SKKN Giáo dục kỹ năng ứng phó với căng thẳng và kiểm soát cảm xúc cho học sinh trường THPT Nguyễn Duy Trinh - Nghi Lộc - Nghệ An

docx 70 trang Giang Anh 26/09/2024 200
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Giáo dục kỹ năng ứng phó với căng thẳng và kiểm soát cảm xúc cho học sinh trường THPT Nguyễn Duy Trinh - Nghi Lộc - Nghệ An", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_giao_duc_ky_nang_ung_pho_voi_cang_thang_va_kiem_soat_ca.docx
  • pdfNguyễn Thị Thu Hà-Trường THPT Nguyễn Duy Trinh-Lĩnh vực Kỹ năng sống.pdf

Nội dung tóm tắt: SKKN Giáo dục kỹ năng ứng phó với căng thẳng và kiểm soát cảm xúc cho học sinh trường THPT Nguyễn Duy Trinh - Nghi Lộc - Nghệ An

  1. tượng nhảy múa và hát hò rất chi là ngộ như thế thì có khi tâm trạng bạn cũng tốt hơn đấy. 3. Ghi chuyện làm bạn stress ra giấy Nếu cứ khư khư giữ stress cho riêng mình thì bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi lắm đấy. Nếu lúc đó không có ai để tâm sự, bạn có thể ghi tất cả vào nhật kí, hoặc đơn giản là một tờ giấy. Việc ghi tất cả ra giấy cũng tương tự như việc bạn tâm sự với một ai đó, bạn sẽ cảm thấy dễ chịu hơn. 4. Tâm sự với người khác Bạn có thể tâm sự nguyên nhân khiến bạn stress với bố mẹ, hoặc anh chị em, hoặc bạn thân Tâm sự với người khác vừa giúp bạn giải tỏa được ấm ức, lại vừa có thể tìm ra được một giải pháp hữu ích cho vấn đề của bạn. 5. Hãy tìm một công việc cụ thể gì đó để làm Bạn hãy tập trung dọn lại bàn học của mình và trang trí thêm một bình hoa tươi. Hay chịu khó xếp lại ngăn tủ quần áo của mình cho gọn lại, bạn sẽ thấy bị cuốn vào công việc này khi cầm chiếc áo mà đã lâu bạn quên mất nó. SỐNG TÍCH CỰC Làm thế nào để chúng ta thoát khỏi sự căng thẳng và cảm xúc tiêu cực để thực sự bắt đầu tận hưởng một cuộc sống mạnh khoẻ và hạnh phúc? Hãy tuân thủ những mẹo nhỏ và quy tắc đơn giản sau xem sao. 1. Đi bộ từ 10 đến 30 phút hàng ngày. Và trong khi bạn đi bộ hãy mỉm cười. 2. Ngồi trong yên lặng ít nhất 10 phút mỗi ngày. 3. Ngủ đủ 8 tiếng một ngày. 4. Nguyên tắc sống với: Hoạt động tích cực, hăng hái nhiệt tình và sự đồng cảm. 5. Chơi thể thao nhiều hơn nữa. 6. Đọc nhiều sách hơn bạn đã làm trong tháng trước. 7. Thực hành phương pháp ngồi thiền, tập yoga và cầu nguyện. 8. Dành thời gian cho ông bà, bố mẹ, những người trên 70 tuổi và trẻ con dưới 6 tuổi. 9. Ước mơ nhiều hơn khi bạn đang tỉnh táo. 10. Ăn nhiều rau xanh và hoa quả tươi, hạn chế ăn những thực phẩm đã chế biến sẵn. 11. Uống nhiều nước. 12. Cố gắng làm cho ít nhất 3 người cười mỗi ngày. 13. Không lãng phí năng lượng quý giá cho việc buôn bán tầm phào. 14. Quên các vấn đề của quá khứ đi. Cũng đừng nhắc đi nhắc lại những lỗi lầm của bạn đời trong quá khứ. 60
  2. 15. Không suy nghĩ đến những vấn đề tiêu cực hoặc những thứ bạn không thể kiểm soát. Thay vào đó hãy đầu tư sức lực vào những vấn đề tích cực hiện tại. 16. Cuộc sống chỉ là một trường học và bạn đang ở đây để học hỏi. Các vấn đề khó khăn chỉ đơn giản là một phần của chương trình học xuất hiện bây giờ rồi sẽ biến mất dần đi như môn đại số nhưng những bài học mà bạn đã học sẽ dùng cho cả đời. 17. Buổi sáng ăn cho mình, buổi trưa ăn cho bạn và buổi tối ăn cho kẻ thù. Chính vì vậy bữa sáng là quan trọng nhất. 18. Mỉm cười và cười nhiều hơn nữa. 19. Cuộc sống không quá dài để bạn lãng phí thời gian ghét bất kỳ ai. Vì vậy hãy loại bỏ những cảm giác đau khổ và ghen ghét đi nhé. 20. Đừng quá nghiêm khắc với bản thân. Không ai hoàn hảo cả đâu. 21. Bạn không cần phải thắng cuộc trong tất cả các cuộc tranh luận đâu. Hòa thuận là hơn cả. 22. Tạo bình yên trong quá khứ để không phá hỏng hạnh phúc của hiện tại. 23. Đừng so sánh cuộc sống của bạn với người khác. Và cũng đừng so sánh người bạn đời của mình với người khác bạn nhé. 24. Không ai nắm giữ hạnh phúc của bạn ngoài bạn cả. 25. Tha thứ cho mọi người về tất cả mọi thứ. 26. Đừng bận tâm về những điều người khác nghĩ về bạn. 27. Thời gian sẽ hàn gắn mọi thứ. 28. Dù có trong trường hợp nào, tốt hay xấu, mọi thứ đều sẽ thay đổi. 29. Công việc của bạn sẽ không chăm sóc được bạn khi ốm đâu, mà chỉ có những người thân và bạn bè. Vậy nên hãy giữ liên lạc thường xuyên với họ. 30. Loại bỏ bất cứ thứ gì không có ích. Hãy vui tươi hơn. 31. Ghen tị là một việc làm lãng phí thời gian. Bạn đã có mọi thứ bạn cần hoặc sẽ có được những gì bạn thực sự muốn. 32. Điều tốt nhất là điều chưa đến. 33. Cho dù bạn có cảm thấy như thế nào, hãy thức dậy, thay đồ và thể hiện mình. 34. Tận hưởng cuộc sống ở mọi thời điểm và thử những điều mới lạ. 35. Gọi điện thoại cho gia đình thường xuyên. 36. Để cho tâm hồn luôn luôn hạnh phúc bạn sẽ thấy thực sự hạnh phúc. 37. Mỗi ngày làm một việc tốt cho người khác. 38. Đừng làm quá sức. Hãy giữ giới hạn cho riêng mình. 39. Khi bạn thức dậy vào mỗi buổi sáng, nên cám ơn cuộc sống. 40. Hãy yêu bản thân bởi bạn là duy nhất và tuyệt vời theo cách riêng của bạn. 61
  3. PHỤ LUC 4 Trong các năm vừa qua tôi đã áp dụng các cách trên để tư vấn thành công cho nhiều học sinh , đặc biệt có một số ví dụ sau : 1. Nguyễn Thị Hậu (Nghi Long - Nghi Lộc ) 11A2-12A2 khoá 2019-2020- 2021. Hoàn cảnh gia đình đặc biệt: Từ bé đã không biết bố là ai, mẹ đi làm ăn xa rồi cũng mất liên lạc luôn. Em ở với bà ngoại. Bà ngày một già yếu. Vì thế em trở nên tự ti, ít giáo tiếp, chán học. Ngoài giờ lên lớp em còn tranh thủ đi làm thêm bằng cách trông hàng ở chợ , có nhiều hôm về rất muộn. Chính vì thế tôi thường xuyên quan tâm, nói chuyện để em cởi mở hơn, tâm sự cùng cô. Tôi lắng nghe và bảo ban cho em, nhắc em chăm học và tư vấn cho em nhất là các kỹ năng trong cuộc sống như kiểm soát cảm xúc, phòng tránh xâm hại Ngoài ra còn động viên GVCN lớp miễm giảm một số khoản đóng góp cho em. Kết thúc năm học vừa qua em đã đậu vào trường Kinh tế Quốc dân. Em đã vui mừng nhắn cho cô như sau : ". Em cảm ơn cô suốt quá trình học tập 3 năm vừa cô cô nk . Năm lớp 10 em còn học kém môn toán cuối lớp nhờ cô giảng dạy mà môn toán lớp 11,12 em đã tốt lên rất nhiều . Và cô còn hay quan tâm hỏi han tâm sự động viên em những lúc em nản em khó khăn. Em thật sự cảm ơn cô rất nhiều ak Chúc cô luôn vui vẻ mạnh khoẻ hạnh phúc tiếp tục trên con đường giáo viên dẫn dắt học sinh nak . Tiếp theo em sẽ vừa đi làm thêm và học đại học.Em hứa sẽ tiếp tục nỗ lực học tập tốt để không phụ lòng cô" 2. Em Trần Hiếu Nghĩa - Lớp 10A1-12A1 niên khóa 2018-2021: Bố mẹ bận công tác ở Hà nội, gửi em về quê, em ở với ông bà già đã trên 80 tuổi. Em là một đứa trẻ thông minh, muốn nhiều người quan tâm và rất hiếu động; nhưng tính tình em dễ nỗi cáu ngay cả ở nhà. Trong lớp em có thể nỗi khùng với bất cứ ai khiến em khó chịu, kể cả bạn bè và thầy cô giáo. Chính vì thế tôi đã đóng vai trò là một người bạn để lắng nghe ý kiến của em. Đồng thời động viên em phát huy sở trường là môn bóng rổ Qua đó tôi thấy em tự tin lên rất nhiều, bớt cáu bẳn, hòa nhã hơn với bạn bè và thầy cô giáo. Đồng thời được các thầy cô giáo khen ngợi em đã phấn chấn lên rất nhiều và kiềm chế được cảm xúc tiêu cực của mình. Về phía gia đình tôi đã nói chuyện với bố mẹ em mặc dù ở xa nhưng vẫn tường xuyên gọi điện, động viên em . Em đã tiến bộ ró rệt. và hiện giờ em đang học Đại học Luật Hà nội 3. Em Bùi Minh Bắc : Học lớp 10A1- 12A1 niên khóa 2016-2018: Gia đình thuộc hộ nghèo, mẹ đơn thân nuôi em ăn học, mẹ lại thường đau ốm . Em đã rất chán nản và mặc cảm với hoàn cảnh gia đình. Cô chủ nhiệm đã đến nhà thăm hỏi, động viên tinh thần của mẹ và em. Mạnh dạn đề xuất em làm cán bộ lớp ; chính điều đó em đã rất vui vẻ, nỗ lực phấn đấu trong học tập , trong công việc và trong mọi hoạt đông . Và kết quả là cuối khóa học em đã vinh dự được trường THPT Nguyễn Duy Trinh kết nạp em vào hàng ngũ của Đảng ; và hiện giờ em là sinh viên trường đại học Kinh tế Quốc dân Hà nội. 62
  4. 4. Em Hoàng Thị Hiền: Học lớp 10A1-12A1 niên khóa 2018-2021: Bố là công nhân , mất sức lao động . Mẹ là giáo viên nhưng bị thoát vị đĩa đệm nên xin nghỉ dạy vì không không đi lại dược. Hoàn cản gia đình rất nghèo, chính vì vậy em rất mặc cảm nên không giao tiếp với ai ở trường. Trong thời gian mẹ đi viện dài hạn, bố đi chăm mẹ , em đã rất chán nản muốn bỏ học; Biết vậy cô đã đến nhà để hiểu rõ hơn về hoàn cảnh, động viên thăm hỏi phụ huynh. Thường xuyên nói chuyện động viên em, chính vì vậy em đã vượt qua được giai đoạn căng thẳng và chán nản; nỗ lực học tập. Và trong kỳ thi THPT QG 2021-2022 em đã đạt 28,7 điểm khối D: Đạt vị trí á khoa khối D của tỉnh Nghệ an. Và khi em nhận được giấy báo nhập học gia đình không có tiền cho em tiếp tục đi học, cô chủ nhiệm đã tìm và kết nối được với một nhà hảo tâm tài trợ cho em số tiền ban đầu 10 triệu đồng và mỗi tháng cấp cho em 2 triệu hỗ trợ em yên tâm học cho đến ngày tốt nghiệp ra trường . Trên đây là một số trường hợp học sinh bị căng thẳng và không kiềm chế được cảm xúc mà tôi chia theo nguyên nhân để có biện pháp giáo dục kỹ năng kiềm chế cảm xúc và ứng phó với căng thẳng. Trong đó không thể thiếu vai trò của bạn bè, tập thể lớp, thầy cô giáo bộ môn, các tổ chức trong nhà trường và sự phối kết hợp với phụ huynh. Đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm phải quan tâm chia sẻ với các em, phải kiên trì và coi các em như chính con em mình. Khi học sinh có kỹ năng ứng phó với căng thẳng và kiểm soát tốt cảm xúc của mình thì các em sẽ đạt được kết quả cao trong học tập.Chính vì thế lớp tôi chủ nhiệm trong năm học 2020-2021 đã có 100% học sinh tốt nghiệp THPT QG và đậu đại học với điểm số cao; đặc biệt có 1 em đạt thủ khoa khối D của tỉnh Nghệ An và 2 em đạt á khoa . 63
  5. PHỤ LỤC 5: Với những kinh nghiệm này trong năm học vừa qua tôi cũng đã mạnh dạn dự thi giáo viên chủ nhiệm giỏi cấp tỉnh với đề tài: " KỸ NĂNG ỨNG PHÓ VỚI CĂNG THẲNG VÀ KIỂM SOÁT CẢM XÚC" Và kết quả đạt được từ hội thi : 64
  6. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bài viết “Học sinh cấo 3 cần rèn luyện những kỹ năng sống nào? “ của báo giáo dục thời đại 2. Bài viết “ Kỹ năng sống _ điều học sinh trung học cần có ” của báo Tuổi trẻ. 3. Bài viết “ Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THPT” của tiến sỹ Nguyễn Văn Huấn trên báo giáo dục thời đại. 4. Bài giảng kỹ năng kiểm soát cảm xúc của tiến sỹ Lê Thẩm Dương 5. Khái niệm về kỹ năng sống của UNESCO 66