SKKN “Biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi phát triển thẩm mĩ thông qua hoạt động âm nhạc” ở trường Mầm non

doc 7 trang binhlieuqn2 4562
Bạn đang xem tài liệu "SKKN “Biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi phát triển thẩm mĩ thông qua hoạt động âm nhạc” ở trường Mầm non", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_bien_phap_giup_tre_mau_giao_4_5_tuoi_phat_trien_tham_mi.doc

Nội dung tóm tắt: SKKN “Biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi phát triển thẩm mĩ thông qua hoạt động âm nhạc” ở trường Mầm non

  1. ĐỀ TÀI: “BIỆN PHÁP GIÚP TRẺ MẪU GIÁO 4-5 TUỔI PHÁT TRIỂN THẨM MĨ THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG ÂM NHẠC” Ở TRƯỜNG MẦM NON 1. Lý do chọn biện pháp: Âm nhạc là loại hình nghệ thuật, là món ăn tinh thần không thể thiếu đối với mọi người nói chung và trẻ em mầm non nói riêng, là một bộ môn nghệ thuật giúp trẻ phát triển năng khiếu, thẩm mỹ, cảm nhận được cái hay, cái đẹp, thể hiện được lời ca giai điệu của các bài hát, bản nhạc, diễn tả về ý nghĩ, những ước mơ, những cảm xúc mạnh mẽ của trẻ. những nốt nhạc trầm bổng, những giai điệu mượt mà, trong trẻo của âm nhạc là dòng sữa ngọt ngào giúp trẻ phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ. Đối với trẻ mầm non, âm nhạc có vai trò vô cùng quan trọng. Âm nhạc là phương tiện giúp trẻ nhận thức thế giới xung quanh, phát triển ngôn ngữ, quan hệ giao tiếp, trao đổi tình cảm. Âm nhạc của trẻ là thế giới kỳ diệu đầy cảm xúc. Trẻ có thể tiếp nhận âm nhạc từ lúc còn trong nôi. Những lời ru ầu ơ của bà, của mẹ, những câu hát mộc mạc, gần gũi đã nuôi lớn tâm hồn trẻ thơ của trẻ. Tình yêu gia đình, quê hương cũng lớn lên từ tiếng hát, lời ru đó. Trẻ mầm non dễ xúc cảm, ngây thơ trong sáng nên rất dễ tiếp xúc với âm nhạc. Thế giới âm nhạc muôn màu, muôn sắc tạo điều kiện cho trẻ phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ, tình cảm, đạo đức, thẩm mĩ qua đó giáo dục trẻ lòng yêu âm nhạc, biết cảm thụ âm nhạc thông qua hoạt động ca hát, vận động, nghe hát, trò chơi âm nhạc. Trong trường mầm non dạy hát là một hoạt động được thực hiện thường xuyên và được lồng ghép trong các hoạt động của trẻ, nó là cầu nối giữa hoạt động này với hoạt động khác và nó là nguồn tạo hứng thú mạnh mẽ nhất để trẻ tham gia vào các hoạt động . Tuy nhiên khi tổ chức gời dạy hát cho trẻ tôi nhận thấy đôi lúc có phần không chính xác về giai điệu bài hát, về lời ca, trẻ không mạnh dạn tự tin khi biểu diễn, trẻ hát chưa rõ lời, kỹ thuật hát của trẻ còn hạn chế về giọng, về hơi, về âm vực tiết tấu vì thế nó làm giảm đi tính nghệ thuật của bài hát. Ngoài ra cách phát âm của trẻ chưa thực sự hoàn chỉnh, âm phát ra yếu, hơi thở ngắn, và đặc biệt sự phối hợp giữa tai nghe và giọng chưa chủ động, trẻ còn rụt rè chưa tự tin thể hiện bài hát. Giáo viên khi cho trẻ hoạt động âm nhạc vẫn còn mang tính chất rập khuôn, máy móc, chưa sáng tạo, chưa linh hoạt, chưa tạo cho trẻ lòng yêu thích, say mê âm nhạc. Một số phụ huynh vẫn chưa thực sự quan tâm đến việc giáo dục con cái ở tuổi mầm non, chưa hát cho trẻ 1
  2. nghe và chưa động viên khích lệ trẻ biểu diễn cho ba mẹ xem nên dẫn đến trẻ chưa mạnh dạn, tự tin trong khi biểu diễn. . Chính vì lý do trên mà năm học này tôi lựa chọn và đi sâu nghiên cứu đề tài “ Biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi phát triển thẩm mĩ thông qua hoạt động âm nhạc ở trường mầm non” để tổ chức hoạt động dạy hát được tốt hơn. 2. Mục đích của biện pháp: - Dạy cho trẻ tính mạnh dạn, tự tin khi biểu diễn. Trẻ vận động nhịp nhàng, mềm mại theo nhịp và tiết tấu của bài hát. - Tập cho trẻ hát rõ lời ca, hát đúng giai điệu bài hát, thể hiện được sắc thái về trường độ, nhịp điệu, biết lấy hơi để hát và biết điều chỉnh giọng hát của mình phù hợp, . - Phát triển tai nghe âm nhạc, khả năng cảm thụ âm nhạc, tính thẩm mĩ và phát triển ngôn ngữ cho trẻ. - Giáo viên có được những kiến thức, kỹ năng cần thiết trong quá trình dạy trẻ. - Giúp cho phụ huynh hiểu rõ về tầm quan trọng của hoạt động âm nhạc ở trường mầm non. 3. Cách thức tiến hành: * Thứ nhất: Giáo viên tổ chức tốt hoạt động dạy hát trong tiết học âm nhạc. Do đặc điểm tâm sinh lý, mức độ tiếp thu của trẻ không đồng đều nên khi tổ chức các hoạt động nhận thức cho trẻ, giáo viên cần tiến hành theo phương châm “Học mà chơi - chơi mà học”. Một giờ học âm nhạc cô phải xây dựng và thiết kế theo nhiều hình thức tổ chức khác nhau, mỗi giờ học nên xác định một nội dung trọng tâm để tổ chức hoạt động và đặc biệt phải chú ý đến yếu tố động, tĩnh giữa các nội dung để tránh sự nhàm chán cho trẻ. Giáo viên phải định hướng cho trẻ tập trung chú ý lắng nghe, quan sát và gợi ý để trẻ bộc lộ cảm xúc, biểu cảm của mình khi nghe các giai điệu âm nhạc. Trong trường mầm non, điều quan trọng không phải là dạy trẻ các kiến thức và kỹ năng âm nhạc, bắt buộc trẻ phải hát chuẩn xác, rõ ràng, trẻ phải múa đẹp, phải vận động nhịp nhàng mà quan trọng là phải tạo ra môi trường để trẻ được tham gia và trải nghiệm trong các hoạt động như: ca hát, nghe nhạc, vận động theo nhạc, múa, trò chơi âm nhạc, tham gia trong các hoạt cảnh đóng vai và biểu diễn từ đó trẻ sẽ biết tự nhận xét, trao đổi và nói lên những cảm xúc của mình về ý nghĩa lời ca, về giai 2
  3. điệu, nhịp điệu, về tính chất âm nhạc tạo cho trẻ những ham thích để rồi dần dần hình thành ở trẻ nhu cầu và thị hiếu âm nhạc tốt đẹp. Để có được một giờ hoạt động âm nhạc đạt kết quả cao, giúp trẻ làm quen với âm nhạc tốt hơn, giáo viên cần phải đầu tư, nghiên cứu kỹ nội dung bài dạy, chuẩn bị các đồ dùng, phương tiện dạy học phù hợp (đàn, các nhạc cụ gõ cho trẻ, các phương tiện nghe nhìn, tranh ảnh minh họa ), giáo viên phải hát chuẩn xác giai điệu, lời ca và hát có truyền cảm bài hát, phải biết sử dụng nhạc cụ Từ những nền tảng kiến thức đó kết hợp với tính sáng tạo và linh hoạt trong phương pháp tổ chức, giảng dạy để dẫn dắt trẻ vào môi trường hoạt động âm nhạc một cách nhẹ nhàng, tự tin không gò bó. Trong giờ học, giáo viên thường xuyên động viên, khuyến khích trẻ, tuyệt đối không chê trách trẻ mà phải tôn trọng trẻ, nhẹ nhàng sửa sai đối với những trẻ thực hiện chưa đúng, giáo viên phải chú ý quan sát, mức độ và khả năng hoạt động của trẻ, trẻ có hứng thú hoạt động không? Tìm hiểu nguyên nhân vì sao để có hướng giải quyết, tìm cách đưa trẻ hoà nhập với bạn bè, dần cho trẻ quan tâm, thích thú với các hoạt động âm nhạc hơn. Ví dụ: Hôm nay cô dạy hát bài “Màu hoa” thì cô chuẩn bị mô hình “ vườn hoa” có nhiều loài hoa khác nhau, vào đầu giờ học cô cho trẻ đi tham quan vườn hoa vừa đi vừa hát bài “màu hoa” khi đến nơi cô cho trẻ ngắm nhìn những bông hoa và cô giới thiệu tên bài hát, tên tác giả và cùng trẻ trò chuyện về nội dung bài hát để cho trẻ ghi nhớ tên bài hát tên tác giả và nội dung bài hát. Hoặc khi dạy trẻ hát cô linh hoạt thay đổi hình thức bằng một chương trình văn nghệ cho trẻ biểu diễn theo lớp, nhóm, tổ, cá nhân, mời trẻ lên sân khấu biểu diễn thi đua giữa nhóm này với nhóm khác để tạo sự hứng thú cho trẻ, từ đó trẻ sẽ mạnh dạn, tự tin hơn trong khi biểu diễn. Khi trẻ biểu diễn giáo viên chú ý quan sát, lắng nghe để sửa sai cho trẻ từng câu hát, từng đoạn của bài hát, giai điệu bài hát * Thứ hai: Cho trẻ làm quem với âm nhạc thông qua các môn học khác và ở mọi lúc mọi nơi. - Lòng ghép tích hợp hoạt động âm nhạc thông qua các môn học khác: Ở trường mầm non, trong tất cả mọi hoạt động, giáo viên đều có thể lồng ghép hoặc tích hợp với giáo dục âm nhạc, căn cứ vào những bài đã học, những bài chưa học theo từng chủ đề, chủ điểm của bài dạy để có hướng tích hợp phù hợp nhất. Ví dụ, dạy trẻ đọc thơ “Làm anh”, phần tích hợp cho trẻ hát bài: “Cả nhà thương nhau”, cô hát cho trẻ nghe bài: “Ba ngọn nến lung linh” . Qua đó giúp trẻ 3
  4. làm quen một số bài hát mới hoặc củng cố những bài hát đã học, không những giúp trẻ làm quen âm nhạc mà còn làm cho trẻ hứng thú hơn trong giờ học. Hoặc trong giờ cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh, khi tìm hiểu về các vật nuôi trong gia đình, giáo viên có thể tích hợp hát bài “Gà trống, mèo con và cún con”, “Ai cũng yêu chú mèo”, “Con gà trống” qua đó hình thành cho trẻ tình cảm đối với các con vật, giáo dục trẻ biết ích lợi của vật nuôi đối với đời sống con người, cách chăm sóc và bảo vệ các con vật nuôi Mọi tiết học đều có thể tích hợp giáo dục âm nhạc, ngoài việc ôn lại kiến thức cũ, làm quen kiến thức mới còn giúp cho giờ học nhẹ nhàng, hấp dẫn giúp trẻ thoải mái, hào hứng và sôi nổi trong giờ học. - Tổ chức hoạt động âm nhạc ở mọi lúc mọi nơi Thực tế giáo dục âm nhạc ở lứa tuổi mầm non cho chúng ta thấy, khả năng cảm thụ âm nhạc của trẻ không tự nhiên mà phát triển mà cần phải trải qua một quá trình Học – chơi – tiếp xúc thường xuyên, liên tục, giáo viên cần cho trẻ làm quen với âm nhạc ở mọi lúc mọi nơi nhiều hơn để phát triển năng khiếu âm nhạc cho trẻ. Ví dụ: Vào buổi sáng giờ đón trẻ, cô cho trẻ nghe những bản nhạc, những bài hát trong vá ngoài chương trình phù hợp với lứa tuổi, phù hợp với chủ đề. Trẻ được nghe nhiều lần sẽ cảm nhận được giai điệu bài hát , thích nghe hát và hát được như bạn. Hoạt động ngoài trời cũng cần cho trẻ được tiếp xúc với âm nhạc, cho trẻ hát hoặc nghe những bài có nội dung theo chủ đề, chủ điểm để thông qua nội dung của các bài hát sẽ giáo dục nhân cách, giáo dục thẩm mỹ cho trẻ. Ví dụ, giờ hoạt động ngoài trời: Khi cho trẻ làm quen với thiên nhiên, cây cối, hoa lá sau khi trẻ quan sát xong, giáo viên cho trẻ hát bài “Em yêu cây xanh”, “Vườn trường mùa thu”, “Ra vườn hoa” qua đó trẻ được củng cố lại bài hát đã học đồng thời cũng giúp cho trẻ biết thế nào là trồng cây, có ý thức chăm sóc và bảo vệ cây xanh, hình thành ở trẻ tình yêu thiên nhiên, môi trường xung quanh Trong giờ hoạt động gốc giáo viên cần cho trẻ làm quen âm nhạc nhiều hơn bở vì giờ hoạt động góc, trẻ chơi rất hồn nhiên, mạnh dạn, thích hát, múa lại những bài đã học và thích phản ảnh lại những việc làm của người lớn. Ví dụ: Sau giờ âm nhạc, học bài hát ”Cô giáo miền xuôi” là hoạt động góc - ở góc phân vai, cho trẻ chơi trò chơi: Tập làm cô giáo, cô dạy hát bài: ”Cô giáo miền xuôi”, ”Cô và mẹ” Trẻ rất thích thú chơi và đóng vai cô giáo, học sinh, dạy hát và làm theo các cử chỉ điệu bộ của cô 4
  5. Thường xuyên tổ chức các ngày hội ngày lễ để cho trẻ biểu diễn văn nghệ như: ngày khai giảng, ngày Nhà giáo Việt Nam, Tết trung thu là những ngày có hình thức tổ chức quan trọng trong việc tạo ra môi trường âm nhạc phong phú và sinh động với các hoạt động nghệ thuật đa dạng như hát, múa tạo cho trẻ niềm phấn khởi, vui vẻ, những cảm xúc mới mẻ, tăng cường khả năng cảm thụ âm nhạc, mở rộng nhận thức cho trẻ. Ngày lễ, hội là cơ hội cho giáo viên và trẻ trong toàn trường giao lưu, hiểu biết nhau hơn, đồng thời tạo cơ hội cho trẻ nâng cao các kỹ năng hoạt động nghệ thuật; trẻ hiểu thêm những điều mới lạ chỉ có trong ngày hội, ngày lễ, đồng thời củng cố những điều mà trẻ đã lĩnh hội được. * Thứ ba: Tuyên truyền, phối hợp với phụ huynh. Giáo viên làm tốt công tác tuyên truyền với phụ huynh về việc dạy học âm nhạc cho trẻ ở trường mầm non, cung cấp tên bài hát trẻ đã học, sắp được học để phụ huynh tập luyện cho trẻ hát hoặc mở băng đĩa cho trẻ nghe khi trẻ ở nhà. Bản thân tôi thường xuyên trao đổi với phụ huynh về hoạt động âm nhạc của trẻ trên lớp. Với những trẻ múa còn chưa dẻo, hát còn ngọng, còn chưa đúng lời, chưa đúng nhịp, vận động chưa nhịp nhàng, còn nhút nhát, chưa tự tin biểu diễn thì ngoài việc chú ý rèn luyện cho trẻ ở trên lớp, khi về nhà trẻ cần có sự giúp đỡ thêm của phụ huynh. Đưa đón con em đi học đúng giờ và chuyên cần để đảm bảo cho trẻ được tiếp thu kiến thức có hệ thống và liên tục. Ví dụ: Nhắc phụ huynh về nhà mở băng đĩa cho trẻ nghe nhiều lần, ba mẹ tập hát, tập múa cho trẻ để động viên khích lệ trẻ, giúp trẻ hát đúng nhạc, nhớ được lời bài hát, trẻ hát đúng giai điệu bài hát, múa hoặc vận động theo nhạc nhuần nhuyễn và thành thạo hơn. Vận động phụ huynh đóng góp những nguyên vật liệu phế liệu để cô và trẻ cùng làm các dụng cụ âm nhạc phục vụ cho tiết học. 4. Kết quả đạt được * Qua học kỳ 1 kết quả khảo sát trẻ đạt được như sau: - Trước khi chưa áp dụng biện pháp: TT Nội dung khảo sát Số lượng Tỷ lệ% 1 Trẻ nhớ được tên bài hát, tên tác giả 16/34 47 2 Trẻ hiểu được nội dung bài hát 15/34 44,1 3 Trẻ thể hiện được kỹ năng ca hát 16/34 47 4 Trẻ mạnh dạn tham gia vào hoạt động ca hát 20/34 58,8 5
  6. 5 Trẻ hát đúng giai điệu, hát rõ lời bài hát: 14/34 41,1 6 Trẻ hát đúng cao độ, trường độ và thể hiện 12/34 35,0 sắc thái của bài hát - Sau khi áp dụng biện pháp: TT Nội dung khảo sát Số lượng Tỷ lệ% 1 Trẻ nhớ được tên bài hát, tên tác giả 26/34 76,4 2 Trẻ hiểu được nội dung bài hát 25/34 73,5 3 Trẻ thể hiện được kỹ năng ca hát 24/34 70,5 4 Trẻ mạnh dạn tham gia vào hoạt động ca hát 30/34 88,2 5 Trẻ hát đúng giai điệu, hát rõ lời bài hát: 22/34 64,7 6 Trẻ hát đúng cao độ, trường độ và thể hiện 20/34 59,0 sắc thái của bài hát - Qua quá trình áp dụng biện pháp trên, trẻ ở lớp tôi đã thay đổi rất nhiều so với đầu năm học, đa số trẻ đã hát rõ lời, hát đúng giai điệu bài hát, trẻ mạnh dạn tự tin trong khi biểu diễn, khả năng cảm thụ âm nhạc của trẻ rất tôt, đa số trẻ nhớ được tên bài hát, tên tác giả và nhớ được nội dung các bài hát đã học. - Trẻ thể hiện được kỹ năng ca hát, hát đúng cao độ, trường độ và thể hiện được sắc thái của bài hát, khi hát trẻ biết kết hợp làm điệu bộ minh họa theo nội dung bài hát nhịp nhàng. - Giáo viên đã biết tổ chức giờ học nhẹ nhàng, lòng ghép tích hợp linh hoạt sáng tạo. - Phụ huynh rất tự hào về con em của mình, họ hoàn toàn tin tưởng vào phương pháp giáo dục mà cô giáo cũng như nhà trường đã mang đến cho con của họ. Trên đây là “ Biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi phát triển thẩm mĩ thông qua hoạt động âm nhạc ” ở trường mầm non mà bản thân tôi và các đồng nghiệp của tôi đã áp dụng có hiệu quả tốt. Kính mong ban giám khảo, các bạn đồng nghiệp bổ sung, góp ý để thêm để bản thân tôi áp dụng vào công tác dạy học thời gian tới được tốt hơn. PHÊ DUYỆT CỦA HIỆU TRƯỞNG NGƯỜI THỰC HIỆN 6
  7. Võ Thị Đoài Đào Thị Hạnh Nguyên 7