Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm chương Điện học Vật Lí 9

pdf 22 trang binhlieuqn2 08/03/2022 4161
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm chương Điện học Vật Lí 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_xay_dung_he_thong_cau_hoi_trac_nghiem.pdf

Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm chương Điện học Vật Lí 9

  1. - Có tinh thần hợp tác trong nhóm. - Có ý thức vận dụng những điều mình đã học vào các hoạt động của gia đình, cộng đồng và nhà trường. 2. THỰC TRẠNG VIỆC DẠY HỌC CHƯƠNG ĐIỆN HỌC – VẬT LÍ 9 Qua thực tế giảng dạy ở trường THCS cũng như qua việc điều tra, thăm dò tình hình dạy, học và kiểm tra đánh giá chương Điện học lớp 9 ở các trường THCS tôi thấy có một số vấn đề sau: - Các trường đã tổ chức dạy, học chương điện học theo đúng phân phối chương trình, sách giáo khoa tuy nhiên chất lượng bộ môn chưa cao. - Sự đổi mới phương pháp giảng dạy chưa rõ rệt, nhiều thí nghiệm giáo viên chưa tổ chức cho học sinh làm theo nhóm hoặc không tổ chức làm thí nghiệm tức là còn dạy chay trong khi có đủ thiết bị đồ dùng. - Các bài thực hành tổ chức còn sơ sài, chủ yếu là thầy thực hiện do đó chưa rèn được kĩ năng thực hành mắc sơ đồ mạch điện, làm thí nghiệm cho học sinh. - Học sinh còn ngại học phần kiến thức rất khó này. - Việc kiểm tra đánh giá đối với học sinh thực hiện còn khá đơn điệu với hình thức chủ yếu là tự luận, nếu có hình thức trắc nghiệm khách quan thì cũng rất ít, câu hỏi chưa thể hiện rõ nội dung cần kiểm tra. 3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 3.1. Mục tiêu dạy học chương Điện học: 3.1.1. Về kiến thức: - Phát biểu được định luật Ôm: Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế giữa hai đầu dây và tỉ lệ nghịch với điện trở của dây. - Nêu được điện trở của một dây dẫn có giá trị hoàn toàn xác định, được tính bằng thương số giữa hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây và cường độ dòng điện chạy qua nó. Nhận biết được đơn vị của điện trở. - Nêu được đặc điểm về cường độ dòng điện và điện trở tương đương đối với đoạn mạch nối tiếp và đoạn mạch song song. - Nêu được mối quan hệ giữa điện trở của dây dẫn với chiều dài, tiết diện và vật liệu làm dây dẫn. - Nêu được biến trở là gì và các kí hiệu nhận biết biến trở trong kĩ thuật. - Nêu được ý nghĩa các trị số côn và oat ghi trên thiết bị tiêu thụ điện năng. - Viết được các công thức tính công suất điện và điện năng tiêu thụ của một đoạn mạch.
  2. - Chỉ ra được sự chuyển hoá các dạng năng lượng khi đèn điện, bếp điện, bàn là, nam châm điện, động cơ điện hoạt động. - Xây dựng được hệ thức Q= I2.R.t của định luật Jun- Lenxơ và phát biểu định luật này. 3.1.2. Về kĩ năng: - Xác định được điện trở của một đoạn mạch bằng vôn kế và ampekế. - Nghiên cứu bằng thực nghiệm mối quan hệ giữa điện trở tương đương của một đoạn mạch với các điện trở thành phần và xác lập được các công thức: 1 1 1 Rtd R1 R2 và Rtd R1 R2 - So sánh được điện trở tương đương của một đoạn mạch nối tiếp hoặc đoạn mạch song song với các điện trở thành phần. - Vận dụng được định luật Ôm cho đoạn mạch gồm nhiều nhất ba điện trở thành phần. - Xác định đượcbằng thực nghiệm mối quan hệ giữa điện trở của dây dẫn với chiều dài, tiết diện và vật liệu làm dây. l - Vận dụng được công thức R= để tính mỗi đại lượng khi biết các đại S lượng còn lại và giải thích được các hiện tượng đơn giản liên quan đến điện trở của dây dẫn. - Giải thích được nguyên tắc hoạt động cuả biến trở con chạy, Sử dụng được biến trở để điều chỉnh cường độ dòng điện trong mạch. l - Vận dụng được định luật Ôm và công thức R= để giải bài toán về S mạch điện được sử dụng với hiệu điện thế không đổi, trong đó có mắc biến trở. 3.2. Mục tiêu đánh giá khả năng nắm vững kiến thức của học sinh chương Điện học: 3.2.1 Kiến thức: - Kiểm tra mức độ nắm vững kiến thức của học sinh về: sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế. + Định luật Ôm + Điện trở của dây dẫn. +Tính chất các đoạn mạch mắc nối tiếp và song song. + Sự phụ thuộc của điện trở dây dẫn vào các yếu tố: chiều dài, tiết diện, chất liệu làm dây dẫn. + Nguyên tắc, cấu tạo, hoạt động của biến trở. + Kiến thức về công suất điện, điện năng- công của dòng điện + Định luật Jul- Len xơ
  3. 3.2.2. Kĩ năng: + Kĩ năng mắc sơ đồ mạch điện. + Kĩ năng làm thí nghiệm + Kĩ năng đề xuất phương án TN + Kĩ năng ứng dụng các kiến thức trên vào giải bài tập và giải thích các hiện tượng đơn giản trong cuộc sống 3.3. Bảng ma trận hai chiều thể hiện mối liên hệ giữa nội dung kiến thức và mức độ nhận thức: MĐ nhận thức Nhận biết Thông hiểu Vận dụng ND kiến thức Sự phụ thuộc của - Nêu được sự - Nắm được các Vận dụng định CĐDĐ vào HĐT phụ thuộc của đại lượng vật lý luật Ôm để giải Định luật Ôm CĐDĐ vào HĐT. trong công thức các bài tập đơn - Phát biểu được của định luật giản liên quan nội dung định Ôm. luật. - Viết được công thức của định luật Ôm. Đoạn mạch song Viết được công - Xác định được Vận dụng được song, nối tiếp thức tính điện trở bằng thực định luật Ôm để tương đương đối nghiệm mối quan giải bài tập với U với đoạn mạch hệ giữa điện trở không đổi. nối tiếp và song của dây dẫn với song tối đa là 3 các yếu tố của điên trở dây. Điện trở của dây Viết được công - Xác định được - Xác định được dẫn, biến trở thức tính điện trở bằng thực điện trở của một theo các yếu tố nghiệm mối quan dây dẫn bằng của dây dẫn. hệ giữa điện trở thực nghiệm. của dây dẫn với - Giải bài tập về các yếu tố của biến trở dây. Công suất điện - Viết được công - Sử dụng các Vận dụng được Điện năng - Công thức tính điện dụng cụ điện các công thức của dòng điện năng tiêu thụ và đúng hiệu điện với đoạn mạch
  4. công suất của thế định mức. tiêu thụ điện dòng điện năng. - Nêu được ý - Sử dụng các nghĩa số vôn và dụng cụ điện số oát ghi trên trong thực tế. các dụng cụ điện. - Tính điện năng tiêu thụ ở gia đình Định luật Jul- - Phát biểu và - Chỉ ra được sự - Vận dụng được Lenxơ viết được công chuyển hoá năng định luật Jul- thức của định lượng trong các Lenxơ để giải luật Jul- Lenxơ. dụng cụ dùng thích các hiện điện. tượng liên quan. 3.4. Bảng phân bố câu hỏi chương Điện học: MĐ nhận thức Nhận biết Thông hiểu Vận dụng ND kiến thức Sự phụ thuộc của CĐDĐ vào HĐT C1, C2, C3 C14 C29, C30, C31 Định luật Ôm C32, C33, C34, Đoạn mạch song C15, C16, C4 C35, C36, C37, song, nối tiếp C17, C18 C38, C39 Điện trở của dây C5, C6 C19, C20, C21 C40, C41, C42 dẫn, biến trở Công suất điện C22, C23, C24, C43, C44, C45, Điện năng - Công C7, C8, C9, C10 C26, C28 C46, C47 của dòng điện Định luật Jul- C11, C12, C13 C25, C27 C48, C49, C50 Lenxơ 3.5. Hệ thống câu hỏi: Câu 1. Khi hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn tăng và điện trở của dây dẫn không thay đổi thì : A. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn không thay đổi. B. Cường độ dòng điện có lúc tăng có lúc giảm. C. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn giảm. D. Cường độ dòng điện tăng tỉ lệ thuận với hiệu điện thế.
  5. Câu 2. Đối với mỗi dây dãn thương số U có trị số : I A. Tỉ lệ thuận với hiệu điện thế. B. Tỉ lệ nghịch với cường độ dòng điện. C. Không đổi. D. Tăng khi hiệu điện thế tăng. U Câu 3. : Chọn câu đúng khi nói về định luật Ôm: I R A. Khi U tăng thì R cũng tăng nên I không đổi. U B. R nên U tăng thì R cũng tăng. I C. Cường độ dòng điện I tỉ lệ thuận với U và tỉ lệ nghịch với R. D. I qua R tỉ lệ nghịch với U. Câu 4. Điện trở của đoạn mạch gồm hai điện trỏ R1 và R2 mắc song song có điện trỏ tương đương là: . RR1 2 RR1 2 1 1 A. R1+R2 B. C. D. . RR1 2 RR1 2 RR1 2 Câu 5. Công thức tính điện trở theo chiều dài, tiết diện và điện trở suất là: .S S l l A. R B. R C. R D. R . l .l .S S Câu 6. Điều nào sau đây là đúng khi nói về biến trở ? A. Biến trở dùng để điều chỉnh nhiệt độ của điện trở trong mạch. B. Biến trở dùng để điều chỉnh hiệu điện thế trong mạch. C. Biến trở dùng để điều chỉnh cường độ dòng điện trong mạch. D. Biến trở dùng để điều chỉnh điện áp trong mạch. Câu 7. Công của dòng điện không tính theo công thức: A. A= U.I.t B. A= I2.R.t C. A=P/t D. A= P.t Câu 8. Trong các công thức tính công suất sau đây. Hãy chọn công thức sai? A. P = U.I B. P = U2/R C. P = I2.R D. P = U/I Câu 9. Điều nào sau đây là đúng khi nói về công suất của dòng điện? A. Công suất của dòng diện là đại lượng đặc trưng cho tốc độ sinh công của dòng điện. B. Công suất của dòng diện được đo bằng công của dòng điện thực hiện trong 1 giây. C.Công suất của dòng diện trong một đoạn mạch bằng tích hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch với cường độ dòng điện chạy trong đoạn mạch đó. D. Cả ba phát biểu đều đúng. Câu 10. Mỗi số trên công tơ điệnătơng ứng với:
  6. A. 1Wh B. 1Ws C. 1KWh D. 1KWs Câu 11. Nhiệt lượng Q toả ra trên dây dẫn được tính theo công thức: A. Q= I.R.t B. Q= I2 R.t C. Q= I.R2.t D. Q= I.R.t2 Câu 12. Điện năng không thể biến thành: A. Cơ năng . C. Hoá năng. B. Nhiệt năng. D. Năng lượng nguyên tử. Câu 13. Tình huống nào sau đây không làm người bị điện giật ? A. Tiếp xúc với dây điện bị bong lớp cách điện . B. Thay bóng đèn nhưng không ngắt cầu chì. C. Hai tay tiếp xúc với hai cực của bình ăcquy xe gắn máy. D. Đi chân đất khi sửa điện. Câu 14. Hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn tăng thì: A. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn không thay đổi. B. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn có lúc tăng, có lúc giảm. C. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn giảm. D. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tăng tỉ lệ với hiệu điện thế . Câu 15. Hai điện trở mắc nối tiếp nhau. Hiệu điện thế ở hai đầu các điện trở lần lượt là U1 và U2. Cho biết hệ thức nào sau đay đúng? UU2 1 RR2 2 UU1 2 A. . B. C. U1.R1= U2.R2 D. RR1 2 UU2 1 RR1 2 Câu 16. Câu phát biểu nào đúng khi nói về cường độ dòng điện trong đoạn mạch mắc nối tiếp và song song: A. Cường độ dòng điện bằng nhau trong các đoạn mạch. B. Hiệu điện thế tỉ lệ thuận với điệ trỏ của các đoạn mạch. C. Cách mắc thì khác nhau nhưng hiệi điện thế thì như nhau ở các đoạn mạch mắc nối tiếp và song song. D. Cường độ dòng điện bằng nhau trong các đoạn mắc nối tiếp, tỉ lệ nghịch với điện trở trong các đoạn mạch mắc song song. Câu 17. Khi nào ta cần mắc điện trở mới song song với điện trở cũ? A. Muốn giảm điện trở của mạch điện. B. Muốn tăng điện trở của mạch điện. C. Muốn giảm cường dộ dòng điện qua mạch chính. D. Muốn giảm công suất tiêu thụ của mạch điện. Câu 18. Đoạn mạch gồm 2 điện trở R1= 15  và R2 = 20  mắc song song có điện trở tương đương là: 15.20 15 20 1 1 A. 15 + 20 B. C. D. 15 20 15.20 15 20
  7. Câu 19. Xét các dây dẫn được làm từ cùng một loại vật liệu. Nếu chiều dài dây dẫn tăng gấp 3 lần và tiết diện giảm đi 2 lần thì điện trở của dây dẫn : A. Tăng gấp 6 lần. B. Giảm đi 6 lần. C. Tăng gấp 1,5 lần. D. Giảm đi 1,5 lần. Câu 20. Khi dịch chuyển con chạy hoặc tay quay của biến trở, đại lượng nào sau đay sẽ thay đổi theo? A. Tiết diện dây dẫn của biến trở. B. Điện trở suất của chất làm dây dẫn của biến trở. C. Chiều dài dây dẫn của biến trở. D. Nhiệt độ của biến trở. Câu 21. Một biến trở gồm một dây dẫn có giá trị từ 0 đến 100. Để thay đổi giá trị của biến trở , người ta thường thay đổi : A. Chiều dài dây. B. Tiết diện dây. C. Vật liệu dây. D. Nhiệt độ dây dẫn. Câu 22. Số oát ghi trên một dụng cụ cho biết: A. Điện năng mà dụng cụ này tiêu thụ trong một phút khi dụng cụ này được sử dụng đúng với hỉệu điện thế định mức. B. Công suất của dụng cụ khi dụng cụ này được sử dụng đúng với hỉệu điện thế định mức. C. Công mà dòng điện thực hiện khi dụng cụ này được sử dụng đúng với hỉệu điện thế định mức. D. Công suất điện của dụng cụ này khi dụng cụ được sử dụng với những hiệu điện thế không vượt quá hiệu điện thế định mức. Câu 23. Một bóng đèn có hiệu điện thế định mức 220V được mắc vào HĐT 180 V. Hỏi độ sáng của đèn như thế nào? A. đèn sáng bình thường. B. Đèn sáng yếu hơn bình thường. C. Đèn sáng macnhj hơn bình thường. D. Đèn sáng không ổn định. Câu 24. Trong các đơn vị sau đây , đơn vị nào không phải là đơn vị của Công? A. Jun (J). B. Ws. C. KW.h D. V.A Câu 25. Dòng điện đi từ dây dẫn đến bóng đèn. Bóng đèn sáng lên , toả nhiều nhiệt hơn trên dây dẫn vì: A. Cường độ dòng điện qua dây tóc bóng đèn lớn hơn qua dây dẫn. B. Điện trở của dây tóc bóng đèn lớn hơn điện trở của dây dẫn. C. Chiều dài dây tóc bóng đèn lớn hoan chiều dài dây dẫn. D. Điện trở suất của vật liệu làm dây tóc bóng đèn nhỏ hơn điện trở suất của dây dẫn.
  8. Câu 26. Trong các loại thiết bị sau, thiết bị (linh kiện) nào có công suất nhỏ nhất? A. Đèn LED. B. Đèn pha ô tô. C. Đèn pin. D. Ti vi. Câu 27. Sở dĩ ta nói dòng điện có năng lượng vì: A. Dòng điện có thể thực hiện công cơ học, làm quay các động cơ. B. Dòng điện có tác dụng nhiệt, có thể đun sôi nước. C. Dòng điện có tác dụng phát sáng. D. Tất cả các nội dung A, B, C. Câu 28. Một bóng đèn có ghi 12V- 3W. Trường hợp nào sau đây đèn sáng bình thường? A. Hiệu điện thế hai đầu bóng đèn là 12 V. B. Cường dộ dòng điện chạy qua bóng đèn là 0,25 A. C. Cường dộ dòng điện chạy qua bóng đèn là 0,5 A. D. Trường hợp A và B. Câu 29. Dặt một hiệu điện thế U= 12 V vào hai đầu một điện trở. Cường độ dòng điện chạy qua điện trở là 2A. Nếu tăng hiệu điện thế lên 1,5 lần thì cường độ dòng điện là: A. 3A. B. 0,2  . C. 0,5 A. D. 0,25 A. Câu 30. Hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn là 10 V, cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn là 2A, thì điện trở là: A. 20  . B. 0,2  . C. 5  D. 6  . Câu 31. Hiệu điện thế U= 10 V được đặt vào giữa hai đầu một điện trở có giá trị R= 25  .Cường độ dòng điện chạy qua điện trở nhận giá trị nào sau đây là đúng? A. I= 2,5 A B. I= 0,4 A. C. I= 15 A. D. I= 35 A Câu 32. Mắc nối tiếp hai điện trở có giá trị lần lượt là R1= 12  , R2= 6  vào hai đầu đoạn mạch AB.Cường độ dòng điện chạy qua R1 là 0,5A. Hiệu điện thế giữa hai đầu AB là: A. 6 V. B. 7,5 V. C. 9 V. D. Một giá trị khác. Câu 33. Hai điện trở R1= 5  .,R2= 15  mắc nối tiếp.Cường độ dòng điện qua điện trở là R1 là 2A. Thông tin nào sau dây là sai? A. Điện trở tương đương của cả đoạn mạch là 20  . B. Cường độ dòng điện qua điện trở R2 là 2A. C. Hiệu điện thế hai đầu đoạn mạch là 40 V. D. Hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở R2 là 40 V.
  9. Câu 34. R1=12  ,R2 =18  được mắc nối tiếp vào nhau vào giữa hai đầu đoạn mạch có hiệu điện thế là 15 V. Kết luận nào sau đây là sai? A. Điện trở tương đương của đoạn mạch là 30  . B. Cường độ dòng điện chạy trong các điện trở đều bằng 0,5 A. C. Hiệu điện thế giữa hai dầu R1 là 6V. D. Hiệu điện thế giữa hai đầu R2 là 6 V Câu 35. Cho hai điện trở R1= 20  chịu được dòng điện có cường độ tối đa 2A và R2 =40  chịu được dòng điện có cường độ tối đa 1,5 A. Hiệu điện thế tối đa có thể đặt vào hai đầu đoạn mạch gồm R1 và R2 mắc nối tiếp là: A. 210V. B. 90V. C. 120 V. D. 100V. Câu 36. Cho hai điện trở R1=20, R2=30 được mắc song song với nhau. Điện trở tương đương R của đoạn mạch đó là: A. 10  . B. 50  . C. 60  . D. 12  . Câu 37. Mắc song song hai điện trở R1=30  ,R2=25  vào mạch điện có hiệu điện thế 30 V. Cường độ dòng điện trong mạch chính là: A. 1A. B. 2,2 A. C. 1,2 A. D. 0,545 A. Câu 38. Cho biết R1=6  , R2= 3  , R3 =1  . Điện trở tương đương của mạch điện ở hình trên có trị số là: A.8  . B. 10  C. 3 D. 4 . Câu 39. Cho hai điện trở R1 =15  chịu được dòng điện có cường độ tối đa 2A và R2 =10  chịu được dòng điện có cường dộ tối đa 1A.Hiệu điện thế tối đa có thể đặt vào hai đầu đoạn mạch gồm R1 và R2 mắc song song là: A. 40V. B. 10 V. C. 30 V. D. 25 V. Câu 40. Một biến trở con chạy dài 50m được làm bằng dây dẫn hợp kim nikêlin có điện trở suất 0,4.10-6, tiết diện đều là 0,5 mm2. Điện trở lớn nhất của bién trở này là: A. 40  . B. 0,04  . C. 6,25  . D. Một giá trị khác. Câu 41. Cần kết hợp tiết diện S và chiều dài L của vật dẫn như thế nào để có điện trở nhỏ nhất? A. L và S. B. 2L và S . C. L và 2S. D. 2L và S. 2 2 Câu 42. Cần làm một biến trở có giá trị lớn nhất là 20  bằng một dây nikelin có tiết diện 0,5 mm2. Thì chiều dài của dây dẫn là: A. l= 10m. B. l= 20m. C. l= 25m. D. l= 15m. Câu 43. Khi mắc một bóng đèn vào hiệu điện thế 3V thì dòng điện chạy qua nó có cường độ 0,2 A. Công suất tiêu thụ của bóng đèn này là: A. 6J. B. 0,6W.
  10. C. 15 W. D. Một giá trị khác. Câu 44. Hai bóng đèn có ghi (220V- 40W) và (220V- 100W) thì cường độ dòng điện định mức qua một trong hai bóng là: A. I= 0,7 A. B. I= 0,45 A. C. I= 0,8 A. D. I= 0,5 A. Câu 45. Một nguồn điện cung cấp một công suất P1 cho bóng đèn có điện trở R1. Đèn sáng bình thường. Nếu mắc một điện trở R2 khác nối tiếp với bóng đèn thì: A. Đèn vẫn sáng như cũ. B. Độ sáng của đèn giảm vì cường độ dòng điện giảm. C. Độ sáng của đèn tăng vì điện trở toàn mạch tăng lên. D. Độ sáng của đèn tăng hoặc giảm tuỳ thuộc vào giá trị R2. Câu 46. Có hai điện trở 5  và 10  được mắc nối tiếp nhau. Nếu công suất của điện trở 5  là P thì công suất của điện trở 10  là : A. P . B. P . C. P. D. 2P. 4 2 Câu 47. Một bếp điện có ghi 220V-1KW hoạt động liên tục trong 2 giờ với hiệu điện thế 220V. Điện năng mà bếp tiêu thụ trong thời gian đó là bao nhiêu? A. 2 Wh. B. 200Wh C. 7200 J. D. 7200 KJ Câu 48. Khi mắc một bếp điện vào mạch điện có hiệu điện thế 220V thì cường độ dòng điện qua bếp là 4A. Hỏi trong thời gian 30 phút nhiệt lượng tỏa ra của bếp là bao nhiêu? A. 1584 KJ. B. 24600J C. 246000 J. D. 54450 KJ Câu 49. Khi dòng điện có cường độ 3A chạy qua một vật đãn trong 10 phút thì toả ra một nhiệt lượng là 540 KJ.Hỏi điện trở của vật dãn nhận giá trị nào sau đây là đúng? A. 6  . B. 600  . C. 100 . D. Một giá trị khác. Câu 50. Khi dòng điện có cường độ 2A chạy qua một vật dẫn có điện trở 50  thì toả ra một nhiệt lượng là 180 KJ. Hỏi thời gian dòng điện chạy qua vật dẫn đó là bao nhiêu? A. 90 phút. B. 15 phút. C. 18 phút. D. Một giá trị khác.
  11. ĐÁP ÁN HỆ THỐNG CÂU HỎI CHƯƠNG Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 ĐA D C D C D C D A D C B D C D D D A B B C A B B C B A 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 38 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 ĐA A D D A C B C D D B D B C B A C C B B B D D A C B 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Thông qua tiến hành nghiên cứu trên lớp cả hai lớp với đề tài phân loại và hướng dẫn học sinh làm bài tập vật lý 9 chương I: Điện học, tôi đã thu được một số kết quả đó là học sinh nắm vững kiến thức cơ bản của chương, biết cách làm các bài tập vận dụng trong sách bài tập. Để chứng minh tôi xin đưa ra một số kết quả sau: - Kết quả khảo sát chất lượng môn Vật lý 9 đầu năm: Số Trung Số Giỏi Khá Yếu Kém bài bình liệu kiểm Lớp SL % SL % SL % SL % SL % tra 9A2 41 3 7.3 7 17.1 21 51.2 4 9.8 6 14.6 9A3 36 3 8.3 6 16.7 17 47.2 6 16.7 2 11.2 - Sau khi tiến hành nghiên cứu trên lớp 9A2 còn lớp 9A3 để đối chứng, khi kiểm tra kết thúc chương I tôi đã thu được kết quả sau: Số Số Trung Giỏi Khá Yếu Kém liệu bài bình Lớp kiểm SL % SL % SL % SL % SL % tra 9A2 41 6 14.6 12 29.3 18 43.9 3 7.3 2 4.9 9A3 36 6 16.7 8 22.2 18 50 4 11.1 0 0 Từ kết quả thu được, tôi thấy rằng việc sử dụng các câu hỏi trắc nghiệm khách quan để đánh giá kết quả học tập của học sinh bước đầu đã đem lại các kết quả tích cực. Dưới hình thức kiểm tra đánh giá mới, đòi hỏi học sinh cần
  12. nắm vững và bao quát kiến thức hơn, kết quả học tập của học sinh hai lớp kiểm nghiệm có những tiến bộ nhất định. Qua đó phần nào chứng tỏ được hiệu quả của phương pháp kiểm tra đánh giá mới này. Tuy nhiên việc ra một đề thi trắc nghiệm và chất lượng của đề lại lại đòi hỏi chủ yếu ở kiến thức và kĩ năng của người ra đề.
  13. PHẦN III KẾT LUẬN Trên đây là đề tài về việc xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan Vật Lí 9 mà cụ thể là chương Điện học mà tôi trong quá trình dạy cho học sinh lớp 9 đã rút ra được. Đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá là một vấn đề quan trọng trong nội dung đổi mới phương pháp dạy học hiện nay. Việc đánh giá kết quả học tập của học sinh được sử dụng với nhiều hình thức khác nhau, mỗi loại có những ưu, nhược điểm riêng. Do đó trong quá trình thực hiện chứng ta phải kết hợp nhiều hình thức kiểm tra để kiểm tra, đánh giá toàn diện học sinh. Việc dạy học cũng như việc kiểm tra đánh giá học sinh là rất quan trọng, giúp học sinh biết cách tư duy lôgic, biết phân tích tổng hợp các hiện tượng trong cuộc sống. Vì vậy mỗi giáo viên giảng dạy môn Vật Lý cần không ngừng học hỏi, sáng tạo để tìm ra những phương pháp giảng dạy phù hợp nhất với từng đối tượng học sinh. Do thời gian nghiên cứu hạn chế, tài liệu nghiên cứu còn hạn chế nên đề tài không tránh khỏi những khiếm khuyết nên trong đề tài này có khiếm khuyết gì mong các đồng chí đồng nghiệp tiếp tục nghiên cứu Xin chân thành cảm ơn! Hà nội, ngày 15 tháng 3 năm 2019 Người viết Nguyễn Mạnh Hải
  14. PHẦN IV TÀI LIỆU KHAM KHẢO - Sách giáo khoa vật lý 9 -NXBGD Năm 2005 - Sách bài tập vật lý 9 - NXBGD năm 2005 - Sách giáo viên vật lý 9 - NXBGD năm 2005 - Phương pháp giảng dạy vật lý ở trường phổ thông, tập 1 – NXBGD - 1979 - Phương pháp dạng bài tập vật lý - NXBGD - Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên THCS chu kì III quyển (1+2), Nguyễn Hải Châu, nhà xuất bản Giáo dục. - Sách giáo khoa Vật lí 7, SGV, SBT Nguyễn Đức Thâm, NXBGD. - Giáo trình Phương pháp dạy học Vật lí, Nguyễn Đức Thâm, NXBGD - Phân phối chương trình Vật lí THCS. Nơi nhận: - Phòng Văn hóa và Thông tin; - Lưu VT. , ngày .tháng .năm 2019 NGƯỜI VIẾT THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ Nguyễn Mạnh Hải Đỗ Thu Hà