SKKN Các Biện pháp dạy trẻ tự kỷ phát triển ngôn ngữ và khả năng giao tiếp
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Các Biện pháp dạy trẻ tự kỷ phát triển ngôn ngữ và khả năng giao tiếp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- skkn_cac_bien_phap_day_tre_tu_ky_phat_trien_ngon_ngu_va_kha.docx
Nội dung tóm tắt: SKKN Các Biện pháp dạy trẻ tự kỷ phát triển ngôn ngữ và khả năng giao tiếp
- ỦY BAN NHÂN DÂN GIA LÂM TRƯỜNG MẦM NON QUANG TRUNG ===o0o=== SÁNG KIẾN KINH NGIỆM ĐỀ TÀI: “CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY TRẺ TỰ KỶ PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ VÀ KHẢ NĂNG GIAO TIẾP” Tên tác giả : Lê Thị Thu Thủy Lĩnh vực : Giáo dục mẫu giáo Cấp học : Mầm non NĂM HỌC: 2018-2019
- Các Biện pháp dạy trẻ tự kỷ phát triển ngôn ngữ và khả năng giao tiếp MỤC LỤC I. ĐẶT VẤN ĐỀ 0 II/GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 3 1. Cơ sở lý luận 3 2. Cơ sở thực tiễn 4 2.1. Thuận lợi 5 2.2 Khó khăn 5 3.2. Biện pháp 2: Lên kế hoạch giáo dục, theo dõi, đánh giá sự tiến bộ của trẻ khuyết tật 7 3.3 . Biện pháp 3: Dạy trẻ tự kỷ học cách nghe 10 3.4. Biện pháp 4: Dạy trẻ tự kỷ nhìn mặt đối mặt 11 3.5. Biện pháp 5. Dạy trẻ bắt chước việc tạo ra các âm thanh 12 3.6. Biện pháp 6.Giúp trẻ hiểu các cử chỉ và rèn luyện cử động các chi. 12 3.7. Biện pháp 7: Tổ chức cho trẻ khuyết tật tham gia vào các hoạt động mọi lúc, mọi nơi 15 3.8 Biện pháp 8: Tuyên dương những hành vi tốt 17 3.9. Biện pháp 9: Kết hợp với cha mẹ học sinh 17 4.Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm 17 4.1: Đối với giáo viên 17 4.2:Đối với trẻ 18 4.3: Đối với phụ huynh 18 III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 19 1 . Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm 19 2. Việc áp dụng và khả nãng phát triển sáng kiến kinh nghiệm 19 3. Bài học kinh nghiệm 19 4. Đề xuất 20 4.1 Đối với ngành giáo dục. 20 4.2 Đối với nhà trường. 20 4.3 Đối với giáo viên 20 0
- Các Biện pháp dạy trẻ tự kỷ phát triển ngôn ngữ và khả năng giao tiếp I. ĐẶT VẤN ĐỀ Trẻ em như búp trên cành Biết ăn biết ngủ biết học hành là ngoan Vâng đã là trẻ em các em được quyền học tập vui chơi tuy nhiên đó là những trẻ em bình thường còn những trẻ có kiếm khuyết về tự kỷ thì sao? Hiện nay trẻ mắc hội chứng tự kỷ đang ngày càng gia tăng. Cả nước hiện có hàng chục nghìn trẻ mắc chứng tự kỷ. và số trẻ được chẩn đoán tự kỷ đang tăng mạnh hàng năm . Đây là thách thức với xã hội nói chung và ngành giáo dục đặc biệt nói riêng. Chúng ta biết rằng ,người khuyết tật và trẻ khuyết tật là một bộ phận dân cư trong xã hội,từ lâu Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách quan tâm chăm lo cho người khuyết tật nói chung và trẻ em khuyết tật nói riêng, đã có những định hướng về giáo dục trẻ khuyết tật, được cụ thể hóa qua các văn bản sau: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992, điều 59 quy định : “Nhà nước và xã hội tạo điều kiện cho trẻ tàn tật được học văn hóa và học nghề phù hợp”. Luật Bảo vệ, chăm sóc trẻ em năm 1991 và sửa đổi năm 2004 đã ghi cụ thể điều 34,35,39 đã đề cập đến việc nhà nước và xã hội tạo điều kiện cho trẻ có hoàn cảnh khó khăn và trẻ khuyết tật được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục. Pháp lệnh Người tàn tật năm 1998, điều 16: + Việc học tập của trẻ em tàn tật được tổ chức, thực hiện bằng các hình thức học tập hòa nhập + Học sinh tàn tật có năng khiếu được ưu tiên tiếp nhận vào học tại các trường năng khiếu tương ứng. - Luật Giáo dục năm 1998: + Điều 10, mục 2: mọi công dân trong độ tuổi quy định đều có quyền và nghĩa vụ học tập để đạt trình độ giáo dục phổ thông. + Điều 58: Nhà nước thành lập và khuyến khích các tổ chức cá nhân thành lập trường, lớp dành cho người tàn tật nhằm giúp các đối tượng này phục hồi chức năng, học văn hóa, học nghề, hòa nhập với cộng đồng. Giáo dục trẻ khuyết tật là một trong những nhiệm vụ của ngành Giáo dục và đào tạo. Giáo dục trẻ khuyết tật là nhiệm vụ quan trọng và đầy tính nhân văn của ngành giáo dục. Đặc biệt Luật trẻ em 1016 , Chiến lược phát triển giáo dục năm 2010 của Bộ Giáo dục và đào tạo đã nêu rõ:” Tạo cơ hội cho trẻ khuyết tật được học tập ở một trong các loại hình trường lớp, lớp hòa nhập, bán hòa nhập hoặc chuyên biệt 1
- Các Biện pháp dạy trẻ tự kỷ phát triển ngôn ngữ và khả năng giao tiếp đạt tỷ lệ 50% vào năm 2005 là 70% vào năm 2010”. Để nhấn mạnh sự phức tạp, nghiêm trọng của chứng tự kỷ và tác động của nó đối với cộng đồng nên năm 2007 Liên hiệp quốc đã chọn ngày 02/4 là “Ngày thế giới nhận biết về chúng tự kỷ”. Và hàng năm đều có những chiến dịch của người khuyết tật. Tuy nhiên, cho đến nay có rất ít trường dạy dỗ trẻ tự kỷ theo đúng tiêu chí đạt chuẩn quốc tế. Rõ ràng, xây dựng mô hình hòa nhập hay chuyên biệt để chăm sóc và giáo dục trẻ tự kỉ cũng đều cần sự phối hợp chặt chẽ và có hiệu quả của các chuyên gia y tế, tâm lý, giáo dục Quan trọng hơn, đó là sự chung tay sẻ chia của cả cộng đồng xã hội để những gia đình có trẻ tự kỉ không cảm thấy đơn độc trên hành trình giúp trẻ hòa nhập với cuộc sống. Ở thị trấn Trâu Quỳ nơi tôi sinh sống nhiều gia đình có trẻ tự kỷ chưa được gia đình và xã hội quan tâm đúng mực dẫn đến trẻ chậm phát triển cả về ngôn ngữ và giao tiếp với mọi người xung quanh. Do vậy, việc tìm ra : “Các Biện pháp dạy trẻ tự kỷ phát triển ngôn ngữ và khả năng giao tiếp”. là một điều quan trọng thiết yếu. Đó cũng là tâm nguyện của chúng tôi (những giáo viên đứng lớp có cháu tự kỷ), bằng mọi cách giúp trẻ tự kỷ từng bước tiến bộ , nói được bằng chính ngôn ngữ bình thường và giao tiếp tốt với xã hội. 2
- Các Biện pháp dạy trẻ tự kỷ phát triển ngôn ngữ và khả năng giao tiếp II/GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Cơ sở lý luận Tự kỷ là một loại khuyết tật phát triển suốt đời do rối loạn của hệ thần kinh gây ảnh hưởng đến hoạt động của não bộ. Tự kỷ có thể xảy ra không phân biệt giới tính, chủng tộc, giàu nghèo và địa vị xã hội. Tự kỷ được thể hiện ra ngoài bằng các khiếm khuyết về tương tác xã hội, giao tiếp ngôn ngữ và phi ngôn ngữ, hành vi, sở thích và hoạt động mang tính hạn hẹp, lặp đi lặp lại. (Theo chuyên trang tự kỷ của Liên hiệp quốc). Khi cuộc sống ngày càng phát triển với những khả năng giao tiếp ảo ngày càng phổ biến thì dường như con người càng có xu hướng sống biệt lập và ít giao tiếp với cộng đồng. Ảnh hưởng của lối sống công nghiệp cùng với sự phát triển của internet dường như làm cho bệnh tự kỷ có xu hướng phát triển. Trẻ em là đối tượng dễ mắc căn bệnh này. Nguyên nhân gây bệnh tự kỷ là một rối loạn ở não đi kèm với một loạt những vấn đề về phát triển, chủ yếu là về giao tiếp và tương tác với xã hội. Bệnh hay gặp ở các bé trai gấp 4 lần các bé gái. - Tự kỷ là căn bệnh của thời đại mà nạn nhân chính là trẻ em. Quá trình điều trị bệnh ít tốn kém nhưng mất khá nhiều thời gian. - Hầu hết các trẻ tự kỷ đều có suy kém về mặt nhận thức ở tất cả các lĩnh vực, trẻ tự kỷ mất ngôn ngữ và kỹ năng xã hội. Trẻ tự kỷ thường có các dấu hiệu rối loạn ngôn ngữ như không nói lời nào, lặp lại lời nói, đảo ngược câu, nói không đúng ngữ cảnh, không tiếp xúc mắt, gọi không quay lại, không biểu lộ tình cảm, không tự khởi xướng lời nói, thường có biểu hiện rập khuôn, xoay vòng, nhón gót, nhìn cận, bịt tai, chơi một mình Trẻ tự kỷ rất hạn chế trong vấn đề giao tiếp xã hội. Khi giao tiếp thì trẻ tự kỷ không giao tiếp bằng mắt, không có những giao tiếp "không lời" bằng những cử chỉ cơ thể. Tình cảm rất hạn chế ngay cả với bố mẹ và người thân trong gia đình. Không chia sẻ cảm xúc buồn vui, không quan tâm đến những hoạt động xung quanh trẻ. Trong lớp học, trẻ tự ỷ thường lầm lì, ít nói, cô giáo hỏi không trả lời, ít biểu hiện cảm xúc, không giơ tay phát biểu ý kiến. Không thích hoạt động theo nhóm, và không thiết lập được quan hệ với bạn cùng tuổi. Nếu trẻ phát triển lời nói, thường lời nói cũng sẽ có bất thường. Trẻ không hiểu lời người khác và cũng không biểu đạt được ý nghĩ của mình nên hay nói những câu, từ vô nghĩa hoặc không ăn nhập với hoàn cảnh. Trẻ có thể nhại lại lời nói của người khác một cách chính xác, nhưng thường ít hoặc chẳng hiểu được ý nghĩa của chúng. Trẻ tự kỷ có những sở thích, thói quen kỳ lạ nên trẻ thường ứng xử không đúng với những chuẩn mực xã hội thông thường. Khi người lớn thấy vậy và 3
- Các Biện pháp dạy trẻ tự kỷ phát triển ngôn ngữ và khả năng giao tiếp ngăn chặn hành vi bất thường đó sẽ làm trẻ rất khó chịu và có những hành vi nổi cáu, la hét, đánh lại người khác. Đồng thời do trẻ tự kỷ gặp khó khăn về ngôn ngữ, không biểu đạt được những ý nghĩ của mình ra ngoài nên người lớn không hiểu trẻ và những nhu cầu của trẻ. Vì vậy, sự khó chịu của trẻ xuất hiện khá thường xuyên so với trẻ bình thường. Trẻ tự kỷ có thể đặt tên riêng cho đồ vật theo cách của mình, hoặc dùng những từ riêng mà người khác không thể hiểu được. Nhưng trẻ không biết sử dụng hoặc sử dụng không đúng các giới từ, liên từ và đại từ. Vì vậy, mỗi một trẻ tự kỷ khác nhau sẽ được tiến hành các phương pháp giáo dục khác nhau. Giáo dục trẻ tự kỷ là cung cấp cho trẻ những hiểu biết ban đầu về cuộc sống xung quanh áp dụng các biện pháp giúp trẻ hòa nhập trong lớp học, đồng thời áp dụng các phương pháp can thiệp hành vi không phù hợp. Từ đó, trẻ tự kỷ biết sống tích cực, có kỹ năng giao tiếp xã hội, phát triển ngôn ngữ, điều chỉnh hành vi phù hợp. Nội dung giáo dục trẻ tự kỷ trong trường mầm non: - Giáo dục trẻ tham gia vào các bài tập thể dục sáng, thể dục tiết học với các vận động cơ bản theo chủ đề cùng bạn, có sự giúp đỡ của cô. - Giáo dục trẻ nhận biết và có 1 số hiểu biết cơ bản về thế giới xung quanh qua các chủ đề. - Giúp trẻ giao tiếp, hỗ trợ trẻ giao tiếp bằng hành động kết hợp nói từ, câu ngắn, không nên cưỡng bắt trẻ phải nói bằng được. - Hình thành ở trẻ ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân (ăn uống vệ sinh: rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, thực hiện ăn chín, uống sôi ). - Hình thành ở trẻ kỹ năng điều chỉnh hành vi, các kỹ năng liên quan đến xúc cảm, tình cảm và tâm lý của trẻ xảy ra trong các thời điểm trong ngày. 2. Cơ sở thực tiễn - Với diện tích hơn 1 nghìn m2 gồm 10 phòng học toàn trường có 360 cháu với 11 lớp, trong đó 9 lớp mẫu giáo và 2 nhóm nhà trẻ. - Trường mầm non Quang Trung nằm trên địa bàn thị trấn Trâu Quỳ huyện Gia Lâm thành phố Hà Nội Trường mầm non nơi tôi công tác luôn được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo - Năm học 2018 - 2019 tôi được Ban giám hiệu nhà trường phân công phụ trách lớp mẫu giáo lớn 5-6 tuổi A4 Lớp có 02 cô giáo, bản thân 2 cô đã tốt nghiệp cao đảng sư phạm mầm non và cả 2 đều đang theo học lớp Đại học Sư phạm Mầm non. 4
- Các Biện pháp dạy trẻ tự kỷ phát triển ngôn ngữ và khả năng giao tiếp - Lớp mẫu giáo lớn A4 trường mầm non Quang Trung có tổng số 30 cháu, trong đó có 12 cháu gái và 18 cháu trai, có 1 cháu trai mắc bệnh tự kỷ: Cháu Phạm Khôi Nguyên .Với tình hình thực trạng như trên trong quá trình thực hiện đề tài, tôi đã gặp một số thuận lợi và khó khăn như sau: 2.1. Thuận lợi - Bản thân tôi là một giáo viên luôn nhiệt tình tâm huyết với nghề, ham học hỏi, trau dồi kiến thức, có trình độ nghiệp vụ, chuyên môn vững vàng. - Lớp học sạch sẽ ,thoáng mát, Nhà trường đầu tư đồ dùng đồ chơi, trang thiết bị tương đối đầy đủ cho cả cô và trẻ để phục vụ cho các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ. - Hầu hết phụ huynh làm nghề kinh doanh, buôn bán, giáo viên Phụ huynh của lớp rất nhiệt tình, quan tâm đến công tác chăm sóc - giáo dục trẻ; hiểu, thông cảm và chia sẻ với các hoạt động của cháu tự kỷ tại lớp . - Được sự quan tâm của phòng giáo dục đào tạo huyện Gia Lâm luôn tổ chức các lớp tập huấn để giáo viên năng cao trình độ sư phạm. Đặc biệt là lớp tập huấn, kiến tập chuyên đề giáo dục trẻ tự kỷ. - Được ban giám hiệu tạo mọi điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất cũng như chuyên môn. - Đối với trẻ tự kỷ: + Phụ huynh cháu Khôi Nguyên cũng đã tạo điều kiện cho con đi học thêm ở lớp rành riêng cho trẻ khuyết tật và có sự phối hợp cùng giáo viên để giáo dục cho trẻ ở nhà nên gặp nhiều thuận lợi. 2.2 Khó khăn - Gia đình trẻ luôn mang mặc cảm khi có con bị khuyết tật. - Bản thân cháu Khôi Nguyên mắc tự kỷ thể nặng hầu như không nói được và trong sinh hoạt hàng ngày hầu như cần có sự giúp đỡ của người lớn. - Việc kết hợp giữa nhà trường với Trung tâm hổ trợ và gia đình trẻ khuyết còn khó khăn. - Các chế độ hổ trợ, bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên chăm sóc và giáo dục trẻ khuyết tật hòa nhập hầu như không có. - Bản thân tôi không được theo học chuyên ngành Giáo dục đặc biệt nên chưa có được nhiều kinh nghiệm về giáo dục trẻ tự kỷ học hòa nhập trong môi trường giáo dục bình thường. - Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho giảng dạy, chăm sóc giáo dục trẻ được đầu tư đầy đủ, nhưng nhiều khi vẫn chưa đáp ứng đủ theo yêu cầu và điều kiện cho việc chăm sóc, giáo dục chuyên biệt trẻ tự kỷ. Bên cạnh đó các tài 5
- Các Biện pháp dạy trẻ tự kỷ phát triển ngôn ngữ và khả năng giao tiếp liệu về giáo dục trẻ tự kỷ học hòa nhập với môi trường giáo dục bình thường còn ít, nên giáo viên chúng tôi có ít tài liệu để tham khảo và học tập. - Đối với trẻ tự kỷ: + Kỹ năng nhận thức: Chưa có khả năng phối hợp tay, mắt, Chưa biết cầm bút vẽ, tô màu + Khó khăn khi tham gia với các trẻ khác + Cười không đúng lúc, đúng cách. + Thích chơi một mình, có phong cách lạ: Múa tay, Ngồi một chỗ + Giảm tập trung, không phản ứng với phương pháp giáo dục truyền thống. + Không phản ứng với lời nói của người khác + Trẻ tự kỷ có vẻ lơ đãng, không lắng nghe. Vốn từ và giao tiếp xã hội của trẻ còn rất hạn chế. + Trẻ tự kỷ khó tiếp thu ngôn ngữ. + Khó khăn trong việc bày tỏ nhu cầu: Trẻ chưa có ngôn ngữ nói, khóc la hét khi không được đáp ứng nhu cầu. + Kỹ năng vận động thô và vận động tinh không phát triển đồng đều. Xuất phát từ những đặc điểm tình hình của lớp và của trường cùng với những thuận lợi và khó khăn đã nêu, tôi luôn suy nghĩ và trăn trở cần có những biện pháp giáo dục trẻ tự kỷ học hòa nhập. Chính vì vậy tôi đã mạnh dạn đưa ra: “Các phương pháp dạy trẻ tự kỷ phát triển ngôn ngữ và khả năng giao tiếp”. 3.Biện Pháp thực hiện Để dạy trẻ tự kỷ phát triển ngôn ngữ và khả năng giao tiếp tốt, tôi đã vận dụng những phương pháp sau đây: 3.1 Biện pháp 1: Khảo sát, đánh giá trẻ * Để nắm được khả năng nhận thức, kỹ năng khi tham gia các hoạt động của trẻ: kỹ năng vận động thô, kỹ năng nhận thức, kỹ năng giao tiếp xã hội, kỹ năng điều chỉnh hành vi của trẻ tự kỷ thì ngay từ đầu năm học (tháng 9/2018) tôi phải tiến hành đánh giá trẻ. Từ đó tôi xây dựng được những kế hoạch cụ thể để giáo dục trẻ trong năm học và tìm ra những phương pháp, biện pháp phù hợp nhất lồng ghép tích hợp giáo dục trẻ tự kỷ học hòa nhập. * Cách làm: Từ tuần 1 tháng 9 năm 2018, tôi và các giáo viên cùng lớp đã tiến hành đánh giá mức độ nhận thức của trẻ tự kỷ, xây dựng hệ thống các câu hỏi, đặt ra các tình huống, tổ chức một số hoạt động quan sát, lao động, dạo chơi, tham quan, trải nghiệm cho trẻ tự kỷ tham gia. Thông qua kết quả của các hoạt động đó, giáo viên đã đánh giá được mức độ nhận thức những kỹ năng cơ bản của trẻ tự kỷ, kết quả đánh giá được ghi vào bảng đánh giá riêng của trẻ (Phụ lục 1 kèm theo) 6
- Các Biện pháp dạy trẻ tự kỷ phát triển ngôn ngữ và khả năng giao tiếp * Kết quả đạt được: Kết quả sau khi tiến hành khảo sát, đánh giá cháu Phạm Khôi Nguyên .(trẻ tự kỷ): KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ TỰ KỶ CỦA TRẺ Các tiêu Lời nói/ngôn Kỹ năng Sức khỏe/thể chí đánh ngữ/ Nhận thức xã hội chất/hành vi giá giao tiếp Mức độ Không Không Không Không Đạt đạt Đạt đạt Đạt đạt Đạt đạt Đánh giá x x x x Căn cứ vào kết quả khảo sát đánh giá trẻ như trên tôi nhận thấy cháu Khôi Nguyên lớp tôi mắc các rối loạn ở thể tự kỷ năng về ngôn ngữ và thể chất cháu hầu như không nói được đi lại và các nhu cầu cá nhân luôn cần sự giúp đỡ của cô Tôi đã thông báo kết quả đánh giá này tới phụ huynh của cháu, góp ý với gia đình cho con đến cơ sở y tế uy tín, chất lượng để khám, chuẩn đoán chính xác căn bện của cháu; từ đó phối hợp với gia đình để có biện pháp chăm sóc - giáo dục phù hợp với trẻ. Từ kết quả khảo sát đó tôi đã tiếp tục đề ra các biện pháp tiếp theo như. 3.2. Biện pháp 2: Lên kế hoạch giáo dục, theo dõi, đánh giá sự tiến bộ của trẻ khuyết tật Trong quá trình chăm sóc – giáo dục tôi thường xuyên lên kế hoạch giáo dục , theo dõi sự tiến bộ của trẻ, đưa ra những tiêu chí cụ thể để đánh giá. – Lên kế hoạch giáo dục theo từng tháng, tuần, đề ra nội dung giáo dục và biện pháp giáo dục cụ thể .Sau mỗi tháng có nhận xét và trao đổi với phụ huynh để đề ra những kế hoạch cụ thể cho tháng tiếp theo. – Có sổ nhật ký theo dõi từng ngày qua các hoạt động. – Lập bảng theo dõi kết quả phát triển trí tuệ, thể chất báo cáo cho BGH. Bảng theo dõi phải đánh giá chính xác quá trình phát triển của trẻ. Thường xuyên quan sát theo dõi trẻ ở mọi lúc mọi nơi, trong mọi hoạt động. Khi quan sát phải hiểu rõ là mình quan sát những nội dung nào, phải ghi chép đầy đủ từng nội dung , hiện tượng xảy ra trong hoạt động hàng ngày của trẻ. - Xây dựng nhật ký theo dõi, đánh giá theo từng tuần: Lập kế hoạch giáo dục cá nhân của từng tuần từng tháng của trẻ khuyết tật 7
- Các Biện pháp dạy trẻ tự kỷ phát triển ngôn ngữ và khả năng giao tiếp Ví dụ: KẾ HOẠCH GIÁO DỤC THÁNG 9 NĂM 2018 Lĩnh Đồ dùng/ Biện Pháp thực Ngày can thiệp Mục Tiêu vực hiện 5/9 10/9 13/9 18/9 26/9 Phát - Bước đầu trẻ ĐD:Vạch kẻ trên sàn, đường triển giữ được hẹp vận thăng bằng khi BP: Giáo viên , phụ huynh làm động đi theo cô, mẫu kết hợp lời nói thật chậm hoặc đi trong để trẻ thực hiện, luôn khuyến - - + + ++ đường hẹp. khích động viên và hỗ trợ trẻ kịp thời để trẻ tự tin Giáo viên tổ chức các hoạt động theo hướng tăng dần. - Bước đầu trẻ ĐD: Thìa biết cầm thìa. BP: Giáo viên , phụ huynh làm mẫu kết hợp lời nói thật chậm - - - - + để trẻ thực hiện, luôn khuyến khích động viên và hỗ trợ trẻ kịp thời để trẻ tự tin Phát Bước đầu biết DĐ: Sách vở, dép triển nhìn vào các BP: Giáo viên , phụ huynh vừa nhận đối tượng khi gọi tên vừa chỉ vào đồ vật để thức cô gọi tên trẻ nhìn theo và kết hợp lời - - - - + nói thật chậm để trẻ thực hiện, luôn khuyến khích động viên và hỗ trợ trẻ kịp thời để trẻ tự tin Bước đầu biết DĐ: Sách vở, dép chỉ tay vào đối BP: Giáo viên , phụ huynh vừa tượng khi cô gọi tên vừa chỉ vào đồ vật để gọi tên trẻ nhìn theo và kết hợp lời - - - - + nói thật chậm để trẻ thực hiện, luôn khuyến khích động viên và hỗ trợ trẻ kịp thời để trẻ tự tin Phát Biết quay đầu DĐ: triển về phía phát ra BP: Giáo viên , phụ huynh tạo - + + + ++ ngôn âm thanh ra các âm thanh sau đó hướng 8
- Các Biện pháp dạy trẻ tự kỷ phát triển ngôn ngữ và khả năng giao tiếp ngữ trẻ về nơi phát ra âm thanh , luôn khuyến khích động viên và hỗ trợ trẻ kịp thời để trẻ tự tin Biết hướng DĐ: Sách, vở mắt vào đồ BP: Giáo viên , phụ huynh vừa dùng khi cô gọi tên chỉ vào đồ vật vừa nói tên đồ phát âm: sách, vở kết hợp lời - - - - - dùng. nói thật chậm để trẻ thực hiện, luôn khuyến khích động viên và hỗ trợ trẻ kịp thời để trẻ tự tin Phát Bước đầu biết DD: Đồ trẻ thích và không triển nhìn mắt vào thích tình đồ vật mà BP: Giáo viên phụ huynh đưa cảm mình thích 2 đồ vật ra cho trẻ và nói thích - - + + ++ xã cái nào kết hợp lời nói chậm hội để trẻ thực hiện, luôn khuyến khích động viên và hỗ trợ trẻ kịp thời để trẻ tự tin Bước đầu biết Khi trẻ làm làm sai s, đúng cô nếu làm sai, vừa nói vừa thể hiện khuôn đúng thì cô sẽ mặt, thái độ : buồn, vui để - - - - + buồn, vui dần hình thành phản sạ khi làm sai 1 việc gì đó trẻ sẽ nhìn xem cô phản ứng thế nào. Phát Bước đầu cô ĐD: Bút màu, tranh tô màu triển hướng dẫn bắt BP: Cô cho trẻ cầm bút và bắt thẩm tay trẻ để trẻ tay trẻ Cô vừa bắt tay cho trẻ mỹ cầm bút cầm bút nói chậm để trẻ thực hiện, luôn khuyến khích động viên và hỗ trợ trẻ kịp thời để trẻ tự tin 9
- Các Biện pháp dạy trẻ tự kỷ phát triển ngôn ngữ và khả năng giao tiếp Nhận xét của giáo viên và định hướng giai đoạn tiếp theo: Ý kiến của gia đình trẻ: Hà Nội ngày tháng năm 2018 Phụ huynh Giáo viên dạy trẻ Hàng tuần giáo viên đánh giá sự phát triển của trẻ Tốt:++ Chưa rõ dệt: + Chưa đạt: - Sau mỗi tháng tôi trao đổi với phụ huynh về sự phát triển của trẻ trong tháng những mặt làm được và những mặt chưa làm được để có kế hoạch giáo dục trẻ trong những tháng tiếp theo. 3.3 . Biện pháp 3: Dạy trẻ tự kỷ học cách nghe Trong những giờ học buổi chiều tôi sử dụng phòng yên tĩnh, giảm các tác động môi trường. Dùng các dấu hiệu gia tăng sự chú ý của trẻ như chạm vào tai để nghe, chạm vào má để nhìn.Sử dụng tên trẻ để mở đầu, ví dụ "Nguyên nghe nào". Cho trẻ nghe các âm thanh, cường độ khác nhau.Dùng âm nhạc và các tác động để tương tác với trẻ.Giúp trẻ ngồi yên, nghe, nhìn trong khoảng thời gian ngắn có thể bằng cách sử dụng đồ chơi, trò chơi trẻ thích.Sử dụng băng đĩa nhạc 10
- Các Biện pháp dạy trẻ tự kỷ phát triển ngôn ngữ và khả năng giao tiếp kích thích âm thanh nơi trẻ. Cho trẻ nghe tiếng kêu các con vật gần gũi như: Chó ,mèo, gà khuyến khích trẻ bắt chước tiếng kêu của con vật đó. Sử dụng âm nhạc và các động tác để giúp bạn giao lưu với trẻ, hát với trẻ. Tạo ra các bài hát về những điều mà bạn và trẻ thường cùng làm và sử dụng các nhịp điệu quen thuộc như “ đây là cách chúng ta ” hãy khuyến khích trẻ phối hợp, như lắc lư đúng nhịp của âm nhạc. - Tôi sử dụng các bài hát và nhịp điệu có tính chất hành động đơn giản hát và vận động cho Khôi Nguyên nghe nhiều lần khi đã quen và có thể vận động theo một vài lời trong bài hát .Tôi hát 1 đoạn và cố tạo ra sự tạm ngưng ở đoạn trẻ thích thú nhất để trẻ có thể có sự phản ứng ví dụ như bài “ Một con vịt, cả nhà thương nhau - Bên cạnh đó tôi động viên trẻ ngồi yên, và nhìn, nghe trong các giai đoạn ngắn ( lúc đầu rất ngắn sau dài dần). Tôi luôn động viên trẻ khi trẻ bắt đầu ,bắt chước điều tôi nói. điều này tốn khá nhiều thời gian và tôi tin rằng mọt ngày nào đó trẻ tự nói được những từ ngữ đơn giản 3.4. Biện pháp 4: Dạy trẻ tự kỷ nhìn mặt đối mặt Tôi ngồi ngang tầm với trẻ và nói “ Hãy nhìn cô” và nếu trẻ chưa chú ý tôi sẽ sờ nhẹ vào má và nhẹ nhàng xoay người trẻ nhìn vào cô và gọi tên trẻ “ Nguyên nhìn cô này” với trẻ, hoặc trò chơi chi chi chành chành, chơi ú òa, chơi đuổi bắt, chơi tập tầm vông khuyến khích trẻ nhìn và đưa tay ra tìm vật dấu trong tay cô Tạo sự khác biệt cho trẻ chú ý như đội mũ chú hề,hoặc mũ các con vật, mỉm cười với trẻ khi trẻ nhìn.Cần vỗ nhẹ vào trẻ để thu hút sự chú ý của trẻ. khi tôi nói, nếu tôi thấy rằng trẻ nhìn mình tôi trả lời cùng với nụ cười thân thiện hoặc nói chuyện với trẻ, thay đổi một cách tự nhiên và cố gắng hiểu được cái nhìn của trẻ và lặp lại. Tôi luôn cố gắng giao tiếp bằng mắt khi chơi với trẻ để trẻ thấy được sự thân thiện quan tâm của cô để từ đó luôn tạo tâm thế thoải mái cho trẻ. - Thỉnh thoảng tôi chơi trò đuổi bắt hoặc chơi trò chạy, dừng lại với câu nói: chuẩn bị, sẵn sàng; rồi ra hiệu’’chạy’’ khuyến khích trẻ nhìn mình và chạy theo mình - Tôi luôn gần gũi vỗ về nhẹ vào tay, lưng, vai của trẻ một cách nhẹ nhàng để thu hút sự chú ý của trẻ. Từ những việc làm tuy rất nhỏ nhặt ấy tôi đã tạo được niềm tin nơi trẻ để trẻ có thể thoải thể hiện những điều mà trẻ thích và cũng kích thích sự chú ý của trẻ và luôn tạo cho trẻ cảm giác gần gũi khi đến lớp 11
- Các Biện pháp dạy trẻ tự kỷ phát triển ngôn ngữ và khả năng giao tiếp 3.5. Biện pháp 5. Dạy trẻ bắt chước việc tạo ra các âm thanh - Để giúp trẻ biết cách lấy hơi, hãy chơi các trò chơi như thổi bong bóng, thổi bóng bay hoặc các mảnh giấy nhỏ. Hãy sử dụng các nhạc cụ, nếu trẻ không sẵn sàng bắt chước bạn, hãy quan sát xem trẻ có nhìn bạn không. Hãy xem trẻ có cố gắng làm điều bạn đã làm khi bạn không nhìn bé. - Hãy khuyến khích hoạt động của môi trẻ. Nếu trẻ cảm thấy vui thích khi nhìn vào gương, hoặc ngồi trên đùi bạn và ngồi đối mặt với bạn, hãy khuyến khích trẻ phát hiện môi và mặt của bạn bằng cách va chạm hoặc quan sát. Hãy biến đổi khuôn mặt của bạn, thay đổi hình dạng môi của bạn. Hãy thè lưỡi ra và thụt lưỡi vào và quan sát xem trẻ có bắt chước bạn hay không.Hay tổ chức một số trò chơi giúp phát trẻ sử dụng khẩu hình miệng và lưỡi. Khi trẻ đã tiến bộ cô lại đưa ra các bài tập khó hơn nữa phát âm tên các con vật mà trẻ thích như: Cá, gà Một số trò chơi giúp trẻ bắt chước tạo ra âm thanh Trò chơi 1: Gọi gà Mục đích: - Rèn luyện cơ môi, cơ hàm dưới Cách chơi: - Giáo viên nêu: Khi cho gà ăn, ta thường gọi gà lại gần bằng cách nào? - Cô làm mẫu tiếng gọi gà cho trẻ xem: pập, pập (hai môi ngậm chặt, dùng hơi bập ra tạo thành tiếng pập, pập) - Yêu cầu Khô Nguyên thực hiện lại cách gọi gà. - Khi nghe cô đếm 1, 2, 3 bắt đầu bạn Khôi Nguyên cùng thực hiện. Giáo viên quan sát và sửa lỗi cho con nếu có. 3.6. Biện pháp 6.Giúp trẻ hiểu các cử chỉ và rèn luyện cử động các chi. - Tôi làm cùng một cử chỉ và cố gắng nhấn mạnh trong cùng một tình huống nhiều lần. Ví dụ, khi đã thu hút được sự chú ý của trẻ và sau đó đặt một chiếc ghế của trẻ trước khi trẻ ngồi xuống vào bữa ăn và nói “Con hãy ngồi xuống” đồng thời với việc chỉ tay vào chiếc ghế và cứ như vậy tạo thành thói quen. - Khi trẻ có vẻ đã nghe theo mệnh lệnh vào bữa ăn, bắt đầu sử dụng chúng vào các thời gian khác nữa và vào các vị trí khác khi bạn muốn trẻ ngồi xuống. - Tôi giới thiệu các cử chỉ vào các công việc hàng ngày. Ví dụ, “gật đầu” khi muốn nói “con lại đây” Dần dần sử dụng các cử chỉ này vào các thời điểm khác nhau và vị trí khác. Tôi luôn dạy trẻ từng cử chỉ mới, từng lần một theo cách như trên. - Tôi luôn giúp trẻ tuân theo một sự chỉ trỏ bằng cách chỉ cho bé những vật mà bé đã sẵn sàng nhìn vào trong khi tôi nói về vật đó.Ví dụ như tôi chỉ một 12
- Các Biện pháp dạy trẻ tự kỷ phát triển ngôn ngữ và khả năng giao tiếp vật gần ánh mắt của trẻ và cố gắng để trẻ nhìn vào vật đó. Chạm vào vật đó và dịch chuyển vật đó theo tầm nhìn của trẻ. - Tôi đã sử dụng các trò chơi xếp hình nếu trẻ thích, hãy chỉ ra các mảnh xếp hình sắp tới phải được dặt vào đâu hoặc mảnh nào sau đó sẽ cần sử dụng. Và sử dụng các câu như “ở chỗ này”, “ở trong này”, “cái này”, “vào đây” trong khi tay tôi đang chỉ. - Bên cạnh đó tôi làm thật nhiều các hành động với trẻ để trẻ phải tác rời ngón tay trỏ, ví dụ bật và tắt các nút, vẽ trên cát ,vẽ trên không hoặc đưa một cái gì đó mà trẻ thích cho trẻ cầm. Tôi còn tổ chức các trò chơi kết hợp với lời ca như “ Nhện giăng tơ”, nu na nu nống, giấy tay, ngón chân nhúc nhích, ,cua bò để luyện hoạt động của của các ngón tay, ngón chân, bàn tay, bàn chân cho trẻ. Ví dụ: Trò chơi “ Nhện giăng tơ” Lời hát Hành động Nhện giăng tơ, giăng tơ, giăng tơ 2 ngón tay trái và tay trỏ bên trái và Ta cùng nhau bắt đầu bên phải đan vào nhau làm chú nhệ Gặp trời mưa to mưa to giăng tơ. Ôi nhà đâu mất rồi. Trò chơi “Giấu tay” Mục đích: Luyện vận động của các ngón tay cầm bút. Phát triển khả năng giao tiếp. Cách chơi: Vừa làm động tác vừa đọc đồng dao (một bé trai đứng đối diện 1 bé gái) Này cô bé, này cậu bé (chỉ tay về phía người đối diện) Những ngón tay ở đâu rồi? (tay người này giấu trên vai người kia) Chúng ngồi trên đồi cao lắm (những ngón tay gãi vào vai người đối điện) Chúng ngắm mặt trời buổi chiều (2 bàn tay của hai bạn chơi vẫn tiếp tục gãi nhẹ vào vai nhau) Oi là la ối là la (2 bàn tay của hai bạn chơi đập vài cái vào nhau). Trò chơi “Ngón chân nhúc nhích” Mục đích: Phát triển các cơ nhỏ của bàn chân, bàn tay, phối hợp cử động tay và chân. Cách chơi: Vừa đọc đồng giao vừa làm động tác: Một ngón chân nhúc nhíc này (cầm ngón chân và lắc nhẹ theo nhịp thơ); Hai ngón chân nhúc nhíc này(cầm ngón chân nữa và lắc nhẹ theo nhịp thơ); Ba ngón chân nhúc nhíc khiến ta vui rồi(cầm ngón chân nữa và lắc nhẹ theo 13
- Các Biện pháp dạy trẻ tự kỷ phát triển ngôn ngữ và khả năng giao tiếp nhịp thơ); Lần chơi lại thay ngón chân bằng ngón tay. Trò chơi “Cua bò” Mục đích: Luyện vận động của các ngón tay trong cả hai bàn tay. Cách chơi: Ngồi tự do hoặc ngồi vòng tròn. Hai ngón cái móc vào nhau, những ngón còn lại xòe ra hai hướng như tám cái chân cua. Vừa đọc đồng giao vừa chuyển động cả hai bàn tay theo chiều dọc hoặc chiều ngang của mặt phẳng trước mặt. Các ngón tay làm chân cua phải co duỗi liên tục như cua đang bò. Con cua tám cẳng hai càng Chẳng đi mà lại bò ngang cả ngày. Lúc đầu chuyển động của bàn tay chậm về sau đọc đồng dao nhanh hơn và chuyển động cũng nhanh hơn. Trò chơi “Tay đâu” Mục đích: Luyện vận động của các ngón tay cầm bút. Phát triển khả năng giao tiếp. Cách chơi: Vừa làm động tác vừa đọc đồng dao Này cậu bé, này cậu bé Những ngón tay ở đâu rồi? (tay người này giấu trên vai người kia) Chúng ngồi trên đồi cao lắm (những ngón tay gãi vào vai người đối điện) Chúng ngắm mặt trời buổi chiều (2 bàn tay của hai bạn chơi vẫn tiếp tục gãi nhẹ vào vai nhau) Oi là la ối là la (2 bàn tay của hai bạn chơi đập vài cái vào nhau). -Trò chơi “cắp cua” Mục đích: Luyện vận động các ngón tay Cách chơi: Đan các ngón tay lại với nhau, đưa 2 ngón trỏ ra, dùng 2 ngón trỏ để gắp viên sỏi bỏ vào rổ, ai gắp được nhiều sỏi hơn sẽ chiến thắng Trò chơi “hoa nở hoa tàn” Mục đích: Luyện cơ bàn tay, cổ tay Cách chơi: Vừa nói vừa làm động tác theo: giao hạt, gieo hạt (giả vờ dùng tay gieo hạt), hạt nảy mầm (chụm 2 bàn tay lại với nhau và khẽ rung rung nhẹ tay), hạt lớn lên thành cây (vẫn chụm 2 tay và đưa lên cao hơn), 1 nụ (chụm các ngón tay của 1 bà tay lại và đưa ra), 2 nụ (chụm các ngón tay của bàn tay còn lại đưa ra), 1 hoa (xòe tay ra), 2 hoa (xòe tay còn lại ra), hoa đung đưa trong gió (khẽ đưa nhẹ hai tay qua lại), gió thổi mạnh (đưa tay mạnh), hoa tàn ( cụp 2 cổ tay xuống dưới) Trò chơi “bắn bi” Mục đích: trò chơi luyện tay cầm bút cho bé 14
- Các Biện pháp dạy trẻ tự kỷ phát triển ngôn ngữ và khả năng giao tiếp Cách chơi: cho bé dùng ngón tay búng các viên bi để dụng vào nhau, hoặc cho bé búng các viên bi vào khung thành Các bài viết tham khảo khác: - Tôi kích thích trẻ để trẻ có thể vừa cử động các ngón tay vừa dùng ánh mắt nhìn theo đồ vật mà trẻ chú ý bằng cách đưa ra hai loại đồ ăn, hai loại đồ uống hay hai loại đồ chơi. Khi trẻ với loại trẻ thích, thì đặt loại khác xuống. Và hãy làm như cách trên, “dí” ngón tay của trẻ về đồ vật mà trẻ thích để trẻ có thể chạm nó và nói cho trẻ tên của vật mà trẻ đã chọn. Tôi làm những việc này rất nhiều lần với các tình huống khác nhau. - Trong bất cứ trò chơi nào tôi tiến hành với trẻ, tôi cố gắng chơi lần lượt để trẻ nhìn thấy mình đang chỉ trỏ và học cách hiểu các ý nghĩa trong hành động của đó. Khi đã dạy trẻ chọn đồ vật bằng cách chỉ vào đồ vật , tôi luôn thể hiện các hình thức khác, đặc biệt “hãy nhìn ”. Hãy chỉ các vật cho trẻ với sự nhấn mạnh mỗi khi có cơ hội. Bắt đầu bằng việc chạm vào các vật mà tôi muốn trẻ nhìn. Sau đó sử dụng các “điểm ở xa”, ví dụ một hình ảnh ngộ nghĩnh dán trên tường, một chiếc ô tô đang đi ngoài đường 3.7. Biện pháp 7: Tổ chức cho trẻ khuyết tật tham gia vào các hoạt động mọi lúc, mọi nơi Song song với nhiệm vụ xây dựng môi trường thân thiện để trẻ khuyết tật hòa nhập thì việc dạy trẻ mọi lúc mọi nơi là việc làm hết sức cần thiết . Đối với trẻ khuyết tật thì khả năng nhận thức, diễn đạt những ý nghĩ, mong muốn của trẻ rất hạn chế . Vì thế cô giáo phải thường xuyên quan tâm chăm sóc,trò chuyên, giúp đỡ trẻ ở mọi lúc mọi nơi, trong mọi hoạt động như: vào giờ đón trả trẻ, giờ chơi tôi thường trò chuyện với cháu, xoa bóp cơ tay cho cháu Việc giáo dục trẻ khuyết tật phải thực hiện một cách thường xuyên , phải kiên trì , nhẫn nại, thường xuyên nhắc nhỡ giáo dục trẻ trong trường, trong lớp phải yêu thương , giúp đỡ bạn lúc khó khăn, thấy bạn bị ngã phải đỡ bạn đứng dậy, thấy bạn buồn, bạn không khỏe thì phải quan tâm hỏi thăm ( Sao bạn buồn thế? hay bạn đau chỗ nào? ),cùng chơi với bạn Đây cũng là cơ hội tốt để giáo dục tình cảm, lòng nhân ái, nhân cách sống và kỹ năng sống cho trẻ Mầm Non. Để tổ chức cho trẻ khuyết tật tham gia vào các hoạt động vui chơi, học tập giúp trẻ phát triển khả năng tư duy sáng tạo là một yêu cầu hết sức quan trọng. Để thực hiện được vấn đề này đòi hỏi người giáo viên phải có kiến thức sâu sắc về các cơ sở khoa học và phương pháp chăm sóc – giáo dục trẻ, phải có kỹ năng, kỷ xảo nghề nghiệp. Cô giáo phải linh hoạt, nhạy bén, sáng tạo, chu đáo và tỷ mỷ để phát hiện những khả năng tiềm ẩn và đáp ứng kịp thời những nhu cầu đòi hỏi của trẻ. Tạo cho trẻ sự tự tin, mạnh dạn hòa nhập tham gia hoạt động với các bạn. 15
- Các Biện pháp dạy trẻ tự kỷ phát triển ngôn ngữ và khả năng giao tiếp * Ví dụ : Bé Khôi Nguyên khuyết tật cả về ngôn ngữ lẫn thể chất. Trong các hoạt động vui chơi, các trò chơi vận động, hoặc trong các giờ học tôi thường xuyên chú ý, quan tâm đến trẻ , nhắc nhỡ các bạn trong lớp giúp đỡ bạn khi chơi, không chạy nhảy xô đẩy làm ngã bạn. Khi xuống sân tập thể dục tôi luôn bên cạnh Nguyên động viên con đi vững vàng khi có gặp khó khăn tôi có thể dìu dắt em Tôi luôn là chỗ dựa cho trẻ dìu dắt trẻ mỗi khi trẻ tham gia hoạt động tạo niềm tin và sự an toàn cho trẻ. Trong giờ tập tô số, chữ cái , giờ chơi tự do, giờ học tạo hình, giờ chơi góc vì tay trẻ bị co quắp lại cho nên rất khó khăn trong các vận động tinh. Tôi luôn nhắc nhỡ các cháu giúp đỡ bạn , giáo dục cho các cháu luôn có tình cảm yêu thương bạn. Trong khi thực hiện cô luôn quan tâm giúp đỡ động viên , khuyến khích để trẻ tích cực hoạt động hoàn thành bài của mình. Biên cạnh những giò học gò bó tôi luôn động viên các bạn trong lớp chơi cùng bạn gọi bạn vào nhóm chơi Trẻ tự kỷ gặp khiếm khuyết nghiêm trọng về giao tiếp và tương tác xã hội , phương pháp nhóm giúp trẻ hòa nhập cùng các bạn cùng trang lứa với mục đích giúp trẻ phát triển khả năng giao tiếp và có sự tương tác với các bạn trong lớp.Thông qua hoạt động theo nhóm , trẻ hiểu những cách ứng xử và quy định của nhóm . Hoạt động của các thành viên trong nhóm chính là những nhân tố kích thích trẻ nhận thức bắc chước , các hành vi những lời nói tác động đến trẻ lôi kéo trẻ tham gia cùng các bạn. Tình trạng tự kỷ sẽ được cải thiện khi trẻ tự kỷ dần chơi, tương tác với các thành viên khác trong nhóm Trong các hoạt động cô thường xuyên động viên, khuyến khích, gợi mở kích thích trẻ khuyết tật tích cực tham gia hoạt động, hoạt động vừa sức không ỷ lại vào người khác. * Hiện nay việc ứng dụng CNTT trong Trường Mầm non là một phương tiện giáo dục vô cùng tiện lợi và hữu ích. Tôi thường xuyên truy cập mạng Internet tìm hiểu thông tin giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật , tìm tòi những hình ảnh tư liệu giáo dục, thiết kế những trò chơi trong bài giảng powerpoint để trẻ tiếp cận CNTT và đặc biệt là trẻ khuyết tật rất hứng thú tham gia. Ví dụ: Tôi thiết kế những trò : Ai tinh mắt thế, trò chơi Ai đoán giỏi, hoặc trò chơi Ai đúng – Ai sai nhằm mục đích mở rộng cho trẻ hiểu biết về thế giới xung quanh , nhận biết đoán tên những đồ dùng trong gia đình, những con vật, các loại rau quả và các trò chơi chữ cái , trò chơi với toán trong khi thiết kế tôi tạo những hiệu ứng âm thanh, lời nói như: Bạn tài quá, bạn giỏi quá , đúng rồi xin chúc mừng bạn hoặc : sai rồi bạn chọn lại đi 16
- Các Biện pháp dạy trẻ tự kỷ phát triển ngôn ngữ và khả năng giao tiếp Việc ứng dụng các trò chơi chữ cái, toán, trò chơi câu đố trong Phần mềm Vui học mầm Non giúp trẻ tư duy nhanh nhẹn, thông minh hơn . Trẻ rất hứng thú tham gia và đặt biệt là khả năng nhận biết, chú ý, ghi nhớ của trẻ khuyết tật tiến bộ rõ rệt. 3.8 Biện pháp 8: Tuyên dương những hành vi tốt Tuyên dương có thể mang lại những tiến bộ đối với trẻ tự kỷ, vì vậy tôi luôn khuyến khích tuyên dương trẻ khi trẻ làm được các hành động dù rất nhỏ như :Bê ghế về bàn, ngồi lên ghế học bài, uống hết 1 hộp sữa . Tôi tuyên dương trẻ khi chúng biết cách ứng xử hay học được 1 kĩ năng mới và nên chỉ ra một cách cụ thể hành vi nào của trẻ đang được khen.Bên cạnh việc tuyên dương tôi có thể dùng những phần qùa nho nhỏ để thưởng cho trẻ như thưởng cho 1 cái kẹo, hoặc một món đồ chơi mà trẻ thích.Tôi tin rằng bằng những điều nhỏ nhặt ấy nhưng giúp trẻ tự tin hơn, mở lòng hơn, hòa nhập hơn với các bạn với cô giáo. Khi được sự động viên khuyến khích của các bạn trẻ tiếp tục phát huy những điều tốt đã làm được. 3.9. Biện pháp 9: Kết hợp với cha mẹ học sinh Xây dựng và phát triển mối quan hệ giữa trẻ với gia đình (đặc biệt là với mẹ), quan hệ giữa trẻ với giáo viên, với bạn bè và môi trường xung quanh để thiết lập mối quan hệ tương tác xã hội. Tôi mạnh dạn trao đổi với phụ huynh rằng trường học, bác sĩ tâm lí chỉ là nơi cung cấp cho bố mẹ những kiến thức, hỗ trợ và giám sát chương trình chăm sóc, giáo dục và trị liệu tại gia đình. Trao đổi với cha mẹ trẻ về những tiến bộ của trẻ khi ở trường, lúc về nhà, những điều chưa khắc phục được và bàn bạc, tìm ra phương pháp có lợi nhất cho sự phát triển của con. Hòa nhập xã hội đối với trẻ tự kỉ là điều cần thiết và là nền tảng vững chắc cho sự phát triển và giáo dục đối với trẻ trong tương lai của trẻ. Chúng ta cần thiết phải nhìn nhận trẻ tự kỉ là một đứa trẻ bình thường và hoàn toàn có thể thay đổi tiến bộ được.Để giáo dục trẻ tự kỉ có thể hòa đồng được với cuộc sống xã hội là cả một quá trình tác động lâu dài. Và giáo dục giúp trẻ hòa nhập không phải là việc đơn giản chính vì vậy cần phải có sự tác động kiên trì, tâm huyết từ thầy cô, bạn bè, cha mẹ và những người thân xung quanh trẻ. 4.Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm 4.1: Đối với giáo viên Qua một năm học thực hiện các biện pháp dạy trẻ tự kỷ phát triển ngôn ngữ và khả năng giao tiếp cho bạn Khôi Nguyên tôi thu được một số kết quả như sau: 17
- Các Biện pháp dạy trẻ tự kỷ phát triển ngôn ngữ và khả năng giao tiếp - Tôi thấy mình gần gũi hơn với trẻ, thân thiện hơn với trẻ. Tôi thấy được sự tiến bộ ở từng tuần từng tháng của trẻ ngày một tốt hơn . - Thấy được vai trò quan trọng của mình đối với trẻ trong mọi hoạt động. Tuy chỉ là một phần rất nhỏ trong mọi hoạt động của trẻ nhưng là một phần không thể thiếu. - Qua việc dạy trẻ tự kỷ phát triển ngôn ngữ và khả năng giao tiếp cho bạn Khôi Nguyên còn giúp cho tôi hiểu sâu hơn nữa về tâm sinh lý của những trẻ mắc bện tự kỷ từ đó tôi có những biện pháp khác nhau để giúp các con ngày càng tiến bộ trong việc phát triển ngôn ngữ giao tiếp cũng như hòa nhập với các bạn trong và ngoài lớp học. Tôi cùng thấy mình cần phải ý thức hơn nữa về việc trau đồi kiến thức về giáo dục hòa nhập trẻ tự kỷ cũng như tuyên truyền cho cộng đông xung quanh về tầm quan trọng của việc giúp trẻ tự kỷ hòa nhập với xã hội. 4.2:Đối với trẻ + Bản thân cháu Khôi Nguyên đã có sự tiến bộ như bắt đầu biết phát âm những từ ngữ đơn giản như: bà, cá, mẹ cô, tô,cơm + Ngoài ra trẻ còn biết chơi cùng các bạn trong lớp biết làm một số công việc đợn giản như tự xúc cơm, tự biết đi vệ sinh, ự biết lấy ghế vào chỗ ngồi, tự biết ngồi cầm bút tô màu Tuy là những hành động đơn giản nhưng sự tiến bộ của con mang lại một niềm vui nềm hi vọng lớn cho cô và gia đình trẻ. + Trẻ còn rất hào hứng tham gia các hoạt động phù hợp với khả năng của mình như tô màu, tô số,. 4.3: Đối với phụ huynh + Bản phụ huynh bạn Khôi Nguyên cũng tâm sự với tôi sau một năm học họ cũng cảm thấy được sự thay đổi của con rất rõ rệt và họ rất phấn khởi tin rằng con mình có thể tiến bộ hơn nữa và ngày càng hòa nhập với xã hội. Họ không còn phải lo lắng, mặc cảm khi thấy con mình bị tự kỷ. Họ luôn tham khảo và kết hợp với các cô về các phương pháp dạy con không những chỉ để phát triển ngôn ngữ và khả năng giao tiếp mà họ còn tham khảo cùng với các cô giúp con phát triển về mặt nhận thức 18
- Các Biện pháp dạy trẻ tự kỷ phát triển ngôn ngữ và khả năng giao tiếp III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1 . Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm – Nếu trẻ bị khuyết tật không được can thiệp sớm, không được giáo dục hòa nhập trong môi trường bình thường thì khả năng phát triển kém, có thể sẽ mất đi cơ hội hòa nhập với xã hội,với cộng đồng. Vì thế việc nghiên cứu đưa ra các biện pháp dạy trẻ tự kỷ phát triển ngôn ngữ và khả năng giao tiếp có ý nghĩa rất lớn trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ trong trường mầm non. + Giúp cho giáo viên có thêm kiến thức về giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật, khơi dậy tình cảm của mọi người đối với những trẻ kém may mắn. + Giáo dục cho trẻ kỹ năng sống, lòng nhân ái, tình thương yêu bạn bè giữa những trẻ bình thường và trẻ bị khuyết tật nhằm phát triển nhân cách cho trẻ. + Giúp cho trẻ khuyết tật phát triển ngôn ngữ khả năng giao tiếp ,mạnh dạn, tự tin, tạo tâm thế vui vẻ, thích đến trường. + Phát huy những thế mạnh của trẻ khuyết tật và hạn chế những khiếm khuyết cho trẻ, giúp trẻ phát triển đầy đủ cả thể chất và tinh thần, tạo cơ hội phát triển toàn diện để sau này trở thành những người con có ích cho gia đình và cho xã hội. 2. Việc áp dụng và khả nãng phát triển sáng kiến kinh nghiệm Qua sáng kiến kinh nghiệm của tôi với đề tài các biện pháp dạy trẻ tự kỷ phát triển ngôn ngữ và khả năng giao tiếp” đã được BGH thống nhất tổ chức lên chuyên đề cho tất cả giáo viên cùng tham dự, rút kinh nghiệm đóng góp ý kiến xây dựng để cùng thực hiện tốt chuyên đề này. 3. Bài học kinh nghiệm – Để Giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật tốt phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình , nhà trường và xã hội. Đặc biệt là trạm y tế phải thường xuyên theo dõi. – Nắm rõ đặc điểm tâm sinh lý của trẻ để có biện pháp giáo dục phù hợp. – Giáo viên phải tạo môi trường tốt cho trẻ hoạt động. – Phải thường xuyên học hỏi, tìm tòi nghiên cứu đưa ra những biện pháp giáo dục phù hợp, xử lý tình huống kịp thời – Giáo viên phải thường xuyên gần gũi, động viên, khuyến khích, tạo điều kiện để trẻ hòa nhập vui chơi với bạn bè. – Thường xuyên giáo dục các cháu trong trường, lớp thể hiện tình cảm yêu thương, giúp đỡ bạn, giáo dục kỹ năng sống cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi. – Thường xuyên quan tâm theo dõi các hoạt động của trẻ khuyết tật, nhận xét đánh giá sự phát triển của trẻ. 19
- Các Biện pháp dạy trẻ tự kỷ phát triển ngôn ngữ và khả năng giao tiếp – Giáo viên phải thật sự là người mẹ hiền, bằng tình thương bao la của người mẹ, bằng những kinh nghiệm, những kỹ năng sư phạm , sự linh hoạt nhạy bén trong phương pháp giáo dục và quan tâm chăm sóc giáo dục trẻ mọi lúc mọi nơi, trong mọi hoạt động. 4. Đề xuất 4.1 Đối với ngành giáo dục. - Tổ chức bồi dường thường xuyên cho các giáo viên Mầm non về kiến thức giáo dục trẻ tự kỷ để giúp giáo viên nắm bắt, tiếp cận những vấn đề đổi mới. - Tổ chức các nội dung thi dạy để các giáo viên có điều kiện phát huy trao đổi, rút kinh nghiệm về khả năng tổ chức cũng như sử dụng các biện pháp dạy học phù hợp. Bổ sung hỗ trợ tài liệu mới trong và ngoài nước để giáo viên được học hỏi, tiếp cận những cái mới về giáo dục trẻ khuyết tật. 4.2 Đối với nhà trường. - Thường xuyên theo dõi, đôn đốc nhắc nhở, dự giờ rút kinh nghiệm, hướng dẫn cho giáo viên các biện pháp giáo dục dạy trẻ tự kỷ phát triển ngôn ngữ và khả năng giao tiếp - Tạo điều kiện cho giáo viên tham quan, học hỏi dự giờ những tiết dạy mẫu, dạy giỏi về vấn đề hòa nhập trẻ khuyết tật để nâng cao trình độ. - Khuyến khích giáo viên viết sáng kiến kinh nghiệm để giáo viên trong trường học hỏi lẫn nhau. - Cần trang bị đầy đủ vật chất, đồ dùng dạy học cho cô và trẻ. 4.3 Đối với giáo viên. - Tích cực học tập, học hỏi để nâng cao trình độ tay nghề. - Chịu khó sưu tầm, nghiên cứu để tìm những hình thức tổ chức cũng như các biện pháp dạy học phù hợp nhất - Kết hợp với phụ huynh để có biện pháp giáo dục trẻ một cách tốt nhất ở gia đình và nhà trường. Trên đây là một số biện pháp tôi dạy trẻ tự kỷ phát triển ngôn ngữ và khả năng giao tiếp . tôi rất mong được sự đóng góp ý kiến của các cấp lãnh đạo, của Ban giám hiệu và các bạn đồng nghiệp để tôi có thêm kinh nghiệm trong việc trong việc giúp trẻ có những tiến bộ cao nhất về phát triển ngôn ngữ và khả năng gia tiếp giúp trẻ tự kỷ ngày một hòa nhập với xã hội. Tôi xin chân thành cảm ơn ! Trâu quỳ ngày 20 tháng 3 năm 2019 20
- Các Biện pháp dạy trẻ tự kỷ phát triển ngôn ngữ và khả năng giao tiếp IV/CÁC HÌNH ẢNH SỬ DỤNG TRONG SÁNG KIẾN Biện pháp 4: Dạy trẻ tự kỷ nhìn mặt đối mặt Bạn Khôi Nguyên cùng cô nhận biết vật mà mình thích Bạn Khôi Nguyên cùng cô chơi trò Tập tầm vông Biện pháp 5. Dạy trẻ bắt chước việc tạo ra các âm thanh Bạn Khôi Nguyên cùng cô phát âm từ “ cá” 21
- Các Biện pháp dạy trẻ tự kỷ phát triển ngôn ngữ và khả năng giao tiếp Biện pháp 6.Giúp trẻ hiểu các cử chỉ Khôi Nguyên cùng bạn chơi trò chơi: Nu na nu nống Biện pháp 7: Tổ chức cho trẻ khuyết tật tham gia vào các hoạt động mọi lúc, mọi nơi Cháu Khôi Nguyên đang chơi tự do cùng các bạn Cháu Khôi Nguyên trong giờ tập tô số 22
- Các Biện pháp dạy trẻ tự kỷ phát triển ngôn ngữ và khả năng giao tiếp Cháu Nguyên đọc thơ cùng các bạn Cháu Nguyên bê ghế về bàn học cùng các bạn Cháu Khôi Nguyên đang cùng các bạn cắt dán hoa 23
- Các Biện pháp dạy trẻ tự kỷ phát triển ngôn ngữ và khả năng giao tiếp Cháu Khôi Nguyên cùng các bạn tập đồ chữ cái 24