SKKN Giải pháp khắc phục căn bệnh vô cảm của học sinh thông qua các hoạt động vì lợi ích cộng đồng tại trường THPT Quỳnh Lưu 4

docx 58 trang Giang Anh 26/09/2024 190
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Giải pháp khắc phục căn bệnh vô cảm của học sinh thông qua các hoạt động vì lợi ích cộng đồng tại trường THPT Quỳnh Lưu 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_giai_phap_khac_phuc_can_benh_vo_cam_cua_hoc_sinh_thong.docx

Nội dung tóm tắt: SKKN Giải pháp khắc phục căn bệnh vô cảm của học sinh thông qua các hoạt động vì lợi ích cộng đồng tại trường THPT Quỳnh Lưu 4

  1. linh hoạt, khuyến khích động viên tính sáng tạo của học sinh, không áp dụng một cách máy móc, cứng nhắc, đơn điệu có như vậy hoạt động mới đạt được hiệu quả giáo dục cao nhất. Các hoạt động vì lợi ích cộng đồng muốn có hiệu quả, có chiều sâu, hiệu quả giáo dục cao, thu hút đông đảo học sinh tham gia cần đầu tư nhiều công sức, thời gian, kinh phí chính vì vậy, việc xây dựng kế hoạch từ đầu năm học cần thực hiện chi tiết, cẩn thận. Khi tiến hành hoạt động, cần có chiến lược, hình thức phù hợp, để quảng bá rộng rãi đến không chỉ đối với giáo viên, học sinh, các tổ chức trong trường mà đối với cả các cơ quan, chính quyền, doanh nghiệp ở địa phương để nhận được sự quan tâm, ủng hộ, giúp đỡ, tài trợ tốt nhất về điều kiện vật chất lẫn tinh thần. Trong quá trình thực hiện các hoạt động vì lợi ích cộng đồng, cần thường xuyên theo dõi, kiểm tra sát sao để kịp thời điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tiễn, sau khi thực hiện cần đánh giá kết quả, rút kinh nghiệm, đặc biệt chú trọng khâu đánh giá hiệu quả của hoạt động đối với học sinh. Nhà trường cũng cần làm tốt công tác phối hợp các tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường, bên cạnh đó BGH nhà trường cần làm tốt vai trò trung tâm của nhà trường để phát huy hiệu quả cao nhất. Thường xuyên lắng nghe, tiếp thu các ý kiến từ giáo viên, học sinh, bạn bè, đồng nghiệp, tham khảo các mô hình, cách làm hay từ đồng nghiệp, các trường bạn trong quá trình thực hiện các hoạt động vì lợi ích cộng đồng để đạt hiệu quả tốt nhất. Khi thực hiện các hình thức hoạt động vì lợi ích cộng đồng, việc tổ chức và quản lý học sinh sẽ gặp nhiều khó khăn và phức tạp. Chính vì vậy, các nhân và tổ chức phụ trách chỉ đạo hoạt động cần dự tính trước những vấn đề có thể gặp phải và có phương án dự phòng để đối phó với các tình huống bất ngờ xảy ra như tai nạn, xô xát, đánh nhau Để đảm bảo được sự an toàn và để hoạt động diễn ra trọn vẹn, cần phối hợp với các tổ chức, lực lượng chuyên trách như đội ngũ y tế trường học, lực lượng an ninh, công an xã, đội xung kích Đoàn trường, ban chấp hành Đoàn trường để cùng quản lý thực hiện. Các hoạt động trải nghiệm nói chung và các hoạt động vì lợi ích cộng đồng nói riêng còn khá mới mẻ và đơn điệu ở các trường THPT, muốn thực hiện thành công, có chiều sâu, đạt hiệu quả cao, đòi hỏi công sức rất lớn từ phía cá nhân, tổ chức chỉ đạo hoạt động, cộng với sự phối hợp nhiệt tình, trách nhiệm từ phía học sinh và giáo viên. Nhiều phụ huynh, giáo viên, đặc biệt là một số giáo viên chủ nhiệm, khi chưa hiểu rõ được nguy cơ tiềm ẩn của căn bệnh vô cảm, vai trò của các hoạt động vì lợi ích cộng đồng trong việc giáo dục toàn diện học sinh, sẽ có tâm lý lơ là, chủ quan, làm qua loa, đại khái hoặc ngại hoạt động, ngại tổ chức, không muốn cho học sinh, con em mình tham gia, xem đó là không cần thiết, vô bổ, dẫn đến có một số phản ứng trái chiều, không ủng hộ chủ 51
  2. trương nhà trường, nếu có thực hiện cũng sẽ làm đối phó dẫn đến hiệu quả kém. Chính vì vậy, trong quá trình thực hiện các hoạt động vì lợi ích cộng đồng, các cá nhân và tổ chức chỉ đạo hoạt động cần chuẩn bị chu đáo về kế hoạch thực hiện, làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, để nhận được sự hỗ trợ và phối hợp từ các tổ chức trong nhà trường. Đặc biệt, ban giám nhà trường cần ủng hộ chủ trương, làm tốt công tác định hướng, tuyên truyền cho giáo viên, học sinh, các tổ chức trong trường cùng chung tay thực hiện, để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các cá nhân và tổ chức phụ trách thực hiện các hoạt động thành công. Giáo viên phụ trách hoạt động trải nhiệm, phụ trách tổ tư vấn tâm lý học đường, hướng nghiệp và ngoài giờ lên lớp, giáo viên chủ nhiệm là những người tiếp xúc gần gũi, sâu sát nhất với học sinh nên cần phải luôn tận tâm, hết lòng, quan tâm, chia sẻ với các em, không ngại khó, không ngại khổ, đồng hành cùng học sinh vừa giáo dục, vừa giáo dưỡng mới đạt hiệu quả cao nhất. Và bản thân người giáo viên cho dù hoạt động ở lĩnh vực nào, kiêm nhiệm nhiệm vụ gì cũng luôn phải tự tìm tòi, học hỏi, sáng tạo, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, quan tâm đến công tác dạy – học, đổi mới phương pháp dạy học và giáo dục cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn giáo dục và công cuộc xây dựng đất nước hiện nay. 3.3. Kiến nghị Đối với nhà trường: Cần tạo điền kiện hỗ trợ tối đa cả về vật chất lẫn tinh thần để phục vụ các hoạt động như: Cơ sở vật chất (loa máy, máy tính, máy ảnh, máy chiếu, loa di động ); làm tốt công tác tuyên truyền, quảng bá hoạt động; động viên cá nhân, tập thể, các tổ chức trong nhà trường, học sinh, giáo viên cùng tham gia đông đủ, chia sẻ, ủng hộ hoạt động của nhà trường; cần lựa chọn, phân công nhiệm vụ, xây dựng qui chế hoạt động cụ thể cho có chính sách hỗ trợ tối ưu về tiết dạy hoặc tài chính đối với giáo viên, bộ phận phụ trách hoạt động để động viên, khích lệ. Đối với Đoàn trường: Cần gương mẫu, tiên phong, đi đầu trong các hoạt động, thể hiện sức trẻ, lòng nhiệt huyết, hỗ trợ nhà trường tối đa trong việc lập kế hoạch, thực hiện kế hoạch, đánh giá hoạt động và quảng bá, lan tỏa sức ảnh hưởng của hoạt động đến học sinh, giáo viên và ra bên ngoài. Đối với tổ tư vấn tâm lý học đường: Cần liên hệ chặt chẽ với giáo viên chủ nhiệm, nắm bắt kịp thời các biểu hiện bất thường ở học sinh, kịp thời phối hợp với Đoàn trường, ban giám hiệu có biện pháp quan tâm, hỗ trợ giáo dục kịp thời. Đối với các bậc phụ huynh: Cần chuẩn mực trong lối sống, hành động để làm gương cho con cái, quan tâm sâu sát hơn nữa đến tâm tư, nguyện vọng, tình hình học tập, rèn luyện của con em mình, luôn phối hợp tích cực với giáo viên, nhà trường, Đoàn trường trong việc giáo dục con cái. 52
  3. Đối với Sở GD&ĐT, Đoàn cấp trên: Tăng cường công tác chỉ đạo, quản lí, kiểm tra các nhà trường thực hiện hoạt động trải nhiệm nói chung và hoạt động vì lợi ích vì cộng đồng nói riêng để đáp ứng đúng mục tiêu giáo dục toàn diện cho học sinh. Cần có những chỉ đạo sâu sát, yêu cầu cụ thể đối với các trường THPT cho các hoạt động vì lợi ích cộng đồng, tổ chức các lớp bồi dưỡng, nâng cao năng lực tổ chức hoạt động cho đội ngũ cán bộ, nhà giáo phụ trách hoạt động trải nghiệm, tổ tư vấn tâm lý học đường; Cung cấp tài liệu bồi dưỡng, tập huấn các hoạt động trải nghiệm cho cán bộ, nhà giáo; tài liệu nghiên cứu khoa học về căn bệnh vô cảm ở lứa tuổi học sinh và biện pháp giáo dục cụ thể; Tổ chức hội thảo, tập huấn, trao đổi kinh nghiệm về công tác giáo dục đạo đức, nhân cách, lối sống cho học sinh nói chung và căn bệnh vô cảm nói riêng Đối với cơ quan chức năng trên địa bàn: Cần có sự phối hợp, hỗ trợ với nhà trường, Đoàn trường trong việc phối hợp, nắm bắt, trao đổi thông tin thực hiện tốt các hoạt động vì lợi ích cộng đồng, chung tay góp phần xây dựng một môi trường xã hội lành mạnh. 53
  4. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ giáo dục & đào tạo, Chương trình giáo dục phổ thông, Nxb Đại học sư phạm, 2018. 2. Một số bài nghiên cứu chuyên đề từ Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, Tạp chí Giáo dục. 3. dong-vi-cong-dong/ 4. ich-doan-vien-20180704213059355.htm 5. PGS.TS Nguyễn Thanh Bình, Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh phổ thông, Nxb Đại học sư phạm. 6. Viện ngôn ngữ học, Từ điển tiếng việt, Nxb Từ điển bách khoa, H.2010. PHỤ LỤC PHIẾU ĐIỀU TRA SỐ 1 (Thầy, cô, các em học sinh đồng ý với ý kiến nào thì khoanh tròn vào ý kiến đó) Một số thông tin về bản thân: Họ tên: Địa chỉ (lớp, xã, trường): Môn: Thầy, cô, các đồng chí ĐVTN vui lòng trả lời một số câu hỏi sau đây: 1. Hiện tượng vô cảm ở học sinh hiện nay như thế nào? (Chọn 1 đáp án) 54
  5. a. Bình thường b. Đáng lo ngại c. Đang ở tình trạng báo động, suy thoái, xuống cấp d. Ý kiến khác . 2. Nguyên nhân của hiện tượng vô cảm ở học sinh hiện nay? (Có thể chọn 1 hoặc nhiều đáp án) a. Tác động của toàn cầu hóa và mặt trái của nền kinh tế thị trường. b. Lối sống của bản thân học sinh. c. Sự giáo dục chưa đầy đủ từ gia đình. d. Sự giáo dục còn phiến diện từ phía nhà trường. e. Chưa có sự phối hợp đồng bộ từ nhà trường, gia đình, xã hội f. Ý kiến khác . 3. Việc khắc phục căn bệnh vô cảm cho học sinh thông qua các hoạt động vì lợi ích cộng đồng hiện nay có cần thiết không? (Chọn 1 đáp án) a. Rất cần thiết b. Cần thiết c. Không cần thiết 4. Phương pháp nào để khắc phục căn bệnh vô cảm cho học sinh hiện nay? (Có thể chọn 1 hoặc nhiều đáp án) a. Kết hợp xây đi đôi với chống. b. Kết hợp học đi đôi với hành, nêu gương người tốt việc tốt. c. Thông qua các phong trào thi đua do Đoàn thanh niên, Hội sinh viên tổ chức. d. Tự giáo dục, rèn luyện, tu dưỡng đạo đức. e. Giáo dục thông qua mạng xã hội. f. Tham gia các hoạt động vì lợi ích cộng đồng. g. Tất cả những nội dung trên. 5. Các phương pháp khắc phục căn bệnh vô cảm cho học sinh hiện nay có phù hợp không? (Chọn 1 đáp án) a. Rất phù hợp b. Phù hợp c. Không phù hợp d. Cần đổi mới 55
  6. PHIẾU ĐIỀU TRA SỐ 2 Một số thông tin về bản thân: Họ tên: Địa chỉ (lớp, xã, trường): Môn: Thầy, cô, các em học sinh vui lòng trả lời một số câu hỏi sau đây: 1. Theo bạn việc khắc phục căn bệnh vô cảm của học sinh thông qua các hoạt động vì lợi ích cộng đồng hiện nay có phù hợp hay không? (Chọn 1 đáp án) a. Rất cần thiết b. Cần thiết c. Không cần thiết d. Ý kiến khác 2. Để khắc phục căn bệnh vô cảm của học sinh thông qua các hoạt động vì lợi ích cộng đồng theo bạn hình thức nào dưới đây là quan trọng? Stt Nội dung Mức độ lựa chọn Rất quan Quan trọng Không quan trọng trọng 1 Tham gia nhóm hoạt động mang tính giáo dục 2 Tham gia nhóm hoạt động đền ơn đáp nghĩa 56
  7. 3 Nhóm hoạt động giao thông, xây dựng nông thôn mới. 4 Tham gia nhóm hoạt động hỗ trợ người nghèo, hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, ảnh hưởng thiên tai. 5 Tham gia nhóm hoạt động văn hóa, thể dục thể thao 6 Tham gia nhóm hoạt động phát triển thu hút nhân tài 7 Hoạt động chung tay cùng đất nước chống đại dịch Covid - 19 8 Nhóm hoạt động xóa đói giảm nghèo, chung tay khắc phục khó khăn. 3. Theo bạn để giảm thiếu tối đa căn bệnh vô cảm ở học sinh hiện nay cần phải làm gì? Stt Nội dung Ý kiến lựa chọn 1 Tham gia tích cực vào các hoạt động vì lợi ích cộng đồng 2 Say mê, chăm chỉ học tập 3 Lễ phép với thầy cô, quan hệ tốt với bạn bè 4 Sống lành mạnh, dản dị, chân thành với mọi người 5 Đoàn kết, thân ái với mọi người 6 Tránh xa các tệ nạn xã hội 4. Bạn hãy nêu ra một vài giải pháp của bản thân để giảm thiểu tối đa căn bệnh vô cảm ở học sinh hiện nay? . 57