SKKN Đổi mới giờ sinh hoạt lớp nhằm giáo dục đạo đức và phát huy tính tích cực chủ động của học sinh

pdf 9 trang binhlieuqn2 7313
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Đổi mới giờ sinh hoạt lớp nhằm giáo dục đạo đức và phát huy tính tích cực chủ động của học sinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfskkn_doi_moi_gio_sinh_hoat_lop_nham_giao_duc_dao_duc_va_phat.pdf

Nội dung tóm tắt: SKKN Đổi mới giờ sinh hoạt lớp nhằm giáo dục đạo đức và phát huy tính tích cực chủ động của học sinh

  1. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Kính gửi : Hội đồng sáng kiến Sở Giáo dục và Đào tạo Tỉnh Ninh Bình Tên tôi là: Trình độ Tỷ lệ (%) đóng Họ và Ngày tháng Nơi công tác Chức chuyên góp vào việc tạo TT tên năm sinh vụ môn ra sáng kiến 1 Hoàng 31.8.1987 Trường THCS Giáo Thạc sĩ 100% Diệu Đồng Giao, viên Ngôn ngữ Thùy Thành phố và Văn hóa Tam Điệp Việt Nam (Có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm) 1. Tên sáng kiến, lĩnh vực áp dụng: Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: Đổi mới giờ sinh hoạt lớp nhằm giáo dục đạo đức và phát huy tính tích cực chủ động của học sinh. - Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Công tác chủ nhiệm lớp ở Trường trung học cơ sở. Vấn đề mà sáng kiến giải quyết là Phương pháp tổ chức một giờ sinh hoạt lớp hiệu quả nhằm giáo dục đạo đức và phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh. - Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử : 7.10.2017 - Mô tả bản chất của sáng kiến: Bản chất của sáng kiến được thể hiện qua nội dung sáng kiến và khả năng áp dụng sáng kiến. Phần này có thể trình bày theo trình tự sau: 2. Nội dung a. Giải pháp cũ thường làm - Chi tiết giải pháp cũ: Tình trạng của giải pháp đã biết trước đó: 1
  2. Hầu hết những giờ sinh hoạt chủ nhiệm đều bị học sinh đánh giá là khô khan, nhàm chán chỉ đơn thuần là nhắc nhở, xử lý các trường hợp vi phạm, ít có sự sáng tạo để mối quan hệ giữa thầy với trò thực sự thân thiện. Đối chiếu với chủ đề các năm học gần đây “ Đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục” thì từ Ban giám hiệu đến giáo viên chủ nhiệm vẫn chưa chú trọng đổi mới quản lý, nâng cao được chất lượng giáo dục trong tiết sinh hoạt lớp cuối tuần. Đối chiếu với việc thực hiện phong trào thi đua Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực thì tiết sinh hoạt lớp cuối tuần không phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh. Nhiều tiết sinh hoạt cuối tuần trong các trường các thầy cô thường chê học trò nhiều hơn là khen ngợi (Theo thống kê thì khoảng 60-70% là phê bình học sinh) khiến cho giờ sinh hoạt diễn ra nhàm chán, căng thẳng. Cách tiến hành tiết sinh hoạt cũ: a.1.Ổn định lớp: Giáo viên làm khâu này bằng một vài câu ngắn gọn đại khái như giờ sinh hoạt hôm nay có vắng bạn nào không? Chúng ta ổn định chỗ ngồi trật tự để bạn lớp trưởng tổng kết các hoạt động trong tuần qua! . Mục đích để học sinh tập trung không trao đổi nói chuyện hoạc làm việc riêng. a.2. Lớp trưởng điều hành diễn biến của tiết sinh hoạt lớp: Lớp trưởng yêu cầu các tổ trưởng thống kê kết quả, báo cáo kết quả chấm thi đua., yêu cầu các lớp phó thực hiện nhiệm vụ của mình. a.3. Các tổ trưởng báo cáo kết quả chấm thi đua: Các tổ trưởng nhận xét từng mặt hoạt động trong tuần qua về học tập, nề nếp tác phong, thể dục, vệ sinh, của các tổ viên trong tổ mà mình được phân công chấm. a.4. Các lớp phó nhận xét từng mặt theo sự phân công Nhận xét về tình hình thực hiện nề nếp, học tập, lao động văn thể vệ nhằm giúp giáo viên chủ nhiệm, lớp trưởng nắm được từng mặt hoặt động của lớp để trên cơ sở đó mà đánh giá nhận xét. a.5. Lớp trưởng lấy ý kiến đóng góp của tập thể lớp Cả lớp tham gia đóng góp ý kiến, đề xuất ý kiến về đánh giá nhận xét của các tổ trưởng và các lớp phó. a.6. Lớp trưởng đánh giá chung. 2
  3. Tuyên dương khen ngợi, động viên, nhắc nhở các bạn. Đọc kết quả thi đua các tổ,bình chọn học sinh xuất sắc, tổ xuất sắc. Triển khai công tác tuần đến, tháng đến, phát động thi đua theo chủ điểm, theo đợt thi đua. a.7. Giáo viên chủ nhiệm nhận xét, đánh giá nhận xét công tác hoạt động tuần qua - Giáo viên nhận xét chung qua phần đánh giá của lớp trưởng (động viên, nhắc nhở, khen ngợi học sinh). Hướng dẫn, chỉ đạo những giải pháp thực hiện thi đua trong tuần kế tiếp. a.8. Tổ chức hoạt động theo chủ đề và phổ biến nhiệm vụ, phân công hướng dẫn thực hiện hoạt động cho chủ đề tuấn kế tiếp. Ở bước này thường GVCN không làm hoặc dành rất ít thời gian làm một cách qua loa chiếu lệ. Sau đó nhắc lại những công việc quan trọng cần làm và hướng khắc phục cho tuần kế tiếp để lớp có được kết quả cao. - Ưu điểm, nhược điểm và những tồn tại cần khắc phục của giải pháp cũ. * Ưu điểm của giải pháp cũ: Cách tổ chức những tiết sinh hoạt lớp cuối tuần tương đối đầy đủ và hợp lí, đảm bảo đúng tiến trình và những nội dung theo quy định, đồng thời giúp cho giáo viên và học sinh đỡ vất vả, đỡ phải bỏ công sức, tâm huyết, thì khi đối chiếu với lý luận dạy - học, với mục tiêu và nguyên lý giáo dục. Qua tiết sinh hoạt giúp học sinh cũng nắm được những điểm mạnh điểm yếu của tập thể lớp, nguyên nhân do đâu. Các cá nhân thì nắm được ưu điểm, nhược điểm của bản thân để có hướng rèn luyện phấn đấu đồng thời biết được nhứng hoạt độngvà việc làm của mình trong tuần kế tiếp. Giáo viên có căn cứ để đánh giá xếp loại học sinh một cách toàn diện hơn. * Hạn chế của giải pháp cũ: - Đơn điệu, cứng nhắc, chưa tích cực hóa một cách hiệu quả những hoạt động của chủ thể học sinh. - Chưa tạo được cho học sinh hoàn cảnh giao tiếp thuận lợi trong không khí hào hứng của lớp học và thái độ dễ hợp tác của những người cùng tham gia vì vậy chưa hoặc không phát huy được tính tích cực chủ động của học sinh. - Chưa tạo cho học sinh nhu cầu muốn hoạt động, muốn được bộc lộ năng lực vốn có của mình. 3
  4. - Chưa thể hiện được vai trò quan trọng của giáo viên trong việc hướng dẫn để học sinh tự tổ chức thực hiện. Mà phần lớn thời gian là giáo viên nhận xét, phê bình nhắc nhở xử lí những học sinh chưa thực hiện tốt nội quy. - Chưa nâng cao được hiệu quả giáo dục từ tiết sinh hoạt, bởi vậy ý nghĩa giáo dục chưa cao, học sinh bị phê bình nhắc nhở nhiều thường chán nản buông xuôi mặc kệ, thậm chí học sinh phản ứng chống đối không hợp tác với cán bộ lớp với giáo viên. Như vậy việc giáo dục đạo đức, kĩ năng sống lại càng khó khăn. b. Giải pháp mới cải tiến - Mô tả bản chất của giải pháp mới: + Phát huy vai trò của ban cán sự lớp. + Nâng cao ý thức tự quản. + Tích cực trong đánh giá, phê bình, góp ý. + Tích cực trong sinh hoạt tập thể. - Tính mới, tính sáng tạo của giải pháp + Xác định địa điểm, cách thức tiến hành Giáo viên đưa ra chủ đề từ tuần trước để học sinh đề xuất địa điểm diễn ra tiết sinh hoạt. Ngoài không gian lớp học, có thể là sân chơi, bãi tập hoặc một không gian phù hợp. Giáo viên chủ nhiệm giao nhiệm vụ cụ thể để học sinh lên kế hoạch chuẩn bị, thống nhất hình thức hoạt động sao cho thu hút được tất cả các thành viên trong lớp tham gia tích cực hiệu quả. + Tiến trình tổ chức các hoạt động Hoạt động 1: Khởi động Lớp trưởng báo cáo nhanh sĩ số của lớp với giáo viên chủ nhiệm - phụ trách lớp. Thời gian còn lại trong hoạt động này dành cho lớp tham gia phần khởi động dưới sự điều hành của lớp trưởng. Có rất nhiều hình thức để tổ chức hoạt động khởi động hiệu quả, có sự tương tác tích cực giữa các thành viên trong lớp, giáo dục được đạo đức và phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh. Có thể thực hiện một trong số các hình thức tổ chức sau: - Kể một câu chuyện có ý nghĩa về cuộc sống: (Phần này do tổ trực nhật đảm trách, giáo viên chủ nhiệm gợi ý cho các em tạo điều kiện cho những bạn còn rụt rè lên kể chuyện). Thông qua những câu chuyện mang tính giáo dục (nghị lực sống, sức mạnh của tình yêu thương, cái giá phải trả, biết quý trọng bản thân ), các em tự rút ra những bài học về cách làm người, cách sống, cách 4
  5. ứng xử nhân văn với mọi người. Đồng thời qua những câu chuyện kể của các bạn, các em có thêm vốn sống và tư liệu để học tốt hơn những môn xã hội. - Tổ chức trò chơi nhanh : Lớp phó phụ trách phân công cho các nhóm chủ động lên kế hoạch và chuẩn bị trước về nội dung, cách thức, quà tặng Các em đã tổ chức được rất nhiều trò chơi với hình thức phong phú như: Đuổi hình bắt chữ, Đố vui để học, Thần tượng âm nhạc, Đối mặt, Trò chơi ô chữ, Nhiều em có khả năng làm quản trò, có khiếu hài hước đã làm cho lớp thực sự phấn chấn. Nhiều em còn rụt rè được các bạn lôi cuốn vào trò chơi cũng tham gia một cách sôi nổi. Để tăng thêm hiệu quả giáo dục, giáo viên chủ nhiệm gợi ý cho các em tổ chức những trò chơi có nội dung phù hợp với lứa tuổi, gắn với ý nghĩa của những ngày lễ lớn trong năm (như ngày nhà giáo Việt Nam, ngày quốc tế phụ nữ, ngày thành lập Đội, ngày thành lập Đoàn ). - Thực hiện một bài hát về tinh thần đoàn kết, về tình bạn, về cách ứng xử, hoặc một động tác nhún nhảy, vận động tứ chi nhằm đánh thức trí tuệ, đánh thức hai bán cầu não cùng hoạt động. Mục đích của hoạt động này giúp học sinh tập trung vào giờ sinh hoạt, đồng thời xua tan căng thẳng mệt mỏi vì đã là tiết 5 hoặc xua tan đi nỗi sợ hãi, mặc cảm vì bản thân mình mắc lỗi trong tuần kéo học sinh trở về với trạng thái hưng phấn muốn được thể hiện khả năng của bản thân. - Hoặc tổ chức cho các bạn tham gia những hoạt động vui vẻ và có ý nghĩa trong các giờ sinh hoạt lớp như: Chúc mừng sinh nhật những bạn có ngày sinh trong tháng hoặc tuần đang sinh hoạt: lớp tự thiết kế một món quà đặc biệt, đó là tấm thiệp có ghi những lời chúc mừng độc đáo của các bạn trong lớp. Món quà nhỏ nhưng có nhiều ý nghĩa về mặt tinh thần, thể hiện sự quan tâm và tình cảm chân thành của bạn bè dành cho nhau. Từ hoạt động này chúng tôi có thể là cầu nối để học sinh xích lại gần nhau hơn, hợp tác với nhau nhiều hơn. Hoạt động 2: Tổng kết tuần, Đánh giá nhận xét, nêu phương hướng hoạt động - Các tổ trưởng tổng kết điểm thi đua chấm chéo của từng học sinh, xếp loại từng tổ viên. Chú ý đến sự tiến bộ, cố gắng của từng bạn học sinh có học lực yếu hơn, có ý thức chưa tốt trong những tuần trước nữa để tuyên dương hay trao đổi cân nhắc những bạn có điểm thi đua tuần này chưa cao nhưng những tuần trước lại rất tốt để tìm ra nguyên nhân, giải pháp. Các tổ viên có quyền trao đổi, nêu ý kiến, các tổ trưởng nghe và giải đáp thắc mắc thỏa đáng. Từ đây, lớp trưởng cử các tổ trưởng nêu lên phương hướng phấn đấu cả tổ ở tuần sau với sự thống nhất, quyết tâm của tất cả các thành viên trong tổ. Sau 5
  6. đó sẽ trao phần thưởng dành cho tổ dẫn đầu. Mỗi thành viên trong tổ sẽ phải có trách nhiệm để thực hiện tốt phương hướng đã đề ra ấy, vì vậy các bạn sẽ chủ động, tích cực hơn, cố gắng hơn. - Sau đó lớp trưởng tổng kết lại các ý kiến, phổ biến công việc trong tuần học mới và phương hướng phấn đấu rèn luyện. + Cuối cùng lớp trưởng mời giáo viên chủ nhiệm nhận xét đánh giá rút kinh nghiệm việc thực hiện nhiệm vụ tuần qua và phương hướng tuần học mới. Giải pháp cũ tập trung vào khâu này, dành phần lớn thời gian để giáo viên chủ nhiệm nhận xét đánh giá, giáo huấn, phê bình nhắc nhở thậm chí trách phạt học sinh. Nhưng ở giải pháp mới cách đánh giá nhận xét chủ yếu là do học sinh - cán bộ lớp thực hiện. Giáo viên chỉ theo dõi đồng thời lắng nghe điều các em muốn nói. Hoạt động 3: Tổ chức hoạt động theo chủ đề Ở tiết sinh hoạt lớp cuối tuần theo giải pháp cũ thường không mấy khi giáo viên cho học sinh hoạt động theo chủ đề vì thời gian chủ yếu để “kiểm điểm” học sinh. Vì thế giờ sinh hoạt lớp thường thiếu hụt tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh và hiệu quả giáo dục đạo đức không cao. Một số vấn đề khi tổ chức hoạt động sinh hoạt chủ đề có thể kể đến như: - Xác định rõ nội dung chủ đề: Các chủ đề sinh hoạt thường gắn với các ngày kỉ niệm lớn, gắn với các sự kiện chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội ở trong nước và trên thế giới, những sự kiện của địa phương, của nhà trường hay của tập thể lớp; hoặc về một chủ đề lớn nào đó trong tháng. - Lựa chọn hình thức sinh hoạt: Có thể là thi văn nghệ giữa các tổ, có thể chỉ là đố vui khoa học hay sưu tầm hình ảnh tuyên truyền sự kiện xảy ra đó, hái hoa dân chủ, hùng biện - Khâu chuẩn bị: Nội dung này đã được học sinh chuẩn bị sẵn theo sự hướng dẫn của giáo viên và phân công nhiệm vụ từ tuần trước. (Cắt típ chữ hoặc vẽ trang trí típ chữ theo chủ đề, hình thức tổ chức, các vấn đề liên quan .) - Các thành viên được phân công thực hiện nhiệm vụ của mình. - Học sinh trong lớp tham gia các hoạt động dưới sự hướng dẫn điều hành của người chủ trì. Ở bước này học sinh cũng cần chú ý: + Người dẫn chương trình khéo léo dẫn dắt, khơi gợi sự mạnh dạn, tự tin, tích cực của mọi học sinh trong lớp để thảo luận sôi nổi và có hiệu quả, cần tôn trọng ý kiến của các thành viên trong thảo luận; 6
  7. + Tạo ra môi trường thảo luận phải thuận lợi, an toàn, thoải mái để tất cả học sinh đều có cơ hội bày tỏ những ý kiến, quan điểm và chính kiến của mình; + Cần thành lập ban cố vấn để giải quyết thắc mắc nếu gặp khó khăn (trường hợp không thống nhất ý kiến). + Trong giờ sinh hoạt, giáo viên cũng có thể tổ chức các hoạt động văn nghệ hoặc tìm hiểu về các tấm gương vượt khó học giỏi Hoạt động 4: Đánh giá nhận xét việc tổ chức và tham gia hoạt động theo chủ đề - Trong hoạt động, học sinh và giáo viên không thiên về đánh giá con người mà thiên về đánh giá thái độ, tinh thần, cách tổ chức hoạt động, kết quả thu được thông qua hoạt động. - Cần chú ý học sinh có đạt được những kĩ năng này không: (1) Kỹ năng làm việc độc lập; (2) Năng lực sáng tạo; (3) Mức độ hoàn thành các bài tập; (4) Năng lực sử dụng công nghệ thông tin; (5) Khả năng hợp tác với những người xung quanh;(6) Khả năng giải quyết những xung đột của cá nhân; (7) Mức độ tham gia các hoạt động tập thể của lớp; (8) Khả năng giải quyết vấn đề;(9) Khả năng biết đặt mục tiêu để hoàn thiện trong tương lai. Hoạt động 5: Phổ biến chủ đề cho tuần tiếp theo, hoặc tháng tiếp theo - Ở bước này, trước hết giáo viên chủ nhiệm cần phổ biến những nội dung chủ đề phù hợp và để cho học sinh trao đổi bàn bạc về hình thức tổ chức sinh hoạt. - Học sinh trao đổi thảo luận đề xuất và thống nhất địa điểm tổ chức, cách thức tổ chức các hoạt động theo chủ, phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong lớp cụ thể. 3. Hiệu quả kinh tế, xã hội dự kiến đạt được - Hiệu quả kinh tế: Sau khi áp dụng sáng kiến tôi nhận thấy đây là một giải pháp có khả năng tiết kiệm cao về kinh tế, thời gian và công sức trong việc tìm kiếm thông tin cho người dạy và người học. Không đòi hỏi nhiều về phương tiện thiết bị dạy học hiện đại đắt tiền mà dựa chủ yếu vào điều kiện, khả năng vốn có của nhà trường, của các cá nhân học sinh. - Hiệu quả xã hội: Đổi mới giờ sinh hoạt lớp đóng góp không nhỏ vào việc phát triển giáo dục Việt Nam. Việc đổi mới tư duy giáo dục trong thời đại tri thức nhằm đáp ứng sự thay đổi của cuộc sống phát triển không ngừng là một tất yếu. Việc đổi mới phương pháp dạy học trước hết là đáp ứng yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng 7
  8. lực người học và cuối cùng là vì mục tiêu đáp ứng bối cảnh của thời đại, nhu cầu phát triển đất nước. Giáo dục rèn luyện để các em trở thành những con ngoan trò giỏi đội viên tốt cháu ngoan Bác Hồ, công dân có ích cho xã hội. Bởi không có học sinh mất đạo đức thiếu ý chí rèn luyện, thiếu sự chủ động tích cực nào mà lại trờ thành công dân có ích được. Qua các tiết sinh hoạt lớp có sự cải tiến như trên còn có ý nghĩa vun đắp bồi dưỡng thế giới tình cảm tốt đẹp trong các em giúp các em biết vui buồn mừng giận yêu ghét(yêu cái tốt cái xấu, tránh xa cái xâu cái ác) biết sống chậm lại, biết sống vị tha nhân ái hơn với cuộc đời, với những người xung quanh. 4. Điều kiện và khả năng áp dụng. a. Điều kiện: - Điều kiện cơ sở vật chất: Với điều kiện cơ sở vật chất của các trường như hiện nay đều áp dụng được đề tài này bởi nó không đòi hỏi về phương tiện kĩ thuật hiện đại, không yêu cầu quá cao về trang thiết bị máy móc mà chủ yếu phụ thuộc khả năng sư phạm của người thầy. - Về trình độ giáo viên: Hiện nay hầu hết các trường đều có đội ngũ giáo viên đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn, nhiều giáo viên có kinh nghiệm, năng động nhiệt tình, yêu nghề nên đây cũng là điều kiện lí tưởng để chúng ta áp dụng đề tài này. - Về phía học sinh: Tiết sinh hoạt hướng đến giáo dục đạo đức và phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh là dịp để học sinh làm quen với nhiều loại hình hoạt động khác nhau, giúp các em phát triển các kĩ năng cơ bản và cần thiết cho bản thân. Các em phải được vừa học vừa chơi, thi tài với nhau, từ đây các em sẽ lĩnh hội được rất nhiều kiến thức, góp phần phát triển nhân cách toàn diện của học sinh, tức là phát triển mọi mặt cả trí tuệ, tình cảm, đạo đức, thẩm mĩ và sức khỏe, thể chất b. Khả năng áp dụng: Đề tài này mọi giáo viên có thể áp dụng và áp dụng cho tất cả các đối tượng học sinh. - Danh sách những người đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu (nếu có): 8
  9. Ngày Nơi Họ và Chức Trình độ Nội dung công việc hỗ TT tháng năm công tên danh chuyên môn trợ sinh tác 1 Hoàng 31.8.1987 Trường Giáo Thạc sĩ Ngôn Sinh hoạt lớp chủ nhiệm Diệu THCS viên ngữ và Văn Thùy Đồng hóa Việt Giao Nam (Có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm) 2 Vũ Thị 1980 Trường Giáo Đại học sư Sinh hoạt lớp chủ nhiệm Bằng THCS viên phạm Giang Đồng Giao 3 Lê Thị 1974 Trường Giáo Đại học sư Sinh hoạt lớp chủ nhiệm Thư THCS viên phạm Thanh Đồng Giao Tôi (chúng tôi) xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. XÁC NHẬN CỦA LÃNH ĐẠO ĐƠN VỊ CƠ SỞ TP. Tam Điệp, ngày 10 tháng 5 năm 2018 NGƯỜI NỘP ĐƠN Hoàng Diệu Thùy 9