SKKN Công tác xây dựng cảnh quan môi trường xanh - sạch - đẹp, an toàn tại Trường mầm non Hoa Sen
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Công tác xây dựng cảnh quan môi trường xanh - sạch - đẹp, an toàn tại Trường mầm non Hoa Sen", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- skkn_cong_tac_xay_dung_canh_quan_moi_truong_xanh_sach_dep_an.doc
Nội dung tóm tắt: SKKN Công tác xây dựng cảnh quan môi trường xanh - sạch - đẹp, an toàn tại Trường mầm non Hoa Sen
- nên môi trường gần gũi, phụ huynh, giáo viên và trẻ được tham gia trải nghiệm, chăm sóc, nhổ cỏ, bón phân và tưới cây hàng ngày. Bên cạnh đó, giáo viên tại lớp cũng phối hợp với phụ huynh trong việc giáo dục trẻ có ý thức vứt rác đúng nơi quy định, ăn uống sạch sẽ, cất gọn đồ chơi sau khi chơi Việc phối kết hợp giữa gia đình và nhà trường cũng giúp cho công tác giáo dục trẻ có ý thức xây dựng cảnh quan môi trường được tốt hơn. 7.1.3: Xây dựng cảnh quan môi trường xanh - sạch - đẹp, an toàn Một trong những yếu tố để xây dựng môi trường xanh - sạch - đẹp, an toàn là yếu tố phù với đặc điểm hoạt động và tâm sinh lý của trẻ. Ngay từ đầu năm học, bản thân tôi đã thống nhất trong BGH, Ban đại diện Cha mẹ học sinh có kế hoạch trồng cây xanh, hoa, tiểu cảnh xung quanh sân trường, cầu thang, khu vui chơi tôi treo và vẽ những hình ảnh đẹp, gần gũi với trẻ. Môi trường trong lớp và ngoài lớp được chỉ đạo thay đổi thường xuyên theo tháng, theo từng chủ đề cụ thể: Xây dựng khuôn viên nhà trường: Khi xây dựng, cải tạo hệ thống cơ sở vật chất, tôi đã đề xuất với UBND thành phố, Phòng Giáo dục và đào tạo thành phố Vĩnh Yên để trao đổi với đơn vị thi công về việc quy hoạch khuôn viên nhà trường hài hòa với thiên nhiên: cân bằng diện tích xây dựng giữa sân vườn, sân chơi, tận dụng hướng gió mát, màu sắc hài hòa, sàn dễ vệ sinh. Theo đó, cơ sở vật chất của nhà trường đảm bảo quy chuẩn về diện tích (lớp học, sân chơi, nhà VS ). Nhà trường cũng hạn chế tường xây, cửa, vách ngăn không cần thiết. Nhờ vậy, quang cảnh nhà trường hiện nay vô cùng thoáng đãng, rộng rãi. Ở không gian sinh hoạt chung, nhà trường bố trí các thùng rác một cách khoa học và thuận tiện để bất cứ ai cũng có thể bỏ rác đúng nơi quy định, tránh xả rác bừa bãi. Bên cạnh đó, nhà trường cũng tích cực trồng cây xanh trong khuôn viên sao cho phù hợp với diện tích hiện có, các loại cây được trồng phải đảm bảo về mặt an toàn cho trẻ, xanh mát, và được chăm sóc, cắt tỉa thường xuyên, đảm bảo về măt mỹ quan. Công tác chăm sóc cắt tỉa được giao cho đội ngũ bảo vệ nhà trường thực hiện thường xuyên. Sân chơi ngoài trời: Sân chơi ngoài trời của Nhà trường được trang bị 400m2 thảm cỏ, thỏa mãn nhu cầu vận động, tăng cường luyện tập các vận động cơ bản: đi- chạy- nhảy- bò- chui- leo- ném- thăng bằng (theo yêu cầu chương trình GDMN) và phù hợp với đặc điểm tâm, sinh lý của trẻ. Việc trang bị thảm cỏ giúp nâng cao mỹ quan của cảnh quan nhà trường, đồng thời giúp các con khi chơi các đồ chơi cao như thang leo,cầu trượt tránh cảm giác sợ hãi, an toàn hơn khi tiếp đất. Thường xuyên kiểm tra đồ dùng, đồ chơi trên sân trường để kịp thời phát hiện và sửa chữa đảm bảo an toàn cho trẻ trong khi vui chơi. Bên cạnh đó, việc sắp xếp các cây lớn, có bóng râm giúp trẻ thoải mái vận động trong những giờ hoạt động ngời trời.
- Hình 4: Tiết học vận động ngoài trời của trẻ Lớp học: Lớp học là khu vực trẻ được tiếp xúc nhiều nhất, do vậy công tác xây dựng, giữ gìn cảnh quan lớp học là vô cùng quan trọng. Các lớp học trong trường hiện nay đều đảm bảo về mặt không gian, và có nhà vệ sinh khép kín trong lớp. Công tác giữ gìn vệ sinh lớp học được BGH Nhà trường vô cũng quan tâm. Cụ thể, sau mỗi lần nghỉ lễ hoặc nghỉ hè, cán bộ giáo viên nhà trường phải đến dọn dẹp vệ sinh toàn trường trước khi quay trở lại hoạt động 1 ngày, để sẵn sàng đón trẻ trong điều kiện môi trường tốt nhất. Cuối mỗi buổi học, giáo viên các lớp phải sắp xếp, lau dọn đồ dùng đồ chơi và vệ sinh toàn bộ không gian lớp học. Việc bố trí các góc sinh hoạt của trẻ cũng được tính toán để trẻ có thể tự do khám phá, hoạt động trong giờ chơi mà không cần, hoặc cần rất ít sự hướng dẫn của GV (chỉ dẫn bằng ký hiệu - chữ viết ), vừa tầm mắt, tầm tay của trẻ, đảm bảo sử dụng thuận tiện, an toàn. Các lớp học đều sử dụng cửa cách âm để giảm thiểu tiếng ồn, tránh xa nơi ô nhiễm hoặc có thể gây nguy hiểm cho trẻ Khu vực cất giữ đồ dùng cá nhân được bố trí ngay ngoài cửa lớp, để trẻ có thể tự cất cặp sách, giày dép của mình trước khi vào lớp. Khu vực để đồ dùng đồ chơi cũng được bố trí hợp lý để trẻ có thể thuận tiện đi lấy hoặc cất đồ chơi. Nhà vệ sinh: Nhà vệ sinh không chỉ là nơi vệ sinh cho trẻ mà còn là nơi giúp trẻ học và hình thành các thói quen vệ sinh cơ thể, môi trường (sạch, thoáng mát, khô ráo, an toàn). Do vậy, nhà trường luôn sát sao trong việc chỉ đạo, kiểm tra khu vực nhà vệ sinh của các lớp học. Hiện tại, nhà vệ sinh của các lớp học được bố trí khép kín, có khu vực dành riêng cho bé trai, bé gái. Nền
- gạch được sử dụng là gạch chống trơn trượt. Trẻ có dép đi riêng để vào nhà vệ sinh và có khăn lau chân để tránh mang nước vào lớp học. Việc giữ gìn vệ sinh nhà vệ sinh là do giáo viên phụ trách lớp thực hiện hàng ngày. Nhà bếp: Khu vực bếp của nhà trường được bố trí cách xa khu vực học tập, điều hành của nhà trường, để tránh hoàn toàn tiếng ồn và mùi thực phẩm từ khu vực này, gây ảnh hưởng đến quá trình học tập của trẻ. Hiện tại, Nhà trường đang áp dụng mô hình “Bếp một chiều”. Bếp một chiều được hiểu một cách đơn giản là chuỗi hoạt động của các bộ phận công việc trong không gian bếp ăn phải tuân thủ theo một chiều nhất định, từ khâu sơ chế cho đến khâu hoàn thiện món ăn. Việc sử dụng mô hình này cũng giúp cho không gian bếp của Nhà trường được sạch sẽ, gọn gàng, đảm bảo các điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm. Các không gian khác Bên cạnh các không gian chính, Nhà trường cũng tận dụng các khoảng không gian phù hợp để bố trí các góc tạo điểm nhấn cho cảnh quan của nhà trường như Vườn cổ tích (cổng vào bên trái), góc quê hương, góc chợ quê, ẩm thực Việt, góc thiên nhiên, vườn hoa, vườn rau, cây cảnh, bãi chơi với cát nước, góc vận động và 01 thư viện của bé để trẻ được thoải mái trải nghiệm và khám phá. Đây là những không gian mang lại rất nhiều hứng thú cho trẻ, đồng thời cũng làm tăng mỹ quan cho cảnh quan môi trường của nhà trường. Hình 5: Không gian vườn cổ tích
- Hình 6: Không gian Góc quê hương 7.4. Xây dựng môi trường văn hóa cơ quan Văn hóa trường học là tổng hòa những giá trị hữu hình và vô hình bao gồm: Trình độ nhận thức, phương pháp tổ chức, quản lý, môi trường cảnh quan, những phương tiện làm việc, đạo đức nghề nghiệp, phong cách giao tiếp ứng xử của cán bộ, giáo viên, nhân viên và sự kết hợp giữa các yếu tố đó để xây dựng một môi trường văn minh, lịch sự, hoạt động đúng pháp luật, hiệu quả cao. Xây dựng văn hóa trường học là xây dựng lề lối, nề nếp làm việc khoa học, có trật tự kỷ cương, tuân theo những nội quy, quy định chung nhưng không mất đi tính dân chủ. Nó đòi hỏi các thành viên của cơ quan phải quan tâm đến hoạt động chung của cơ quan mình. Muốn như thế cán bộ, giáo viên, nhân viên phải tôn trọng kỷ luật cơ quan, phải chú ý đến danh dự của cơ quan trong cư xử với mọi người, đoàn kết và hợp tác trên những nguyên tắc chung. Xây dựng văn hóa nhà trường tiến bộ, văn minh, hiện đại sẽ góp phần tạo nên nề nếp làm việc khoa học, có kỷ cương, dân chủ tạo được sự đoàn kết và chống bệnh quan liêu, cửa quyền. Môi trường văn hóa tốt đẹp sẽ tạo được niềm tin của nhân dân. Làm cho cán bộ, giáo viên hoàn thiện mình, phát huy hết năng lực, khuyến khích họ hăng say với công việc, mỗi người trong cơ quan đều thấy
- rõ trách nhiệm của mình và luôn tự nguyện làm tròn nhiệm vụ, hoàn thành tốt phần việc được giao, góp phần xây dựng cơ quan, đơn vị vững mạnh. Trường mầm non Hoa Sen lấy mục tiêu xây dựng thương hiệu của nhà trường gắn liền với nét đẹp văn hóa của đơn vị. Trong năm học nhà trường đã xây dựng và triển khai thực hiện nghiêm túc quy định về văn hóa trường học. Các nội dung được cụ thể hóa trong thực hiện nhiệm vụ của nhà trường như: Thái độ phục vụ nhân dân, giao tiếp giữa các thành viên trong nhà trường gần gũi, thân thiện, chia sẻ; giao tiếp với phụ huynh và trẻ đúng mực, lịch sự, cới mở, lắng nghe. Trang phục gọn gàng, phù hợp với công việc. Thực hiện nghiêm túc giờ giấc làm việc, giờ nào việc nấy. Đặc biệt đây cũng là một trong những nhiệm vụ quan trọng góp phần tạo nên “cảnh quan”, nét đẹp trong xây dựng môi trường. Vì cán bộ giáo viên là tấm gương cho trẻ noi theo, toàn bộ hành vi ứng xử đều là “góc nhỏ” của trẻ trong tâm hồn của trẻ, có ảnh hưởng tích cực đến hành vi đúng hay không đúng về ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường. Ngoài những nội dung trên, nhà trường tạo dựng ý thức ứng xử văn hóa trong việc bảo vệ môi trường như: Nề nếp công tác vệ sinh phòng, nhóm lớp, vệ sinh khu vực sân chơi, bãi tập trải nghiệm của trẻ, bộ phận nhà bếp và của tất cả các bộ phận, trước giờ nhận trẻ, giáo viên đến trước 15 phút để thông thoáng phòng học, dọn dẹp vệ sinh, tưới cây, lau chùi kệ, giá để đồ dùng, kiểm tra độ an toàn của đồ dùng trước khi thực hiện công việc hàng ngày. 4.5. Đẩy mạnh công tác kiểm tra, đánh giá Kiểm tra là một việc làm thường xuyên và rất cần thiết của người cán bộ quản lý. Vì công việc có triển khai mà không kiểm tra, đôn đốc thì hiệu quả không cao. Chính vì vậy tôi đã xây dựng kế hoạch kiểm tra nội bộ và đổi mới cách làm dưới nhiều hình thức. Kiểm tra định kỳ việc giáo viên tổ chức lồng ghép nội dung giáo dục, bảo vệ môi trường vào các hoạt động hàng ngày để dạy trẻ, kiểm tra nề nếp của trẻ ở tất cả các lớp, kiểm tra việc tổ chức các hoạt động vệ sinh môi trường, vệ sinh nhóm lớp. chất lượng công tác chăm sóc, rèn nề nếp, thói quen vệ sinh cá nhân trẻ, việc đôn đốc giờ cho trẻ ăn, ngủ, giờ đón trả trẻ hàng ngày của giáo viên để kịp thời nhắc nhở giáo viên chăm sóc trẻ chu đáo, phối hợp với Thanh tra nhân dân, các tổ chuyên môn kiểm tra công tác vệ sinh môi trường, sử dụng bảo quản cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học. Hàng tháng tổ chức kiểm tra theo phiếu đánh giá đã xây dựng với 4 tiêu chí; Tiêu chí xanh, tiêu chí sạch, tiêu chí đẹp, tiêu chí an toàn về công tác xây
- dựng môi trường xanh, sạch, đẹp, an toàn của đơn vị và lấy kết quả này là một trong những điều kiện đánh giá thi đua hàng tháng. Qua công tác kiểm tra giúp cho giáo viên, nhân viên có thêm kiến thức,kỹ năng để chủ động, tích cực hơn trong tổ thực hiện nhiệm vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ đạt kết quả cao hơn. Trong năm học đã kiểm tra 6 lượt, kết quả đều thực hiện tốt. 8. Những thông tin cần được bảo mật; không có 9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến Đội ngũ cán bộ, giáo viên là những nhân tố mang tính quyết định chất lượng giáo dục, tạo nên uy tín, thương hiệu của mỗi nhà trường. Để sáng kiến áp dụng có hiệu quả cần quan tâm đến tình hình thực tế về đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên hiện có của đơn vị. Để làm tốt công tác xây dựng môi trường trong trường mầm non, hơn ai hết đội ngũ phải nắm chắc nội dung, phải có kiến thức cơ bản về giáo dục và bảo vệ môi trường, bản thân phải có ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường, vận dụng một cách linh hoạt trong quá trình tổ chức các hoạt động hàng ngày cho trẻ, phải giáo dục trẻ một một cách thường xuyên, tạo cơ hội để trẻ được tham gia các hoạt động xây dựng và bảo vệ môi trường cảnh quan. Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, tạo cảnh quan môi trường sư phạm đảm bảo an toàn, xanh – sạch – đẹp, hiện đại, phục vụ tốt cho công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ. Đây là điều kiện cần thiết để người giáo viên sử dụng vào các hoạt động hàng ngày, Là yếu tố tác động trực tiếp đến quá trình giáo dục. Là cơ hội cho trẻ thực hành trải nghiệm và có ý thức giữ gìn, bảo vệ môi trường, góp phần quyết định chất lượng của nhà trường. Tổ chức tốt các hoạt động tuyên truyền, phối hợp với các bậc cha, mẹ học sinh, các tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường, các tổ chức xã hội và nhân dân trên địa bàn có ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường. Làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục, thu hút các nguồn đầu tư về kinh phí, vật chất, để tạo cảnh quan nhà trường thân thiện, đảm bảo tổ chức tốt các hoạt động của nhà trường và nhu cầu gửi trẻ của nhân dân. Tổ chức tốt các hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục và đảm bảo an toàn cho trẻ. Đẩy mạnh việc lan tỏa, nhân rộng những tấm gương tiêu biểu, những hành động đẹp của giáo viên, học sinh, các bậc phụ huynh và nhân dân trong tổ chức thực hiện việc giữ gìn và bảo vệ môi trường. Xây dựng nét đẹp văn hóa đơn vị, nề nếp, kỷ cương làm việc, môi trường làm việc, văn hóa giao tiếp trong khi làm việc. Bên cạnh đó, công tác giám sát, kiểm tra phải thực hiện thường xuyên, có như vậy, việc tổ chức thực hiện các nội dung trong công tác xây dựng cảnh quan môi trường của nhà trường mới thật sự thiết thực và ý nghĩa. 10. Đánh giá lợi ích thu được của sáng kiến
- Với việc trực tiếp áp dụng các biện pháp, sau một thời gian thực hiện, công tác xây dựng cảnh quan môi trường xanh-sạch- đẹp, an toàn của nhà trường đã có bước chuyển biến rõ rệt. Đội ngũ có ý thức hơn trong việc tham gia xây dựng cơ sở vật chất, cảnh quan môi trường sư phạm của nhà trường. Kết quả công tác chăm sóc, giáo dục trẻ được thay đổi đáng kể cả về chất lượng và số lượng. Nhà trường đã tạo dựng được niềm tin trong nhân dân và xây dựng thương hiệu uy tín, chất lượng. Cụ thể: Trường luôn sạch sẽ, có hệ thống cây xanh, cây cảnh, góc thiên nhiên đẹp, an toàn, phòng học của trẻ thoáng mát, các lớp học được bố trí khoa học, hợp lý, trang trí đẹp, phù hợp với chủ điểm, nhiều đơn vị bạn đến tham quan học tập. Các không gian sinh hoạt chung và các phòng chức năng được bố trí hợp lý, không gây ảnh hưởng đến việc học tập của trẻ; 100% lớp học thường xuyên thay đổi nội dung, hình thức tuyên truyền để tạo sự mới lạ thu hút sự chú ý của phụ huynh và của trẻ; Sân trường có vườn cổ tích đẹp, có hoa, có đồ chơi, vườn cổ tích thiết kế đẹp tạo sự yêu thích cho trẻ; 100% trẻ có ý thức tự lập cá nhân trong việc tự sắp xếp gọn gàng tư trang khi đến lớp; biết bỏ rác đúng nơi quy định và sắp xếp đồ chơi gọn gàng, ngăn nắp sau khi chơi. Không có tình trạng trẻ bẻ cây, hái hoa, vẽ bậy trên tường lớp học. Tóm lại: với vị trí, vai trò tầm quan trọng và hình thức tổ chức thực hiện các biện pháp chỉ đạo trong việc xây dựng cảnh quan môi trường xanh - sạch - đẹp, an toàn ở trường mầm non Hoa Sen, hiện nay hoạt động xây dựng bảo vệ môi trường đã thật sự trở thành một việc làm thường xuyên trong kế hoạch hoạt động của nhà trường. Cơ sở vật chất của nhà trường ngày càng được tăng cường, cảnh quan môi trường sư phạm được đảm bảo xanh – sạch – đẹp, an toàn đối với trẻ. Nhà trường từng bước khẳng định là một trong những trường chất lượng cao của thành phố Vĩnh Yên. 10.1. Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến Số liệu trước khi áp dụng sáng kiến. - Đối với trẻ Ý thức trong Ý thức trong Vẽ lên tường Để rác đúng Thói quen vệ việc cất đồ việc bẻ cây, hái quy định sinh văn minh dùng cá nhân hoa Có ý Chưa có Có ý Chưa Có ý Chưa Có ý Chưa Có ý Chưa thức thức có thức có thức có thức có 450 244 520 174 535 159 400 294 347 347 - Đối với phụ huynh Để rác đúng quy định Thói quen vệ sinh văn minh Thực hiện nề nếp để xe trước cổng trường
- Có quan tâm Không quan Có quan tâm Không quan Có quan tâm Không quan tâm tâm tâm 463 231 397 297 550 144 10.2. Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến của các tổ chức, cá nhân Kết quả sau khi áp dụng sáng kiến - Đối với trẻ Ý thức trong Ý thức trong Vẽ lên tường Để rác đúng Thói quen vệ việc cất đồ việc bẻ cây, hái quy định sinh văn minh dùng cá nhân hoa Có ý Chưa có Có ý Chưa Có ý Chưa Có ý Chưa Có ý Chưa thức thức có thức có thức có thức có 624 70 639 55 635 59 619 75 565 129 - Đối với phụ huynh Để rác đúng quy định Thói quen vệ sinh văn minh Thực hiện nề nếp để xe trước cổng trường Có quan tâm Không quan Có quan tâm Không quan Có quan tâm Không quan tâm tâm tâm 624 70 597 97 650 44 Nhìn và so sánh kết quả nêu trên đã thấy rõ sự thay đổi trong nhận thức của các bậc phụ huynh về ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường, thói quen rèn nề nếp vệ sinh văn minh cho trẻ, nhà trường cơ bản giải quyết việc ùn tắc giao thông trước cổng trường vào các giờ cao điểm đón, trả trẻ hàng ngày, theo đó việc giữ gìn môi trường cũng thuận lợi hơn. Đối với cán bộ, giáo viên và các cháu học sinh, việc thực hiện xây dựng cảnh quan, môi trường lớp học đã trở thành việc làm có ý nghĩa thiết thực, thường xuyên, các cháu có kiến thức và kỹ năng ban đầu về ý thức xây dựng và bảo vệ môi trường phù hợp với khả năng và nhận thức của trẻ, thông qua các hoạt động trải nghiệm của quá trình giáo dục. Điều quan trọng là mỗi cán bộ giáo viên, nhân viên và phụ huynh học sinh phải luôn gương mẫu cho trẻ làm theo, luôn có ý thức hướng dẫn và nhắc nhở trẻ kiên trì thực hiện những việc làm hàng ngày có ý nghĩa bảo vệ môi trường. Trên cơ sở đó giáo dục trẻ biết yêu quí, gần gũi với môi trường và đánh giá các hành vi tốt, xấu của con người trong việc chăm sóc bảo vệ môi trường. Đó là ý nghĩa thiết thực góp phần xây dựng cảnh quan môi trường luôn xanh – sạch – đẹp, an toàn, cũng chính là bảo vệ hành tinh sống của mỗi chúng ta. Qua đó cơ sở vật chất của nhà trường được thay đổi về diện mạo, cảnh quan, môi trường sư phạm của nhà trường luôn xanh, sạch, đẹp, an toàn, chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ của nhà trường được nâng lên rõ rệt.
- Số trẻ của nhà trường đến lớp ngày càng đông hơn, tỷ lệ trẻ ăn bán trú tại trường 100%. Việc tổ chức các hoạt động giáo dục, vừa để trẻ trải nghiệm, rèn luyện sức khỏe gắn với ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường ngày càng tốt hơn. Các bậc phụ huynh và nhân dân yên tâm gửi các cháu đến trường. Đây là niềm an ủi, động viên tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường đồng thời là thách thức không hề nhỏ, càng đòi hỏi người cán bộ quản lý tìm ra hướng đi cho đơn vị mình, làm sao luôn giữ vững chất lượng đội ngũ giáo viên vừa “Hồng”, vừa “Chuyên” để tiếp tục thực hiện “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo” đúng với chủ trương của các cấp ủy Đảng. Giữ vững và không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường. 11. Danh sách những tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu. Khi đưa sáng kiến vào thực hiện trong nhà trường đã được các tổ chuyên môn, Hội đồng sư phạm nhà trường đánh giá cao, các trường mầm non trong thành phố tham gia áp dụng thử trong các lĩnh vực quản lý, chỉ đạo và thực hiện tốt việc xây dựng cảnh quan môi trường xanh – sạch đẹp, an toàn. Góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ của đơn vị mình. Stt Tên tổ chức/cá nhân Địa chỉ Phạm vi/lĩnh vực áp dụng sáng kiến 1 Trường mầm non Định Định Trung – Áp dụng trong việc đẩy Trung Vĩnh Yên mạnh việc bồi dưỡng giáo viên tạo không gian môi trường trong lớp học, khu thiên nhiên. 2 Trường mầm non Đống Đa Đống Đa – Áp dụng trong việc tạo Vĩnh Yên môi trường văn hóa trường học 3 Trường mầm non Thanh Trù Trường mầm Áp dụng trong việc phối non Thanh Trù hợp với phụ huynh trồng cây xanh, cây cảnh trong khuôn viên nhà trường. Tích Sơn, ngày tháng 04 năm 2019 Tích Sơn, ngày tháng 04 năm 2019 Xác nhận của lãnh đạo nhà trường Người viết báo cáo
- Bùi Thị Hải Yến TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục mầm non năm học 2018-2019 của Phòng GD&ĐT Vĩnh Yên. 2. Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cán bộ quản lý và giáo viên mầm non năm học 2018-2019 Bộ GD&ĐT 3. Nghị quyết Hội nghị BCH TW Đảng lần thứ IX khóa XII 4. Nghị định số 80/2017/NĐ-CP ngày 17/7/2017 của Chính phủ quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường; 5. Các văn bản chỉ đạo của Bộ GDĐT, Sở giáo dục đào tạo Vĩnh Phúc. 6. Một số hình ảnh về công tác xây dựng cảnh quan, môi trường sư phạm xanh, sạch, đẹp, an toàn của nhà trường.
- MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ CẢNH QUAN MÔI TRƯỜNG ĐƠN VỊ Bố trí góc vận động cho trẻ
- Hệ thống cây xanh, cây bóng mát, cây cảnh, hoa xung quanh sân trường
- Các con được trải nghiệm với nguyên vật liệu thiên nhiên, cây cỏ
- Trẻ được học tập và trải nghiệm thực tế tại trang trại giáo dục
- Làm đồ dùng đồ chơi từ nguyên vật liệu tái chế Khu vui chơi cát nước
- Hàng ngày trẻ được trải nghiệm tại thư viện Cảnh quan môi trường trong lớp học