SKKN Cách thức tổ chức một số hoạt động ngoại khóa giúp nâng cao năng lực giao tiếp – hợp tác cho học sinh THPT

docx 48 trang thulinhhd34 14831
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Cách thức tổ chức một số hoạt động ngoại khóa giúp nâng cao năng lực giao tiếp – hợp tác cho học sinh THPT", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_cach_thuc_to_chuc_mot_so_hoat_dong_ngoai_khoa_giup_nang.docx
  • docbìa chính ngoài nhất.doc
  • docMau 1.1_ Don de nghi cong nhan sang kien cap co so.doc

Nội dung tóm tắt: SKKN Cách thức tổ chức một số hoạt động ngoại khóa giúp nâng cao năng lực giao tiếp – hợp tác cho học sinh THPT

  1. các trò chơi team Building tăng cường tinh thần hợp tác giữa HS với nhau. Chương trình có sự phối kết hợp giữa Đoàn trường và nhà trường, các bậc phụ huynh cùng các em học sinh là cán bộ lớp. - Ý nghĩa của các chuyến đi trong việc nâng cao năng lực giao tiếp – hợp tác cho HS THPT: Trong các chuyến đi ngoài bồi đắp cho HS những phẩm chất cao đẹp như lòng yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc, BCH Đoàn trường tổ chức các trò chơi tập thể giúp HS vui vẻ, giao tiếp nhiều hơn và có tinh thần hợp tác trong các hoạt động chung. Sau mỗi chuyến đi, học sinh đều có phản hồi rất tích cực và mong muốn nhà trường tổ chức nhiều chuyến đi bổ ích khác nữa. 7.2.5. Tổ chức các hoạt động thiện nguyện Câu lạc bộ thiện nguyện cùng với Đoàn trường tổ chức các đội phụ trách như sau: + Đội hình “Trường lớp xanh”: Gồm khoảng 30 thành viên sẽ phụ trách chăm sóc, trồng các bồn hoa, cây cảnh của nhà trường. Đội sẽ tổ chức dọn dẹp, lao động vệ sinh trường lớp thường xuyên, thành lập đội tự quản nhắc nhở các ĐVTN trong nhà trường bảo vệ môi trường mọi lúc, mọi nơi. Ở các bồn cây đội đã trồng được nhiều bồn hoa đẹp như cây bỏng, cây gấm tía, hoa phong nữ + Đội hình “Câu chuyện đẹp của tôi”: tổ chức các hoạt động kể chuyện về lối sống đẹp, giáo dục lòng yêu gia đình; tìm hiểu và chia sẻ về các hoàn cảnh thanh thiếu nhi khó khăn đã được giúp đỡ trong quá trình diễn ra chiến dịch; giới thiệu các gương chiến sĩ tiêu biểu, có những hành động thiết thực, nhân văn trong suốt chiến dịch. Đội được thành lập khoảng 70 thành viên thường xuyên lao động quét dọn nghĩa trang, đền chùa gần khu vực trường. Tổ chức các hoạt động gây quỹ thiện nguyện như bán hàng, kêu gọi hoặc làm video Khi được tham gia các hoạt động thiện nguyện, các em nâng cao tinh thần tự giác của mình và đặc biệt biết hợp tác với nhau để làm tốt nhất nhiệm vụ được giao hay cố gắng vì một mục đích đã đề ra. 23
  2. 8. NHỮNG THÔNG TIN CẦN ĐƯỢC BẢO MẬT ( NẾU CÓ) . 9. CÁC ĐIỀU KIỆN CẦN THIẾT ĐỂ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN - Đối với lãnh đạo cấp cơ sở: Cần quan tâm, sát hơn khi tổ chức các hoạt động ngoại khóa của HS THPT. - Đối với giáo viên: Cần có thái độ coi trọng việc tổ chức các hoạt động ngoại khóa cho HS THPT cũng quan trọng như việc hình thành tri thức trong giờ học chính khóa. Giữa lí thuyết và thực tế thường có sự khác nhau nhất định. Nếu các em chỉ được dạy lí thuyết suông kết quả chỉ mang tính hàn lâm và khi thực hành rất bỡ ngỡ. Vì vậy, để các em tiếp xúc với môi trường tự các em khám phá ra nhiều điều hay mà trong sách vở nhiều khi không có được. Những buổi chuyên đề, giao lưu văn hóa giữa các trường sẽ đưa lại nền kiến thức vững chắc về lịch sử, văn hóa xã hội. Hoạt động ngoại khóa giúp các em cọ xát thực tế, mở mang kiến thức đời sống, xã hội . Đẩy mạnh kiến thức thực tế thông qua các hoạt động xã hội là nền tảng để các em phát triển trí tuệ vững chắc. - Đối với BCH Đoàn trường: Cần đa dạng hóa hơn nữa các hình thức tổ chức ngoại khóa để thu hút đông đảo ĐVTN tham gia. Cần chú trọng tới nhu cầu cũng như hứng thú của HS THPT trước các hoạt động ngoại khóa để điều chỉnh cho phù hợp và hiệu quả. Giảm bớt áp lực về thành tích học tập, tạo môi trường học tập thân thiện cho tất cả học sinh. - Đối với mỗi học sinh: Cần bố trí các hoạt động học tập trong từng thời gian biểu phù hợp để tham gia các hoạt động ngoại khóa mà vẫn đảm bảo việc học trên lớp. Khi tham gia cần có thái độ tích cực, có tinh thần cầu tiến và nhu cầu hợp tác để tăng cường tính đoàn kết và các hoạt động ngoại khóa thực sự bổ ích. Học sinh cần cởi mở, giao tiếp nhiều hơn, tránh tâm lý tự ti, xấu hổ và ngại giao tiếp khiến khả năng giao tiếp – hợp tác không được phát huy. 24
  3. 10. KẾT QUẢ THU ĐƯỢC 10.1. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả Sau khi thực hiện các hoạt động , tôi có phát ra 150 phiếu thăm dò ý kiến các bạn học sinh trường THPT Đồng Đậu về những hoạt động mà các bạn đã tham gia. PHIẾU KHẢO SÁT HS TRƯỜNG THPT ĐỒNG ĐẬU SAU KHI THAM GIA CÁC HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA ĐỂ NÂNG CAO NĂNG LỰC GIAO TIẾP – HỢP TÁC CHO HS THPT Để tiến hành nghiên cứu các hoạt động ngoại khóa trong nhà trường giúp phát triển năng lực giao tiếp – hợp tác cho học sinh THPT, tôi đã tiến hành một số giải pháp như Tổ chức các cuộc thi Rung chuông vàng, Ai thông minh nhất Tổ chức các buổi tham quan học tập ở các di tích lịch sử. Tổ chức diễn đàn trao đổi về các chủ đề. Thực hiện một số buổi ngoại khóa về chủ đề An toàn giao thông, Bảo vệ môi trường Sau đây để đánh giá mức độ hiệu quả của các giải pháp, bạn hãy trả lời các câu hỏi sau. Sự trả lời chân thành của bạn sẽ giúp tôi rất nhiều trong quá trình nghiên cứu. I. PHẦN THÔNG TIN CHUNG 1. Họ và tên: 2. Giới tính: Nam ☐ Nữ ☐ 3. Học sinh khối: II. PHẦN NỘI DUNG KHẢO SÁT Câu 1: Khi Đoàn trường tổ chức các chương trình ngoại khóa, các cuộc thi vào thứ 2 hàng tuần, bạn có muốn được tham gia không Có Không Câu 2: Chúng tôi đã tiến hành cùng các bạn đi tham quan học tập tại các di tích lịch sử như K9 Đá Chông, Bạch Đằng Giang Bạn có thái độ như thế nào khi tham gia những chuyến đi như vậy cùng bạn bè, thầy cô? 25
  4. Thích thú, Vui vẻ, Bổ ích Không hứng thú, Nhàm chán Bình thường Mệt mỏi, Tốn thời gian Thái độ khác: Câu 3: Nếu thấy hứng thú với các chương trình trên thì bạn muốn tần suất diễn ra các chương trình ấy như thế nào? Thường xuyên Thỉnh thoảng Hiếm khi Không bao giờ Câu 4: Sau khi tham gia các hoạt động, em thấy mình có tự tin hơn khi giao tiếp không? Có Không KẾT QUẢ PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN CỦA HS Bảng 1: sự hứng thú muốn tham gia của các bạn học sinh khi chúng tôi kết hợp với Đoàn trường tổ chức các chương trình ngoại khóa, các cuộc thi vào thứ 2 hàng tuần Có Không Học sinh Hứng thú Số liệu % Số liệu % Số lượng 134 89,3 16 10,7 Từ kết quả số liệu thăm dò sau thực nghiệm , chúng tôi đã thu được kết quả tích cực. Có tới 89,3% các bạn rất thích thú khi tham gia các chương trình ngoại khóa được tổ chức vào thứ hai hang tuần theo chủ đề như vậy. Sáng thứ 2 là ngày bắt 26
  5. đầu của một tuần , thay vì tạo sự chán nản, mệt mỏi vào tiết sinh hoạt đầu tuần để kiểm điểm học sinh, thông báo thi đua thì chúng tôi đã tạo ra sân chơi, các chương trình ngoại khóa giúp các bạn học sinh có một tinh thần tích cực nhất vào đầu tuần , tăng hiệu quả học tập. Bảng 2: Thái độ của các bạn học sinh khi chúng tôi đã tiến hành cùng các bạn đi tham quan học tập tại các di tích lịch sử như K9 Đá Chông, Bạch Đằng Giang cùng bạn bè, thầy cô Thái độ Số liệu % Sau khi chúng tôi tổ chức triển khai Thích thú, vui vẻ, bổ ích 121 80,6 các chu yến tham Không hứng thú, nhàm chán 13 8,8 quan học tập, trải nghiệm thực tế Bình thường 8 5,3 tại các di tích Mệt mỏi, tốn thời gian 8 5,3 lịch sử K9 Đá Chông, Bạch Đằng giang chúng tôi đã phát phiếu thăm dò ý kiến , thái độ của các bạn học sinh và thu được phản hồi rất tích cực. Có tới 80,6% các bạn học sinh cảm thấy thích thú với những chuyến đi của chúng tôi. Các bạn cảm thấy vui vẻ và bổ ích khi tham gia những chuyến đi trải nghiệm thực tế này. Bảng 3: tần suất các bạn mong muốn diễn ra các chương trình ngoại khóa Mức độ Số liệu % Thường xuyên 142 94,7 Thinh thoảng 6 4 27
  6. Hiếm khi 2 1,3 Không bao giờ 0 0 28
  7. Biểu đồ 3: Biểu đồ thể hiện tần suất các bạn mong muốn diễn ra các chương trình ngoại khóa 2% 5% thường xuyên thỉnh thoảng 37% 56% hiếm khi không bao giờ Sau khi chúng tôi triển khai các chương trình ngoại khóa , các câu lạc bộ có tới 56% các bạn mong muốn diễn ra các chương trình ngoại khóa là thường xuyên. Và có 37% các bạn học sinh mong muốn thỉnh thoảng tổ chức các chương trình ngoại khóa bổ ích như vậy. Từ các số liệu khách quan và thông qua quan sát chúng tôi nhận thấy sự bổ ích và yếu tố tích cực trong giải pháp là các chương trình ngoại khóa . Bảng 4: Sau khi tham gia các chương trình ấy , các bạn thấy mình đã tự tin hơn khi giao tiếp Tự tin hơn Có 135/150 Không 15/150 Có tới 135 bạn trả lời là có khi được hỏi cảm thấy tự tin hơn trong giao tiếp sau khi tham gia các hoạt động ngoại khóa của nhà trường. Chỉ có 15 bạn trả lời là không. Như vậy hầu hết các hoạt động ngoại khóa của nhà trường đều đem lại hiệu quả 29
  8. thiết thực cho các bạn HS THPT trong việc nâng cao năng lực giao tiếp – hợp tác cho mình. 10.2. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân Các biện pháp tôi đưa ra giúp học nâng cao được năng lực giao tiếp – hợp tác. Mỗi một hoạt động ngoại khóa đều có tác động nhất định đến việc nâng cao sự tự tin cho HS khi giao tiếp, giúp các em hòa đồng, đoàn kết hơn với các bạn. Qua lí luận và kết quả kiểm chứng, dự kiến sáng kiến sẽ xác định được tính khả thi của các biện pháp đã áp dụng trong việc khắc phục sự nhút nhát trong giao tiếp của học sinh THPT, góp phần quan trọng vào việc đổi mới và nâng cao chất lượng dạy và học ở trường THPT Đồng Đậu hiện nay. 11. Danh sách các tổ chức, cá nhân tham gia áp dụng thử nghiệm hoặc đã áp dụng lần đầu Số Tên tổ Địa chỉ Phạm vi/Lĩnh vực TT chức/cá nhân áp dụng sáng kiến 1 Học sinh toàn Trường THPT Đồng Đậu Chương trình ngoại khóa trường 2 Học sinh toàn Trường THPT Đồng Đậu Hoạt động ngoại khóa trường PHỤ LỤC 1 MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ NHỮNG BUỔI SINH HOẠT DƯỚI CỜ CỦA HS THPT ĐỒNG ĐẬU 30
  9. Tuyên truyền về an toàn giao thông Ngoại khóa về sức khỏe sinh sản vị thành niên 31
  10. Ngoại khóa theo các chủ điểm của tháng 32
  11. PHỤ LỤC 2 MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ CÁC TRÒ CHƠI ĐƯỢC TỔ CHỨC TẠI THPT ĐỒNG ĐẬU Thi “ Sân chơi trí tuệ” của HS THPT Đồng Đậu Thi gói bánh chưng và làm mứt Tết 33
  12. Ảnh hội thi giới thiệu sách hưởng ứng ngày “ Sách Việt Nam” Hội diễn văn nghệ chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 34
  13. Hội trại ẩm thực chào mừng 26/03 Các trò chơi dân gian tổ chức trong ngày khai giảng năm học mới 35
  14. PHỤ LỤC 3 MỘT SỐ HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG CÁC CÂU LẠC BỘ CỦA NHÀ TRƯỜNG Hoạt động của CLB Tiếng Anh Hoạt động các CLB Bóng rổ và CLB Bóng đá 36
  15. Hoạt động CLB thiện nguyện Hoạt động của CLB MC dẫn chương trình 37
  16. PHỤ LỤC 4 MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ CÁC CHUYẾN THĂM QUAN, TRẢI NGHIỆM CỦA NHÀ TRƯỜNG Tham quan, học tập tại Bạch Đằng giang – Hải Phòng Tham quan, học tập tại K9 – Đá Chông ( Hà Nội) 38
  17. PHỤ LỤC 5 MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ CÁC HOẠT ĐỘNG THIỆN NGUYỆN CỦA TRƯỜNG Thiện nguyện tại Tiểu học Lóng Luông – Vân Hồ - Sơn La Thiện nguyện tại Tiểu học – THCS Tân Dân – Hòa Bình 39
  18. PHỤ LỤC 6 MỘT SỐ KẾ HOẠCH, CHƯƠNG TRÌNH HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA CỦA ĐOÀN TRƯỜNG THPT ĐỒNG ĐẬU NĂM HỌC 2018 – 2019, 2019 -2020 CHƯƠNG TRÌNH NGOẠI KHÓA Chủ đề “ TUỔI 18 – SỐNG CỐNG HIẾN, SỐNG ƯỚC MƠ” 1. Hình thức tổ chức - Mỗi lớp chọn cử 3 người tham gia thành 1 đội chơi. Các lớp tự chuẩn bị biển lớp mình đặt trên bàn ( Biển đẹp, có thể có tên gọi phù hợp với khẩu hiệu của lớp VD: Lớp 12A3 – nơi niềm tin tỏa sáng .) - Các lớp trải qua 4 phần thi như sau: + Chào hỏi: Mỗi đội chuẩn bị phần chào hỏi trong vòng 1 phút, 01 thành viên giới thiệu về tập thể lớp mình và các thành viên trong đội chơi ( Giới thiệu rõ ràng, rành mạch và phải luyện tập trước) – 20 điểm + Tuổi 18 – chinh phục thử thách: Mỗi đội trả lời 5 câu hỏi trắc nghiệm liên quan đến kiến thức các môn học. 30 điểm + Tuổi 18 - chung sức: cả 7 đội sẽ tham gia một trò chơi tập thể. 20 điểm + Tuổi 18 – sống ước mơ và cống hiến: Các đội được giao 02 chủ đề để viết thuyết trình và học trước. Đội bốc thăm được vào chủ đề nào sẽ thuyết trình chủ đề đó trong vòng 3 phút. 30 điểm - Giữa các phần sẽ có văn nghệ xen kẽ. 2. Phân công nhiệm vụ các lớp - 12A1: chuẩn bị câu hỏi trắc nghiệm phần thi thứ 2 - 12A2: chuẩn bị quà cho các đội chơi. Có sự phân biệt giữa đội giải nhất, nhì, ba . - 12A3: chuẩn bị maket ( liên hệ cô Nhớ) - 12A4: phụ trách toàn bộ kê dọn khánh tiết từ chiều hôm trước ( Thầy Quỳnh, Trọng phụ trách giúp đỡ các em kê dọn ra nhà thể chất) - 12A5: Phụ trách văn nghệ - 12A6: Phụ trách trò chơi giữa các đội ( Phần chung sức), đôn đốc các lớp phần chuẩn bị chào hỏi và thuyết trình. - 12A7: Viết chương trình, lời dẫn, kịch bản, lựa chọn người dẫn chương trình ( Thắng 12A1 – Phương Anh 12A7) 3. Thời gian dự kiến - Sáng ngày 14/10 ( Thứ 2) Phần chơi Thời gian Ghi chú Văn nghệ mở đầu 07h05 – 07h10 Chào hỏi 07h10 – 07h20 Tài năng 07h20 – 07h35 Văn nghệ giữa 07h35 – 07h40 Chung sức 07h40 – 07h55 Thuyết trình 07h55 – 08h20 40
  19. CHƯƠNG TRÌNH TRẢI NGHIỆM KHU DI TÍCH K9 – ĐÁ CHÔNG, LÀNG VĂN HÓA CÁC DÂN TỘC VIỆT I. THỜI GIAN - 1/12/2019 ( Chủ nhật) II. YÊU CẦU - HS mặc đồng phục để còn vào làm lễ tưởng niệm Bác tại K9 – Đá Chông - HS có mặt đúng giờ theo thời gian quy định dưới đây. - HS nào có bất kì vấn đề nào khúc mắc hoặc cần được hỗ trợ trong quá trình đi có thể liên hệ cho GVCN hoặc cô Nhớ theo SĐT: 0978 551 693 III. LỊCH TRÌNH CỤ THỂ Thời gian Lịch trình Nội dung chương Người phụ trách Ghi trình chú 06h30 Tập trung tại - HS tập trung theo xe GVCN quản lý sĩ số sân trường từ 01 đến 09 lớp mình. Trưởng Đồng Đậu các xe điểm danh quân số của xe và báo nhanh cho trưởng đoàn. 06h45 - Xe xuất phát - Xe không vào trong - GVCN các lớp từ cổng trường sân trường được nên - Đoàn trường sang khu K9 – sẽ tập kết ngoài cổng. - Hướng dẫn viên Đá Chông Để đảm bảo ATGT, công ty du lịch HS lên theo từng xe, không ồ ạt ra gây cản trở giao thông. 08h00 - Tập kết tại K9 - Đoàn tập kết theo - GVCN – Đá Chông khối và đi theo sự - Đoàn trường hướng dẫn viên du - Hướng dẫn viên du lịch. lịch - Cả đoàn làm lễ tưởng niệm Bác và nghe thuyết minh viên về khu di tích. - HS không tách đoàn đi lẻ nên tập trung để nghe giới thiệu về di tích. 10h30 - Tập trung ra - HS tập kết ra vị trí - GVCN xe đi ăn xe và điểm danh quân - Đoàn trường số - Hướng dẫn viên du lịch 41
  20. 11h00 Ăn trưa HS ăn trưa tại nhà - GVCN hàng - Đoàn trường - Hướng dẫn viên du lịch 12h30 Tập kết ra xe - HS tập trung ra xe - GVCN sang Làng văn và di chuyển sang - Đoàn trường hóa dân tộc Làng văn hóa - Hướng dẫn viên du Việt lịch 13h00 - Sang làng văn HS tập trung xuống xe Hướng dẫn viên hóa và nghe hướng dẫn viên thuyết minh về một số địa điểm của khu 14h00 - Tự do tham HS tự do tham quan HS tự do trải nghiệm quan khu làng văn hóa 15h00 - Trò chơi tập HS tập trung về sân - GVCN đôn đốc HS thể lớn của làng văn hóa về khu tập trung tham gia trò chơi tập - Đoàn trường và thể giữa các lớp ( công ty du lịch Phần thưởng cực to) chuẩn bị trò chơi 16h30 - Tập kết lên xe - GVCN để về - Đoàn trường - Hướng dẫn viên du lịch 42
  21. KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA “GIÁO DỤC SỨC KHỎE SINH SẢN VỊ THÀNH NIÊN” I. MỤC ĐÍCH- YÊU CẦU 1. Mục đích Nhằm giáo dục nâng cao nhận thức và kỹ năng về hiểu biết, chăm sóc SKSS VTN và thực hiện các hành vi an toàn cho ĐVTN trong Nhà trường, bao gồm các vấn đề liên quan đến đặc điểm tâm sinh lý tuổi vị thành niên, giới tính, tình bạn – tình yêu, tình dục, tình dục an toàn, các bệnh lây truyền qua đường tình dục, HIV/AIDS qua đó đề ra các biện pháp nhằm chăm sóc và bảo vệ SKSS VTN cho các em. Đồng thời, phát huy vai trò của đoàn viên thanh niên trong việc cùng xã hội tuyên truyền về tình trạng quan hệ tình dục trước hôn nhân, có thai ngoài ý muốn, phá thai không an toàn, tảo hôn, mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục và phòng chống HIV/AIDS, bất bình đẳng giới, xâm hại tình dục trẻ em, đối với cộng đồng đặc biệt là Đoàn viên-Thanh niên trong Nhà trường 2. Yêu cầu Công tác tuyên truyền đạt được hiệu quả thiết thực, mang tính giáo dục cao, chuẩn bị chu đáo các điều kiện cần thiết cho buổi hoạt động ngoại khóa. Giáo viên chủ nhiệm chỉ đạo học sinh đi đúng thời gian, đảm bảo trang phục để tham gia ngoại khóa đầy đủ. II. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM TỔ CHỨC 1. Thời gian tổ chức : Từ 7h00 đến 8h30 phút, thứ 2 ngày 17/09/2018 2. Địa điểm tổ chức: Tại sân trường THPT Đồng Đậu 3. Thành phần: BGH, giáo viên CN, Học sinh toàn trường III. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH STT NỘI DUNG NGƯỜI THỰC HIỆN THỜI GIAN 1 Ổn định tổ chức. Chào cờ Nhớ 07h00 -07h10 2 Tuyên bố lý do, giới thiệu Nhớ 07h10 – 07h15 đại biểu 3 Đọc bài tuyên truyền về Trọng 07h15 – 07h25 tầm quan trọng của sức khoẻ sinh sản vị thành niên tới sự phát triển của các em sau này 4 Tư vấn thắc mắc của các Đ/c Tuấn- Trung tâm y tế 07h25 – 08h15 em HS về sức khoẻ sinh huyện sản vị thành niên 5 Các câu hỏi nhanh về sức Nhớ - đ/c Tuấn 08h15 – 08h30 khoẻ sinh sản vị thành niên BTV dành cho HS Trên đây là kế họach tổng thể tổ chức ngoại khóa “Giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên” năm học 2018 – 2019, đề nghị các bộ phận được phân công thực hiện nhiệm vụ đảm bảo về mặt thời gian, nội dung và chất lượng chương trình. 43
  22. KẾ HOẠCH TỔ CHỨC NGOẠI KHÓA KỈ NIỆM NGÀY PHỤ NỮ VIỆT NAM 20/10/1930 – 20/10/2018 I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU Thông qua các hoạt động kỷ niệm nhằm ôn lại những truyền thống vẻ vang và phẩm chất tốt đẹp của Phụ nữ Việt Nam. Giúp đoàn viên thanh niên trong trường nhận thức sâu sắc hơn về vai trò, vị trí của phụ nữ thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tạo một đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng trong giáo viên và học sinh, khuyến khích cán bộ, giáo viên và học sinh phát huy hơn nữa tài năng của mình để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm học 2018 - 2019. II. NỘI DUNG VÀ THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM HOẠT ĐỘNG 1. Thời gian: Tiết 1+2 ngày 15/10 ( Sáng thứ 2) 2. Địa điểm: Sân trường THPT Đồng Đậu 3. Nội dung STT Nội dung Thời gian Người phụ trách 1 Văn nghệ mở đầu ( 1 nhảy, 1 07h05 – 07h20 CLB văn nghệ nhà hát) trường 2 Đọc diễn văn ngày 20/10. 07h20 – 07h30 Minh Tặng hoa chúc mừng giáo viên nữ và học sinh nữ 3 Đối thoại nhanh với HS về 07h30 – 07h45 Nhớ mẹ, về người phụ nữ VN 4 Văn nghệ ( 1 tiết mục múa, 1 07h45 – 08h00 CLB văn nghệ tiết mục hát) 5 Thi trả lời nhanh những câu 08h00 – 08h25 Nhớ hỏi về người phụ nữ Việt Nam qua các thời kì 6 Tổng kết, đưa ra định hướng 08h25 – 08h30 Nhớ cho đoàn viên thanh niên III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN - Trọng: duyệt văn nghệ, trang phục văn nghệ và quản lý HS lúc chuẩn bị tiết mục, tránh gây mất trật tự. - Quỳnh: Chuẩn bị loa đài, khánh tiết. Loa lấy trong nhà thể chất ra từ chiều chủ nhật, sang thứ 2 đến sớm chuẩn bị mic, mua pin mic mới. - Nhớ: Chuẩn bị nội dung câu hỏi giao lưu và trả lời nhanh, quà cho HS. - Thủy: Chuẩn bị hoa cho thầy Minh tặng, phát quà cho HS khi giao lưu. 44
  23. - Sơn: Quản lý Mic khi giao lưu và HS trả lời. - Duyên: Chuẩn bị 1 tiết mục văn nghệ của GV để giao lưu IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN: Sử dụng nguồn kinh phí của đoàn thanh niên. Trên đây là kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm ngày thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam 20/10 của đoàn trường THPT Đồng Đậu. Đề nghị các đồng chí có tên triển khai thực hiện , đúng thời gian quy định. KẾ HOẠCH TỔ CHỨC TUYÊN TRUYỀN LUẬT AN TOÀN GIAO THÔNG NĂM HỌC: 2018-2019 Căn cứ kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học 2018-2019 của trường THPT Đồng Đậu. Căn cứ tình hình thực tế nhà trưởng, Trường THPT Đồng Đậu xây dựng kế hoạch tổ chức tuyên truyền An toàn giao thông cụ thể như sau: I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU: - Tiếp tục quán triệt sâu rộng vai trò, tầm quan trọng của công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật giao thông, nhất là giao thông đường bộ, đường thủy là một bước đổi mới về hình thức tuyên truyền nhằm nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật; xây dựng trường học thân thiện, hoc sinh tích cực; - Góp phần giúp học sinh tiếp nhận và tìm hiểu những kiến thức về giáo dục pháp luật giao thông nói chung và xử lý các tình huống thường gặp khi tham gia giao thông; chia sẻ các kỹ năng sống, những cách ứng xử “Văn hóa giao thông”, góp phần nâng cao nhận thức và kỹ năng cần thiết về ATGT khi tham gia giao thông của học sinh Trường THPT Đồng Đậu; - Xây dựng phong trào giữ gìn trật tự An toàn giao thông trong trường học, trở thành nền nếp lâu dài, góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông đáng tiếc xảy ra. II. ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM DIỄN RA HỘI THI: 1. Đối tượng: - Cán bộ công nhân viên toàn trường - Học sinh toàn trường 2. Thời gian thi: - 07 giờ 00 phút, ngày 10/09/2018 3. Địa điểm : Sân trường THPT Đồng Đậu, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc. III. NỘI DUNG TUYÊN TRUYỀN: STT NỘI DUNG NGƯỜI THỰC HIỆN THỜI GIAN 1 Tuyên bố lý do, giới thiệu đại Đ/c Nhớ 5 phút biểu 2 Kịch tuyên truyền về an toàn Chi đoàn lớp 11A5 7 phút giao thông 3 Trình chiếu những hình ảnh Đ/c Nhớ 5 phút thường vi phạm an toàn giao 45
  24. thông đường bộ của học sinh THPT Đồng Đậu. 4 Công an giao thông Yên Lạc Công an giao thông 30 phút lên tuyên truyền về biển báo, huyện luật an toàn giao thông đường bộ 5 Thi tìm hiểu luật an toàn giao 3 khối thành lập thành 30 phút thông đường bộ. 3 đội thi IV. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ 1. Video học sinh vi phạm an toàn giao thông ( Đ/c Nhớ phụ trách) - BCH Đoàn trường thu thập những hình ảnh HS hay vi phạm an toàn giao thông của trường. - Làm video và lời bình. - Đưa ra khẩu hiệu kêu gọi và thông điệp an toàn giao thông ở cuối video. 2. Làm bộ câu hỏi thi giữa các khối: ( Đ/c Trọng phụ trách) - Mỗi khối có bộ câu hỏi gồm 10 câu trả lời theo hình thức trắc nghiệm. Làm thành PP và trình chiếu. - Mỗi đội có thêm 1 tình huống giao thông để giải quyết, nhờ các đ/c công an giao thông ra tình huống và nhận xét cách giải quyết của các em. 3. Cơ sở vật chất: đ/c Quỳnh phụ trách loa đài, maket, bàn ghế Trên đây là kế hoạch tổ chức tuyên truyền luật ATGT năm học 2018-2019, yêu cầu các giáo viên và các lớp có tên căn cứ kế hoạch để thực hiện. 46
  25. Yên Lạc, ngày tháng năm 2020 ,ngày tháng năm Yên Lạc, ngày tháng năm 2020 Thủ trưởng đơn vị/ CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG Tác giả sáng kiến Chính quyền địa phương SÁNG KIẾN CẤP CƠ SỞ (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký tên, đóng dấu) (Ký tên, đóng dấu) 47