SKKN Biện pháp giúp học sinh Lớp 5 phát huy tính tích cực chủ động và yêu thích môn Lịch sử

pdf 19 trang binhlieuqn2 14113
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Biện pháp giúp học sinh Lớp 5 phát huy tính tích cực chủ động và yêu thích môn Lịch sử", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfskkn_bien_phap_giup_hoc_sinh_lop_5_phat_huy_tinh_tich_cuc_ch.pdf

Nội dung tóm tắt: SKKN Biện pháp giúp học sinh Lớp 5 phát huy tính tích cực chủ động và yêu thích môn Lịch sử

  1. 3 CÁC BIỆN PHÁP ĐÃ TIẾN HÀNH 1. Phát huy tính tích cực, chủ động cho học sinh qua việc phối hợp linh hoạt, hài hòa các phương pháp dạy học. Để phát huy tính tích cực của học sinh trong phân môn lịch sử lớp 5 thì việc lựa chọn phương pháp dạy học và hướng dẫn học sinh cách học là rất quan trọng. Giáo viên phải lựa chọn phương pháp sao cho phù hợp với từng bài, với từng đối tượng học sinh, sao cho học sinh phải tự khám phá ra kiến thức (dưới sự hướng dẫn của giáo viên) vì hoạt động của trò là quá trình tự giác, tích cực, tự vận động, nhận thức và phát triển nhưng phải được điều khiển. a. Phương pháp nêu vấn đề Phương pháp dạy học nêu vấn đề là một trong những phương pháp dạy học được nhiều người đánh giá là có hiệu quả cao, sử dụng phương pháp dạy học này sẽ kích thích tính chủ động, tích cực, sáng tạo của học sinh trên lớp. Đặc trưng cơ bản của dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề là "tình huống gợi vấn đề" vì "Tư duy chỉ bắt đầu khi xuất hiện tình huống có vấn đề" (Rubinstein) Ví dụ bài : Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời. Phần giới thiệu giáo viên dẫn lời câu hát trong bài Em là mầm non của Đảng: “ Có sách mới áo hoa đây là nhờ ơn Đảng ta - Vui tung tăng em ca có Đảng cuộc đời nở hoa!” Vậy Đảng là tổ chức có vai trò to lớn như thế nào? Đảng đã ra đời ở đâu? Ai là người giữ vai trò quan trọng trong việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam? Bài học hôm nay sẽ giúp các em trả lời những câu hỏi này. Ví dụ bài : Bài “Chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947” phần giới thiệu bài giáo viên nói: Sau tiếng súng mở đầu ở Hà Nội ngày 19-12-1946, quân dân ta đã phá tan kế hoạch tấn công Việt Bắc của địch trong chiến dịch thu- đông 1947. Vì sao lại xuất hiện chiến dịch này? Diễn biến của chiến dịch ra sao? Ý nghĩa của chiến dịch là gì? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu qua bài hôm nay “Chiến dịch Việt Bắc thu – đông năm 1947”. Với cách nêu vấn đề để giới thiệu bài hấp dẫn như vậy, học sinh vô cùng thích thú, có tâm thế sẵn sàng đến với bài học
  2. 4 b. Phương pháp trực quan Một trong những phương pháp dạy học không thể thiếu được khi dạy phân môn lịch sử là phương pháp trực quan. Phương pháp này thường áp dụng đối với những bài có nội dung về nhân vật lịch sử: (Trong chương trình SGK- Lịch sử lớp 5, Dạng bài này có ở các bài: bài 1; bài 2; bài 5; bài 6). Ví dụ: Khi dạy bài “Bài 6: Quyết chí ra đi tìm đường cứu nước” (trang 15) - Giới thiệu bài: Mở đầu cho bài học giáo viên dán hình ảnh bến nhà Rồng và hỏi: Đố các em biết hình ảnh trên là địa danh nào? + HS sẽ hào hứng trả lời, lôi cuốn các em tham gia vào tiết học, tìm hiểu xem bức tranh trên là địa danh nào. Sau đó GV dùng bức tranh để giới thiệu bài mới. Áp dụng phương tiện trực quan là bản đồ vào dạy học, các em sẽ có sự tri giác cụ thể hơn, có thể ghi nhớ và khắc sâu được nội dung hơn.
  3. 5 Hình 2: Nguyễn Tất Thành (1890 –1969) Hình 3: Bản đồ Việt Nam - Giới thiệu một số hình ảnh về quê hương của Bác cho HS xem: Hoàng Trù quê ngoại Làng Sen quê nội
  4. 6 Ngôi nhà Bác sống thời niên thiếu Nhà sàn của Bác Với những hình ảnh sinh động, đa dạng và phong phú đó sẽ đọng mãi trong kí ức HS, các em sẽ thích thú với tiết học Lịch sử vì kiến thức chẳng hề khô khan mà trái lại rất dễ nhớ. Ví dụ: “ Bài 26: Tiến vào dinh Độc Lập” ( tr 55) Hình 10: Lữ đoàn xe tăng 203 H 11: Xe tăng 390 húc đổ cổng dinh tiến vào dinh Lá cờ tung bay trên nóc dinh Độc Lập, Tiếng reo hò sung sướng mừng giờ phút lịch sử đất nước được thống nhất và độc lập. Bắc Nam sum họp một nhà. Qua đó các em thấy được tinh thần hào hùng, oanh liệt trong chiến dịch này. Những
  5. 7 hình ảnh đó sẽ khắc sâu vào trí nhớ của các em. Ví dụ: Tìm hiểu về đường Trường Sơn, GV cho HS quan sát những hình ảnh dưới đây và đặt câu hỏi : Em có nhận xét gì về khi quan sát hình ảnh dưới đây? Phương pháp này giúp cho HS có biểu tượng sinh động, cụ thể về sự kiện lịch sử, kết hợp với việc đối chiếu với sách giáo khoa, phân tích, tổng hợp để tìm ra câu trả lời. Chứ không phải chỉ tưởng tượng suông và đọc sách trả lời, mang cái nhìn cụ thể, bồi dưỡng cảm xúc, tình cảm yêu nước, thương nòi cho học sinh. c.Phương pháp kể chuyện - Áp dụng với những dạng bài có nội dung về nhân vật lịch sử: (Trong chương trình SGK- Lịch sử lớp 5, Dạng bài này có ở các bài: bài 1; bài 2; bài 5; bài 6). Thông thường đối với dạng bài này giáo viên nên sử dụng các phương pháp như kể chuyện, sắm vai Giáo viên có thể vừa là người dẫn chuyện, trực tiếp kể chuyện có thể là người dẫn dắt, gợi ý giúp học sinh nắm vững cốt truyện. Ví dụ: Khi dạy bài “Quyết chí ra đi tìm đường cứu nước”, giáo viên kể chuyện “Hai bàn tay”. Khi vào Sài gòn Nguyễn Tất Thành gặp lại anh Tư Lê người quen cũ lúc còn ở Phan Thiết. Người tâm sự với Tư Lê: Tôi muốn ra các nước phương Tây xem họ làm như thế nào sau đó trở về giúp đồng bào chúng ta. Nhưng chúng ta lấy tiền đâu để đi Tư Lê nói lại. Nguyễn Tất Thành giơ hai bàn tay nói: “Đây tiền đây, tiền đây! Chúng ta làm bất cứ việc gì để sống và để đi.”
  6. 8 Tư Lê không giữ lời hứa, Bác một mình làm phụ bếp trên tàu La-tu-sơ-trơ-rê-vin ra nước ngoài tìm đường cứu nước. Bác đã bôn ba hơn 30 năm ở nước ngoài, làm đủ mọi nghề để sống như phụ bếp, bồi bàn, quét tuyết, phóng ảnh, vẽ đồ cổ mĩ nghệ Trung Quốc, dạy học, viết báo và tìm ra con đường cứu nước cho dân tộc. Thông qua việc lồng ghép giáo dục tư tưởng cứu nước, học sinh càng biết ơn Bác đã tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc ta để có cuộc sống như ngày nay. Ví dụ: “ Bài 17: Chiến thắng Lịch sử Điện Biên Phủ” ( trang 37) GV dùng phương pháp kể chuyện kể cho HS nghe câu chuyện anh hùng: Tô Vĩnh Diện lấy thân mình chèn pháo, Phan Đình Giót lấy thân mình lấp lỗ châu mai, Bế Văn Đàn lấy thân mình làm giá súng, Sau đó cho HS quan sát những bức hình sau: H17: Bế Văn Đàn lấy thân mình H18: Tô Vĩnh Diện lấy thân làm giá súng mình chèn pháo HS Tiểu học rất thích nghe kể chuyện giáo viên vận dụng phương pháp kể chuyện vào dạy học đã giúp các em tiếp thu kiến thức một cách nhẹ nhàng, dễ nhớ, và thú vị. 2.Hướng dẫn học sinh cách học bộ môn lịch sử theo từng dạng bài: Việc hướng dẫn học sinh cách học bộ môn lịch sử theo từng loại bài: việc thầy và trò chuẩn bị sưu tầm tài liệu, tranh ảnh, tư liệu lịch sử tất cả đều nhằm phục vụ cho việc dạy học ở trên lớp với mục đích qua bài học học sinh phát huy được tính tích cực của mình thông qua phân môn lịch sử.
  7. 9 Từ cơ sở nhận thức cá thể, độc lập đó, bằng các biện pháp tương tác xã hội (học theo nhóm, học cả lớp, đối thoại thày trò )mà học sinh xây dựng sự nhận thức đúng đắn về môn lịch sử. 2.1. Dạng bài dạy về sự kiện lịch sử : Khi dạy dạng bài về sự kiện lịch sử chiếm phần lớn chương trình lịch sử lớp 5, khoảng 29 bài. Tôi tiến hành như sau: a. Định hướng mục tiêu bài dạy, xác định nhiệm vụ học tập với học sinh (Phần giới thiệu bài) Giáo viên phải nêu được vấn đề vừa có tính khái quát vừa có tính cụ thể để học sinh tư duy và nhận thức được vấn đề mà giáo viên đưa ra, hướng học sinh vào vấn đề cần giải quyết. Muốn định hướng mục tiêu, xác định nhiệm vụ học tập được tốt, phần nêu vấn đề của giáo viên phải đạt các yêu cầu : * Lời dẫn phải súc tích, giàu tính khái quát và giàu hình ảnh. Giáo viên có thể khéo léo liên hệ giữa bài cũ và bài mới. (Đây là một trong những yếu tố lôi cuốn sự hứng thú của người học ) * Phải đề cập được cốt lõi của bài học * Gợi trí tò mò của học sinh. Ví dụ: Khi dạy Bài “ Quyết chí ra đi tìm đường cứu nước” SGK trang 14-15, tôi giới thiệu như sau: Trong bài thơ “Người đi tìm hình của nước”, nhà thơ Chế Lan Viên có viết: “Đất nước đẹp vô cùng. Nhưng Bác phải ra đi” Hỏi: Đất nước Việt Nam đẹp như vậy, vì sao Bác phải ra đi? ( Bác ra đi để tìm con đường cứu nước). Câu thơ đượm nỗi buồn chia li của một chàng thanh niên phải rời xa Tổ quốc thân yêu để tìm đường cứu nước. Vì vậy, vào đầu thế kỉ XX, nước ta chưa có con đường đúng đắn để cứu nước. Lúc đó Bác Hồ muôn vàn kính yêu của chúng ta mới là một thanh niên 21 tuổi quyết chí ra đi tìm đường cứu nước cho dân tộc Việt Nam. Vậy mục đích đi ra nước ngoài của Bác là gì? Ý chí quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước của Bác ra sao ? Bài học hôm nay chúng ta ngược
  8. 10 dòng lịch sử trở về với buổi ra đi ngày ấy của Bác Hồ kính yêu để thấy được ý chí quyết tâm của Người qua bài “Quyết chí ra đi tìm đường cứu nước”. b. Tổ chức cho học sinh tiếp cận các nguồn sử liệu: Các sự kiện lịch sử trong chương trình lớp 5 không trình bày theo một hệ thống chặt chẽ như các cấp học sau, do đó việc tất yếu không thể không tiến hành là phần giới thiệu bối cảnh và dẫn dắt sự kiện: Giáo viên trình bày các sự kiện các sự việc, hiện tượng bằng phương pháp tường thuật, miêu tả hay kể chuyện. Tổ chức đàm thoại để tìm hiểu mục đích hay nguyên nhân diễn ra sự kiện Dẫn dắt học sinh đi dần tới nội dung chính của bài.Thường là những câu hỏi liên quan tới phần mà các em vừa đọc thầm, những câu hỏi tương đối dễ. Vì vậy giáo viên nên ưu tiên cho những học sinh nhút nhát, học sinh chưa đạt chuẩn giúp các em mạnh dạn trong giờ học. - Khi tìm hiểu một vài nét về thời thơ ấu của Nguyễn Tất Thành. Học sinh đọc sách giáo khoa kết hợp với những mẩu chuyện “Bác Hồ kính yêu của chúng em” do TS Trần Viết Lưu biên soạn hoặc truyện Búp sen xanh của nhà văn Sơn Tùng để nói lên được thời thơ ấu của Nguyễn Tất Thành (làm cá nhân). Hình 1: Bến cảng Nhà Rồng đầu thế kỉ XX - Khi tìm hiểu về sự kiện Nguyễn Tất Thành quyết chí ra đi tìm đường cứu nước. Học sinh đóng vai: người dẫn chuyện, Nguyễn Tất Thành và anh Lê theo đoạn 3 của bài. Từ đó học sinh sẽ trả lời được một số câu hỏi theo định
  9. 11 hướng của giáo viên. Ví dụ: Nguyễn Tất Thành dự định đi đâu? Người sang đó để làm gì? Người ra đi gặp hoàn cảnh như thế nào? Thông qua hai bức ảnh “Bến nhà rồng” và “Tàu La – tu –sơ Tờ - rê – vin” học sinh dễ dàng hình dung được sự kiện lịch sử quan trọng này. Từ đó các em sẽ thảo luận rồi cử đại diện nhóm lên trình bày để rút ra bài học. Hình 2: Tàu Đô đốc La-tu-sơ Tờ-rê-vin Văn Ba đã làm phụ bếp trên tàu này c. Tổ chức cho học sinh làm việc (Tự giải quyết các nhiệm vụ học tập mà giáo viên nêu ra thông qua hoạt động nhóm). Quan niệm dạy học mới, dạy học là quá trình phát triển, học sinh tự khám phá, phát hiện, tự tìm ra chân lý nên việc tổ chức cho học sinh trình bày ý kiến, thảo luận trong nhóm để rút ra những ý kiến chung sẽ làm cho học sinh hứng thú hơn. Qua việc học hỏi, hợp tác mà tri thức trở nên sâu sắc, bền vững, dễ nhớ và nhớ lâu. 2.2 Dạng bài thuật lại cuộc chiến thông qua lược đồ tranh ảnh. Ví dụ: Bài “Thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước” SGK LS và ĐL trang 27, khi hướng dẫn trình bày tóm tắt cuộc chiến đấu của nhân dân Hà Nội, Huế, Đà Nẵng thì với sĩ số 32 học sinh, tôi chia lớp thành 8 nhóm và yêu cầu các nhóm đọc SGK, quan sát hình minh họa để thuật lại cuộc chiến đấu. Trong khi học sinh làm việc theo nhóm, tôi sẽ đi đến các nhóm để
  10. 12 giúp đỡ thêm cho những nhóm gặp khó khăn bằng các câu hỏi nhỏ. Sau thời gian họp nhóm, tôi tổ chức thi tường thuật lại bằng cách gọi ngẫu nhiên học sinh trong nhóm. Nếu học sinh trình bày đúng, đủ và hấp dẫn thể hiện được khí thế chiến đấu của nhân dân Hà Nội, Huế, Đà Nẵng trước nhóm sẽ được tuyên dương. HS cả lớp theo dõi, bổ sung ý kiến và bình chọn bạn thuật hay nhất. Lưu ý khi tổ chức thi đua giữa các nhóm là tránh tạo tâm lí ganh đua giữa các nhóm một cách quá mức mà phải làm sao cho nhóm không giành được điểm cao cảm thấy mình phải cố gắng nhiều hơn chứ không ganh ghét, ngược lại nhóm giành nhiều điểm được tuyên dương không quá tự cao. Vì vậy khi thi đua giữa các nhóm, giáo viên cần động viên khuyến khích tất cả các học sinh trong lớp. 3. Hướng dẫn học sinh nắm kiến thức qua lược đồ về diễn biến của chiến dịch. Tôi giới thiệu lược đồ của chiến dịch. Kết hợp khai thác tranh ảnh, lược đồ, bản đồ, Vì đó là những phương tiện giúp học sinh tái hiện những sự kiện lịch sử trong quá khứ. Nhờ tự các em tìm kiếm, diễn tả bằng lời diễn biến chiến dịch có sự hỗ trợ của kênh hình sẽ giúp các em nhớ kỹ, hiểu sâu,những kiến thức lịch sử mà học sinh thu nhận được. Góp phần tạo biểu tượng và khái niệm lịch sử, đồng thời còn phát triển trí óc quan sát, trí tưởng tượng tư duy và ngôn ngữ của học sinh. Phát huy tính tích cực chủ động và độc lập suy nghĩ của học sinh, tạo tính tự tin trong học tập. Hướng dẫn học sinh đọc chú giải để hiểu được ý nghĩa biểu thị của các kí hiệu trên lược đồ. Khi nắm được ý nghĩa biểu thị của các kí hiệu, các em sẽ làm tốt các bài tập yêu cầu thuật lại diễn biến của các chiến dịch đó. Ví dụ: Dựa vào lược đồ, em hãy trình bày diễn biến của chiến dịch Việt Bắc thu – đông 1947 (Bài “Thu – đông 1947, Việt Bắc”mồ chôn giặc Pháp” trang 31 SGK LS và ĐL) tôi hướng dẫn như sau. + Yêu cầu học sinh quan sát lược đồ trong SGK trang 31, xem bảng chú giải biết các kí hiệu thể hiện trên lược đồ để các em phân biệt được các mũi tên
  11. 13 biểu thị trên lược đồ. Ví dụ: mũi tên màu đen là biểu thị đường tiến công của địch, mũi tên màu đỏ là quân ta tiến công, chặn đánh và mũi tên có gạch nối màu đen là quân địch rút lui, tháo chạy. Sau khi hướng dẫn xem chú giải, HS hệ thống được một số câu hỏi sau: - Quân địch tấn công lên Việt Bắc theo mấy đường? - Quân ta tiến công, chặn đánh quân địch như thế nào? - Quân địch rơi vào tình thế như thế nào? Từ việc trả lời các câu hỏi theo gợi ý của GV, học sinh nắm được diễn biến chính của trận chiến đấu. Các em sẽ dựa vào lược đồ và dễ dàng trình bày lưu loát diễn biến của chiến dịch kể cả đối tượng học sinh chưa đạt chuẩn mà không cần nhớ từng câu chữ trong SGK. Hình : Lược đồ chiến dịch Việt Bắc thu – đông 1947
  12. 14 Ngoài việc rèn cho học sinh kĩ năng sử dụng lược đồ thì giáo viên cần chú ý hướng dẫn khai thác kiến thức từ tranh ảnh bởi lịch sử là việc đã xảy ra có thật và tồn tại khách quan. Nhận thức lịch sử là phải thông qua các “dấu vết” của quá khứ, nhưng chứng cứ về sự tồn tại của các sự kiện, hiện tượng đã diễn ra, do đó việc đầu tiên, tất yếu không thể bỏ qua là học sinh tiếp xúc với tranh ảnh. Cuối cùng giáo viên chốt lại hoặc liên hệ mở rộng. Việc giáo viên chốt lại kiến thức, khẳng định kiến thức hoặc liên hệ mở rộng là việc làm cần thiết. Bởi vì, những thông tin học sinh thu lượm được còn rời rạc, kiến thức mà các em thu lượm được khác nhau, đôi khi sai lệch hoặc chưa chuẩn kiến thức. Từ đó mở rộng vừa tầm học cho học sinh, tạo cho học sinh sự hứng thú trong giờ học. 4. Tạo hứng thú học tập cho học sinh qua các trò chơi học tập. Trong hoạt động học tập, hứng thú là yếu tố quan trọng thôi thúc học sinh nắm bắt tri thức một cách nhanh hơn, sâu sắc hơn. Khi có hứng thú học tập, học sinh sẽ say mê trong học tập, việc lĩnh hội tri thức trở nên dễ dàng hơn và ngược lại, khi nắm bắt được vấn đề, tức hiểu được bài thì người học lại có thêm hứng thú học tập, nhờ đó kết quả học tập của các em ngày càng được nâng cao, phát triển một cách tích cực. Như đại văn hào Macxim Goocki khái quát: “Tài năng, nói cho cùng là tình yêu đối với công việc”. Chính vì vậy, việc tạo hứng thú học tập cho người học là một trong những yêu cầu nhất thiết đối với việc dạy học. Với các kiểu bài có dạng bài ôn tập, tổng kết; các bài về nhân vật, sự kiện, tôi đã vận dụng tổng hợp phương pháp như hoạt động nhóm, hỏi đáp, quan sát, thông qua hình thức tổ chức trò chơi tạo hứng thú học tập cho các em. * Trò chơi giải mật mã Phần củng cố bài học, giáo viên đưa ra một bông hoa bằng giấy có 4 cánh, mỗi cánh hoa là mỗi dữ kiện, nhụy hoa là một “mật mã” : * GV nêu câu hỏi để học sinh tìm ra các dữ kiện trên mỗi cánh hoa: - Cánh hoa 1: Ngày 5/6/1911 đã diễn ra sự kiện lịch sử gì? - Cánh hoa 2: Cách mạng tháng Tám thành công vào thời gian nào?
  13. 15 - Cánh hoa 3: Ngày khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hòa? - Cánh hoa 4: “ Hỡi đồng bào cả nước. Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng. Tạo hóa đã cho họ những quyền không ai xâm phạm được, quyền được sống, quyền được tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc ” là đoạn trích trong tác phẩm nào? * Cho học sinh lựa chọn cánh hoa để trả lời. * Khi đã tìm được tất cả câu trả lời ở các cánh hoa, giáo viên cho học sinh tìm mối liên hệ giữa các dữ kiện đó để giải mật mã ở nhụy hoa. * Đáp án: - Cánh hoa 1: Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước - Cánh hoa 2: 19/8/1945. - Cánh hoa 3: 2/9/1945. - Cánh hoa 4: Tuyên ngôn Độc lập. - Nhụy hoa: “Mật mã: Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập” * Trò chơi ô chữ Ví dụ: Khi dạy bài “Ôn tập: Chín năm kháng chiến, bảo vệ độc lập dân tộc (1945-1954)” ( trang 40), GV có thể cho HS chơi trò chơi ô chữ như sau: a/ Chuẩn bị: - Ô chữ gồm 8 ô hàng ngang và 1 ô hàng dọc - Dựa vào các gợi ý sau để tìm chữ cái : 1- Để đẩy lùi giặc đói, Bác Hồ tổ chức ngày này ? 2- Để đẩy lùi giặc dốt, Bác Hồ tổ chức lớp học này ? 3- Nhân dân Phú Thọ đã làm gì để chống quân Pháp nhảy dù ? 4- Thu - Đông 1947, Việt bắc trở thành: “ Giặc Pháp”. 5- Ngày 16/09/1950, quân ta nổ súng tấn công cứ điểm này ? 6- Tên của người anh Hùng “Chặt cánh tay phá đồn địch” ? 7- Ngày 01/05/1954, ta mở tấn công lần thứ 3 đánh chiếm các cứ điểm còn lại trong chiến dịch Điện Biên Phủ. 8- Tên của người anh hùng lấy thân mình lấp lỗ châu mai - Đáp án:
  14. 16 1 N G À Y Đ Ồ N G T Â M 2 B Ì N H D Â N H Ọ C V Ụ 3 C Ắ M C H Ô N G 4 M Ồ C H Ô N 5 Đ Ô N G K H Ê 6 L A V Ă N C Ầ U 7 Đ Ợ T 8 P H A N Đ Ì N H G I Ó T - Tất cả các chữ cái ghép lại thành từ “ Thắng lợi”. Đây là phương pháp học mà chơi, chơi mà học có hiệu quả giáo dục cao. Học sinh phát tận dụng hết vốn kiến thức của mình để có thể trả lời đúng câu hỏi. Khuyến khích được tất cả các học sinh trong lớp được tham gia, tạo không khí sôi nổi, vui tươi, hào hứng trong các em. 6. Ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng thiết bị dạy học một cách hiệu quả. Qua thăm dò ý kiến, khảo sát, điều tra, tôi thấy học sinh rất hứng thú với giờ học lịch sử có sử dụng công nghệ thông tin, những hình ảnh, những thước phim được trình chiếu, giúp cho các em nhớ lâu hơn nhân vật lịch sử, sự kiện lịch sử. Ví dụ : Bài “Tiến vào Dinh Độc Lập”, kết thúc phần trình bày trận đánh bằng lời, tôi đã cho HS xem 1 đoạn video về Tiến vào Dinh Độc Lập. ( Ở bài dạy này tôi đã sử dụng phương tiện dạy học hiện đại là bài giảng điện tử nên rất có hiệu quả và khoa học). Tất cả những hình ảnh, lược đồ, sơ đồ, đoạn phim tư liệu làm phương tiện trực quan phải rõ ràng, chính xác và làm nổi bật được nội dung bài dạy, nội dung tìm hiểu. Ví dụ: Bài: “Thà hi sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”, tôi đã cho học sinh xem video Bác Hồ đọc lời kêu gọi toàn Quốc kháng chiến, xem đoạn phim về tinh thần đấu tranh của nhân dân cả nước hưởng lời kêu gọi của Bác. Sau đó cho học sinh thảo luận nhóm để rút
  15. 17 ra nhận xét về tinh thần chiến đấu của nhân dân ta hưởng ứng lời kêu gọi của Bác như thế nào? Tất cả những bài học mà được minh họa bằng những thước phim, bằng những video clip thì học sinh đều rất hứng thú, rất tập trung chú ý xem từng chi tiết nhỏ. Sau đó chính tự các em lại sôi nổi bình luận, nhận xét, nêu cảm nghĩ về nội dung bài Ví dụ: Giáo án điện tử bài “ Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ”: Tôi đã chiếu cho học sinh được quan sát lược đồ trận đánh. Những đường rút lui của giặc thì tôi đặt hiệu ứng màu đen và mờ dần rồi tắt. Còn đường tiến công của quân ta được đặt hiệu ứng màu đỏ và nhấp nháy nhiều lượt liên tục khiến học sinh rất hưng phấn, thích thú khi xem: Khi sử dụng lược đồ nêu diễn biến trận đánh, tôi đã làm những mũi tên động, màu sắc và âm thanh phù hợp ở từng địa điểm quan trọng. Biết kết hợp hài hòa giữa công nghệ thông tin với các thiết bị dạy học khác như bản đồ, tranh
  16. 18 ảnh, phiếu học tập, Chính vì như vậy nên hiệu quả giờ dạy rất cao. 5.3. Khả năng áp dụng của sáng kiến: Sáng kiến có thể áp dụng cho tất cả học sinh lớp 5 Trường Tiểu học –Trung học cơ sở Thanh Lương. 6. Những thông tin bảo mật: Không 7. Các điều kiện cần để áp dụng sáng kiến: + Đối với giáo viên: - Giáo viên chuẩn bị ảnh tư liệu, bản đồ, lược đồ, tìm hiểu thông tư từ nhiều nguồn, tham khảo nhiều kiến thức về sự kiện lịch sử liên quan đến nội dung bài dạy. - Soạn giảng đầy đủ nội dung. - Nghiên cứu tài liệu: SGK, SGV,Sách tham khảo, chuẩn kiến thức kĩ năng . - Nghiên cứu, chuẩn bị về phương pháp sao cho phù hợp với từng nội dung bài học, từng đối tượng học sinh. + Đối với học sinh: - Chuẩn bị tốt các yêu cầu mà giáo viên đã giao từ tiết trước - Có ý thức học tập, tích cực, chủ động trong mỗi tiết học 8. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến của tác giả: Kết quả thu được qua bài kiểm tra cuối học kì I lớp 5/1, năm học 2020 - 2021 như sau: Số Hoàn thành Hoàn thành Chưa hoàn học tốt thành sinh Điểm 9 - 10 Điểm 7 - 8 Điểm 5 – 6 Điểm dưới 5 Số Số Số Số 32 lượng % lượng % lượng % lượng % 10 HS 31,3% 15 46,9 % 7 HS 21,8% 0 HS 0% HS Nhìn vào bảng so sánh kết quả khảo sát trước và sau tác động ta nhận thấy: -Chất lượng kiểm tra được nâng lên rõ rệt. - Học sinh tích cực, chủ động trong học tập. - Khả năng tiếp thu bài học một cách tích cực chủ động. Như vậy việc áp dụng đem lại kết quả thiết thực giúp các em thích học, thích làm và say mê với mỗi bài học hơn. Nhiều em đã nắm chắc các giai đoạn và sự kiện lịch sử.
  17. 19 9. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử (nếu có): Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. Thanh Lương, ngày 19 tháng 02 năm 2021 Người làm đơn (Ký và ghi rõ họ tên) Trần Thị Hoài