SKKN Biện pháp xây dựng môi trường đảm bảo an toàn cho trẻ 4-5 tuổi
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Biện pháp xây dựng môi trường đảm bảo an toàn cho trẻ 4-5 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- skkn_bien_phap_xay_dung_moi_truong_dam_bao_an_toan_cho_tre_4.docx
Nội dung tóm tắt: SKKN Biện pháp xây dựng môi trường đảm bảo an toàn cho trẻ 4-5 tuổi
- 1. Lí do chọn đề tài Bác Hồ dạy: “Trẻ em như búp trên cành Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan”. Chính vì vậy, để giáo dục trẻ được tốt chúng ta cần quan tâm đến việc xây dựng môi trường học tập cho trẻ được an toàn cả về tâm lý và tính mạng. Chúng ta được biết, việc xây dựng môi trường đảm bảo an toàn đã và đang được quan tâm. Việc tạo dựng môi trường an toàn học đường đã được chú ý. Bên cạnh những ưu điểm xây dựng trường học an toàn vẫn còn một số bất cập mà những người làm công tác giáo dục cần xem xét, nghiên cứu khắc phục để tạo dựng một môi trường giáo dục thật sự an toàn. Xây dựng môi trường giáo dục trong trường mầm non là một nhiệm vụ hết sức quan trọng và có ý nghĩa đối với sự phát triển của trẻ ở lứa tuổi này. Môi trường đó phải đảm bảo an toàn về thể chất, tâm lý cho trẻ, nơi đó trẻ được bảo vệ, yêu thương, tôn trọng trong tập thể cũng như mỗi cá nhân, và được xây dựng trong suốt quá trình thực hiện chương trình chăm sóc giáo dục trẻ. Trẻ được trải nghiệm, tham gia các hoạt động vui chơi cùng các bạn, từ đó giúp trẻ mạnh dạn, tự tin, năng động, cởi mở, chủ động hơn trong mọi hoạt động. Đối với giáo viên mầm non việc xây dựng môi trường đảm bảo an toàn cho trẻ không phải là vấn đề mới mẻ nhưng thông qua quá trình thực hiện và điều tra thực trạng tại trường tôi nhận thấy rằng: Với lợi thế là một trường chuẩn quốc gia, cơ sở vật chất của nhà trường khá đầy đủ, các phòng học và một số phòng chức năng, có sân chơi và đồ chơi ngoài trời cho trẻ chơi, có đầy đủ các trang thiết bị đồ dùng dạy học và đồ chơi tự tạo cho trẻ học tập. Tuy nhiên, số lượng trẻ rất đông, hầu hết là vượt số cháu /lớp theo quy định nên việc bảo đảm an toàn cũng như bao quát trẻ khiến giáo viên gặp khó khăn. Thiết kế lan can hành lang chưa bảo đảm an toàn, trẻ 4 - 5 tuổi rất hiếu động, hay đùa nghịch, sức đề kháng còn yếu, nên việc bao quát và quản lý trẻ một cách an toàn cũng rất vất vả. Nhận thức về kĩ năng đảm bảo an toàn cho trẻ trong trường mầm non của một số phụ huynh còn hạn chế . Hầu hết phụ huynh đưa con đến lớp là giáo phó cho cô, một số phụ huynh chưa hợp tác với cô trong việc xây dựng môi trường an toàn cho trẻ hoạt động. Là một giáo viên mầm non với nhiều năm hoạt động trong nghề, chứng kiến và thấy được tầm quan trọng của việc xây dựng môi trường an toàn, lành mạnh, thân thiện với trẻ , tôi thấy rằng: Trường mầm non được đánh giá là môi trường học tập khá an toàn cho trẻ. Tuy nhiên, sự an toàn này chỉ mang tính chất tương đối bởi bất cứ tình huống nào cũng có thể bất ngờ xảy ra. Chúng ta cần ý thức được điều đó và phải chuẩn bị để sẵn sàng ứng phó trong mọi trường hợp. Đảm bảo an toàn cho trẻ trong trường mầm non là chúng ta đang đáp ứng quyền lợi chính đáng của trẻ. Vì thế, đừng xem nhẹ vấn đề này mà hãy thực hiện một cách nghiêm túc, chặt chẽ và hiệu quả bằng mọi biện pháp.Với mong muốn 100% trẻ nơi tôi đang công
- tác được an toàn mọi lúc mọi nơi, tôi đã chọn “Biện pháp xây dựng môi trường đảm bảo an toàn cho trẻ 4 - 5 tuổi” nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng trẻ. 2 . Mục đích của biện pháp Như chúng ta đã biết ở độ tuổi mầm non, trẻ cần được vỗ về, yêu thương, trẻ được chăm sóc chu đáo. Dù là ở trường hay ở trong gia đình của mình để trẻ có được cảm giác an toàn, yên tâm. Khi đến trường mầm non một môi trường rất xa lạ đối với trẻ: cô mới, bạn mới, tất cả đều mới mẻ khiến cho trẻ thấy bỡ ngỡ, thấy lo lắng. Chính vì vậy để mỗi ngày đến trường của trẻ được an toàn về thể xác và tinh thần, để trẻ yên tâm tìm tòi, học hỏi những tri thức, những vốn sống ban đầu cho mình thì trước hết phải xây dựng cho trẻ một môi trường học tập, vui chơi, an toàn, lành mạnh, thân thiện. Đây là nhiệm vụ rất quan trọng, cần thiết được đặt lên hàng đầu. 3.Cách tiến hành Trước hết chúng ta phải hiểu môi trường an toàn cho trẻ là gì: Môi trường an toàn cho trẻ là môi trường sinh hoạt của trẻ đảm bảo an toàn về sinh hoạt và tâm lý, đáp ứng về nhu cầu vệ sinh thực phẩm, an toàn không khí trong sạch, nước sạch, tạo cho trẻ cảm giác an tâm, an toàn, không có mối đe dọa ( không bạo lực học đường). Trang thiết bị đồ dùng đồ chơi trong và ngoài lớp phải thực sự an toàn để trẻ đảm bảo tự tin khi tham gia các hoạt động. Khi trẻ được hoạt động trong môi trường giáo dục an toàn, phù hợp sẽ hình thành và phát triển ở trẻ những chức năng tâm, sinh lý, năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng, những kỹ năng sống cần thiết phù hợp lứa tuổi, khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn, đặt nền tảng cho việc học ở các cấp học tiếp theo và cho việc học tập suốt đời. Nhận thức được tầm quan trọng của việc tạo môi trường an toàn cho trẻ được vui chơi học tập, tôi đã tiến hành những nội dung sau: *Cơ sở vật chất trang thiết bị đồ dùng đồ chơi Để đảm bảo trẻ an toàn trong vui chơi và học tập thì yếu tố cơ sở vật chất, trang thiết bị đồ dùng đồ chơi là rất quan trọng. Đó là việc xây dựng môi trường bên trong và bên ngoài lớp học. + Xây dựng môi trường bên ngoài lớp học Trường được xây dựng trên đồi cát trắng với 3 dãy phòng học cao tầng, tuy nhiên khi thiết kế thi công, các kỹ sư chưa lường trước được những nguy hiểm có thể xảy ra đối với trẻ, bản thân là người giáo viên mầm non ngày ngày trực tiếp tiếp xúc với trẻ tôi đã nhận thấy
- một số bất cập về cơ sở vật chất như lan can tầng chưa có rào chắn, thanh chắn ở các cầu thang bộ còn rộng, thấp Trong Điều lệ Trường Mầm non, điều 40, 41 đã quy định yêu cầu về cơ sở vật chất của trường mầm non, phải đảm yêu cầu của việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ. Cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi có đảm yêu cầu thì mới tạo được môi trường an toàn cho trẻ hoạt động. Năm học 2020 - 2021 tôi được nhà trường phân công dạy lớp ở tầng hai, một vị trí mát mẻ sạch đẹp nhưng cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn cho trẻ như trẻ đi cầu thang có thể sẽ bị té ngã, chưa có lan can bảo vệ phía trước và phía sau nên không đảm bảo an toàn cho trẻ. Chính vì vậy ngay từ đầu năm học, tôi đã mạnh dạn tham mưu đề xuất ý kiến với ban giám hiệu, được sự nhất trí của ban giám hiệu và sự ủng hộ của phụ huynh. Nhà trường đã có những biện pháp sửa chữa, nâng cấp một số khu vực có thể gây nguy hiểm cho trẻ, bản thân tôi cũng đã chú trọng xây dựng môi trường bên ngoài lớp đẹp, hấp dẫn, đa dạng, phù hợp để tạo điều kiện an toàn cho trẻ trong mọi hoạt động. Khi thiết kế các góc hoạt động bên ngoài tôi cố gắng sắp xếp các góc thật phù hợp và khéo léo đảm báo an toàn cho trẻ một cách tối ưu. Đối với hành lang sau tôi sắp xếp bàn ghế của trẻ nằm sát tường không cho trẻ có cơ hội leo trèo, phía lan can tôi trồng hoa và cây leo bằng các nguyên vật liệu tự kiếm vừa trang trí lớp học vừa góp phần làm rào chắn không cho trẻ dòm ngó xuống dưới. Đối với hành lang trước, tôi bố trí góc thiên nhiên, góc phát triển vận động nhằm tiện theo dõi quản lý trẻ để đảm bảo được an toàn cho trẻ. Giờ đón trả trẻ tôi phải chú ý đến trẻ luôn nhắc nhở trẻ không đứng hai bên hành lang không có rào chắn, tay không để vào cánh cửa kẻo bị chẹt. Khi trẻ lên xuống cầu thang tôi thường xuyên nhắc nhở trẻ không chạy nhảy, leo trèo lên cầu thang hay lan can gây nguy hiểm tính mạng cho trẻ. Đồ chơi ngoài trời và đồ dùng phục vụ chuyên đề giáo dục PTVĐ cho trẻ hoạt động chắc chắn, đảm bảo an toàn và được kiểm tra thường xuyên. + Xây dựng môi trường bên trong lớp học Môi trường bên trong lớp học cũng góp phần không nhỏ trong việc đảm bảo an toàn cho trẻ. Vì thế tôi đã bố trí sắp xếp các góc hoạt động phù hợp, hợp lý để trẻ khám phá, trải nghiệm, vui chơi một cách an toàn. Đối với các đồ dùng đồ chơi phục vụ các hoạt động trong lớp tôi luôn sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp vừa tầm với trẻ. Cất giữ vật dụng sắc nhọn xa tầm với của trẻ, loại bỏ các vật dụng sắc nhọn bằng kim loại, mảnh thủy tinh, gốm, sắt khỏi nơi vui chơi của trẻ. Đồ dùng đồ chơi rất cần thiết với trẻ mầm non, vì vậy để có những đồ dùng đồ chơi an toàn cho trẻ thì cần thường xuyên loại bỏ những đồ dùng đồ chơi hư hỏng và mất an toàn cho trẻ, ngăn ngừa, phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ. Bên cạnh việc loại bỏ đồ dùng, đồ chơi nguy hiểm thì giáo viên phải luôn cẩn trọng với đồ dùng dạy học của cô như: Dao, kéo, thước kẻ, súng bắn keo nến, khi dùng xong phải cô cần cất gọn đúng nơi quy định, cất cao khỏi tầm tay với của trẻ.
- Những đồ dùng phục vụ ăn uống và ngủ phải phù hợp với từng độ tuổi của trẻ, không nên dùng các đồ dùng dễ vỡ như sành, sứ, thủy tinh tất cả mọi đồ dùng phải nhựa cứng, dẻo hóa, gỗ hóa để đảm bảo an toàn cho trẻ. Cần kiểm tra các đường dây điện, ổ cắm điện cao xa tầm tay trẻ và phải dán nilon với ổ cắm thấp không thể di dời. Trong các góc nghệ thuật chú ý các hộp màu nước cọ vẽ trẻ có thể hay nhầm lẫn các loại nước phòng chống ngộ độc cho các trẻ nhỏ. Đối với nhà vệ sinh, sàn nhà vệ sinh sau một thời gian xây dựng đã bị tắc các ống cống, hệ thống vòi nước bị hư hỏng, rò rỉ, còn nhiều vũng nước đọng gây nguy hiểm cho trẻ vì vậy tôi đã đề xuất với nhà trường nâng cấp lại sàn vệ sinh, xử lý hệ thống ống dẫn nước cũng như hệ thống công trình vệ sinh, luôn giữ nhà vệ sinh khô thoáng để đảm bảo cho trẻ không bị trượt ngã do trơn khi vào vệ sinh. Luôn nhắc nhở trẻ mang dép khi vào nhà vệ sinh. Các loại hóa chất, xà phòng tẩy rửa được đặt ở trên kệ cao. *.Tạo cho trẻ cảm giác an tâm, an toàn không có mối đe dọa. Nhu cầu an toàn là một trạng thái tâm lý ở trẻ được hình thành và sinh ra khi người mẹ, người thân xung quanh trẻ thỏa mãn được các nhu cầu của trẻ một cách bình yên, thoải mái ấm áp đích thực của con người. Tạo cảm giác an toàn cho trẻ ở trường mầm non là một trong những yếu tố để phát triển tính tự tin, độc lập của trẻ đây cũng là một tiền đề trong sự hình thành và phát triển nhân cách trẻ. Khi trẻ đến trường mầm non, đến một môi trường xa lạ hoàn toàn, lạ cô lạ bạn, người giáo viên phải luôn nhẹ nhàng với trẻ, thái độ ân cần âu yếm trẻ, tạo cảm giác thân mật, yên ổn, cho trẻ một tình yêu thương như người mẹ. Giáo viên cần tạo cho trẻ cảm giác an toàn, được yêu thương, bảo vệ ngay từ lúc đón trẻ và trong suốt thời gian trẻ ở trường, thường xuyên hỏi han, trò chuyện, chăm sóc để trẻ cảm thấy như đang ở nhà. Hiện nay thực trạng bạo hành trẻ em ở Việt Nam đang là vấn đề nhức nhối và nhận được nhiều sự quan tâm của toàn xã hội. Ở độ tuổi Mầm non trẻ chưa nhận thức được những hành vi đúng, sai đặc biệt là trong việc sinh hoạt cá nhân của mình, chính vì vậy người giáo viên không những tốt về chuyên môn nghiệp vụ mà phải là người có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp tốt, thực hiện tốt quy tắc ứng xử trong trường học. Có lòng yêu thương, sự khoan dung, tôn trọng, không xâm phạm đến thân thể, sức khỏe và tinh thần của trẻ tạo cho trẻ có một cảm giác an toàn. Là giáo viên trực tiếp chăm sóc trẻ khi ở lớp, vì vậy việc bồi dưỡng kiến thức về xây dựng môi trường đảm bảo an toàn cho trẻ trong trường mầm non là rất quan trọng và cần thiết. Bản thân luôn tham gia đầy đủ vào các buổi tập huấn do nhà trường và phòng giáo dục tổ chức, luôn tìm tòi nghiên cứu sách báo về các nội dung phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ để xây dựng môi trường học tập an toàn, lành mạnh, hiệu quả phù hợp với đặc điểm tâm, sinh
- lý lứa tuổi và tình hình thực tế ở địa phương. Hàng năm giáo viên cần phải tham gia các lớp tập huấn về Y tế để nâng cao kiến thức về phòng chống các dịch bệnh và cách sơ cứu kịp thời nếu trẻ không may gặp tai nạn. Tôi luôn nhận thức được rằng, trong mọi lúc mọi nơi, mọi hoạt động cần hướng dẫn giáo dục trẻ những việc nào nên làm, những việc nên tránh để trẻ biết được mà không mắc phải những sai lầm cũng như những tai nạn đáng tiếc xảy ra. *Tổ chức các hoạt động thực sự an toàn Hoạt động học: Thường ít gây ra tai nạn nhưng ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ. Trẻ có thể đùa nghịch chọc bút vào mặt nhau ( chọc vào mắt nhau). Nhất là với các hoạt động sử dụng đất nặn cần chú ý không đẻ trẻ nghịch đất nặn nhét vào tai, mũi của nhau rất nguy hiểm. + Không sử dụng các loại chai, lọ đựng thuốc, đựng màu độc hại làm đồ chơi cho trẻ. + Giáo viên luôn lồng ghép, tích hợp giáo dục về an toàn cho trẻ trong mọi chủ đề, lồng ghép nội dung phòng tránh tai nạn thương tích vào chương trình giáo dục. Cho trẻ làm quen với những biển cấm, biển báo nguy hiểm, cảnh báo những đồ vật gây nguy hiểm và những nơi nguy hiểm trẻ không được đến gần. Hoạt động ngoài trời: Trong giờ chơi vì ở ngoài trời, trẻ rất ham chơi nên có thể gặp các tai nạn như: Chấn thương phần mềm, rách da, gãy xương nguyên nhân thường do trẻ đùa nghịch, xô đẩy nhau, dùng que làm kiếm nghịch, đấu kiếm, chọc vào nhau và trẻ có thể vô tình chọc vào mắt gây chấn thương. Ngoài ra, trẻ còn chơi đùa cầm gạch, sỏi, đá ném nhau hoặc chạy nhảy va vào các bậc thềm gây chấn thương.Vì vậy trước khi cho trẻ ra hoạt động ngoài trời cô chú ý đếm trẻ, kiểm tra khu vực sân trẻ quan sát có chủ đích. Giao hẹn sân chơi quy định, phải đảm bảo đó là nơi thoáng mát Không để trẻ chơi gần các bụi rậm, nơi có tổ ong, tổ kiến để đề phòng rắn cắn, ong đốt, kiến cắn. Loại bỏ các vật sắc nhọn bằng kim loại, mảnh thủy tinh, gốm, sắt, đá, sỏi khỏi nơi vui chơi của trẻ, vì vậy cô phải luôn bao quát ở bên trẻ để đảm bảo trẻ vui chơi mà vẫn an toàn. Ở thang leo, xích đu, cầu trượt cần đặt các miếng thảm gai để khi trẻ tiếp đất được an toàn, không bị trầy xước khi va vào nền bê tông. Hoạt động ăn, ngủ: Vào giờ ăn trẻ rất hiếu động háu ăn vì thế khi thức ăn mang từ nhà bếp lên còn đang còn nóng cô cần để nguội bớt rồi mới chia về bàn cho trẻ. Dị vật đường ăn thường gặp là hóc xương, nghẹn nên tôi đã trao đổi phối hợp với nhân viên dinh dưỡng, chế biến những món ăn mềm, xay nhỏ, phù hợp với lứa tuổi của trẻ, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Khi chuẩn bị cho trẻ ngủ: giáo viên chú ý xem trẻ còn ngậm thức ăn trong miệng không, điều chỉnh tư thế ngủ, kiểm tra tay, túi quần áo xem có vật nhỏ lạ, các loại hạt, kẹo cứng, đồ chơi trên người trẻ tránh trường hợp khi ngủ trẻ trêu ghẹo nhét vào miệng, mũi, tai. Để dị vật rơi vào đường thở gây ngạt thở. * Tuyên truyền và phối kết hợp với phụ huynh: Để công tác xây dựng môi trường lớp học an toàn, lành mạnh, thân thiện đạt được hiệu quả cao thì chúng ta không thể nhắc đến một bộ phận quan trọng đó là phụ huynh học sinh. Thông qua các buổi họp phụ huynh, các hội thi, những buổi gặp gỡ, nói chuyện với cha mẹ học sinh, tôi đã tuyên truyền rộng rãi đến cha mẹ học sinh về tầm quan trọng của việc thiết lập môi trường lớp học an toàn, lành mạnh, thân thiện. Từ đó giúp cha mẹ học sinh hiểu được đặc điểm phát triển của con mình, biết được con cần gì? Nhu cầu hoạt động và vui chơi của con như thế nào? Cần phải kết hợp với cô giáo những gì để con có được môi trường hoạt động thân thiện, an toàn, giúp con phát triển toàn diện. Để đảm bảo an toàn cho trẻ trong dịch bệnh, đặc biệt, hiện nay dịch covid -19 đang diễn ra hết sức phức tạp. Trước tình hình phức tạp của dịch bệnh, người lớn cần làm gì để con an toàn? Làm sao để trẻ không bị lây nhiễm ? Cần làm gì để trẻ tăng cường đề kháng và giúp con biết cách tự bảo vệ mình trước dịch bệnh nguy hiểm này? Khi các bé được nghĩ ở nhà để tránh dịch việc tuyên truyền về cách phòng chống dịch bệnh Covid -19 đến các bậc phụ huynh và các bé càng cần thiết hơn nên tôi đã tạo một nhóm chát Wepsite cá nhân trên Facebook, Zalo để thường xuyên trò chuyện với các bậc phụ huynh và trẻ về cách phòng tránh dịch bệnh qua đó nắm bắt tình hình sức khỏe của trẻ. Quay những video hướng dẫn bé cách rữa tay, cách lau mặt, cách đeo khẩu trang và hướng dẫn trẻ mỗi khi ra đường phải đeo khẩu trang, không tụ tập nơi đông người. 4. Kết quả đạt được Qua việc áp dụng: “biện pháp xây dựng môi trường đảm bảo an toàn cho trẻ” vào thực tế thì tôi đã đạt những kết quả như sau: • Đối với giáo viên: Sau khi áp dụng biện pháp: 100% giáo viên trường tôi đã nhận thức đúng đắn về vai trò của môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh và thân thiện đối với sự phát triển của trẻ mầm non, để từ đó chúng tôi đã phối hợp cùng nhau xây dựng môi trường lớp học đảm bảo các tiêu chí an toàn, lành mạnh và thân thiện. Tạo được tinh thần thi đua tích cực trong phong trào thi đua xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực của giáo viên Trường Mầm non Hồng Thủy, làm tiền đề để giáo viên hăng say tìm tòi, học hỏi, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ nâng cao năng lực công tác của bản thân. • Đối với trẻ
- 100% trẻ được đảm bảo an toàn, được học tập, vui chơi trong một môi trường an toàn, lành mạnh và thân thiện trẻ cảm thấy được bảo vệ, che chở, ngày càng trở nên thông minh, nhanh nhẹn, yêu trường, yêu lớp, có năng lực học tập tốt, luôn chủ động, tích cực, tự tin tham gia vào các hoạt động. Được học tập trong môi trường an toàn, đầy đủ trang thiết bị hiện đại, cùng với sự chu đáo, nhiệt tình của cô giáo, trẻ mạnh dạn hơn, tự tin hơn và hợp tác tốt với cô trong mọi hoạt động, từ đó trẻ vui vẻ hoạt bát, biết yêu thương và chia sẻ với bạn bè. • Đối với phụ huynh Phụ huynh phấn khởi, cảm thấy được chào đón, yên tâm công tác lao động sản xuất vì thấy con em mình được học tập và vui chơi trong môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện tại trường mầm non, từ đó tạo mọi điều kiện thuận lợi cho giáo viên và nhà trường hoàn thành có chất lượng công tác chăm sóc, giáo dục trẻ. Trẻ được sống trong một môi trường an toàn, không làm tổn thương đến trẻ, sẽ giúp trẻ phát triển về mặt tình cảm xã hội, trẻ cảm nhận được những tình cảm, sự yêu thương, quan tâm, chăm sóc của người lớn. Sau một thời gian áp dụng biện pháp xây dựng môi trường đảm bảo an toàn cho trẻ. Với sự cố gắng và tâm huyết của bản thân và sự chỉ đạo sát sao, thiết thực của Ban giám hiệu, sự hỗ trợ về vật chất lẫn tinh thần của các bậc phụ huynh đã mang lại tác dụng to lớn, trẻ biết yêu quý, trân trọng mọi người xung quanh, biết giúp đỡ người khác. Không chỉ thế, còn giúp trẻ phát triển về mặt thẩm mỹ, tạo môi trường an toàn, đẹp sẽ giúp trẻ muốn cảm nhận được cái đẹp từ con người, môi trường.Từ đó trẻ muốn tạo cho bản thân mình có những hành động, việc làm đẹp cho xã hôi, tạo ra một môi trường an toàn cho chính mình và cho cả mọi người. Vì tương lai tốt đẹp của con em chúng ta, mỗi người hãy nâng cao ý thức chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em, tạo môi trường an toàn và lành mạnh để trẻ em phát triển toàn diện, góp phần xây dựng một tương lai tươi sáng cho đất nước.