Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng hệ thống đánh giá và phản hồi cho giáo viên để nâng cao chất lượng giáo dục

docx 40 trang Đinh Thương 15/01/2025 170
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng hệ thống đánh giá và phản hồi cho giáo viên để nâng cao chất lượng giáo dục", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_xay_dung_he_thong_danh_gia_va_phan_hoi.docx

Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng hệ thống đánh giá và phản hồi cho giáo viên để nâng cao chất lượng giáo dục

  1. 26 Nội dung đánh giá Mức đạt được Giáo viên giải thích rõ ràng và dễ hiểu trong lớp học Giáo viên tạo môi trường học tập tích cực và thoải mái Giáo viên tạo cơ hội cho mọi học sinh tham gia vào hoạt động học tập học sinh Giáo viên đánh giá công bằng và minh bạch Giáo viên khuyến khích sự phát triển cá nhân từng học sinh Giáo viên sử dụng phương pháp dạy học phù hợp với nhu cầu của học sinh Giáo viên tạo điều kiện cho học sinh tự tin thể hiện ý kiến và ý tưởng của mình Giáo viên thúc đẩy học sinh phát triển kỹ năng tự học và giải quyết vấn đề Bổ sung: Em hãy chia sẻ nhận xét hoặc góp ý của em về chất lượng giảng dạy của giáo viên: Tôi cung cấp mẫu phiếu này cho mỗi giáo viên để giáo viên phát cho học sinh. Việc thu thập từ phản hồi của học sinh rất quan trọng để mỗi giáo viên có thể điều chỉnh hiệu suất giảng dạy của mình một cách thích hợp và hiệu quả hơn nhằm: + Thúc đẩy sự phát triển chuyên môn liên tục: Không chỉ dừng lại ở việc đánh giá hiện tại, mà còn cần thúc đẩy sự phát triển chuyên môn liên tục cho giáo viên. Có thể tổ chức các buổi hội thảo, nhóm nghiên cứu chuyên đề, hoặc cung cấp tài liệu tham khảo để giúp giáo viên liên tục cập nhật và nâng cao kiến thức của mình. + Tạo điều kiện để chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm: Khuyến khích giáo viên chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm của mình với nhau thông qua các buổi họp, nhóm
  2. 27 làm việc, hoặc các diễn đàn trực tuyến. Việc này có thể giúp tạo ra một môi trường học tập tích cực và khuyến khích sự hợp tác giữa các giáo viên. + Liên kết với phụ huynh và cộng đồng: Đồng bộ hóa hệ thống đánh giá với sự hỗ trợ từ phụ huynh và cộng đồng là rất quan trọng. Tạo ra các cơ hội giao tiếp và phản hồi giữa giáo viên và phụ huynh để cùng nhau hỗ trợ sự phát triển học tập của học sinh. + Đánh giá và điều chỉnh định kỳ: Cuối cùng, cần thiết lập một chu kỳ đánh giá và điều chỉnh định kỳ để đảm bảo rằng hệ thống đánh giá và phản hồi liên tục luôn được cập nhật và phản ánh đúng hiện trạng của môi trường giảng dạy và học tập. 3. Kết quả thu nhận từ phản hồi của học sinh
  3. 33 Phản hồi từ phụ huynh:
  4. 36 4. Đánh giá kết quả khảo nghiệm: Tổng số Hoàn thành Chưa hoàn Năm học học sinh CT lớp học thành CT lớp Ghi chú học 2021-2022 687 684 3 2022-2023 677 677 0 2023-2024 614 * Kết quả các cuộc thi và giao lưu trong năm học: 2021-2022 + Triển lãm Viết chữ đúng và đẹp: Học sinh Giao lưu chữ đúng và đẹp 38 HS tham gia có 37 em đạt giải trong đó: 3 giải Nhất, 9 giải Nhì, 15 Giải ba, 10 Giải KK.; Có 1 học sinh tham gia cấp tỉnh đạt giải khuyến khích. + Thi kể chuyện những bài học về Bác Hồ: 1 giải nhì cấp huyện + Tham gia viết bài trên văn, toán tuổi thơ: 5 lượt học sinh, giáo viên tham gia được đăng trên báo. + Học sinh tham gia thi Hùng Biện Tiếng Anh có 3 em đạt giải trong đó có 1 giải Ba, 2 giải Khuyến khích. * Kết quả các cuộc thi và giao lưu trong năm học: 2022-2023 + 09 giáo viên có bài giảng điện tử dự thi cấp tỉnh được xếp loại Khá; Trong đó có 02 Giáo viên đạt giải Nhì cấp tỉnh, 04 giáo viên đạt giải Ba. + 06 giáo viên đạt danh hiệu Giáo viên dạy giỏi cấp huyện. + Học sinh tích cực tham gia các cuộc thi, giao lưu, đã đạt: 09 giải cấp tỉnh, 54 giải cấp huyện. + Tham gia viết bài trên Tạp chí Toán Tuổi thơ: HS và tập thể lớp 5A, 5B, 5C, 5D, 4A, 4B, 4C, 3A, 3B có bài viết được đăng trên tạp chí Toán Tuổi thơ. + HS đã tích cực tham gia viết bài giao lưu “An toàn giao thông cho nụ cười trẻ thơ”; vẽ tranh với chủ đề “Ý tưởng trẻ thơ”, “Chiếc ô tô mơ ước” trong năm học. *Tập thể nhà trường được UBND Tỉnh tặng bằng khen. Tính đến 20 tháng 4 năm học 2023-2024 với sự cố gắng của tập thể cán bộ và giáo viên nhà trường đã thu nhận được những thành tích đáng kể sau: + Kết quả thi Hùng biện Tiếng Anh cấp huyện đã có 2 giải Nhì, 2 giải Ba, 4 giải khuyến khích.
  5. 37 + Kết quả thi Trạng nguyên Tiếng Việt cấp Huyện đã có 1 giải Nhất, 9 giải Nhì, 5 giải Ba và 25 giải khuyến khích. Dự thi cấp Tỉnh đã có 5 giải Nhì, 3 giải ba, 4 giải Khuyến khích. + Kết quả thi Hội khỏe phù đổng cấp huyện đã có 2 giải Ba cấp huyện, 1 giải Khuyến khích. + Kết quả cuộc thi Xây dựng thiết bị dạy học số đã có 1 giải Nhì cấp tỉnh, 1 giải Khuyến khích và 3 bài dự thi đạt. Nhìn vào kết trên trước khi chưa áp dụng biện pháp nhà trường còn 3 học sinh chưa hoàn thành chương trình lớp học. Sau khi áp dụng biện pháp Đánh giá và phản hồi cho giáo viên tại trường chất lượng đã được cải thiện một cách hiệu quả. Các mũi nhọn của nhà trường đã đạt được nhiều thành tích, năm học sau thành tích cao hơn năm học trước. Đặc biệt hiệu quả Giáo dục - Đào tạo ở các cấp học trong những năm vừa qua của huyện Xuân Trường nói chung và của trường Tiểu học Xuân Phong nói riêng đã đạt được nhiều tiến bộ đáng kể. Trường Tiểu học Xuân Phong đã không ngừng cố gắng vươn lên và có những tiến bộ vượt bậc, ngày 14 tháng 03 năm 2022 trường đã được công nhận đạt Kiểm định chất lượng Mức độ II và ngày 16 tháng 3 năm 2022 đạt trường chuẩn quốc gia Mức độ I. Năm học 2021-2022 trường Tiểu học Xuân Phong được chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định tặng danh hiệu Tập thể lao động Xuất sắc, năm học 2022-2023 nhà trường tiếp tục được chủ tịch Ủy ban nhân tỉnh tặng Bằng khen Đã có thành tích trong công tác từ năm học 2021- 2022 đến năm học 2022-2023. IV. HIỆU QUẢ DO BIỆN PHÁP ĐEM LẠI 1. Tăng cường sự tương tác giữa giáo viên và học sinh: Hệ thống đánh giá và phản hồi liên tục sẽ tạo ra một kênh thông tin mở giữa giáo viên và học sinh. Việc học sinh có cơ hội đánh giá và phản hồi về các bài giảng sẽ tạo ra sự tương tác tích cực, giúp giáo viên hiểu rõ hơn về nhu cầu và mong muốn học tập của học sinh. 2.0Cải thiện chất lượng giảng dạy thông qua phản hồi chính xác và xây dựng: Thông qua việc thu thập phản hồi từ học sinh liên tục, giáo viên có thể nhận được thông tin cụ thể về những điểm mạnh và điểm yếu trong phương pháp giảng dạy của mình. Điều này giúp giáo viên điều chỉnh và cải thiện phương pháp giảng dạy để đáp ứng tốt hơn nhu cầu học tập của học sinh. 3. Khuyến khích sự tích cực và tự chủ trong học tập: Hệ thống đánh giá và phản hồi liên tục khuyến khích sự tham gia tích cực của học sinh trong quá trình học tập. Giáo viên không chỉ là người nhận thông tin mà còn là người đóng góp ý kiến và góp phần vào việc cải thiện chất lượng giảng dạy thông qua việc phản hồi.
  6. 38 4.Xây dựng một môi trường học tập tích cực: Bằng cách đặt ra cơ hội cho học sinh thể hiện ý kiến và nhận phản hồi từ giáo viên một cách liên tục, hệ thống này giúp xây dựng một môi trường học tập tích cực và hỗ trợ sự phát triển cá nhân của từng học sinh. 5.Tăng cường trách nhiệm của giáo viên: Việc liên tục thu thập và phản hồi thông tin từ học sinh yêu cầu sự chủ động và trách nhiệm của giáo viên trong việc cải thiện chất lượng giảng dạy. Giáo viên cần liên tục theo dõi và phản hồi đối với thông tin này để đảm bảo rằng giáo viên đáp ứng được nhu cầu học tập của học sinh một cách hiệu quả nhất. Tóm lại, hệ thống đánh giá và phản hồi liên tục không chỉ giúp cải thiện chất lượng giảng dạy mà còn tạo ra một môi trường học tập tích cực và khuyến khích sự tham gia của cả giáo viên và học sinh trong quá trình học tập tại trường Tiểu học Xuân Phong. Biện pháp này, tôi đã áp dụng tại đơn vị và thấy được hiệu quả nâng cao rõ rệt. Chính vì thế tôi nghĩ có thể nhân rộng tới các nhà trường trong lĩnh vực quản lý chỉ có thể liên tục đánh giá và có sự phản hồi đánh giá từ các cấp, từ học sinh, phụ huynh bên cạnh đó giáo viên luôn được trao đổi về chuyên môn, chia sẻ kinh nghiệm của mình với nhau, liên tục cập nhật những kiến thức mới tạo ra môi trường học tập tích cực thì tôi tin rằng chất lượng của các nhà trường sẽ từng bước đi lên một cách bền vững. V. Cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền. Tôi xin cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền của cá nhân khác. Nếu sai tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của đồng nghiệp và của Hội đồng khoa học các cấp để sáng kiến của tôi có tính khả thi hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Xuân Trường, ngày 20 tháng 4 năm 2024 TÁC GIẢ BIỆN PHÁP Nguyễn Thị Kim Oanh
  7. 39 CƠ QUAN ĐƠN VỊ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM (xác nhận, đánh giá, xếp loại) XÁC NHẬN CỦA PHÒNG GD&ĐT (xác nhận, đánh giá, xếp loại)
  8. 40 PHỤ LỤC Nội dung Trang Thông tin chung về biện pháp 2 I. ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA BIỆN PHÁP 3 1.Cơ sở lý luận 3 2. Cơ sở thực tiễn 3 II. MÔ TẢ BIỆN PHÁP 4 1. Mô tả thực trạng trước khi tạo ra biện pháp 5 2. Phạm vi nghiên cứu và triển khai sáng kiến 5 3. Đối tượng nghiên cứu 6 4. Phạm vi nghiên cứu 7 5. Phương tiện nghiên cứu 8 III. GIẢI PHÁP TRỌNG TÂM 8 1. Lập kế hoạch nghiên cứu 8 2. Áp dụng các biện pháp khảo sát 9-27 3. Kết quả thu nhận 27-36 4. Đánh giá kết quả khảo nghiệm. 36 IV. HIỆU QUẢ 36 V. CAM KẾT 37