SKKN Hệ thống các bài tập phát triển sức bật nhằm nâng cao thành tích môn nhảy cao kiểu nằm nghiêng cho học sinh Lớp 10 trường THPT Triệu Thái

pdf 20 trang thulinhhd34 4552
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Hệ thống các bài tập phát triển sức bật nhằm nâng cao thành tích môn nhảy cao kiểu nằm nghiêng cho học sinh Lớp 10 trường THPT Triệu Thái", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfskkn_he_thong_cac_bai_tap_phat_trien_suc_bat_nham_nang_cao_t.pdf

Nội dung tóm tắt: SKKN Hệ thống các bài tập phát triển sức bật nhằm nâng cao thành tích môn nhảy cao kiểu nằm nghiêng cho học sinh Lớp 10 trường THPT Triệu Thái

  1. 5 Góc độ bay trộng tâm cơ thể 630 - 650 6 Góc độ chạy đà 300 - 350 7T ốc độ chạy đà nước cuối cùng 7 - 7,5m/s (nam); 5,8 - 6,5m/s (nữ) Qua các thông số động lực và nguyên lý kỹ thuật ta thấy : Lực tác động lớn hoặc tốc độ thực hiện động tác là những yếu tố cơ bản giúp người học đạt thành tích cao, đồng thời nó củng là cơ sở để người học tiếp thu và hoàn thiện kỹ thuật tác động một cách nhanh nhất. * Giải pháp : Kỹ thuật trong nhảy cao gồm bốn giai đoạn : 1/ Giai đoạn chạy đà 2/ Giai đoạn giậm nhảy 3/ Giai đoạn trên không 4/ Giai đoạn tiếp đất */ Giai đoạn chạy đà : Chạy đà nhằm tạo ra tốc độ giúp cho giậm nhảy thuận lợi và hiệu quả cao. Đối với học sinh THPT, cự li chạy đà thường dài khoảng 8 đến 15 bước đà. Góc độ chạy đà chếch với xà khoảng 25 – 40 độ. Giậm nhảy bằng chân nào thì chạy đá phía bên đó theo chiều nhìn vào xà. Một số sai lầm thường mắc và cách sửa : - Sai : + Chạy đà bị giảm dần tốc độ hoặc rối loạn đà do tâm lí sợ lỡ đà. + Đặt chân không đúng điểm giậm nhảy và chủ động ngả thân trên ra sau ở bước đà cuối. + Đặt chân giậm vào điểm giậm nhảy bằng cả bàn chân hoặc nửa trước bàn chân do bước đà cuối thực hiện chậm, ngắn quá hoặc sai đà. - Cách sửa : + Đo lại đà và tập chạy đà nhiều lần để điều chỉnh đà. + Tập lại động tác vào điểm giậm nhảy. + Di chuyển một, ba, năm bước đặt chân vào điểm giậm nhảy. */ Giai đoạn giậm nhảy : Bàn chân giậm nhảy ở bước đà cuối cùng tiếp đất bằng gót. Sau đó nhanh chóng chuyển sang cả bàn, tiếp theo chùn gối để tạo thế co cơ khi giậm nhảy. 9
  2. Phối hợp với chân giậm nhảy khi đạp đất, chân lăng đá mạnh từ sau- ra trước – lên cao, hai tay đánh từ sau – ra trước – lên cao hướng khuỷu tay sang hai bên và dừng đột ngột ở độ cao ngang vai để tạo một lực nâng cơ thể lên cao. Một số sai lầm thường mắc và cách sửa : - Sai : + Giậm nhảy gần hoặc xa xà quá, chân giậm nhảy làm việc không tích cực. + Góc độ giậm nhảy lớn hoặc nhỏ quá. + Giậm nhảy không hết sức do sức yếu hoặc đà chưa tốt. - Cách sửa : + Đo và chỉnh lại cự li, hướng (góc) chạy đà và điểm giậm nhảy. + Tập đặt chân vào điểm giậm nhảy và đá lăng. + Tập thể lực bằng một số động tác : Chạy đà – giậm nhảy đánh đầu vào vật chuẩn trên cao và một số trò chơi. */ Giai đoạn trên không : Giai đoạn trên không bắt đầu khi chân giậm nhảy rời khỏi mặt đất, người đang bay trên cao, chân đá lăng duỗi phía trước, chân giậm nhảy duỗi chếch xuống dưới phía sau. Khi bay gần đến điểm cao nhất, thì gập thân, tay cùng bên với chân lăng duỗi về trước phối hợp với hất chân lăng theo một vòng cung qua xà. Cùng lúc với chân lăng qua xà, nhanh chóng co chân giậm nhảy, sau đó đá mạnh lên cao - ra trước, tiếp theo hơi xoay người lại phía xà hất mạnh chân giậm nhảy và mông cùng bên đi theo vòng cung qua xà. Hay tay phối hợp tự nhiên nhưng hướng đi cao hơn tầm xà để không đập tay vào xà. Một số sai lầm thường mắc và cách sửa : - Sai : + Chân đá lăng không tích cực, không cao hoặc bị co. + Chân giậm nhảy co chậm và không khéo léo dễ làm rơi xà. + Bị “tụt mông” do giậm nhảy không tích cực và tập luyện ít. + Đánh tay không đúng nên không giúp nâng được mông lên. + Thân trên bị ngả ra sau hoặc thẳng đứng. - Cách sửa : + Tập các động tác rèn luyện độ linh hoạt của khớp hông và phát triển sức mạnh chân, sức bật cao ( tại chỗ đá lăng, đá lăng vào vật treo trên cao, trò chơi rèn luyện sức mạnh chân, ) 10
  3. + Tập đánh tay kết hợp giậm nhảy. + Tập mô phỏng giai đoạn qua xà. + Đà một, ba, năm bước giậm nhảy – qua xà. + Tập hoàn chỉnh kỹ thuật nhảy cao kiểu bước qua. */ Giai đoạn tiếp đất : Sau khi qua xà, chân đá lăng chủ động tiếp đất trước bằng nửa trước bàn chân hay cả bàn, sau đó đến chân giậm nhảy tiếp đất, cả hai chân cần chùng gối để giảm chấn động. Khi nhảy ở các mức xà cao, có thể tiếp đất bằng hai chân cùng một lúc. Một số sai lầm thường mắc và cách sửa : - Sai : + Không chùng gối khi tiếp đất để giảm chấn động. - Cách sửa : + đứng trên một chân, tập khuỵu gối rồi đứng lên. + Tập nhảy từ trên cao xuống ( từ ghế băng, bục, bậc thang, ) đệm hoặc hố cát thực hiện chùng gối để giảm chấn động. + Tập một số động tác phát triển thể lực chân : Đứng lên ngồi xuống bằng hai chân, hai tay chống hông ; đứng lên ngồi xuống trên một chân, hai tay chống hông ; ngồi xổm trên một chân, nhảy đổi chân, c. Các phương pháp khi tập luyện sức bật cho học sinh THPT + Phương pháp thuyết trình: Dùng lời nói phân tích kỹ thuật. + Phương pháp trực quan: Giáo viên làm mẫu cho học sinh quan sát trực tiếp hoặc cho học sinh xem băng hình kỹ thuật. + Phương pháp phân chia ( phân đoạn ). + Phương pháp giúp đỡ, sửa chữa trực tiếp. Các phương pháp này luôn được vận dụng cùng một lúc như phương pháp sử dụng lời nói ( thuyết trình) với phương pháp phân chia các khâu cơ bản của kỹ thuật. Trong quá trình luyện tập muốn đạt được trình độ kỹ thuật cao, học sinh phải tuân thủ các nguyên tắc tập luyện: trước hết trong qúa trình luyện tập phải tự giác, tích cực, có lòng ham mê, có nghị lực và ý chí cao của bản thân. Luyện tập phải thường xuyên có hệ thống, phải tập theo trình tự từ đơn giản đến phức tạp, từ dễ đến khó, tránh tình trạng chạy theo động tác mới cao hơn khi chưa hoàn thiện động tác cơ bản, đơn giản. Việc nắm vững kỹ thuật cơ bản giúp cho học sinh nâng cao được hiệu quả trong thi đấu, đồng thời tạo điều kiện vững chắc cho việc đi sâu vào kỹ thuật phức tạp hơn. Việc củng cố, nâng 11
  4. cao luyện tập các bài tập kỹ thuật có ý nghĩa rất quan trọng. Do vậy, ở giai đoạn đầu luyện tập dễ mắc những sai lầm và có nhiều động tác thừa không chuẩn xác kỹ thuật. Chính vì vậy mà khi tập luyện, giảng dạy kỹ thuật nhảy cao ở giai đoạn đầu giáo viên cần sử dụng nhiều phương pháp, sáng tạo, tận tình giúp học sinh khắc phục những sai lầm mắc phải trong khi thực hiện động tác. 7.4 BIỆN PHÁP TÁC ĐỘNG : a. Thời gian nghiên cứu: Giai đoạn 1 : + Phân tích lý luận thực tiễn, xác định hướng nghiên cứu chọn đề tài: + Xác định nhiệm vụ nghiên cứu, chọn phương pháp nghiên cứu đối tượng nghiên cứu, chuẩn bị tài liệu và cơ sở vật chất. Giai đoạn 2 : + Phân tích tổng hợp tài liệu. + Liên hệ địa điểm và đối tượng nghiên cứu. Giai đoạn 3 : + Lựa chọn các bài tập phù hơp với đối tượng nghiên cứu. + Thu thập và xử lý số liệu. + Viết kết luận và kiến nghị đề tài. + Đánh máy hoàn thiện đề tài. b. Biện pháp cụ thể: + Nghiên cứu lựa chọn các bài tập nhằm phát triển sức bật cho các em học sinh lớp 10. b.1. Đặc điểm tâm lí: Lứa tuổi học sinh THPT là lứa tuổi quá độ và là giai đoạn rất nhạy cảm, có sự phát triển đặc biệt mạnh mẽ, linh hoạt của các đặc tính nhân cách. Các em luôn mong muốn thử sức mình theo các phương hướng khác nhau, nên hành vi của các em phức tạp và mâu thuẫn. Vì vậy cần phải thường xuyên giám sát và giáo dục cho phù hợp trên cơ sở phát huy tính tích cực, sáng tạo, biết điều chỉnh và tổ chức hoạt động, tạo điều kiện phát triển tốt các khả năng cho các em. b.2. Đặc điểm sinh lí b.2.1. Hệ thần kinh: Não bộ đang thời kì hoàn chỉnh, hoạt động của thần kinh chưa ổn định, hưng phấn chiếm ưu thế. Do đó khi học tập các em dễ tập trung tư tưởng, nhưng nếu thời gian kéo dài, nội dung nghèo nàn, hình thức hoạt động đơn điệu, thì thần kinh sẽ chóng mệt mỏi và dễ phân tán sức chú ý. Vì vậy nội dung tập luyện phải phong phú, phương pháp dạy học, tổ chức giờ học phải linh hoạt, giảng giải và làm mẫu có trọng tâm, chính xác. Ngoài ra 12
  5. cần tăng cường tập luyện thể dục thể thao ngoài giờ và các hình thức vui chơi khác để làm phong phú khả năng hoạt động và phát triển các tố chất thể lực một cách toàn diện. b.2.2 Hệ vận động: - Đối với hệ xương: Hệ xương đang trong giai đoạn phát triển mạnh về chiều dài. Hệ xương sụn tại các khớp đang đòi hỏi điều kiện tốt để phát triển và hoàn thiện. Giáo dục thể chất có tác dụng tốt đến sự phát triển của hệ xương nhưng phải chú ý đến tư thế, đến sự cân đối trong hoạt động để tránh phát triển sai lệch của hệ xương và kìm hãm sự phát triển về chiều dài. - Đối với hệ cơ: Hệ cơ của các em phát triển chậm hơn sự phát triển của hệ xương, chủ yếu là phát triển về chiều dài, thiết diện cơ chậm phát triển. Do sự phát triển không đồng bộ, thiếu cân đối nên các em không phát huy được sức mạnh và chóng mệt mỏi. Vì vậy cần chú ý tăng cường phát triển cơ bắp và phát triển toàn diện. b.2.3. Hệ tuần hoàn: Tim phát triển chậm hơn so với sự phát triển mạch máu, sức co bóp yếu, khả năng điều hòa hoạt động của tim chưa ổn định nên khi hoạt động quá căng thẳng sẽ chóng mệt mỏi. Vì vậy tập luyện thể dục thể thao thường xuyên sẽ ảnh hưởng tốt đến hoạt động của hệ tuần hoàn, hoạt động của tim dần dần được thích ứng. Nhưng trong quá trình tập luyện cần phải đảm bảo nguyên tắc vừa sức và nguyên tắc tăng tiến trong giáo dục thể chất, tránh hoạt động quá sức và đột ngột. b.2.4. Hệ hô hấp: Phổi của các em phát triển chưa hoàn thiện, phế nang còn nhỏ, các cơ hô hấp chưa phát triển, dung lượng phổi còn bé. Vì vậy khi hoạt động các em phải thở nhiều, thở nhanh nên chóng mệt mỏi. Rèn luyện thể chất cho các em phải toàn diện, phải chú ý phát triển đến các cơ hô hấp, hướng dẫn các em phải biết cách thở sâu, thở đúng và biết cách thở trong hoạt động. Như vậy mới có thể làm việc, hoạt động được lâu và có hiệu quả. 7.5 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA GDTC TRONG NHÀ TRƯỜNG Hệ quả của giáo dục thể chất gắn liền với đặc điểm giải phẫu sinh lí, tâm lí học và đặc điểm phát triển tố chất thể lực ở mỗi lứa tuổi con người, Tác dụng của giáo dục thể chất là rất lớn, nó không ngừng đem lại sức khỏe cho học sinh mà còn góp phần đào tạo con người phát triển toàn diện. Tố chất thể lực là sự biểu hiện tổng hợp của hệ thống chức năng các cơ quan cơ thể, tố chất thể lực tăng trưởng theo sự tăng trưởng của lứa tuổi. Sự tăng trưởng này có tốc độ nhanh, biên độ lớn trong thời kì dậy thì. Giai đoạn lứa tuổi 13
  6. khác thì tố chất thể lực phát triển khác, tức là trong cùng một lứa tuổi tố chất thể lực khác phát triển thay đổi cũng không giống nhau. Tố chất thể lực từ giai đoạn tăng trưởng chuyển qua giai đoạn ổn định theo thứ tự phát triển sau: Tố chất nhanh phát triển đầu tiên, sau đó là tố chất bền và tố chất mạnh. * Tố chất nhanh: Tố chất nhanh phát triển sớm hơn sự phát triển tố chất mạnh, thời kì phát triển tố chất nhanh quan trọng nhất ở tuổi học sinh Tiểu học và Trung học cơ sở. * Tố chất mạnh: Sức mạnh là năng lực chống đỡ hoặc khắc phục sức cản bên ngoài nhờ những nỗ lực của cơ bắp. Đối với môn nhảy xa chúng ta cần quan tâm đến sự phát triển sức mạnh tốc độ của người tập. Để phát triển sức mạnh tốc độ cần xen kẽ tập luyện đúng mức với phương pháp dùng sức lớn nhất. Như vậy, trong quá trình cho học sinh tập luyện môn nhảy xa chúng ta cần đưa vào các bài tập phát triển sức mạnh bột phát của các nhóm chi dưới, giúp cho việc thực hiện động tác giậm nhảy trong n nhảy cao thật nhanh, mạnh, để đưa cơ thể bay lên cao hơn và xa hơn. - Sức mạnh tốc độ: Dạng sức mạnh này thể hiện trong động tác chạy đà. - Sức mạnh bột phát: Dạng sức mạnh thể hiện trong động tác giậm nhảy (sức bật) * Tố chất khéo léo: Khéo léo là năng lực tiếp thu nhanh các động tác ứng phó kịp thời với những thay đổi bất ngờ. Xác định và đánh giá tố chất khéo léo là việc khó. Có thể tính bằng khoảng thời gian tiếp thu động tác. Để rèn luyện khéo léo cần phải tập nhiều các loại hình động tác, nhờ quá trình tập để tiếp thu các động tác đó các tố chất khác cũng phát triển theo. Tóm lại, trong quá trình giảng dạy và huấn luyện điền kinh nói chung và nhảy xa nói riêng, chúng ta cần căn cứ vào đặc điểm phát triển tố chất, đồng thời dùng các phương pháp huấn luyện khoa học, xúc tiến cho việc phát triển tố chất thể lực của người tập nói chung và học sinh nói riêng. * Hệ thống các nội dung tập luyện ban đầu cần đáp ứng yêu cầu: 1- Củng cố và nâng cao sức khoẻ giúp cho cơ thể phát triển cân đối, khắc phục sửa chữa những sai lệch. 2- Hình thành các kỹ năng, kỹ sảo vận động cần thiết và sự phối hợp các hoạt động khác nhau với độ chính xác ngày càng cao. 3- Giáo dục ý thức kỷ luật, đạo đức, nếp sống văn minh, nhanh nhẹn, thông minh, sáng tạo và dũng cảm. 14
  7. 4- Khái quát và tích luỹ những tri thức chuyên môn trong tập luyện thể thao nói chung, điền kinh nói riêng, gây hứng thú say mê tập luyện hàng ngày để hoàn thiện mình. 5- Phát triển các tố chất thể lực: Sức mạnh, tốc độ, phát triển thể lực. *Nội dung bài tập phát triển sức bật nhằm nâng cao thành tích nhảy cao kiểu nằm nghiêng các em học sinh lớp 10 được trình bầy ở bảng sau: STT Bài tập về sức mạnh tốc độ STT Bài tập về sức bật 1 Chạy 30m xuất phát cao. 1 Bật xa tại chỗ 2 Chạy 30m tốc độ cao 2 Bật cao tại chỗ 3 Chạy 60m xuất phát cao 3 Bật cóc 15m 4 Chạy đạp sau 30m 4 Lò cò nhanh một chân 30m +Tiến trình giảng dạy nội dung các bài tập được trình bày ở bảng sau: + Tiến trình giảng dạy bài tập: STT Tuần 1 2 3 4 5 6 7 8 9 Tên bài tập 1 Chạy 30m xuất phát cao. x x x x x 2 Chạy 30m tốc độ cao x x x x x x x x x 3 Chạy 60m xuất phát cao x x x x x 4 Chạy đạp sau 30m x x x x 5 Bật cao tại chỗ x x x x x 6 Bật cóc 15m x x x x x x 7 Bật xa tại chỗ x x x x x 8 Lò cò nhanh một chân 30m x x x x x x Nội dung bài tập: ST Khối lượng Tên bài tập Mục đích yêu cầu T SL TG Nghỉ Chạy 30m xuất 2-3 lần 3’ 30”-1’ Rèn luyện sức mạnh tốc độ 1 ph át cao Yêu cầu : tự giác tích cực 15
  8. Chạy 30m tốc độ 2 -3 lần 3’ 30”-1’ Rèn luyện sức mạnh tốc độ 2 cao Yêu cầu : tự giác tích cực Chạy 60m xuất 1-2 lần 4’ 30”-1’ Rèn luyện sức mạnh tốc độ 3 phát cao Yêu cầu : tự giác tích cực Chạy đạp sau 1-2 lần 3’ 30”-1’ Rèn luyện sức mạnh tốc độ 4 30m Yêu cầu : tự giác tích cực Bật xa tại chỗ 4 lần 1’-2’ 30” Rèn luyện sức mạnh bột phát 5 Yêu cầu : tự giác tích cực Bật cao tại chỗ 4 lần 1’-2’ 30” Rèn luyện sức mạnh bột phát 6 Yêu cầu : tự giác tích cực Bật cóc 15m 2 lần 1’-2’ 30” Rèn luyện sức mạnh bột phát 7 Yêu cầu : tự giác tích cực Lò cò nhanh một 2 lần 3’ 30” Rèn luyện sức mạnh bột phát 8 chân 30m Yêu cầu : tự giác tích cực *Mục đích yêu cầu, cách tập luyện như sau: - Dạng bài tập phát triển sức mạnh tốc độ + Chạy 30m xuất phát cao. + Chạy 30m tốc độ cao + Chạy 60m xuất phát cao + Chạy đạp sau 30m Mục đích: Nhằm rèn luyện sức mạnh tốc độ trong kĩ thuật chạy đà. - Dạng bài tập phát triển sức mạnh bột phát + Bật xa tại chỗ + Bật cóc 15m + Bật cao tại chỗ + Lò cò nhanh một chân 30m Mục đích: Nhằm rèn luyện sức mạnh bột phát trong kĩ thuật giậm nhảy. - Cách thực hiện: + Nhóm thực nghiệm: Tập luyện trong các giờ học, chia làm hai hàng thực hiện các bài tập đưa ra theo đội hình nước chảy. + Nhóm đối chứng: tập theo PPCC * Kết quả 16
  9. Diễn biến nhịp độ tăng trưởng của hai nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng đều tăng sau 9 tuần tập luyện. Kết quả kiểm tra của nhóm thực nghiệm có sự tăng trưởng cao, đồng đều và ổn định hơn so với nhóm đối chứng. Tóm lại: từ kết quả nghiên cứu trên cho thấy qua 2 nội dung kiểm tra, nhóm thực nghiệm đều phát triển hơn nhóm đối chứng, đạt sự khác biệt. Hệ thống bài tập phát triển sức bật đã thể hiện tính hiệu quả đến việc huấn luyện nâng cao thành tích nhảy cao cho học sinh nam lớp 10. Từ kết quả nghiên cứu cho phép nhận xét: Qua nghiên cứu đã chọn được 8 bài tập phát triển sức bật cho học sinh nam lớp 10 trường . - Qua kiểm tra diễn biến nhịp tăng trưởng thành tích của học sinh ở 2 nhóm thực nghiệm và đối chứng đều tăng, nhưng nhóm thực nghiệm có sự tăng trưởng cao, đồng đều và ổn định hơn nhóm đối chứng. Sau 9 tuần thực nghiệm sư phạm ở học sinh nam lớp 10 trường . - Các bài tập huấn luyện phát triển sức bật có hiệu quả và độ tin cậy 7.6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ * Kết luận: Từ những kết quả nghiên cứu trên cho phép rút ra những kết luận như sau: 1. Qua các bước nghiên cứu đề tài đã xác định được 8 bài tập phát triển sức mạnh nhằm nâng cao thành tích nhảy cao kiểu nằm nghiêng cho học sinh nam lớp 10. Đảm bảo có giá trị thông báo và đủ độ tin cậy đó là: S Bài tập về sức mạnh S Bài tập về sức bật TT tốc độ TT 1 Chạy 30m xuất phát cao. 5 Bật xa tại chỗ 2 Chạy 30m tốc độ cao 6 Bật cao tại chỗ 3 Chạy 60m xuất phát cao 7 Bật cóc 15m 4 Chạy đạp sau 30m 8 Lò cò nhanh một chân 30m 2. Sau 9 tuần tập luyện thành tích của cả 2 nhóm đều tăng. Tuy nhiên nhóm thực nghiệm tăng cao và đồng đều hơn nhóm đối chứng. * Kiến nghị: Từ kết quả nghiên cứu của đề tài cho phép có một số kiến nghị như sau: - Có thể sử dụng hệ thống các bài tập trên để đưa vào quá trình giảng dạy và huấn luyện nội dung nhảy cao cho các trường THPT trên địa bàn huyện nói riêng và các trường THPT nói chung. Sáng kiến kinh nghiệm của tôi, sử dụng một số bài tập phát triển sức bật nhằm nâng cao thành tích môn nhảy cao kiểu nằm nghiêng cho học sinh lớp 10. 17
  10. SKKN đã đạt được những kết quả nhất định, rất mong được sự đóng góp của các đồng nghiệp để chất lượng bộ môn thể dục trong trường THPT ngày càng đạt hiệu quả cao hơn. 8. Những thông tin cần được bảo mật: -Hệ thống các bài tập phát triển sức bật. 9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: - Sự quan tâm tạo điều kiện từ phía ban giám hiệu nhà trường cũng như sở giáo dục. - Giáo viên dạy thể dục ở các trường THPT. - Học sinh lớp 10 ở các trường THPT. - Xây dựng phân phối chương trình. - Sân bãi dụng cụ tập luyện. - Tranh ảnh minh họa. 10.Lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến: - Giúp cải thiện và nâng cao thành tích môn nhảy cao kiểu nằm nghiêng ở các trường THPT . - Là các bài tập hữu ích khi huấn luyện học sinh tham gia thi đấu ở các kỳ hội khỏe cũng như đại hội thể dục thể thao do sở giáo dục và tỉnh tổ chức. - Là những bài tập để nâng cao sức khỏe phòng ngừa bệnh tật.Mà sức khỏe chính là chìa khóa của thành công “có sức khỏe là có tất cả” - Giúp tâm trạng người tập luyện thoải mái. - Tập luyện thường xuyên giúp nâng cao năng lượng: Cải thiện sức mạnh cơ bắp. - Tập luyện thường xuyên giúp người tập có giấc ngủ ngon. - Tập luyện giúp hòa nhập tốt hơn. 11. Danh sách các cá nhân tham gia áp dụng thử sáng kiến kinh nghiệm: Số Tên cá nhân Địa chỉ Lĩnh vực áp dụng TT sáng kiến 1 Nguyễn Ngọc Anh HS lớp 10A3 trường Thực hiện các bài tâp THPT Triệu Thái. trong sáng kiến. 2 Nguyễn Lan Anh HS lớp 10A3 trường Thực hiện các bài tâp THPT Triệu Thái. trong sáng kiến. 3 Hoàng Ánh HS lớp 10A3 trường Thực hiện các bài tâp THPT Triệu Thái. trong sáng kiến. 4 Nguyễn Xuân Bách HS lớp 10A3 trường Thực hiện các bài tâp 18
  11. THPT Triệu Thái. trong sáng kiến. 5 Dương Văn Bảo HS lớp 10A3 trường Thực hiện các bài tâp THPT Triệu Thái. trong sáng kiến. 6 Nguyễn Văn hải HS lớp 10A3 trường Thực hiện các bài tâp THPT Triệu Thái. trong sáng kiến. 7 Dương Hoàng Hùng HS lớp 10A3 trường Thực hiện các bài tâp THPT Triệu Thái. trong sáng kiến. 8 Nguyễn Trung Hiếu HS lớp 10A3 trường Thực hiện các bài tâp THPT Triệu Thái. trong sáng kiến. 9 Hoàng Thị Lan HS lớp 10A3 trường Thực hiện các bài tâp THPT Triệu Thái. trong sáng kiến. 10 Lê Thị Linh HS lớp 10A3 trường Thực hiện các bài tâp THPT Triệu Thái. trong sáng kiến. 11 Lê khánh Linh HS lớp 10A3 trường Thực hiện các bài tâp THPT Triệu Thái. trong sáng kiến. 12 Nguyễn Minh Mùi HS lớp 10A3 trường Thực hiện các bài tâp THPT Triệu Thái. trong sáng kiến. 13 Nguyễn Hải Nam HS lớp 10A3 trường Thực hiện các bài tâp THPT Triệu Thái. trong sáng kiến. 14 Nguyến Anh Quang HS lớp 10A3 trường Thực hiện các bài tâp THPT Triệu Thái. trong sáng kiến. 15 Hoàng kim Quyên HS lớp 10A3 trường Thực hiện các bài tâp THPT Triệu Thái. trong sáng kiến. 16 Nguyễn Hồng Sáu HS lớp 10A3 trường Thực hiện các bài tâp THPT Triệu Thái. trong sáng kiến. 17 Nguyễn Hùng Sơn HS lớp 10A3 trường Thực hiện các bài tâp THPT Triệu Thái. trong sáng kiến. 18 Đỗ Minh Tâm HS lớp 10A3 trường Thực hiện các bài tâp THPT Triệu Thái. trong sáng kiến. 19 Nguyên Anh Tuấn HS lớp 10A3 trường Thực hiện các bài tâp THPT Triệu Thái. trong sáng kiến. 20 Nguyễn Thu Trang HS lớp 10A3 trường Thực hiện các bài tâp THPT Triệu Thái. trong sáng kiến. 19
  12. Trên đây là kết quả nghiên cứu và thực nghiệm bước đầu của đề tài sáng kiến kinh nghiệm “ Hệ thống các bài tập phát triển sức bật nhằm nâng cao thành tích môn nhảy cao kiểu nằm nghiêng cho hs lớp 10 trường THPT Triệu Thái” góp phần nâng cao chất lượng giờ học thể dục của học sinh lớp 10 ở trường THPT. Rất mong nhận được ý kiến nhận xét, đánh giá và đóng góp của Hội đồng Sáng kiến nhà trường, Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc cũng như các đồng nghiệp để đề tài từng bước hoàn chỉnh và áp dụng có hiệu quả hơn nữa. Tôi xin chân thành cảm ơn ! ,ngày tháng năm Thủ trưởng đơn vị CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG ,ngày tháng năm (ký tên, đóng dấu) SÁNG KIẾN CẤP CƠ SỞ Tác giả sáng kiến (ký tên, đóng dấu) Nguyễn Minh Tuân 20