SKKN Biện pháp nâng cao chất lượng chữ viết cho học sinh Lớp 2 trường Tiểu học Thanh Thủy

doc 7 trang binhlieuqn2 07/03/2022 9725
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Biện pháp nâng cao chất lượng chữ viết cho học sinh Lớp 2 trường Tiểu học Thanh Thủy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_bien_phap_nang_cao_chat_luong_chu_viet_cho_hoc_sinh_lop.doc

Nội dung tóm tắt: SKKN Biện pháp nâng cao chất lượng chữ viết cho học sinh Lớp 2 trường Tiểu học Thanh Thủy

  1. BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHỮ VIẾT CHO HỌC SINH LỚP 2 TRƯỜNG TIỂU HỌC THANH THỦY I.Lý do chọn biện pháp. Chữ viết là công cụ trong việc ghi chép, truyền bá kho tri thức của nhân loại. Việc rèn chữ viết cho học sinh Tiểu học có vai trò quan trọng trong dạy học môn Tiếng Việt cũng như các môn học khác. Qua khảo sát, theo dõi, kiểm tra chất lượng chữ viết học sinh đầu năm tôi nhận thấy: - Một số học sinh có ý thức rèn chữ viết, giữ gìn sách vở sạch đẹp. Viết đạt tốc độ, đúng chính tả. Chữ viết đẹp, đúng mẫu, đúng quy trình. - Bên cạnh đó nhiều học sinh viết chữ chưa đúng mẫu. Chữ viết còn cẩu thả. Quy trình nối nét giữa các chữ còn bị gãy nét, chập hoặc rời nét. Dấu thanh đánh chưa đúng vị trí. - Học sinh chưa nắm chắc quy trình viết các con chữ sao cho đúng. Chưa nắm chắc luật chính tả nên đôi lúc viết còn sai. - Các em còn nhỏ nên ham chơi, chưa hiểu hết tầm quan trọng của chữ viết và không thích thú luyện viết. - Do ảnh hưởng của phương ngữ nên nhiều học sinh phát âm chưa chuẩn dẫn đến việc còn viết sai lỗi chính tả. - Một số phụ huynh chưa hiểu hết tầm quan trọng của chữ viết nên chưa thực sự quan tâm đến chữ viết của học sinh còn phó mặc cho giáo viên. Chưa chuẩn bị đầy đủ dụng cụ học tập cho con em. Từ những lí do trên dẫn đến chất lượng chữ viết của học sinh còn chưa cao. Vậy dưới đây, tôi xin đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng chữ viết cho học sinh lớp 2. II. Mục đích của biện pháp. Giúp cho học sinh viết đúng, viết đẹp nhằm góp phần nâng cao chất lượng chữ viết nói riêng và phong trào “ Vở sạch – Chữ đẹp” trong nhà trường. Vì vậy việc rèn giũa cho các em viết chữ đẹp - giữ vở sạch là rất cần thiết, tạo cho các em học sinh có được một tâm thế học tốt môn Tiếng việt và các môn học khác . Phát hiện và khắc phục một số lỗi sai thường gặp của học sinh do ảnh hưởng của phát âm phương ngữ dẫn đến viết sai chính tả. Giúp cho học sinh có những phẩm chất tốt như: tính cẩn thận, sự tập trung, tinh thần kỉ luật, lòng tự trọng đối với bản thân học sinh cũng như thầy cô và bạn đọc bài của mình. III. Cách thức tiến hành. 1. Xây dựng kế hoạch nâng cao chất lượng chữ viết ngay từ đầu năm.
  2. Để nâng cao chất lượng chữ viết, ngay từ đầu năm học, trên cơ sở tình hình thực trạng chữ viết của học sinh, tôi xây dựng nội dung, biện pháp, thời gian, chỉ tiêu thực hiện cho phù hợp. Khi xây dựng kế hoạch, tôi xây dựng kế hoạch phải có tính khả thi, phải huy động được sự tham gia của phụ huynh và các tổ chức trong nhà trường. Kế hoạch xây dựng phải có các chỉ tiêu, thang điểm cho một bài viết đẹp: + Bài viết đúng + Bài viết có nhiều tiến bộ nhất + Bài viết ấn tượng + Bài viết được yêu thích nhất + Bài viết sạch sẽ nhất Hằng tháng, hằng tuần, tôi thường xuyên đánh giá việc thực hiện kế hoạch để tiếp tục điều chỉnh và bổ sung các hoạt động phù hợp. Để xây dựng kế hoạch và đạt được kết quả cao, tôi đã thực hiện như sau: Vào đầu năm học mới, tôi tiến hành kiểm tra sách vở, đồ dùng học tập của học sinh, hướng dẫn học sinh nên dùng loại vở nào, dùng loại bút nào để luyện viết, hướng dẫn học sinh cách bọc vở và bảo quản, giữ gìn sách vở như thế nào trong năm học. Hướng dẫn cho học sinh các tiêu chuẩn cần phấn đấu để đạt danh hiệu “Vở sạch - chữ đẹp”. Đồng thời cùng học sinh ra quyết tâm thực hiện các chỉ tiêu về phong trào “Vở sạch - chữ đẹp” Giáo viên cần khảo sát phân loại chữ viết học sinh ngay từ đầu năm để có định hướng kèm cặp những học sinh còn viết chưa đẹp, có kế hoạch lập đội tuyển, bồi dưỡng những học sinh có năng khiếu, viết đẹp. Phải luôn chú ý theo dõi, kèm cặp và nhắc nhở để học sinh luôn ghi nhớ luyện tập thường xuyên, thường xuyên kiểm tra và có hướng khắc phục uốn nắn kịp thời. Ngoài ra, giáo viên còn hướng dẫn học sinh cách trình bày vở trong từng thể loại bài, cách kẻ vở khi hết bài. Hàng tháng sau khi xếp loại vở sạch chữ đẹp, giáo viên biểu dương và khen ngợi những học sinh có nhiều cố gắng về chữ viết. Ngoài việc luyện viết ở lớp, giáo viên cũng quan tâm và kiểm tra việc luyện viết ở nhà của học sinh. Thường xuyên kiểm tra, nhận xét, động viên để các em cố gắng hơn ở tuần tiếp theo. Tuyên truyền giảng giải cho phụ huynh và học sinh về vai trò của chữ viết. Vận động phụ huynh mua sắm đủ các loại học cụ có chất lượng cho học sinh trong quá trình học tập như: bút, vở, mực, thước kẻ 2. Bồi dưỡng, khơi dậy niềm đam mê luyện chữ từ mỗi cá nhân học sinh. Viết được chữ đẹp không cần phải có năng khiếu nhưng phải có niềm đam mê và yêu thích. Nhiều học sinh thấy chữ mình viết chưa đẹp thường có tâm trạng chán
  3. nản, không muốn luyện hoặc có luyện viết thì luyện cho có. Để khơi dậy niềm đam mê luyện chữ cho học sinh, giúp các em thêm yêu các con chữ, yêu thích luyện chữ, đam mê sáng tạo trong trình bày, giáo viên có thể kể cho học sinh nghe những mẫu chuyện về tấm gương rèn chữ viết của anh Nguyễn Ngọc Ký, Cao Bá Quát và gần hơn nữa là các bạn học sinh trong lớp, trong trường mình. Cho học sinh đọc và xem những bài dự thi về “Văn hay – Chữ tốt” trên báo và tạp chí Thế giới trong ta, sưu tầm những bài viết đẹp để tại lớp cho học sinh xem hằng ngày hoặc lấy một số bài viết của các anh chị lớp trên hoặc những học sinh đã đạt giải thi viết chữ đẹp để cho các em xem và học tập. Từ đó gợi lên ở các em lòng say mê, ham thích luyện viết chữ đẹp. Ngoài ra, chữ viết của giáo viên cũng có tính chất quyết định đến chất lượng chữ viết của một lớp bởi vì giáo viên luôn là tấm gương đối với học sinh về tất cả các mặt. Vì thế trước hết, giáo viên phải luôn coi trọng chữ viết thường ngày của mình trên bảng lớp. Đây chính là trang viết mẫu mực đầu tiên của mình cho học sinh thấy. Giáo viên luôn luôn ý thức về: cách cầm bút đúng; tư thế ngồi, đứng viết. Viết đúng chính tả, đúng mẫu, rõ ràng và ngay ngắn. Ngoài ra, khi viết lời nhận xét cho học sinh trong các loại vở, giáo viên cần ghi nắn nót, đúng mẫu chữ. Đó cũng coi là mẫu để học sinh học theo. 3. Đổi mới trong cách đánh giá học sinh. Đánh giá thường xuyên theo thông tư 22/2016/TT - BGDĐT. Đánh giá coi trọng sự tiến bộ của học sinh. Khen ngợi những cố gắng của học sinh dù chỉ là những biểu hiện nhỏ nhất. Phát hiện những điều em chưa làm được để các em học sinh phát hiện ra lỗi sai của mình và sửa kịp thời ngay dưới mỗi bài trong viết chính tả. Việc đánh giá đúng sẽ khích lệ, động viên học sinh không ngừng rèn luyện, phấn đấu vươn lên hoàn thiện bài viết của mình. Đánh giá không đúng, không khách quan đối với học sinh của nhà trường nói chung, giáo viên nói riêng sẽ đưa lại hiệu quả thấp, phản giáo dục. Dạy học theo mô hình VNEN, tôi yêu cầu các em đổi vở và chữa bài theo nhóm đôi (đôi bạn cùng tiến), chữa bài theo nhóm lớn (phát huy vai trò của nhóm trưởng) để các em nhận xét lẫn nhau. Sau mỗi lần chấm: Tôi chọn 2-3 học sinh viết chữ đẹp nhất lớp để tuyên dương, trưng bày vở thẳng thắn ở góc “Yêu chữ” để học sinh quan sát và bình chọn: nét chữ đẹp nhất, cách trình bày đẹp nhất. 4. Chuẩn bị tốt các điều kiện học tập cho việc nâng cao chất lượng chữ viết. Trước hết, giáo viên luôn nhắc nhở cho các em tư thế ngồi viết đúng: Tư thế thoải mái, không gò bó. Hướng dẫn các em cách cầm bút bằng 3 ngón tay. Nhắc nhở các em tuyệt đối không cầm bút dựng đứng 90 độ, không để ngửa hoặc úp quá nghiêng bàn tay về phía bên trái. Lúc viết, đưa bút từ trái sang phải, từ trên xuống
  4. dưới. Các nét đưa lên hoặc đưa sang ngang phải nhẹ tay, không ấn mạnh đầu bút vào mặt giấy, điều khiển cây bút bằng các cơ ở cổ tay và các ngón tay. Khi sử dụng vở viết giáo viên cần nhắc học sinh cần phải luôn giữ sạch, có đủ bìa nhãn, không bỏ vở, xé trang. Không bôi mực ra vở, không làm quăn mép vở. Hướng dẫn các em đặt một tờ giấy kê bên dưới bài viết, chuẩn bị sẵn một cái khăn mềm để lau mồ hôi, lau tay. 5. Ôn lại các nét cơ bản và cách viết đúng mẫu chữ. Tuần đầu giáo viên tổ chức ôn luyện lại cho học sinh các nét cơ bản vì nếu học sinh viết chuẩn các nét cơ bản thì đó là tiền đề cho việc viết chữ đẹp. Ôn tập hai nét: nét sổ và nét ngang vào vở. Viết cơ bản hai nét trên cũng dễ viết và nó giúp học sinh sau này có dạng chữ viết thẳng, ngay ngắn từ đầu. Sau khi rèn kỹ hai nét trên, giáo viên mới tiến hành ôn lại các nét móc xuôi, nét móc ngược, nét móc hai đầu, nét khuyết, nét thắt. Làm tốt phần này là tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh khi viết chữ đúng, đẹp theo mẫu. Đây là bước vô cùng quan trọng và khó khăn với tất cả giáo viên và học sinh. Vì vậy, giáo viên cần ôn tập kỹ để các em nắm được cấu tạo chữ viết theo đúng quy trình mẫu bằng cách sử dụng các phương pháp dạy học tích cực: như phương pháp làm mẫu, phương pháp trực quan, phương pháp gợi mở, phương pháp luyện tập – thực hành. 6. Khắc phục lỗi phương ngữ cho học sinh trên địa bàn xã Thanh Thủy Mỗi một vùng phương ngữ có những cách phát âm tiếng việt khác nhau. Đặc điểm phát âm đặc trưng cho từng vùng khác với phát âm chuẩn là nguyên nhân dẫn đến những cách viết sai chính tả. Loại lỗi mà học sinh Thanh Thủy hay mắc phải đó là: + Lỗi sai phụ âm đầu: n/l; ch/tr; s/x; + Lỗi sai phần vần: Lỗi này thường viết sai ở các vần như: anh/ ênh; inh /in; an/ang; ong/ông. + Lỗi sai dấu: dấu hỏi, dấu ngã. Để khắc phục lỗi của học sinh giáo viên cần: - Luyện phát âm: Học sinh muốn viết đúng chính tả việc đầu tiên các em phải đọc đúng chuẩn. Để học sinh đọc đúng chuẩn, bản thân giáo viên phải đọc đúng chuẩn thì mới giúp học sinh đọc đúng chuẩn và phân biệt các thanh, các âm đầu, âm chính, âm cuối. Ngoài ra thường xuyên giúp các em đọc đúng chuẩn trong tất cả các môn học nhất là phân môn Tập đọc.
  5. - Phân tích so sánh: Song song với việc luyện đọc đúng chuẩn cho học sinh, khâu phân tích so sánh tiếng, từ cũng rất quan trọng trong giờ học chính tả. Trước khi viết bài, giáo viên nên có bước phân tích so sánh một số tiếng khó viết hay nhầm lẫn, các tiếng các em còn đọc (nghe) chưa đúng chuẩn, nhấn mạnh những điểm khác tìm ra cho các em phân tích so sánh tiếng, từ dễ sai. Để học sinh nhớ lâu giáo viên cho các em đặt câu phân biệt so sánh giúp các em hiểu rõ cách dùng của tiếng, từ và viết đúng hơn. - Giải nghĩa từ: Có nhiều cách để giải nghĩa từ cho học sinh: Giáo viên có thể cho học sinh đọc chú giải, đặt câu (nếu học sinh đặt câu đúng tức là học sinh đã hiểu nghĩa từ), tìm từ đồng nghĩa, trái nghĩa, miêu tả đặc điểm hoặc sử dụng vật thật, mô hình, tranh ảnh với những từ nhiều nghĩa giáo viên phải đặt từ đó trong văn cảnh cụ thể để giải nghĩa từ. - Ghi nhớ mẹo luật chính tả: Mẹo luật chính tả là các hiện tượng chính tả mang tính quy luật chi phối hàng loạt từ, giúp giáo viên khắc phục lỗi chính tả cho học sinh một cách rất hữu hiệu. - Làm các bài tập chính tả: Mỗi bài viết chính tả giáo viên cần hướng dẫn học sinh làm các bài tập khác nhau để giúp học sinh tập tận dụng các kiến thức đã học, làm quen với việc sử dụng từ trong văn cảnh cụ thể. Sau mỗi bài tập, giáo viên giúp các em rút ra các qui tắc chính tả để ghi nhớ, nhắc nhở các em sử dụng từ cho đúng khi viết văn trong tiết học Tập làm văn và các môn học khác. 7. Nghiên cứu các lỗi sai thường gặp, chữa lỗi triệt để. Trong một lớp có nhiều học sinh, không phải học sinh nào cũng mắc lỗi viết giống nhau, mỗi em có một điểm mạnh, yếu khác nhau. Vì vậy, tôi luôn chấm tay đôi với học sinh, chỉ ra lỗi sai và yêu cầu học sinh sửa lại bên dưới mỗi bài. Cách 1: Giáo viên viết mẫu, yêu cầu học sinh viết lại. Cách 2: Sử dụng phương pháp “đòn bẫy” bằng cách đưa ra những bài chưa đẹp về trình bày hoặc chữ viết để học sinh nhận ra sự tương phản giữa “cái chuẩn - cái chưa chuẩn”, “cái đẹp - cái xấu” để hạn chế và phát huy những điểm mạnh, điểm yếu của mình. Một số lỗi mà học sinh thường gặp trong quá trình viết: Lỗi thiếu nét, lỗi thừa nét, lỗi viết sai nét,thói quen nhấc bút sau mỗi nét, lỗi về đánh dấu thanh. Để khắc phục những lỗi cơ bản này giáo viên cho học sinh xem chữ viết mẫu của giáo viên và chữ viết của học sinh để học sinh tự phát hiện ra lỗi viết của mình sau đó giáo viên yêu cầu học sinh luyện viết lại.
  6. Ví dụ: Lỗi về đánh dấu thanh: Trong viết chữ đẹp cho học sinh, tôi thường rất chú ý tới dấu chữ và dấu thanh. Bởi với các em lỗi cơ bản dễ mắc phải là đánh dấu không đúng cự ly, đôi khi quá thấp, quá cao và quá to hoặc quá nhỏ. Để kịp thời sửa lỗi này tôi quy định ngay từ đầu với dấu thanh ta đánh vào âm chính của vần, khoảng cách không vượt quá đơn vị thứ 2. Nếu chữ có dấu mũ thì đánh dấu thanh sao cho nằm bên phải mũ. Dấu chữ và dấu thanh nhỏ bằng 1/2 đơn vị chữ. IV. Kết quả đạt được. Với những công việc cụ thể bằng những biện pháp tích hợp nêu trên, tôi nhận thấy chất lượng chữ viết của học sinh từng bước có chuyển biến. Một số em từ chỗ viết chưa đẹp, viết còn sai lỗi chính tả, chưa biết cách để luyện chữ thì nay lại có khuynh hướng thích viết và muốn luyện viết chữ đẹp. Viết nắn nót, cẩn thận đã trở thành thói quen của học sinh. Các em luôn tự giác trong học tập, sách vở luôn giữ sạch đẹp. Kết quả cụ thể đạt được: Kết quả khảo sát chất lượng đầu năm: Kĩ năng Số lượng học sinh Tỷ lệ ( %) Tốc độ đạt yêu cầu 26/28 92,9 Viết đúng chính tả 24/28 85,7 Trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp 20/28 71,4 Chữ viết rõ ràng, viết đúng cỡ chữ, kiểu chữ 17/28 60,7 Chất lượng thống kê cuối học kì I năm học 2020-202. Kĩ năng Số lượng học sinh Tỷ lệ ( %) Tốc độ đạt yêu cầu 28/28 100 Viết đúng chính tả 27/28 96,4 Trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp 25/28 89,3 Chữ viết rõ ràng, viết đúng cỡ chữ, kiểu chữ 24/28 85,7 Để có chất lượng chữ viết của học sinh đúng, đẹp theo mẫu thì tôi nghĩ giáo viên là nhân tố quyết định đến chất lượng chữ viết của học sinh. Chữ viết của giáo viên phải mẫu mực ở bảng lớp, ở lời nhận xét trong vở học sinh, làm gương cho học sinh noi theo. Do vậy nhà trường, tổ chuyên môn thường xuyên làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục sâu rộng trong đội ngũ giáo viên, học sinh, phụ huynh, nhằm nâng cao nhận thức về yêu cầu, tầm quan trọng của việc rèn chữ viết, đẩy mạnh phong trào "Giữ vở sạch - viết chữ đẹp" . GIÁO VIÊN THỰC HIỆN XÁC NHẬN CỦA LÃNH ĐẠO NHÀ TRƯỜNG