Sáng kiến kinh nghiệm Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong môn Khoa học Lớp 5
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong môn Khoa học Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_tich_hop_giao_duc_bao_ve_moi_truong_tr.docx
SKKN_TICH_HOP_GIAO_DUC_BAO_VE_MOI_TRUONG_TRONG_MON_KHOA_HOC_LOP_5_2002f.pdf
Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong môn Khoa học Lớp 5
- 18 Khi tiến hành thảo luận, học sinh được trao đổi ý kiến với nhau để từ đó các em có thể nhận thức rõ ràng các vấn đề môi trường, đào sâu tư duy và sẽ là cơ hội tốt để các em có thể thay đổi cách sống của mình có lợi cho môi trường. Thảo luận có tác dụng bồi dưỡng ở học sinh khả năng giải thích, khả năng trình bày cho người khác hiểu và chấp nhận ý kiến của mình. Đây là cơ sở quan trọng cho việc hình thành năng lực hợp tác, một kĩ năng sống quan trọng trong thời đại hiện nay. Khi thảo luận những đề tài nào đó, cần tạo cơ hội cho học sinh biết tôn trọng ý kiến của người khác và bình tĩnh đối xử với những ý kiến khác, ngoài ra cũng cần tạo cơ hội cho các em nói ra suy nghĩ của mình nhất là khi có ý kiến trái ngược nhau, để từ đó có thể nhìn nhận lại những hành động của bản thân hơn là vội đưa ra những kết luận. Cùng có quan điểm chung với phương pháp thảo luận là các em được phát biểu và lắng nghe ý kiến của nhau về một vấn đề nào đó, nhưng phương pháp tranh luận thường được áp dụng khi một vấn đề có 2 quan điểm trái ngược nhau. Khi đó học sinh thuộc từng qua điểm sẽ đưa ra những điều biện hộ của mình. Còn phươngg pháp thảo luận có thể và thường được tiến hành theo tổ, nhóm thì phương pháp tranh luận được tiến hành với cả lớp. Nhưng đều không hề giảm tính tích cực tham gia của các em học sinh, vì việc bàn cãi một vấn đề từ các quan điểm trái ngược nhau sẽ kích thích cao độ tính tích cực bàn luận của học sinh, các em sẽ hăng hái đưa ra các lí lẽ, ví dụ để biện hộ cho quan điểm của mình. Tuy nhiên các phương pháp tranh luận đòi hỏi giáo viên phải có một trình độ sư phạm và chuyên môn vững vàng để có thể “điều hành” tốt cuộc tranh luận. 4.5 Sử dụng các phương tiện nghe nhìn. Bên cạnh việc học tập trong môi trường địa phương cần dần dần cho học sinh sự quan tâm nhận thức về các vấn đề môi trường toàn cầu, những thái độ và hành động giải quyết các vấn đề đó và bảo vệ môi trường toàn cầu. Các phương tiện nghe nhìn có tác dụng cung cấp cho học sinh những thông tin về những nơi xa xôi hay các sự vật hiện tượng xảy ra trong quá khứ mà học sinh không có điều kiện qua sát trực tiếp. Qua việc quan sát môi trường và các địa phương hoặc đất nước khác các em có cơ sở để so sánh với môi trường mình và có tầm nhìn rộng lớn hơn về môi trường và các vấn đề môi trường, hiểu rõ thêm về môi trường và các vấn đề môi trường tại địa phương mình. 4.6 Thực hành Đối với các em việc thực hành làm một vật nào đó là một niềm vui lớn. Khi thực hành làm một vật thì điều quan trọng không chỉ là kết quả một vật được hoàn thiện, mà trong quá trình thực hiện các em phải suy ngẫm, “vật lộn” với
- 19 những khó khăn nên có tác dụng giáo dục to lớn như rèn luyện tính kiên trì, nhẫn nãi, sự khéo léo của đôi tay Có thể cho học sinh thực hành làm các vật như: sử dụng giấy để gấp các con vật khác nhau, làm những bông hoa để trang trí, sưu tầm các tờ lịch cũ để làm đồ dùng học tập Ngoài ra, các việc làm trên còn có tác dụng giáo dục ở học sinh tinh thần tiết kiệm, tái chế, tái sử dụng tài nguyên thiên nhiên, ý thức trân trọng sản phẩm lao động 4.7 Đóng vai Khi tổ chức đóng vai, các em học sinh được tham gia giải quyết một số tình huống của nội dung học tập gắn liền với cuộc sống thực tế bằng diễn xuất. Cách diễn xuất này có thể theo ngẫu hứng, không cần kịch bản hoặc luyện tập trước. Đóng vai là phương pháp học tập gây hứng thú và phát huy cao vai trò sáng tạo, chủ động của học sinh vì các em được tự do diễn xuất, ứng xử để giải quyết các tình huống đặt ra. Ngoài ra, đóng vai còn giúp các em được xâm nhập vào thực tế để tìm ra cách giải quyết vấn đề nên hình thành cho học sinh kĩ năng giải quyết vấn đề. Các tình huống có thể đóng vai là: khi gặp một người có hành vi vứt rác bừa bãi các bạn sẽ xử lí thế nào? Gặp bạn bè cùng lớp đang bẻ cành cây trong sân trường, nơi công cộng em sẽ làm gì? 5. Kết quả đạt được. 5.1. Nâng cao nhận thức và ý thức của học sinh: - Học sinh có kiến thức cơ bản về môi trường và ý thức bảo vệ môi trường. - Học sinh nhận ra tầm quan trọng của việc tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường. 5.2. Hình thành thói quen và hành động bảo vệ môi trường: - Học sinh thực hiện các biện pháp tiết kiệm năng lượng và sử dụng nguồn tài nguyên một cách bền vững trong cuộc sống hàng ngày. - Học sinh tham gia các hoạt động tình nguyện và lan tỏa thông điệp bảo vệ môi trường đến cộng đồng như tham gia vệ sinh đường làng ngõ xóm nơi mình ở. 5.3. Tăng cường trách nhiệm và sự tham gia của học sinh: - Học sinh tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường trong trường học và cộng đồng xung quanh. - Học sinh đóng góp ý kiến và đề xuất các biện pháp bảo vệ môi trường trong trường và xã hội. *Một số hình ảnh hoạt động về giáo dục môi trường tại trường.
- 20 \ Hình ảnh học sinh làm vệ sinh và chăm sóc vườn thuốc nam III. HIỆU QUẢ DO SÁNG KIẾN MANG LẠI 1. Hiệu quả về kinh tế: không
- 21 2. Hiệu quả về mặt xã hội (Hiệu quả đối với hoạt động giáo dục). - Tạo chuyển biến mạnh mẽ về môi trường lớp học, tạo môi trường xanh, sạch hơn. Từng bức nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh, đây là yếu tố mong đợi nhất đối với giáo viên cũng như các nhà quản lí giáo dục. - Tháo gỡ khó khăn khi thực hiện mục tiêu tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường qua môn khoa học lớp 5. Giúp đồng nghiệp trong trường xác định được các bài tích hợp giáo dục môi trường; xác định nội dung đã được tích hợp, nội dung cần được tích hợp, mức độ tích hợp. Đồng nghiệp tự tin hơn khi đúng trước bục giảng và sử dụng nội dung này như một tài liệu tham khảo đáng tin cậy. - Về kiến thức: cả giáo viên và học sinh đều nắm vững một số kiến thức về môi trường, nhận thức đúng môi trường là vấn đề mang tính sống còn, từ đó mỗi giáo viên và học sinh vừa là một cộng tác viên, vừa là tuyên truyền viên trong công tác bảo vệ môi trường. - Hình dung được bức tranh toàn cảnh về môi trường trên thế giới, ở Việt Nam và đặc biệt hơn là thực trạng, nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường tại địa phương nơi các em đang sinh sống. - Về thái độ: Các em tỏ tình cảm yêu cây cối, thiên nhiên hơn. Các hành vi bẻ cánh cây, leo treo, dẫm bôn hoa không bao giờ xãy ra. Thường nhật các em tự giác làm vệ sinh trường, lớp, chăm sóc bồn hoa, nhặt rác bỏ vào sọt. Phong trào trồng và chăm sóc cây xanh chuyển biến rất tích cực, tạo khí thế cho đội ngũ cùng như các em học sinh quyết tâm hơn thực hiện xây dựng trường lớp Xanh- Sạch-Đẹp. Để lại hình ảnh mái trường tiểu học đẹp đẽ, thân thiện, gần gũi như ngôi nhà chung của các em. Như đã trình bày phần đầu, “ Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, của toàn xã hội và nghĩa vụ của mọi công dân ”. Đảng và nhà nước ta đã nhận thức đúng đắn vấn đề. Việc đưa nội dung giáo dục bảo vệ môi trường vào hệ thống giáo dục quốc dân vừa mang tích cấp bách, vừa mang tính chiến lược lâu dài cho sự phát triển bền vững và phồng thịnh của đất nước.
- 22 Nội dung đề tài thể hiện rõ tính tích cực về các mặt : Kiến thức về môi trường; mục tiêu giáo dục bảo vệ môi trường của Bộ giáo dục và đào tạo; Xác định nội dung tích hợp giáo dục môi trường vào từng bài trong phân môn khoa học lớp 5; Giới thiệu một số hoạt động về môi trường mà nhà trường đã thực hiện trong thời gian qua có hiệu quả và gợi ý, cung cấp cho đồng nghiệp tích lũy thêm được một số phương pháp dạy học hiệu quả nhất về giáo dục môi trường. Với nội dung sáng kiến kinh nghiệm, thực sự là chổ dựa tin cậy cho đồng nghiệp, mạnh dạn đổi mới công tác dạy học, làm cho tiết học trở nên nhẹ nhàng, thân thiện và gần gủi học sinh hơn. Hơn bao giờ hết, các em học sinh bước đầu hình thành được ý thức bảo vệ vệ sinh trường, lớp, vệ sinh môi trường và trực tiếp tham gia hành động cùng nhau xây dựng trường lớp Xanh-Sạch-Đẹp hơn. Đây thực sự làm niềm vui lớn nhất cho giáo viên và bản thân tôi, góp phần xây dựng thế hệ tương lai của đất nước có quan niệm sống thân thiện và ý thức trách nhiệm chung tay bảo vệ môi trường sống tốt hơn. 3. Khả năng áp dụng và nhân rộng. Giáo viên cần nắm vững mục tiêu, yêu cầu, nội dung, phương pháp và cách tiếp cận về giáo dục môi trường, trên cơ sở đó đầu tư tốt cho từng tiết dạy, từng hoạt động góp phần nâng cao chất lượng chung cho nhà trường. Tự tìm tòi, nghiên cứu để nâng cao trình độ tay nghề, năng lực sư phạm. Thường xuyên tìn hiểu, sưu tập những vấn đề về môi trường trên báo chí, mạng để lồng ghép dạy tiết dạy sinh động, mới mẽ hơn. Thực hiện tốt công tác chủ nhiệm lớp nhất là vệ sinh trực nhật, ăn mặc và vệ sinh các nhân nhằm dần dần hình thành nhân cách học sinh biết bảo vệ và thân thiện với môi trường xung quanh, lớp học. Trên đây là một số biện pháp mà bản thân tôi đã nghiên cứu và áp dụng vào quá trình dạy dạy tíc hợp nội dung giáo dục và bảo vệ môi trường trong môn khoa học ở lớp 5. Tuy một số biện pháp này bước đầu đã mang lại hiệu quả thiết thực song trong quá trình nghiên cứu và thực hiện sẽ không tránh khỏi những mặt còn hạn chế. Vì vậy tôi rất mong nhận được sự góp ý chân thành của các cấp lãnh đạo và bạn bè đồng nghiệp để sáng kiến hoàn thiện hơn, có hiệu quả hơn trong những năm học tiếp theo.
- 23 IV. CAM KẾT KHÔNG SAO CHÉP VÀ VI PHẠM BẢN QUYỀN Tôi xin cam kết nội dung sáng kiến mà tôi vừa trình bày là do bản thân tôi tự nghiên cứu không sao chép và vi phạm bản quyền của bất cứ người nào TÁC GIẢ SÁNG KIẾN Phạm Thị Liễu CƠ QUAN ĐƠN VỊ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN (xác nhận, đánh giá, xếp loại) XÁC NHẬN CỦA PHÒNG GD&ĐT XUÂN TRƯỜNG (xác nhận, đánh giá, xếp loại)
- 24 MỤC LỤC STT NỘI DUNG TRANG 1 I.Điều kiện hoàn cảnh tạo ra sáng kiến kinh nghiệm 3 II. Mô tả giải pháp 5 1. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến 5 1.1. Mục đích nghiên cứu 5 1.2. Cơ sở thực tiễn 7 1.3. Hiện trạng môi trường Việt Nam 7 1.4. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng môi trường nước ta 7 như hiện nay 1.5. Phương pháp và hình thức lồng ghép khi dạy tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong môn khoa học lớp 5 8 2. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến. 9 2.1.Hình thành cho học sinh những nhận biết về môi trường 2.2.Sử dụng hình ảnh trực quan, giảng thuyết để phác hoạ 2 lên bức tranh toàn cảnh tình trạng ô nhiễm môi trường và hậu quả tác động của môi trường tới đời sống con người. 3.Xác định nội dung giáo dục bảo vệ môi trường tích hợp 14 vào các bài trong sách HDH Khoa học lớp 5 4. Sử dụng phương pháp 16 4.1. Quan sát 16 4.2. Điều tra 17 4.3.Tham gia xã hội 17 4.4. Thảo luận, tranh luận 17 4.5. Sử dụng các phương tiện nghe nhìn 18 4.6 Thực hành 18 4.7 Đóng vai 19 5. Kết quả đạt được 19
- 25 5.1. Nâng cao nhận thức và ý thức của học sinh 19 5.2. Hình thành thối quen và hành động bảo vệ môi trường 19 5.3. Tăng cường trách nhiệm và sự tham gia của học sinh 19 III. Hiệu quả do sáng kiến mang lại: 20 1. Hiệu quả về kinh tế 20 3 2. Hiệu quả về mặt xã hội (Hiệu quả đối với hoạt động GD) 21 3. Khả năng áp dụng và nhân rộng 22 4 IV. Cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền. 23