐT và bài giảng truyền thống. Trong giảng dạy với thiết bị dạy học hiện đại chúng ta phải thừa nhận tính khả thi của nó song cũng không thể phủ nhận giá trị của phương pháp dạy học truyền thống.Trong giáo án truyền thống chúng ta trình bày tất cả nội dung bài giảng. Vậy thì đối với BGĐT chỉ gồm một số slide, các slide chỉ chứa từ khóa, Trang 10/ 25
  2. SKKN:“ Soạn giảng bài giảng điện tử với sự kết hợp phần mềm mới Ispring Suite và PowerPoint” hình ảnh vậy làm thế nào mà giáo viên có thể đạt hiệu quả cao trong bài dạy mà không mắc vào những lỗi thường mắc? Để giải quyết việc này, giáo viên phải xây dựng cho mình một đề cương chu đáo, tỷ mỉ, xác định trọng tâm kiến thức, xây dựng các tình huống có thể sảy ra trong tiết học để chủ động về kiến thức. Không quá lạm dụng BGĐT dẫn đến chất lượng bài dạy thiếu chiều sâu cũng không quá tham thuyết trình để dẫn đến việc khiến học sinh thụ động tiếp thu kiến thức. Trong thực tế, giáo viên khi giảng dạy BGĐT còn tham kiến thức nên đôi khi việc điều khiển học sinh hoạt động còn lúng túng( Nhất là giáo viên mới). Để có khả năng kết hợp giữa trình chiếu và điều khiển lớp đòi hỏi giáo viên phải tích cực sử dụng BGĐT ; tích cực tự học, tự bồi dưỡng khả năng của mình để có những giờ dạy thực sự hiệu quả. Tóm lại: Bài giảng điện tử là phương pháp dạy học hiện đại, nó mang lại cho người dạy , người học những cảm xúc , tình cảm tốt đẹp từ tính ưu việt đã được công nhận- Tuy nhiên, người giáo viên có trình độ, có năng lực phải là người thích khám phá , tìm tòi, thích đổi mới; Biết kết hợp linh hoạt giữa phương pháp dạy học hiện đại và phương pháp dạy học hiện đại một cách khoa học. Một điều tôi muốn khẳng định: Khoa học dù có hiện đại đến đâu cũng do con người tạo ra, còn người có thể thay đổi được khoa học nhưng khoa học không thể thay thế được con người. Bởi vậy, chúng ta chỉ nên coi CNTT là phương tiện hỗ trợ tích cực cho người giáo viên chứ không thay thế được vai trò của người thầy trong xã hội. Hãy biết điều khiển để những phát minh vĩ đại của con người sẽ phục vụ con người tích cực hơn. 2. Cách sử dụng phần mềm Ispring Suite. Để cụ thể hơn tôi sẽ hướng dẫn cách sử dụng phần mềm Ispring suite. Có một công cụ hỗ trợ đắc lực cho giáo viên trong công tác soạn bài giảng E-learning đó chính là ISpring Suite. Bộ sản phẩm ISpring Suite được tích hợp 3 phần mềm gồm ISpring Pro- tích hợp nhiều công cụ hỗ trợ soạn bài giảng theo chuẩn E-Learning, ISpring QuizMaker- phần mềm chuyên dùng soạn bài thi trắc nghiệm và khảo sát trực tuyến, và ISpring Kinetics - phần mềm chuyên dùng biên tập sách điện tử. Điều đặc biệt của V-iSpring là: Giao diện và hướng dẫn hoàn toàn bằng tiếng Việt; Người dùng vẫn sử dụng MS PowerPoint quen thuộc để soạn bài giảng sau đó sử dụng các tính năng của V-iSpring làm cho bài giảng thêm phong phú, trực quan và phù hợp với chuẩn bài giảng e-learning. V-iSpring được cài đặt sau khi cài đặt iSpring Suit 6.x. Chương trình tự động chèn vào thanh công cụ của PowerPoint một Menu mới với tên “iSpring Suit” với nhiều công cụ hữu dụng cho việc soạn giảng. Bạn có thể download free theo đường dẫn sau: sau khi dowload và cài đặt theo hướng dẫn ta được thanh công cụ tích hợp trên Power Point như sau: Trang 11/ 25
  3. SKKN:“ Soạn giảng bài giảng điện tử với sự kết hợp phần mềm mới Ispring Suite và PowerPoint” Hình 1. Thanh công cụ của V-iSpring được tích hợp vào PowerPoint 2.1. Chức năng chính của ISpring Suite: 2.1.1. Chèn Bài trắc nghiệm Khi chọn “Chèn trắc nghiệm” chương trình sẽ kích hoạt phần mềm iSpring QuizMaker cho phép soạn bài trắc nghiệm hoặc phiếu khảo sát. Người dùng có thể chọn một bài trắc nghiệm đã soạn trước đó hoặc soạn mới từ giao diện khởi tạo như Hình 2. Đây là một ưu điểm rất mạnh của ISpring Suite. Chương trình soạn bài tập trắc nghiệm này cho phép soạn 11 kiểu câu hỏi trắc nghiệm và 12 kiểu câu khảo sát khác nhau như câu hỏi đúng/sai, đa lựa chọn, điền khuyết . Sau khi làm bài chương trình sẽ chấm và hiển thị điểm số của người làm đồng thời gửi kết quả về email hoặc máy chủ của giáo viên nếu ứng dụng trực tuyến. Giao diện thanh công cụ của trình soạn đề trắc nghiệm của ISpring Suite cũng hoàn toàn bằng tiếng Việt và thiết kế rất đơn giản, dễ sử dụng trong khi nếu chỉ dùng PowerPoint thì giáo viên không thể soạn được bài kiểm tra trắc nghiệm theo chuẩn e-learning được. Với iSpring Suite ta có thể soạn bài kiểm tra một cách nhanh chóng với các loại câu hỏi trắc nghiệm sau: 1. Câu hỏi đúng/sai: Trong khảo sát gọi là câu hỏi dạng “Có/Không”. Là loại câu hỏi đưa ra sự giải quyết nhanh chóng, hoặc đúng hoặc sai. Người học cần cân nhắc để có thể thực hiện chọn một trong hai đáp án. Trang 12/ 25
  4. SKKN:“ Soạn giảng bài giảng điện tử với sự kết hợp phần mềm mới Ispring Suite và PowerPoint” Hình 2. Giao diện khởi động chương trình soạn đề trắc nghiệm 1. Câu hỏi đa lựa chọn: Trong khảo sát gọi là câu hỏi dạng “Chọn một” Là loại câu hỏi có nhiều lựa chọn để trả lời, trong đó chỉ có một đáp án là câu trả lời đúng nhất. 2. Câu hỏi đa đáp án: Trong khảo sát gọi là câu hỏi dạng “Chọn nhiều”. Là loại câu hỏi có nhiều lựa chọn để trả lời, trong đó có thể có nhiều đáp án đúng. 3. Câu hỏi trả lời ngắn: Là loại câu hỏi mà người học có thể trả lời với ý kiến của mình. Trong đó người soạn câu hỏi có thể tạo ra những câu trả lời có thể chấp nhận. 4. Câu hỏi ghép đôi: Là loại câu hỏi có sự ghép giữa hai nhóm đối tượng để cho ra kết quả đúng nhất. 5. Câu hỏi trình tự: Là loại câu hỏi yêu cầu thí sinh sắp xếp các đối tượng, các khái niệm theo một danh sách có thứ tự. Thường dùng kiểm tra kiến thức liên quan đến quy trình, cái nào trước, cái nào sau. 6. Câu hỏi số học: Là loại câu hỏi chỉ trả lời bằng số. 7. Câu hỏi điền khuyết: Là loại câu hỏi mang nội dung điền vào chỗ trống. Người học sẽ hoàn thành bài tập này thông qua vấn đề điền được các nội dung thích hợp vào ô lựa chọn do người soạn câu hỏi đặt ra. 8. Câu hỏi Điền khuyết đa lựa chọn: Là loại câu hỏi có nhiều lựa chọn để trả lời, trong đó chỉ có một đáp án là câu trả lời đúng nhất. Nhưng đặc biệt ở đây, danh sách đáp án sẽ có dạng drop-down menu. Dạng này không thể trình bày trên giấy mà phải làm trực tiếp trên máy. Trang 13/ 25
  5. SKKN:“ Soạn giảng bài giảng điện tử với sự kết hợp phần mềm mới Ispring Suite và PowerPoint” 9. Câu hỏi dạng Chọn từ: Trong tiếng anh gọi là dạng “word bank”. Giống dạng điền khuyết nhưng các phương án đã được liệt kê sẵn, người làm chỉ cần chọn các phương án (từ) được đề xuất cho từng chỗ trống. 10. Câu hỏi Hostpot: Là dạng câu hỏi xác định vị trí trên hình ảnh. Ví dụ: Nhìn trên bản đồ, hãy xác định đâu là thị xã Đồng Xoài tỉnh Bình Phước. Với câu hỏi này người dùng sẽ click chuột vào vùng địa giới thị xã Đồng Xoài để trả lời. 11. Câu hỏi dạng Thang Likert: Là câu hỏi chuyên dùng trong khảo sát để đánh giá mức độ. Thông thường câu hỏi sẽ có 3,5,7 phương án trả lời đối lập qua giá trị trung bình. VD: “V-iSpring rất hữu dụng trong soạn giảng”, các phương án sẽ là: “rất không đồng ý | không đồng ý | phân vân | đồng ý | rất đồng ý”. 12. Câu hỏi dạng Tự luận: Cho phép người trả lời viết câu trả lời của mình ở dạng tự luận. Giao diện chính của chương trình như Hình 3. Tuy nhiên, sẽ không thể thấy được sự tiện dụng và tính năng ưu việt của chương trình này nếu không cài đặt và dùng thử. Hình 3. Giao diện soạn đề trắc nghiệm Cần lưu ý thêm về một số thiết đặt khi soạn bài trắc nghiệm bằng cách chọn menu “Thiết đặt” và tùy chỉnh cho phù hợp như tự trộn thứ tự câu, trộn đáp án, số lần làm thử, điểm đạt tối thiểu, điểm số mỗi câu, định dạng thông báo Trang 14/ 25
  6. SKKN:“ Soạn giảng bài giảng điện tử với sự kết hợp phần mềm mới Ispring Suite và PowerPoint” 2.1.2. Chèn Sách điện tử Tương tự QuizMaker, V-iSpring Kinetics là phần mềm chạy độc lập và được tích hợp vào bộ Suit để làm phong phú thêm cho bộ công cụ soạn giảng này. Phần này cho phép biên soạn và chèn vào slide 4 kiểu sách tương tác sách gồm:  3D Book: Dạng sách điện tử đơn giản với hiệu ứng lật sách 3D giúp người dùng có cảm giác như đang đọc sách thật. Với kiểu sách này người biên soạn có thể nhúng phim, ảnh, âm thanh, Flash đặc biệt có tích hợp chức năng thu âm trực tiếp rất đơn giản và dễ sử dụng.  Directory: Dạng sách với các chủ đề được gom nhóm và sắp xếp theo thứ tự từ điển A-Z. Ưu điểm của dạng sách này là người dùng dễ tìm kiếm, tra cứu nội dung. Có thể dùng để soạn từ điển, bảng chú giải thuật ngữ  FAQ: Định dạng chuyên dùng cho soạn thảo sách “hỏi – đáp” như đề cương ôn tập, các câu hỏi thường gặp trong một mộn học hay lĩnh vực nào đó.  Timeline: Dạng sách có giao diện theo “dòng thời gian”, thích hợp soạn thảo sách diễn đạt nội dung có cấu trúc, quá trình, diễn tiến theo thời gian Hình 4. Giao diện chọn định dạng Sách điện tử 2.1.3. Chèn Flash Chức năng cho phép chèn file Flash có sẵn vào slide PowerPoint. 2.1.4. Chèn Youtube Trang 15/ 25
  7. SKKN:“ Soạn giảng bài giảng điện tử với sự kết hợp phần mềm mới Ispring Suite và PowerPoint” Chức năng cho phép chèn phim trực tiếp từ trang Youtube.com vào slide PowerPoint bằng cách sao chép địa chỉ (đường dẫn trên thanh địa chỉ của trình duyệt) của clip trên trang youtube.com rồi dán vào như Hình 5. Hình 5. Giao diện chèn Youtube 2.1.5. Chèn Website Chức năng cho phép nhúng một trang web bất kỳ vào slide PowerPoint bằng cách nhập địa chỉ web vào như Hình 6. Hình 6. Giao diện Chèn web vào slide Trang 16/ 25
  8. SKKN:“ Soạn giảng bài giảng điện tử với sự kết hợp phần mềm mới Ispring Suite và PowerPoint” 2.1.6.Ghi âm, ghi hình Cho phép ghi âm lời giảng và tích hợp vào slide. Chương trình cho phép người dùng thu âm từ Micro của máy tính hoặc sử dụng Micro rời như headphone để ghi âm lời giảng và tự động đồng bộ dữ liệu với hiệu ứng trên các slide. Trong quá trình thu âm người giảng bải vẫn quan sát được các slide trình chiếu với đầy đủ các hiệu ứng. Hình 7. Giao diện điều khiển thu âm bài giảng 2.1.7. Ghi hình Chức năng ghi hình cho phép quay phim giáo viên giảng bài bằng webcam và tự động gắn vào slide giúp bài học thêm sinh động. Tương tự như chức năng ghi âm, chức năng ghi hình cũng cho phép người dùng vừa trình chiếu bài giảng, vừa giảng bài. Ghi hình giáo viên giảng bài cũng là một trong những tiêu chí cần thiết của một bài giảng điện tử theo chuẩn e-learning do Bộ GD-ĐT yêu cầu. Hình 8. Giao diện ghi hình giáo viên giảng bài 2.1.8. Quản lý lời giảng Trang 17/ 25
  9. SKKN:“ Soạn giảng bài giảng điện tử với sự kết hợp phần mềm mới Ispring Suite và PowerPoint” Hình 9. Giao diện quản lý đồng bộ lời giảng với hiệu ứng slide Đây là chức năng rất quan trọng giúp người soạn bài giảng dễ dàng đồng bộ (khớp) lời giảng của mình với những hiệu ứng trên slide và cả bài giảng. 2.1.9. Cấu trúc bài giảng Cấu trúc bài giảng cho phép thiết lập cấu trúc các slide trong bài giảng, ẩn giấu slide, hiệu chỉnh thời lượng của slide, gán danh giảng viên, chọn giao diện cho slide, chèn các đối tượng như Bài trắc nghiệm hoặc Sách điện tử. Hình 10. Giao diện quản lý cấu trúc bài giảng 2.1.10. Đính kèm Trang 18/ 25
  10. SKKN:“ Soạn giảng bài giảng điện tử với sự kết hợp phần mềm mới Ispring Suite và PowerPoint” Cho phép đính kèm file theo bài giảng hoặc đính kèm địa chỉ trang web tham khảo cho nội dung của slide. Hình 11. Giao diện quản lý tài liệu đính kèm bài giảng 2.1.11. Giảng viên Thiết lập thông tin giảng viên cho bài giảng gồm hình giảng viên, tên, chức danh/học vị, địa chỉ email, điện thoại, website và thông tin cá nhân khác. Trang 19/ 25
  11. SKKN:“ Soạn giảng bài giảng điện tử với sự kết hợp phần mềm mới Ispring Suite và PowerPoint” Hình 12. Giao diện thêm, chỉnh sửa thông tin giảng viên 2.1.12. Xuất bản: Kết xuất bài giảng soạn trên PowerPoint thành bài giảng điện tử theo chuẩn E-Learning theo chuẩn AICC, SCORM 1.2 và SCORM 2004 (2nd, 3rd, 4th edition); tương thích với hầu hết các LMS như Moodle, BlackBoard, Saba, CourseMill, Litmos, SCORM.com, a. Xuất bản nhanh: Xuất bản theo thiếp lập mặc định b. Xuất bản: Cho phép thay đổi các thiết lập như kiểu dữ liệu, chuẩn bài giảng, giao diện, bảo mật V-iSpring có thể xuất bản thành nhiều định dạng đầu ra khác nhau. Trong mỗi định dạng lại có nhiều tùy chọn cho phép người dùng chọn phương án phù hợp nhất cho bài giảng của mình. Tùy theo nhu cầu và mục đích sử dụng mà ta chọn kiểu dữ liệu xuất ra cho phù hợp. Trang 20/ 25
  12. SKKN:“ Soạn giảng bài giảng điện tử với sự kết hợp phần mềm mới Ispring Suite và PowerPoint” Hình 13. Giao diện thiết lập trước khi Xuất bản bài giảng thành file Flash - Web: Bài giảng định dạng web trên máy tính cá nhân, cho máy chủ web (gửi qua FTP), web để chia sẻ qua email. Các định dạng này có dung lượng vừa phải nên chất lượng cũng tương đối tốt. - CD: Bài giảng để lưu trên đĩa CD: Định dạng này có kích thước lớn và chất lượng âm thanh, hình ảnh tốt nhất. - iSpring Online: Định dạng có chất lượng tương tự định dạng web và đòi hỏi phải có tài khoản trên iSpring Online để tải trực triếp lên máy chủ của iSpring. - LMS: Định dạng chuẩn e-Learning, tương thích với các website e- Learning theo chuẩn AICC, SCORM 1.2 và SCORM 2004. Tùy theo lựa chọn lưu cho trên máy tính cá nhân, web cho máy chủ web (gửi qua FTP), web để chia sẻ qua email mà dung lượng và chất lượng file sẽ thay đổi cho phù hợp. Sau khi soạn xong một bài giảng điện tử với sự kết hợp phần mềm Ispring Suite và Power Point bài giảng này có thể xuất bản thành một bài giảng elerning online cho học sinh tự học ở nhà. Trang 21/ 25
  13. SKKN:“ Soạn giảng bài giảng điện tử với sự kết hợp phần mềm mới Ispring Suite và PowerPoint” IV/. KẾT QUẢ Sau quá trình nghiên cứu và vận dụng sáng kiến , tập thể giáo viên của nhà trường đã có cái nhìn tổng quan về BGĐT. Sau mỗi tiết dạy, giáo viên cùng nhau thảo luận, góp ý, rút kinh nghiệm và đi đến thống nhất: BGĐT đã góp phần cải tiến rõ rệt chất lượng học tập của học sinh và nâng cao chất lượng nghiệp vụ của giáo viên. Đến thời điểm này toàn thể giáo viên trường THCS A đã quan tâm đến BGĐT và trong năm học 2016-2017 này hầu hết các tiết thao giảng của giáo viên đều sử dụng BGĐT. Đồng thời ban giám hiệu nhà trường cũng đã tạo mọi điều kiện về cơ sở vật chất cũng như khuyến khích giáo viên sử dụng BGĐT. Điều đó đã cho thấy việc sử dụng BGĐT đã góp phần không nhỏ trong việc nâng cao chất lượng của học sinh. Kết quả sau khi áp dụng sáng kiến như sau( Thời điểm tháng 4/ 2017) Kết quả khảo sát giáo viên đã soạn giáo án điện tử như sau: Tổ bộ môn Nội dung Tổ xã Hội Tổ Tự nhiên 1.Cắt một đoạn phim, chèn, kết nối đoạn 60% 90% phim vào bài giảng. 2. Chỉnh sửa, chọn hình ảnh đẹp. 98% 99% 3.Tìm thông tin, tư liệu, đoạn phim phù hợp 80% 90% trên mạng Iternet.Thiết kế bài dạy. 4. Kĩ thuật trình chiếu 97% 99% V/. BÀI HỌC KINH NGHIỆM : Sau khi xây dựng đề tài , để kết hợp tốt giữa phần mềm Ispring Suite và PowerPoint trong một giờ học,tôi rút ra một số bài học sau:  Giáo viên phải có nhiệt huyết, yêu nghề, tận tâm với học sinh.  Giáo viên phải có tinh thần học hỏi, nâng cao nghiệp vụ chuyên môn. Đặc biệt, là trong lĩnh vực công nghệ thông tin, phải thường xuyên tiếp cận, nghiên cứu tìm tòi, trao đổi với đồng nghiệp để có kỹ năng hơn trong soạn giảng và sử dụng CNTT .  Giáo viên phải không ngừng học hỏi qua sách báo, mạng Internet để kiến thức cá nhân được mở rộng.  Kết hợp tốt các phương pháp dạy học hiện đại và truyền thống, phát huy tính tích cực của người học, người giáo viên phải sáng tạo và biết hướng dẫn học sinh tìm ra tri thức thông qua hình ảnh, đoạn phim trực quan sinh động. Trang 22/ 25
  14. SKKN:“ Soạn giảng bài giảng điện tử với sự kết hợp phần mềm mới Ispring Suite và PowerPoint”  Thường xuyên, tích cực sử dung BGĐT khi giảng dạy để giúp học sinh và giáo viên làm quen với phương pháp mới này.  Tăng cường dự giờ, thăm lớp, tham gia học hỏi, trao đổi kinh nghiệm với những đồng nghiệp đi trước.  Thống nhất phương cách khi trình bày một bài giảng điện tử, nắm chắc quy trình các bứơc để có thể soạn, giảng được một bài giảng điện tử PHẦN THỨ BA: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ I. KẾT LUẬN: Với sự phát triển rất nhanh của ngành khoa học và công nghệ đã đem lại những thành tựu to lớn trong mọi hoạt động của con người. Đối với ngành giáo dục, việc vận dụng công nghệ thông tin ( CNTT ) vào giảng dạy đã đem lại một hiệu quả thật tích cực : Thông tin được cập nhật nhanh chóng và chính xác, chuyên môn nhẹ nhàng và khoa học. Hoà nhập với xu thế chung của thời đại, nhằm thúc đẩy tiến trình đổi mới nhà trường theo hướng hội nhập, thực hiện tốt mục tiêu, nhiệm vụ năm học II. KIẾN NGHỊ - Các cấp ủy, chính quyền địa phương,các cấp quản lý giáo dục và tăng cường hơn nữa đầu tư các trang thiết bị hiện đại phục vụ cho giáo dục. - Tăng cường các đợt tập huấn chuyên đề về GAĐT cho toàn thể giáo viên . - Có biện pháp tích cực khuyến khích cán bộ giáo viên tự học tập nâng cao trình độ tin học và xây dựng ý thức vận dụng CNTT vào dạy học. Trên đây là những kinh nghiệm của tôi với hy vọng cùng đồng nghiệp có những sáng kiến hay , những bài giảng chất lượng khi sử dụng thiết bị dạy học hiện đại góp phần nâng chất lượng giáo dục của ngành nói riêng và trường THCS A nói riêng. Với tuổi đời , tuổi nghề còn rất trẻ, tôi mong muốn nhận được sự đóng góp ý kiến của hội đồng khoa học các cấp để tôi có thể chỉnh sửa và sớm đưa sáng kiến này áp dụng vào thực tế Trang 23/ 25
  15. SKKN:“ Soạn giảng bài giảng điện tử với sự kết hợp phần mềm mới Ispring Suite và PowerPoint” Hà Nội, ngày 28 tháng 03 năm 2017 Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác. Trang 24/ 25
  16. SKKN:“ Soạn giảng bài giảng điện tử với sự kết hợp phần mềm mới Ispring Suite và PowerPoint” TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tôi đã dùng trong quá trình nghiên cứu bao gồm: 1. Sách khoa tin học quyển 1-2-3-4 dành cho THCS. 2. Mạng Internet : Các bài giảng điện tử mẫu ( trên trang 3. Tài liệu về ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học. 4. Tài liệu tập huấn tin học. 5. Một số tài liệu tham khảo khác. Trang 25/ 25