Sáng kiến kinh nghiệm Tự làm đồ dùng dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục học sinh Tiểu học
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tự làm đồ dùng dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục học sinh Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_tu_lam_do_dung_day_hoc_nham_nang_cao_c.doc
Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Tự làm đồ dùng dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục học sinh Tiểu học
- Để giảng dạy có hiệu quả môn toán cho học sinh thì việc sử dụng hợp lý, sáng tạo đồ dùng dạy học là rất quan trọng đối với giáo viên trong quá trình giảng dạy; với đồ dùng này áp dụng cho phần lớn chương trình toán lớp 1 và được vận dụng dạy các bài: Phép cộng, trừ trong phạm vi 3 đến phạm vi 10, so sánh các số trong phạm vi từ 1 đến 10, cấu tạo các số từ 1 đến 10, các bài luyện tập; phần thực hành. Ngoài ra học sinh có thể tự thực hiện ở HĐNGLL, giờ ra chơi; kĩ năng tính nhẩm, tính nhanh Lớp 2: Môn thủ công bài về cắt, dán hình tròn, biển báo giao thông có dạng hình tròn.Môn toán dạy bài 1/2; 1/3; 1/4; 1/5. Lớp 4: môn Mỹ thuật với bài trang trí hình tròn. Với đồ dùng này có thể nhân rộng ra ở tất cả các lớp 1lớp 5 Cấu tạo: - 5 vòng tròn được ghép bởi 1 ốc vít từ tâm. - Đế giữ đảm bảo an toàn. - Các vòng tròn quay độc lập. - Mũi tên cố định. * Vật liệu: - 5 vòng tròn có kích thước khác nhau bằng mê ca; - Giấy đề can các màu; - 1 ốc vít; 1 trục; 1 mũi tên. 26
- Từ vòng tròn nhỏ có đường kính 20 cm được tính là vòng 1. Từ vòng 1 đến các vòng còn lại mỗi vòng cách nhau 8 cm được ghép lại với nhau ở tâm bằng 1 ốc vít - Chia đều mỗi vòng tròn dùng giấy đề can màu đỏ chia thành 10 phần bằng nhau - Dùng giấy đề can cắt thành các số từ 0 10 dán ở vòng 1, 3, 5. các dấu +, - , , = dán ở vòng 2, 4 - Dùng ốc vít ghép 5 vòng tròn vào chân đế sao cho mỗi vòng quay độc lập. - Mũi tên cố định ở tâm của vòng 1. Lắp ráp và bố trí đồ dùng. Ghép mũi tên, lần lượt từng vòng tròn (từ tâm) vào trục có chân đế, lắp ốc vít cho chặt. Cắt số, dấu, dải ngăn cách bằng nhiều màu sắc. Chia khoảng cách thành 10 phần bằng nhau rồi tiến hành dán. Sản phẩm được đề trên bục giảng tiện cho học sinh quan sát. Hướng dẫn khai thác sử dụng Qui định vòng 1là vòng nhỏ nhất khi thực hiện tính từ trong ra ngoài, mũi tên cố định, muốn thực hiện phép tính nào chỉ quay 5 vòng sao cho phép tính thẳng mũi tên. Ví dụ: * Dạy bài phép cộng trong phạm vi 6 ta quay vòng 1 là số 2, vòng 2 là dấu cộng, vòng 3 là số 4, vòng 4 là dấu =, vòng 5 là số 6 ta được phép tính 2 + 4 = 6 tương tự khi thực hiện các phép tính còn lại ta chỉ cần quay số ở vòng 1 và 3 để thực hiện các phép tính trong phạm vi 6. Với các bài dạy phép trừ trong phạm vi 2 đến phạm vi 10 ta cũng thực hiện các bước tương tự. * Với các bài so sánh các số trong phạm vi từ 3 đến 10 Ví dụ: ta so sánh 3 + 4 > 5 ta quay vòng 1 là số 3, vòng 2 là dấu cộng, vòng 3 là số 4, vòng 4 là dấu > , vòng 5 là số 5. * Hoặc so sánh 4 < 3+2 ta quay vòng 1 là số 4, vòng 2 là dấu <, vòng 3 là số 3, vòng 4 là dấu cộng, vòng 5 là số 2. Tương tự so sánh các số khác. * Cấu tạo số từ 1 đến 10 ví dụ: 3 = 2+1 ta cũng thực hiện lần lượt các vòng quay. Những điểm cần lưu ý khi sử dụng, bảo quản Khi thực hiện xoay từng vòng tròn theo chiều kim đồng hồ, mũi tên chỉ cố định vuông góc với đồ dùng. e.Ong tìm chữ Cấu tạo Đồ dùng được làm bằng các vật liệu như, phooc, xốp màu, giấy bóng kính, các tấm thẻ, Đồ dùng được thiết kế gồm 1 tấm bảng cắt hình 8 cạnh, mặt trước của tấm bảng phần sử dụng là hệ thống hình tổ ong đẹp mắt, . những tấm thẻ hình lục giác, có thể tháo ra, cài vào “tổ ong” một cách thuận tiện. 27
- Đối với những tấm thẻ giáo viên, học sinh dùng bút dạ viết trực tiếp và xóa được dễ dàng sau mỗi lần sử dụng. Vật liệu - Đồ dùng được làm bằng các vật liệu inoc, phooc, đề can, giấy màu, bìa cứng, nam châm, Cách làm 1. Khung hình có giá đỡ: + Cao: 100 cm + Rộng: 80 cm 2. Một số tấm thẻ hình lục giác Hướng dân khai thác và sử dụng: Dùng trong dạy Toán - Đồ dùng được sử dụng dạy học các bài cộng, trừ không nhớ trong phạm vi 100 của lớp 1. Cộng, trừ trong phạm vi 20, bảng nhân, bảng chia của lớp 2, 3. Các dạng bài tính nhẩm Ví dụ: Khi dạy bài mới: giới thiệu về số 7 của Toán lớp 1. Ở hoạt động học sau khi đã hình thành số 7, học sinh sắp xếp hệ thống số từ 1 – 7, học sinh lên cài theo thứ tự xuôi và ngược, nhận biết giá trị so sánh Học bài phép cộng, dấu cộng GV yêu cầu HS lên viết và cài VD: 3 + 2 = 5. thực hiện tương tự với các bài giới thiệu về dấu ( >; <; =; x : ) các dạng bài so sánh dùng trong hình thành kiến thức mới, trong luyện tập, trò chơi cuối giờ học, ngoài giờ học. Dùng trong dạy học vần, tập đọc Với hoạt động mở rộng vốn tiếng từ trong tiết học vần hoặc bài ôn tập phần vần giáo viên ghi ở tấm thẻ từ chứa vần trong bài vừa học (đang ôn), học sinh chọn tấm thẻ rồi xác định trong từ vừa đọc, tiếng nào chứa vần vừa học (vần đang ôn) + Tổ chức cho học sinh tham gia trò chơi: Đoán nhanh - đọc đúng. Học sinh tham gia vào trò chơi sẽ chọn tấm thẻ một cách ngẫu nhiên (tấm thẻ giáo viên có thể 28
- cài úp vào để học sinh rút). Học sinh chọn tấm thẻ nào thì rút tấm thẻ đó lên đọc tiếng, từ trên đó. Học sinh sẽ đọc từ được ghi trên tấm thẻ rồi xác định từ đó có trong khổ thơ nào của bài rồi đọc thuộc lòng khổ thơ đó. Các bài tập đọc, học thuộc lòng ở các lớp 2, 3, 4, 5 giáo viên thực hiện tương tự. + Tổ chức cho học sinh chơi bằng hình thức nghe một bản nhạc, hoặc tiếng chuông khi bản nhạc kết thúc thì trò chơi cũng kết thúc. Những điểm cần lưu ý khi sử dụng, bảo quản Sản phẩm "Ong tìm chữ" cần được bảo quản ở nơi cao ráo, thoáng mát, tránh để nơi ẩm ướt và cần được che đậy sau mỗi lần sử dụng. Với màu sắc hài hoà, gọn nhẹ, dễ mang, dễ sử dụng đồ dùng góp phần vào việc tổ chức các hình thức học tập tích cực, nâng cao chất lượng các môn học./. - Bộ sưu tầm thời trang của em – Dạy Mỹ thuật, Kỹ năng sống - Các lớp. +Chất liệu: Bảng fooc và giấy xốp + Do hs và PHHS làm. Sử dụng đồ dùng để giới thiệu cho hs các mẫu trang phục biểu dễn, quy trình thiết kế, yêu quý cái đẹp, quý trọng sản phẩm của người lao động, sự kết hợp màu sắc trong thiết kế cũng như trang trí,kính trọng và biết ơn người lao động, g. Bảng học Toán – dạy lớp 1. 29
- h. Mô hình cờ các nước trên thế giới :- Dạy địa lí 4,5. Dạy Kỹ năng sống. Với việc làm và sử dụng một số đồ dùng dạy học trên đã góp phần giúp tôi thuận tiện trong việc đổi mới phương pháp dạy học. Học sinh chủ động hơn trong việc lĩnh hội kiến thức mới, giúp các em tự thao tác với đồ dùng học tập để tìm ra kiến thức. Có ý thức hơn trong việc làm, sử dụng và bảo quản đồ dùng học tập. Góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của lớp tôi trong năm học 2017-2018. Tôi tự thấy, việc làm và sử dụng đồ dùng dạy học đã mang lại thành công cho tôi trong quá trình dạy học. Qua sang kiến kinh nghiệm này, tôi mong muốn, bạn bè đồng nghiệp, những người đang làm công tác giáo dục sẽ phần nào hiểu được tầm quan trọng của đồ dùng dạy học trong quá trình dạy học, chung tay làm và sử dụng đồ dùng học tập để nâng cao chất lượng giảng dạy của bản thân cũng như nền giáo dục của toàn xã hội. 30
- III. HIỆU QUẢ DO SÁNG KIẾN ĐEM LẠI Nhờ áp dụng, kết hợp các giải pháp trên trong giảng dạy mà HS lớp tôi hiện nay đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Những HS yếu có sự tiến bộ rõ rệt trong học tập và rèn luyện, các em không còn lúng túng trong việc lĩnh hội kiến thức,vận dụng thực hành kiến thức tốt hơn. Những HS có năng lực cũng đã phát huy được tính sáng tạo, các em đã mạnh dạn tự tin hơn, biết lựa chọn đồ dùng học tập phù hợp. Các em đều tự tin chia sẻ bài học với cô giáo, bạn bè và người thân. Phụ huynh học sinh cũng đã thực sự chú ý đến việc học tập của con em mình, cùng nhà trường thực hiện tốt việc đánh giá kết quả học tập của con em, cùng con em làm và sử dụng đồ dùng dạy học, chia sẻ hoạt động ứng dụng của bài học, tạo cho các em được trải nghiệm, ứng dụng bài học vào thực tế cuộc sống hàng ngày để các em nắm kiến thức một cách vững chắc hơn, phát triển toàn diện hơn. IV. CAM KẾT KHÔNG SAO CHÉP HOẶC VI PHẠM BẢN QUYỀN - Sáng kiến kinh nghiệm của tôi là mới mẻ, chưa bộc lộ công khai trong văn bản sách báo, không trùng với các giải pháp của người khác. + Tính mới bộc lộ rõ ở trong sáng kiến này của tôi là áp dụng được rất nhiều tiết học trong chương trình tiểu học, các em có thể áp dụng ở trường, ở nhà, hoạt động ứng dụng trải nghiệm. + Tôi đã phối kết hợp gia đình - nhà trường và xã hội, là một giáo viên chủ nhiệm không những thế tôi tìm hiểu nắm vững đặc điểm tâm sinh lý của học sinh tiểu học, từ đó lựa chọn các giải pháp phù hợp giúp HS nắm chắc kiến thức nội dung các môn học. Tôi mong các cấp lãnh đạo quan tâm tạo điều kiện giúp đỡ để tôi có động lực phấn đấu tốt hơn nữa, góp phần vào thành tích chung của ngành Giáo dục và Đào tạo về việc giúp học sinh học tốt hơn phát triển năng lực và phẩm chất. Tôi xin chân thành cảm ơn! Nghĩa Lợi, ngày 20 tháng 05 năm 2018 TÁC GIẢ SÁNG KIẾN Hoàng Thị Lan 31
- CƠ QUAN ĐƠN VỊ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN (Xác nhận) PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHĨA HƯNG (Xác nhận) 32
- CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Kính gửi: Hội đồng khoa học sáng kiến kinh nghiệm ngành giáo dục huyện Nghĩa Hưng. Hội đồng khoa học sáng kiến kinh nghiệm ngành giáo dục Tỉnh Nam Định. Tôi là: Hoàng Thị Lan Ngày, tháng, năm sinh : 14-04-1977 Nơi công tác : Trường Tiểu học Nghĩa Lợi Chức danh: Phó hiệu trưởng Trình độ chuyên môn : Đại học Sư phạm Tiểu học. Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: “Tự làm đồ dùng dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục học sinh tiểu học”. - Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Dạy và học. - Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu : Tháng 9 năm 2017 Sáng kiến kinh nghiệm của tôi là mới mẻ trong đó tôi đưa ra một số biện pháp làm và sử dụng một số đồ dùng dạy học để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục cho học sinh Tiểu học.Sáng kiến kinh nghiệm đã được áp dụng và đạt hiêu quả cao trong năm học 2017-2018. Tôi xin cam đoan mọi thông tin trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. Nghĩa Lợi, ngày 20 thán 5 năm 2018 Người nộp đơn Hoàng Thị Lan 33