Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng môi trường học tập cho trẻ 5-6 tuổi hoạt động một cách tích cực
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng môi trường học tập cho trẻ 5-6 tuổi hoạt động một cách tích cực", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_xay_dung_moi_truong_hoc_tap_cho_tre_5.docx
Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng môi trường học tập cho trẻ 5-6 tuổi hoạt động một cách tích cực
- 16 + Số cháu thường xuyên hoạt động tích cực là 25 cháu chiếm 89,3% - Nguyên nhân do: + Diện tích đủ rộng để trẻ hoạt động + Các góc chơi bố trí hợp lý + Đồ dùng do cô tạo ra phục vụ các hoạt động đầy đủ, đẹp, phong phú + Nhận thức của trẻ ngày càng tăng * Về kỹ năng sử dụng môi trường trong lớp” + Số cháu chưa có kỹ năng sử dụng môi trường trong lớp là 3 cháu chiếm 10,7 % + Số cháu thỉnh thoảng có có kỹ năng sử dụng môi trường trong lớp là 5 cháu chiếm 17,9 % + Số cháu thường xuyên có kỹ năng sử dụng môi trường trong lớp là 20 cháu chiếm 71,4 % - Nguyên nhân do: + Nhận thức của trẻ tăng cao + Kỹ năng, vốn kinh nghiệm của trẻ tăng do cô luôn tạo điều kiện cho trẻ được trải nghiệm học tập mọi lúc mọi nơi * Về hứng thú tham gia lao động: + Số cháu chưa có hứng thú tham gia hoạt động là 2 cháu chiếm 7,1 % + Số cháu thường xuyên có hứng thú tham gia hoạt động là 18 cháu chiếm 64,3% - Nguyên nhân do: + Đồ dùng phục vụ các hoạt động nhiều, bền, đẹp + Môi trường hoạt động sạch, đẹp có nhiều bàn tay của cô giáo, tuy chưa có phòng học chức năng nhưng cố giáo luôn tạo môi trường, điều kiện để trẻ phát triển + Trẻ được tham gia cùng cô trong hầu hết các hoạt động mang tính sáng tạo
- 17 Sau khi nghiên cứu và ứng dụng bản sáng kiến kinh nghiệm, tôi nhận thấy để thực hiện tốt việc “Xây dựng môi trường học tập cho trẻ 5-6 tuổi hoạt động một cách tích cực” muốn đạt được hiệu quả tối đa theo tôi cần lưu ý thêm một số vấn đề sau: - Giáo viên nắm vững nhiệm vụ của năm học, các chuyên đề trọng tâm, phương pháp các môn học, các hoạt động giáo dục trẻ - Bản thân không ngừng rèn luyện, học tập và bồi dưỡng về đạo đức cũng như nghiệp vụ sư phạm. - Dự giờ tham quan các lớp, trường bạn để tích lũy kinh nghiệm cho bản thân - Tổ chức tốt các hoạt động trong lớp, tạo môi trường học tập trong lớp thân thiện, phù hợp, có khoa học - Lên kế hoạch thực hiện đầy đủ, làm đồ dùng, đồ chơi chu đáo, cố gắng khắc phục những mặt hạn chế - Muốn tạo môi trường xung quanh lớp phong phú và có hiệu quả đòi hỏi phải tìm tòi các phương pháp thích hợp có khoa học, sáng tạo linh hoạt qua các chủ đề. - Nắm vững đặc điểm tâm sinh lý và khả năng nhận thức và kỹ năng hoạt động của trẻ để xây dựng môi trường và lựa chọn phương pháp thích hợp - Đồ chơi, hình ảnh, cách bố trí trong lớp phải phù hợp với độ tuổi và khả năng phát triển của trẻ - Cải tiến đồ dùng, đồ chơi phải đẹp, hấp dẫn, sáng tạo có tác dụng thu hút, lôi cuốn trẻ, tạo cho trẻ niềm say mê, hứng thú học và hoạt động. Đồ dùng nhiều loại, đa dạng và thay đổi thường xuyên - Cô hướng dẫn trẻ, tổ chức cho trẻ phải nhẹ nhàng, thoải mái, tránh gò ép. Mặt khác có sự phối hợp giữa cô và trẻ để phát huy khả năng sáng tạo, năng khiếu sẵn có của trẻ. - Cần phối kết hợp với phụ huynh để cùng xây dựng môi trường học tập cho trẻ phát triển mọi lúc, mọi nơi. III. HIỆU QUẢ DO SÁNG KIẾN ĐEM LẠI
- 18 1. Hiệu quả kinh tế - Đóng góp về mặt kinh tế - xã hội: Giảm tải nguồn kinh phí hàng năm cho việc mua sắm đồ dùng, đồ chơi, tranh ảnh, trang thiết bị đắt tiền bằng việc tận dụng, sử dụng các nguyên vật liệu sẵn có của địa phương, các nguyên vật liệu phế thải góp phần bảo vệ môi trường trong lành hơn. 2. Hiệu quả về mặt xã hội - Đóng góp về mặt khoa học: Thực hiện và ứng dụng bản sáng kiến này sẽ góp phần tạo môi trường học tập cho trẻ học tập và vui chơi lành mạnh, trang bị cung cấp đầy đủ đồ dùng, đồ chơi, các góc chơi, các chuyên đề phát triển trọng tâm cần giáo dục tới trẻ, thu hút sự chú ý của trẻ tham gia vào các hoạt động, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục trẻ. Tạo cơ hội cho cô và trẻ phát triển óc sáng tạo, năng khiếu của bản thân. Từ bản sáng kiến này, chúng ta nhận thầy rằng việc tạo môi trường học tập cho trẻ hoạt động một cách tích cực có sức hấp dẫn mạnh mẽ đối với trẻ thơ. Khi trẻ được học tập trong một môi trường lành mạnh, khoa học cùng dưới sự hướng dẫn, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục của cô trẻ sẽ được phát triển về mọi mặt. Đây là những điều kiện thuận lợi để phát triển, kích thích sự ham mê hiểu biết, hứng thú, niềm say mê nhận thức ở trẻ . Việc cùng cô tạo dựng môi trường học tập qua những giờ lao động, làm đồ dung đồ chơi, vệ sinh đồ dùng đồ chơi, sắp xếp nội vụ lớp học giúp trẻ phát triển óc sáng tạo, khả năng quan sát, làm việc kiên nhẫn, có chủ định và đôi tay trẻ ngày càng trở nên sáng tạo. Trẻ sẽ có ý thức bảo vệ môi trường, yêu lao động, giữ gìn đồ dùng đồ chơi Đồng thời ứng dụng bản sáng kiến này giúp phụ huynh hiểu được tầm quan trọng của bậc học, tầm quan trọng của việc xây dựng môi trường học tập cho trẻ mọi lúc mọi nơi điều đó hết sức cần thiết giúp trẻ phát triển toàn diện.
- 19 Điều quan trọng là tận dụng được nguyên vật liệu phế thải trong gia đình, ngoài xã hội, giảm ô nhiễm môi trường, tiết kiệm kinh phí và tạo ra vô số đồ chơi phục vụ cho nhu cầu học tập, vui chơi của trẻ. 3.Tính áp dụng và nhân rộng Đề tài “Xây dựng môi trường học tập cho trẻ 5 - 6 tuổi hoạt động một cách tích cực” là đề tài có tính áp dụng và nhân rộng cao sang các đơn vị trường bạn, nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ. IV. CAM KẾT KHÔNG SAO CHÉP HOẶC VI PHẠM BẢN QUYỀN Trên đây là báo cáo sáng kiến“Xây dựng môi trường học tập cho trẻ 5 - 6 tuổi hoạt động một cách tích cực”. Tôi xin cam kết không sao chép, vi phạm bản quyền. Tôi rất mong được sự đống góp chân thành cua các cấp lãnh đạo ngành để SKKN của tôi được hoàn thiện hơn. Tôi xin trân thành cảm TÁC GIẢ SÁNG KIẾN (Ký tên) HOÀNG THỊ LÀNH
- 20 CƠ QUAN ĐƠN VỊ ÁP DỤNG SÁNG KIÊN . (Kí tên, đóng dấu) XÁC NHẬN CỦA PHÒNG GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO (Kí tên, đóng dấu)
- 21 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Tài liệu học tâm lý lứa tuổi 2. Hướng dẫn chương trình chăm sóc giáo dục trẻ theo đổi mới của Bộ Giáo dục mầm non Bộ GD & ĐT biên soạn (nhà Giáo dục xuất bản Việt Nam), năm xuất bản 2009, tác giả Tiến sĩ Trần Thị Ngọc Trâm 3. Tạp chí chuyên san giáo dục thời đại của Bộ GD & ĐT 4. Sách hướng dẫn làm đồ dùng đồ chơi 5. Hướng dẫn trẻ làm đồ dùng đồ chơi theo chủ đề 6. Sách hướng dẫn bảo vệ môi trường của Bộ Giáo dục mầm non 7. Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên mầm non: Các mô đun
- 22 PHỤ LỤC Hình ảnh 1: Trẻ hoạt động ở các góc
- 23 Hình ảnh 2: Làm đồ dùng đồ chơi tự tạo
- 24 Hình ảnh 3: Trẻ quan sát, chăm sóc cây xanh
- 25 Hình ảnh 4: Trẻ vui chơi ngoài trời
- 26 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Kính gửi: Hội đồng chấm sáng kiến kinh nghiệm huyện Giao Thủy. Tôi ( Chúng tôi): Tỷ lệ(%) Số Họ và tên Ngày Nơi công Chức Trình độ đóng góp TT tháng Tác danh Chuyên vào việc tạo năm sinh môn ra SK 1 Hoàng Thị 02/5/1968 Trường Mầm Giáo CĐSPMN 80% Lành non Giao viên Thịnh - Là tác giả(nhóm tác giả) đề nghị công nhận sáng kiến: “Xây dựng môi trường học tập cho trẻ 5 - 6 tuổi hoạt động một cách tích cực” - Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục (03)/Mầm non - Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử : Từ ngày 05 tháng 9 năm 2020 đến 20 tháng 03 năm 2021 - Mô tả bản chất của sáng kiến: “Xây dựng môi trường học tập cho trẻ 5 - 6 tuổi hoạt động một cách tích cực” - Những điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến : Điều kiện và đối tượng để áp dụng sáng kiến là trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non Giao Thịnh 1. Những ưu điểm, nhược điểm 2. Khảo sát về mức độ nhận thức và hứng thú của trẻ - Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến: (trọng tâm): Từ những kết quả, thực trạng trên tôi đã đưa ra một số biện pháp sau:
- 27 Biện pháp 1: Lập kế hoạch Biện pháp 2: Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ Biện pháp 3: Phối hợp với phụ huynh Biện pháp 4: Tạo môi trường trong và ngoài lớp Biện pháp 5: Hướng dẫn trẻ hoạt động - Hiệu quả do sáng kiến đem lại: Hiệu quả kinh tế: Đóng góp về mặt kinh tế - xã hội: Giảm tải nguồn kinh phí hàng năm cho việc mua sắm đồ dùng, đồ chơi, tranh ảnh, trang thiết bị đắt tiền bằng việc tận dụng, sử dụng các nguyên vật liệu sẵn có của địa phương, các nguyên vật liệu phế thải góp phần bảo vệ môi trường trong lành hơn. Hiệu quả về mặt xã hội: Đóng góp về mặt khoa học: Thực hiện và ứng dụng bản sáng kiến này sẽ góp phần tạo môi trường học tập cho trẻ học tập và vui chơi lành mạnh, trang bị cung cấp đầy đủ đồ dùng, đồ chơi, các góc chơi, các chuyên đề phát triển trọng tâm cần giáo dục tới trẻ, thu hút sự chú ý của trẻ tham gia vào các hoạt động, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục trẻ. Tạo cơ hội cho cô và trẻ phát triển óc sáng tạo, năng khiếu của bản thân. Khả năng áp dụng và nhân rộng: Đề tài “Xây dựng môi trường học tập cho trẻ 5 - 6 tuổi hoạt động một cách tích cực” là đề tài có tính áp dụng và nhân rộng cao sang các đơn vị trường bạn, nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ. Tôi xin cam đoan mọi thông tin trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. Giao Thủy, ngày 20 tháng 3 năm 2021 Người nộp đơn Hoàng Thị Lành