SKKN Áp dụng một số bài tập nhằm nâng cao kỹ thuật phát cầu trong môn cầu lông cho nữ học sinh khối 10 trường trung học phổ thông Nguyễn Viết Xuân

doc 20 trang thulinhhd34 5056
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Áp dụng một số bài tập nhằm nâng cao kỹ thuật phát cầu trong môn cầu lông cho nữ học sinh khối 10 trường trung học phổ thông Nguyễn Viết Xuân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_ap_dung_mot_so_bai_tap_nham_nang_cao_ky_thuat_phat_cau.doc

Nội dung tóm tắt: SKKN Áp dụng một số bài tập nhằm nâng cao kỹ thuật phát cầu trong môn cầu lông cho nữ học sinh khối 10 trường trung học phổ thông Nguyễn Viết Xuân

  1. Cầu lông là một môn thể thao hoạt động không có tính chu kì, nhiều tình huống phức tạp luôn thay đổi, đòi hỏi người chơi phải xử lí trong thời gian ngắn. Trong các hiệp đấu và ngay cả trong từng pha cầu diễn ra trên sân người chơi liên tục phải thực hiện và ứng phó với những tình huống luôn thay đổi đó vì thế thái độ tự lập sáng tạo trong tập luyện và thi đấu là đặc biệt quan trọng. * Nguyên tắc trực quan: Tính trực quan là một tiền đề cần thiết để tiếp thu động tác và là một điều kiện không thể tách rời trong hoàn thiện hoạt động vận động viên. Để đảm bảo hiệu quả khi sử dụng phương pháp trực quan cần phải kết hợp hợp lý phương pháp này với phương pháp sử dụng lời nói, trong quá trình giảng dạy phương pháp trực quan có thể được vận dụng dưới nhiều hình thức khác nhau như: trực tiếp làm mẫu kết hợp với phân tích, giảng giải, sử dụng băng hình, các vật thật, các vật tượng trưng với tư cách là nguồn tri thức để học sinh dễ nhớ dễ hiểu và khắc sâu khái niệm đồng thời tạo điều kiện để tiếp thu các kiến thức, kĩ năng và các kĩ xảo khác. * Nguyên tắc thích hợp và cá biệt hóa: Nguyên tắc này yêu cầu tính đến đặc điểm của người tập và mức tác động của những nhiệm vụ học tập đề ra cho họ, về bản chất nó thể hiện yêu cầu cần phải tổ chức việc dạy học và giáo dục sao cho tương ứng với khả năng của người tập, đồng thời có tính đến đặc điểm lứa tuổi, giới tính, trình độ, chuẩn bị sơ bộ và cả những sự khác biệt cá nhân về năng lực thể chất, tinh thần. * Nguyên tắc hệ thống: Nguyên tắc này có liên quan đến tính thường xuyên trong luyện tập và hệ thống luân phiên lượng vận động với nghỉ ngơi, cũng như tính tuần tự trong tập luyện và mối liên hệ lẫn nhau giữa các mặt khác nhau trong nội dung tập luyện. Trong quá trình giảng dạy, huấn luyện các giáo viên phải tổ chức điều khiển người tập lĩnh hội tri thức và rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo theo tuần tự lôgic của nội dung học vấn đề đó, việc hệ thống các chương trình giảng dạy, sắp xếp các nội dung giảng dạy, huấn luyện cũng ảnh hưởng lớn đến hiệu quả tập luyện. * Nguyên tắc tăng dần yêu cầu: Nó thể hiện xu hướng chung về yêu cầu đối với người tập trong quá trình học qua cách đặt vấn đề và thực hiện các nhiệm vụ mới ngày càng khó khăn, việc tăng từ từ khối lượng và cường độ vận động có liên quan đến các nhiệm vụ đó. Cần thiết phải thường xuyên đổi mới nhiệm vụ theo xu thế chung là tăng cường lượng vận động, phát triển đồng thời hay thay đổi từ buổi tập này sang buổi tập khác, từ giai đoạn này sang giai đoạn khác. Nét tiêu biểu ở đây là tăng độ phức tạp của các bài tập, tăng sức mạnh và thời gian tác động của các bài tập đó. II. Cơ sở tâm lí trong giảng dạy và huấn luyện kỹ thuật động tác 1. Đặc điểm tâm lí lứa tuổi thanh thiếu niên
  2. Tâm lí con người rất phong phú và đa dạng, trong thể thao khi tham gia các hoạt động tập luyện và thi đấu tâm lí mỗi con người cũng được biểu hiện khác nhau. Có người tâm lí rất tốt là điều kiện thực hiện các hoạt động theo ý muốn, ngược lại có người tâm lí không vững vàng thường biểu hiện run, sốt trước vận động sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới thành tích thi đấu. Vì vậy, trong quá trình giảng dạy, huấn luyện đòi hỏi phải nắm được các quy luật, đặc điểm tâm lí lứa tuổi của học sinh mà mình giảng dạy và huấn luyện để có biện pháp điều chỉnh cho phù hợp. Cầu lông là môn thể thao thi đấu gián tiếp, để thi đấu đạt hiệu quả cao thực hiện tốt các kỹ thuật cho phù hợp chiến thuật đặt ra đòi hỏi các em học sinh có sự phối hợp nhịp nhàng ăn í với nhau. Muốn đạt được điều đó, các em học sinh cần phải trang bị đầy đủ về kĩ chiến thuật, thể lực và đặc biệt là phải huấn luyện chu đáo về mặt tâm lí thì sẽ đạt kết quả cao. 2. Đặc điểm sinh lí lứa tuổi thanh thiếu niên - Hệ thần kinh: Hệ thần kinh tiếp tục được phát triển và đến khi hoàn thiện, kĩ năng tư duy, phân tích tổng hợp và trìu tượng được phát triển tạo điều kiện cho việc hình thành phản xạ có điều kiện. Do hoạt động mạnh của tuyến giáp, tuyến sinh dục, tuyến yên làm cho hưng phấn của hệ thần kinh chiếm ưu thế giữa hưng phấn và ức chế không cân bằng làm ảnh hưởng đến hoạt động thể lực. Do vậy trong quá trình giảng dạy, huấn luyện viên và người giáo viên cần sử dụng bài tập thích hợp và thường xuyên quan sát phản ứng của cơ thể người tập để có biện pháp giải quyết kịp thời. - Hệ vận động (hệ cơ xương): + Hệ xương: Hệ xương bắt đầu giảm tốc độ phát triển. Mỗi năm nứ cao thêm được 0.5 - 1 cm, nam 1 - 3 cm, cột sống đã ổn định hình dáng và vậy có thể sử dụng rộng rãi các bài tập với khối lượng tăng dần để giúp vận động viên thích nghi một cách từ từ. + Hệ cơ: Các tổ chức cơ phát triển muộn hơn xương nên cơ vẫn tương đối yếu, các cơ lớn phát triển tương đối nhanh, cơ nhỏ phát triển muộn hơn, cơ co phát triển nhanh hơn cơ duỗi, đặc biệt là các cơ duỗi. Vì vậy, khi tập luyện các bài tập phát triển sức mạnh cần phải có những yêu cầu riêng biệt, tính chất tác động cần toàn diện. - Hệ tuần hoàn: Hệ tuần hoàn đã phát triển toàn diện và hoàn thiện, buồng tim phát triển tương đói hoàn chỉnh, mạch đập của nam 70 - 80 lần/phút, phản ứng của hệ tuần hoàn tương đối rõ rệt nhưng sau vận động mạnh, huyết áp hồi phục nhanh chóng. Vì vậy, ở lứa tuổi này có thể tập những bài tập có khối lượng và cường độ tương đối lớn nhưng vẫn phải thận trọng và thường xuyên kiểm tra theo dõi học sinh thường xuyên. - Hệ hô hấp:
  3. Hệ hô hấp đã phát triển và tương đối hoàn thiện, vòng ngực trung bình của nam 67 - 72cm. Dung lượng phổi tăng lên nhanh chóng lúc 16 - 28 tuổi là 3 - 4 lít, tần số hô hấp gần giống với người lớn. Tuy nhiên, các cơ hô hấp vẫn còn yếu nên sức co dãn của lồng ngực ít chủ yếu là co dãn của cơ hoành. Vì vậy, trong tập luyện cần thở sâu tập tru ng chú ý cách thở với các bài tập bơi, chạy cự ly trung bình, việt dã có tác dụng rất tốt đến phát triển hệ hô hấp. - Trao đổi chất và năng lượng: Đặc điểm chính là quá trình đồng hóa chiếm ưu thế so với quá trình dị hóa do nhu cầu phát triển và hình thành cơ thể, một phần đáng kể năng lượng ở lứa tuổi này được sử dụng nhằm thỏa mãn nhu cầu đó . 2. Cơ sở sinh lí giảng dạy và huấn luyện thể thao thanh thiếu niên Đặc điểm quan trọng của công việc thể thao cho thanh thiếu niên là quá trình huấn luyện diễn ra trên một cơ thể còn đang phát triển, điều đó làm cho công tác giảng dạy và huấn luyện học sinh thêm phức tạp và đòi hỏi phải nắm vững các đặc điểm lứa tuổi cũng như áp dụng chúng vào mục tiêu huấn luyện. Trong huấn luyện thể thao cho thanh thiếu niên cần phải đặc biệt lưu ý đến sự phù hợp giữa lượng vận động tập luyện và thi đấu với mức độ phát triển tâm sinh lí. Lượng vận động cực đại không đảm bảo phát triển trình độ thể thao ngược lại, lượng vận động quá sức có thể làm cạn kiệt khả năng dự trữ của cơ thể dẫn đến những hiện tượng rối loạn bệnh lí. Đối với cơ thể thanh thiếu niên luyện tập nóng vội, rút ngắn giai đoạn, sử dụng các bài tập chuyên môn hạn hẹp cũng có thể gây ra những ảnh hưởng xấu. Vì vậy, những bài tập phát triển toàn diện với số lượng vận động tối ưu phải được ưu tiên sử dụng trong các chương trình huấn luyện thể thao thanh thiếu niên. Quá trình mỏi mệt của các vận động viên thanh thiếu niên cũng phụ thuộc vào đặc điểm lứa tuổi và được thể hiện ở hai mặt: Thứ nhất: Trong giai đoạn mỏi mệt khả năng vận động nói chung cũng như các chỉ số riêng (tần số động tác, sức mạnh, độ chuẩn ) giảm rõ rệt. Thứ hai: Mỏi mệt ở thanh thiếu niên xuất hiện ngay cả khi môi trường bên trong cơ thể mới chỉ có những biến đổi tương đối nhỏ. Lứa tuổi còn ảnh hưởng tới cả tính chất của quá trình hồi phục sau vận động. Sau các bài tập yếm khí (tốc độ) thời gian ngắn, sự phục hồi khả năng vận động, các chức năng sinh lí và dinh dưỡng xảy ra nhanh hơn. Sau các bài tập kéo dài có tính chất phát triển sức bền sự phục hồi diễn ra chậm hơn, điều này thể hiện đặc biệt rõ sau các bài tập lặp lại tăng dần công suất hoặc rút ngắn dần thời gian nghỉ giữa quãng.
  4. Chương 2 VAI TRÒ CỦA CÁC YẾU TỐ KĨ THUẬT TRONG CẦU LÔNG 1. Đặc điểm kỹ thuật phát cầu lông Phát cầu là kỹ thuật không chỉ mở đầu cho trận đấu mà còn mang tính chất tấn công nếu người chơi biết phát huy tính năng của nó. Phát cầu mang tính cá nhân rõ rệt, người phát cầu có quyền thực hiện kỹ thuật theo sở trường và chiến thuật của cá nhân. Phát cầu không tiêu hao thể lực nhiều trong thi đấu, phất cầu tốt sẽ tạo niềm tin cho đội mình và gây khó khăn cho đối phương. Phát cầu tốt sẽ thắng điểm trực tiếp và phá vỡ chiến thuật của đối phương. 2. Các giai đoạn giảng dạy và hoàn thành kỹ thuật phát cầu *Giai đoạn giảng dạy ban đầu: - Mục đích của giai đoạn này là dạy các nguyên lý kỹ thuật của động tác, hình thành kỹ năng thực hiện nó. - Nhiệm vụ cụ thể là: + Tạo khái niệm chung về động tác và chuẩn bị tâm thế chung để tiếp thu động tác. + Học từng phần, từng giai đoạn của kỹ thuật động tác mà trước đây chưa biết. + Ngăn ngừa và loại trừ những cử động không cần trong thực hiện kỹ thuật động tác + Hình thành nhịp điệu chung của động tác. Để giải quyết tốt các nhiệm vụ trên, sử dụng một số phương pháp như: Phương pháp sử dụng lời nói( giảng giải, nêu vấn đề), làm mẫu động tác, đảm bảo nhận thức đúng về mục đích và nhiệm vụ cần học, từ đó có những hình dung cho việc tiếp thu kĩ thuật động tác. *Giai đoạn dạy học đi sâu: - Mục đích: Đưa trình độ tiếp thu của người học từ mức độ ban đầu về kỹ thuật động tác lên mức độ tương đối hoàn thiện. - Nhiệm vụ chính của giai đoạn này là: + Hiểu được các quy luật vận động của động tác cần học sâu hơn. + Chính xác hóa kỹ thuật động tác theo các đặc tính không gian, thời gian và vận lực phù hợp với đặc điểm cá nhân của người tập. + Hoàn thiện nhịp điệu động tác, thực hiện động tác một cách tự nhiên và liên tục. + Tạo điều kiện tiền đề thực hiện động tác biến dạng khác. Ở giai đoạn này việc hoàn thiện kỹ năng vận động đã bắt đầu được nhấn mạnh và đồng thời yêu cầu chuyển một phần kỹ năng đó thành kỹ xảo vận động, ở cuối giai đoạn hệ thống chức năng của động tác đã có tính chất khu trú và định hình động lực được củng cố.
  5. - Phương pháp: + Áp dụng phương pháp tập luyện nguyên vẹn, hoàn chỉnh có chọn lọc đi sâu vào chi tiết kỹ thuật. + Sử dụng phương pháp lời nói nhằm cung cấp chi tiết về cơ chế kỹ thuật động tác, phân tích tiến trình tiếp thu động tác đó để phát hiện sai xót, các nguyên nhân nảy sinh và tìm con đường hoàn thiện động tác. + Phát huy vai trò tập luyện bằng tư duy tự chủ việc luyện tập này phù hợp với các bài tập cơ bản sẽ giúp cho việc chính xác hóa động tác, các biểu tượng động tác được hình thành một cách đặc biệt sẽ giúp cho việc hình thành động tác một cách chuẩn xác. *Giai đoạn củng cố và tiếp tục hoàn thiện: - Mục đích của giai đoạn này là tiếp thu và hoàn thiện kỹ thuật động tác, ứng dụng vào thực tiễn của thi đấu thể thao. - Nhiệm vụ cần giải quyết đó là: + Củng cố kỹ xảo đã có về kỹ thuật động tác. + Mở rộng các biến dạng của kỹ thuật động tác có thể thực hiện được trong điều kiện khác nhau. + Cấu tạo lại một phần kỹ thuật động tác cho phù hợp với đặc điểm và năng lực cá nhân của người tập. + Tiếp tục củng cố định hình động lực vừa hình thành đồng thời tăng tính linh hoạt của nó điều này quyết định khả năng thích nghi của động tác đối với sự thay đổi khác nhau của môi trường bên ngoài. 3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả phát cầu Cầu lông là một môn thể thao hoạt động không có chu kỳ, nhiều tình huống phức tạp luôn thay đổi, đòi hỏi người chơi phải xử lí trong thời gian ngắn, trong các hiệp đấu và ngay cả trong lần cầu qua lại trên lưới, người chơi liên tục phải thực hiện và ứng phó với tình huống thay đổi đó. Những hoạt động liên tục và diễn ra trong một thời gian dài như vậy người chơi đòi hỏi phải có tâm lý vững vàng, thể chất bền bỉ, kỹ chiến thuật điêu luyện mới đáp ứng được yêu cầu và hiệu quả thi đấu trong thời gian dài. Phát cầu là một trong những kỹ thuật mở màn cho trận đấu, hiệp đấu nào cũng có ý nghĩa và tầm quan trọng đặc biệt với từng động tác. Phát cầu đảm bảo hiệu quả trừ quả phát cầu ăn điểm trực tiếp còn lại tính hiệu quả được thể hiện bằng sự gây khó khăn cho đối phương trong thực hiện chiến thuật, tốc độ, điểm rơi. Thực hiện được điều đó đã tạo cho đồng đội tâm lí thi đấu vững vàng, ít tốn sức và khả năng thực hiện phối hợp các hoạt động khác, chiến thuật khác được tự tin ở đọ chuẩn xác cao.
  6. Trong quá trình thi đấu người chơi có thể sử dụng nhiều kỹ thuật khác nhau: phát cầu thuận tay, phát cầu trái tay Dù dùng kỹ thuật nào để phát cầu trong thi đấu cuối cùng cũng tính đến hiệu quả của nó và hiệu quả phát cầu chịu ảnh hưởng của một số yếu tố sau: *Các yếu tố về kỹ thuật: Yếu tố kỹ thuật có tầm quan trọng đặc biệt đối với hiệu quả phát cầu. Nếu kỹ thuật chưa đạt tới kỹ năng, kỹ xảo thì kỹ thuật sẽ biểu hiện sai lầm. - Phát cầu không qua. - Phát cầu qua nhưng không tới vạch giới hạn (cầu ngắn). - Phát cầu dễ vì quá cao. - Phát cầu ra ngoài. - Phối hợp không nhịp điệu. Khi trình độ kỹ thuật thấp thì kỹ năng vận động thể hiện động tác phải tập trung chú ý cao vào các thành phần động tác, cách làm chưa ổn định. Nếu được lặp lại nhiều lần thì động tác càng trở thành thuần thục, các cơ sở phối hợp vận động dần dần được tự động hóa và kỹ năng trở thành kỹ xảo. Người chơi khó có thể đạt được thành tích nếu họ không có vốn dự trữ kỹ xảo vận động riêng lẻ phong phú. Người chơi cần phải luôn tập trung vào từng chi tiết động tác trong hành vi chiến thuật của mình, khi đã thành kỹ xảo thì tính liên tục của động tác thể hiện ở tình nhẹ nhàng liên kết và tính nhịp điệu bền vững của động tác. Sự hình thành một kỹ xảo hoàn thiện có liên quan đến tri giác chuyên môn về động tác và về môi trường xung quanh như cảm giác với cầu. *Các yếu tố thể lực: Bên cạnh các yếu tố hiểu biết, đạo đức, ý chí, kỹ thuật và chiến thuật thể lực là một trong những yếu tố quan trọng trong tập luyện và thi đấu cầu lông. Thể lực là nền tảng cho việc thực hiện các kỹ thuật và mọi hành vi chiến thuật, trình độ thể lực không cao sẽ không đáp ứng được quá trình thi đấu căng thẳng liên tục trong thời gian dài. Như vậy trong tập luyện và thi đấu môn cầu lông đòi hỏi cá nhân phải có trình độ kỹ thuật cao, muốn vậy luôn tạo được nền móng thể lực chuyên môn tốt để phục vụ cho việc phát triển các kỹ chiến thuật, tâm lí và thành tích sau này. *Các yếu tố tâm lí: Môn thể thao cầu lông có ảnh hưởng nhất định đến việc phát triển các
  7. mặt tâm lí của người tập như: Tri giác, sự quan sát, trí nhớ, sự tư duy, trí tưởng tượng, cảm xúc và các phẩm chất đạo đức ý chí. Tâm lí thi đấu của vận động viên cầu lông xuất hiện trong các hoàn cảnh khác nhau trong trận đấu, hiệp đấu, từng giai đoạn của điểm số khác nhau, có khi xuất hiện tức thời vận động viên có thể điều chỉnh được nhưng có khi xuất hiện trong thời gian dài mà vận động viên chưa điều chỉnh được. Tâm lí có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả phát bóng. Trạng thái tinh thần, đạo đức của một đôi hoặc một cá nhân phụ thuộc trực tiếp vào tính chất, mối quan hệ lẫn nhau trong đội. Do vậy tinh thần đoàn kết sự phối hợp nhịp nhàng, khéo léo, ăn ý là mối quan hệ tôn trọng lẫn nhau, giúp đỡ lẫn nhau của từng thành viên trong đội có ý nghĩa rất lớn trong thi đấu cầu lông. Đối với cá nhân trong các trận đánh đơn thì yêu cầu về sự nỗ lực, ý chí, lòng quyết tâm còn phải cố gắng hơn rất nhiều và nó cũng chính là điều kiện cần thiết của sự thành công. Chương 3 HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN Quan sát các tài liệu chung và chuyên môn có liên quan đến vấn đề nghiên cứu cho thấy, hiệu quả của một trận cầu lông phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố: Kỹ chiến thuật, thể lực, tâm lí, trình độ và đặc điểm thi đấu của đối phương Như vậy trong quá trình giảng dạy kỹ thuật nhất thiết phải gắn liền với giảng dạy chiến thuật, thể lực, tâm lí để người tập có ý thức vươn tới đỉnh vinh quang. Giải quyết nhiệm vụ 1: Đánh giá hiệu quả phát cầu của học sinh nữ khối 10 trường Trung học phổ thông Nguyễn Viết Xuân. Khảo sát việc sử dụng các bài tập trong giảng dạy kỹ thuật phát cầu tại hai lớp (30 học sinh nữ) trong trường được thể hiện thông qua bảng 1. Bảng 1: Thực trạng hiệu quả phát cầu của 15 học sinh nữ lớp 10A1 và 15 học sinh nữ lớp 10D1 trường trung học phổ thông Nguyễn Viết Xuân. Q Kết quả u Lớp 10A1 Lớp 10D1 aSTT Nội dung Đạt Tỷ lệ (%) Đạt Tỷ lệ (%) b 1 Phát cầu gần lưới 3 20% 4 20.6% ả 2 Phát cầu cao sâu 5 33.3% 5 33.3% n 3 Phát cầu lao nhanh 1 6.6% 2 10.3% g 4 Phát cầu cao nhanh 2 10.3% 2 10.3% 1 cho thấy trình độ phát cầu của nữ học sinh lớp 10A1 và 10D1 năng lực phát cầu hiệu quả là rất thấp nhưng tương đối giống nhau.
  8. Giải quyết nhiệm vụ 2: Nghiên cứu lựa chọn một sô bài tập chuyên môn nhằm nâng cao kỹ thuật phát cầu trong môn cầu lông cho nữ học sinh khối 10 trường trung học phổ thông Nguyễn Viết Xuân. Qua thực tiễn công tác giảng dạy kỹ thuật phát cầu chúng tôi chọn 15 học sinh nữ lớp 10A1 trung học phổ thông Nguyễn Viết Xuân làm nhóm thực nghiệm với một số bài tập sau: 1.Nhảy dây nhanh chú ý khi lăng dây chủ yếu dùng cổ tay. 2.Cầm cán vợt quay vợt vòng tròn 4 lần mỗi lần một phút nghỉ giữa các lần là 20s. 3.Cầm cán vợt quay hình số 8 với 4 lần mỗi lần 1 phút nghỉ giữa các lần là 20s. 4.Đứng đúng tư thế phát cầu vào tường có kẻ vạch 1m55 phát cầu vào tường liên tục trong vòng 5 phút với 5 lần và nghỉ sau mỗi lần là 1 phút. 5.Đứng phát cầu qua lưới đúng luật 30 quả. Đối với 15 nữ học sinh lớp 10D1 vẫn tập các bài tập phát cầu theo qui định. Sau 2 tháng tập luân phiên trong các buổi học và các buổi tập ngoại khóa. Chúng tôi tổ chức kiểm tra lại cho 15 nữ học sinh lớp 10D1 (nhóm đối chứng) và 15 nữ học sinh lớp 10A1 (nhóm thực hiện) đạt kết quả như sau: Bảng 2: Kết quả phát cầu sau 2 tháng học môn cầu lông của 15 nữ học sinh lớp10D1 trường trung học phổ thông Nguyễn Viết Xuân. Kết quả STT Nội dung Đạt Tỷ lệ (%) 1 Phát cầu gần lưới 8 53.3% 2 Phát cầu cao sâu 6 40% 3 Phát cầu lao nhanh 5 33.3% 4 Phát cầu cao nhanh 6 40% Bảng 3: Kết quả kỹ thuật phát cầu sau 2 tháng tập luyện với các bài tập đặt ra cho 15 nữ học sinh lớp 10A1 trường trung học phổ thông Nguyễn Viết Xuân. Kết quả STT Nội dung Đạt Tỷ lệ (%) 1 Phát cầu gần lưới 14 93.3% 2 Phát cầu cao sâu 15 100% 3 Phát cầu lao nhanh 11 73.3% 4 Phát cầu cao nhanh 12 80% Qua kết quả thu được ở bảng 2 cho thấy các bài tập trên đây là nhứng bài tập đã được lựa chọn và là những bài tập có tác dụng tốt nhất nhằm nâng cao hiệu quả kỹ thuật phát cầu cho học sinh lớp 10A1 trường trung học phổ thông Nguyễn Viết Xuân. Tuy nhiên, trong quá trình giảng dạy – huấn luyện cần dựa trên những đặc điểm cụ thể về sân bãi, dụng cụ, thời tiết, về các
  9. yếu tố bên ngoài để phân chia thời gian tập luyện và áp dụng các bài tập cho phù hợp nhằm mang lại hiệu quả cao trong quá trình giảng dạy và huấn luyện. Để thấy rõ hơn sự thay đổi về thành tích phát cầu cảu nhóm thực nghiệm đã tiến hành so sánh thành tích của hai nhóm đối chứng và thực nghiệm của quá trình thực nghiệm, kết quả thu được như ở bảng 3. Bảng 4. So sánh kết quả kiểm tra hiệu quả kỹ thuật phát cầu sau thực nghiệm của hai nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm (n=30). Kết quả kiểm tra Nhóm thực Nhóm đối Test nghiệm chứng t p (n=15) (n=15) Phát cầu gần lưới vào hai góc 5.6 ± 0.6 4.6 ± 0.4 4.385 0.05 Phát cầu cao sâu vào hai góc 3.4 ±07 2.3 ± 0.6 3.795 0.05 cuối sân Phát cầu lao nhanh cuối sân 3.5± 0.6 2.4 ± 0.8 4.641 0.05 Phát cầu cao nhanh 3.4 ± 0.7 2.2 ± 0.5 4.562 0.05 Dưới kết quả thu được như bảng 3 cho thấy: thành tích của hai nhóm sau thực nghiệm đã có sự khác nhau ở 3 chỉ tiêu kiểm tra (ttính> tbảng). Test phát cầu thấp gần lưới vào hai góc qui định giá trị trung bình của nhóm thực nghiệm là 5.6 ± 0.6. Trong đó nhóm đối chứng là 4.6 ± 0.4 (ttính = 4.385 > tbảng = 2.101). Như vậy nhóm thực nghiệm có thành tích tốt hơn nhóm đối chứng và sự hơn kém này có ý nghĩa p≤ 0.05. Sự vượt trội của nhóm thực nghiệm so với nhóm đối chứng ở test phát cầu cao sâu vào hai góc qui định cuối sân biểu hiện thông qua các kết quả sau: 3.4 ± 0.7 với 2.3 ± 0.6 (ttính = 3.793 > tbảng = 2.101) sự chênh lệch diễn ra ở mức p≤ 0.05. Kết quả so sánh giữa hai nhóm ở test phát cầu lao nhanh và phát cầu cao nhanh càng chứng tỏ sự thay đổi của kỹ thuật phát cầu là rõ ràng. Ta thấy hầu hết các nội dung kiểm tra, đánh giá hiệu quả kỹ thuật phát cầu cảu hai nhóm thực nghiệm và đối chứng đã cso sự khác biệt. Như vậy việc ứng dụng các bài tập chuyên môn trong giảng dạy kỹ thuật phát cầu cho đối tượng nghiên cứu mà đề tài đã lựa chọn bước đầu đã tỏ rõ tính hiệu quả, tuy nhiên để khẳng định hiệu quả rõ rệt của hệ thống các bài tập này thì cần thiết phải có thêm thời gian thực nghiệm cho đối tượng nghiên cứu.
  10. Số TT Tên tố chức / cá nhân Địa chỉ Phạm v/ lĩnh vực áp dụng sáng kiến Giáo viên giảng dạy môn Thể Xã – ĐạiĐồng Giảng dạy 1 dục trường THPT Nguyễn VĩnhTường -Vĩnh Viết Xuân Phúc Ngày tháng .năm . Ngày tháng năm Ngày tháng năm Thủ trưởng đơn vị CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG Tác giả sáng kiến SÁNG KIẾN CẤP CƠ SỞ (ký tên,đóng dấu) (ký tên , đóng dấu)
  11. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.sinh lí học thể dục thể thao(Lưu Quang Hiệp - Phạm tố Uyên - Nhà xuất bản thể dục thể thao-1995) 2.Tâm lí học lứa tuổi và tâm lí học sư phạm - Lê Văn Hồng - Lê Ngọc Lan - Nhà xuất bản giáo dục-2001) 3.Tâm lí học đại cương(Trần Trọng Thủy-Nguyễn Quang Uẩn – nhà xuất bản giáo dục 2001)