SKKN Hướng dẫn trẻ mầm non làm đồ dùng đồ chơi tự tạo bằng những nguyên vật liệu sẵn có tại địa phương
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Hướng dẫn trẻ mầm non làm đồ dùng đồ chơi tự tạo bằng những nguyên vật liệu sẵn có tại địa phương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
skkn_huong_dan_tre_mam_non_lam_do_dung_do_choi_tu_tao_bang_n.doc
Nội dung tóm tắt: SKKN Hướng dẫn trẻ mầm non làm đồ dùng đồ chơi tự tạo bằng những nguyên vật liệu sẵn có tại địa phương
- Đồ chơi này làm bằng chất liệu gì? Màu gì?( Đồ chơi làm bằng giấy xốp, có màu đỏ và xanh ạ!) Cấu tạo của nó gồm những phần nào? ( Đầu xe, thùng xe ạ! Con có thể chơi trò gì với đồ chơi này? ( Con bán hàng, chơi xây dựng, lái xe ô tô, ) - Giờ hoạt động tạo hình: Trong giờ hoạt động tạo hình, cô cần khơi gợi hứng thú cho trẻ để trẻ có niềm yêu thích tạo hình ra một loại đồ chơi nào đó. Cô đưa cho trẻ quan sát các vật mẫu, nhận xét vật mẫu. Hướng dẫn từng bước làm cụ thể và thực hiện cùng làm với trẻ để trẻ dễ hiểu và dễ dàng bắt chước theo cô. Với những trẻ có khả năng chú ý quan sát kém và khả năng bắt chước không cao, cô nên đến tận nơi, chỉ bảo cho từng trẻ một để trẻ lĩnh hội một cách dễ dàng hơn và cũng có thể hoàn thành sản phẩm giống như các bạn khác. - Trong giờ hoạt động chơi theo ý thích ở các góc: Hình ảnh 3: Trẻ thực hành kĩ năng làm đồ chơi tự tạo trong góc chơi tạo hình
- Góc tạo hình cô nên trưng bày nhiều đồ dùng đồ chơi tự tạo đẹp. Hướng cho trẻ quan sát các đồ dùng đó và cách làm chúng. Bên cạnh đó cô cũng để sẵn thật nhiều các nguyên vật liệu khác nhau trong góc sao cho trẻ dễ dàng lấy được và thực hiện tạo hình theo mẫu sẵn của cô hoặc sáng tạo theo kiểu mà trẻ thích. Cô giáo quan sát và hướng dẫn cho trẻ, hỗ trợ kịp thời cho trẻ hoàn thành sản phẩm. - Giờ chơi ngoài trời: Đây là thời điểm thích hợp để trẻ ôn luyện lại các kĩ năng tạo hình mà cô đã dạy trong lớp. Trẻ có thể ngồi chơi theo các nhóm nhỏ, cùng nhau làm. Cô chỉ nên là người quan sát trẻ thực hiện, hỗ trợ khi trẻ cần giúp. Hình ảnh 4: Trẻ thực hành kĩ năng tạo hình: cắt, buộc dây qua HĐ ngoài trời - Giờ chơi và hoạt động theo ý thích: Trẻ có thể tự làm những đồ dùng, đồ chơi mà trẻ thích, Cô có thể lên kế hoạch hướng dẫn trẻ làm đồ dùng theo chủ đề hoặc theo sở thích của trẻ. Cô và trẻ trò chuyện với nhau thật cởi mở và thoải mái để trẻ nói lên được ý tưởng cá nhân của mình. Khuyến khích những
- trẻ có ý tưởng sáng tạo mới, động viên khen ngợi trẻ để trẻ hoàn thành sản phẩm theo ý tưởng của trẻ. 4. Giải pháp 4 : Đánh giá sản phẩm của trẻ và điều chỉnh kế hoạch hướng dẫn trẻ làm đồ dùng đồ chơi tự tạo Các sản phẩm của trẻ đều mang tính cá nhân, mỗi một bàn tay tài hoa nhí sẽ tạo ra một sản phẩm cá biệt dù cách làm giống nhau. Vì vậy cô cần quan sát và đánh giá sản phẩm của trẻ xem mặt hạn chế và tích cực của trẻ để lên kế hoạch điều chỉnh cho phù hợp với đặc điểm cá nhân của từng trẻ, phân loại trẻ. Như vậy kết quả việc hướng dẫn trẻ làm đồ dùng sẽ đạt hiệu quả cao. Hình ảnh 5: Sản phẩm của bé Ngô Trúc Phương ( bên trái) và của bé Nguyễn Đặng Bảo Ni (Bên phải) Dựa trên hình ảnh số 5 này, ta có thể thấy cùng một cách hướng dẫn nhưng mỗi bé lại có cách thể hiện khác nhau, và bức tranh sẽ nói lên kĩ năng của bé,cách quan sát thế giới trực quan và cách thể hiện sản phẩm khác nhau ở
- từng bé. Giáo viên dựa vào đó để điều chỉnh nâng cao mức độ hoặc hạ thấp yêu cầu với từng trẻ sao cho phù hợp với điều kiện thực tế và khả năng của trẻ. 5. Giải pháp 5: Phối hợp với các bậc phụ huynh học sinh trong hướng dẫn trẻ làm đồ dùng đồ chơi tự tạo Việc làm đồ dùng đồ chơi tự tạo rất cần những nguyên vật liệu sẵn có tại địa phương, những nguyên vật liệu dễ tìm kiếm là các loại phế thải có trong các gia đình. Phát động chương trình ủng hộ nguyên vật liệu phế thải cho phụ huynh học sinh là một giải pháp tốt để cung cấp nguồn nguyên vật liệu cho các họat động tạo hình của trẻ ở trường mầm non. Bên cạnh đó, các bậc phụ huynh cũng sẽ hiểu thêm vai trò của mình trong việc phối hợp với nhà trường giáo dục cho trẻ tinh thần tiết kiệm, sử dụng lại đồ phế thải tái chế, góp phần bảo vệ môi trường. IV. HIỆU QUẢ DO SÁNG KIẾN ĐEM LẠI 1. Về bản thân: - Tôi thấy mình đã có nhiều kinh nghiệm và ý tưởng sáng tạo các đồ dùng đồ chơi với những nguyên vật liệu khác nhau. - Trình độ chuyên môn nghiệp vụ sư phạm được nâng lên rõ rệt, Tôi có thể đánh giá sản phẩm và năng lực của trẻ để lên kế hoạch giáo dục cho phù hợp với trẻ của nhóm lớp mình. - Với nhiều đồ dùng đồ chơi cô và trẻ cùng làm, tôi có thể áp dụng vào các mục đích giáo dục khác nhau mà không tốn nhiều chi phí mua đồ dùng đồ chơi thiết bị dạy học. 2. Về phía trẻ: Qua quá trình nghiên cứu tìm tòi và áp dụng tại nhóm lớp, trẻ của tôi đã hoàn thiện được nhiều kĩ năng ở mức cơ bản: Vẽ các hình đơn giản, tô màu không bị chườm ra ngoài, sử dụng kéo và phết hồ kín thể hiện: Nội dung Trước khi Sau khi thực thực hiện hiện
- Trẻ có khả năng tập trung chú ý quan sát 80% 100% và bắt chước Trẻ biết sử dụng kéo, có kĩ năng tạo hình 20% 80% như tô màu, phết keo Trẻ chưa có kĩ năng tạo hình, trẻ còn vụng 72% 24% về lúng túng với dụng cụ tạo hình chiếm 3. Về phụ huynh Qua quá trình áp dụng và thục hành các giải pháp tại nhóm lớp mình, tôi nhận thấy các bậc phụ huynh học sinh đã có ý thức quan tâm đến việc đầu tư trang thiết bị cho quá trình vui chơi và học tập của con em mình. Họ đã tham gia tích cực và nhiệt tình trong các cuộc vận động ủng hộ nguyên vật liệu trang trí lớp và nguyên vật liệu cho trẻ thực hiện làm đồ dùng đồ chơi tự tạo Phụ huynh có ý thức hơn trong quá trình phân loại rác thải trong sinh hoạt hàng ngày, tái chế và bảo vệ môi trường. * Tôi xin giới thiệu một số hoạt động tạo hình mà tôi đã áp dụng như sau: - Tranh sáng tạo - Sách vải - Đồ dùng âm nhạc - Làm con vật ( Con ếch, con thỏ, con bướm) A. Phương pháp thực hiện : A.1 Phương pháp thực hiện “ Tranh sáng tạo” Chuẩn bị vật liệu : Màu nước, cọ vẽ, lọ thuốc bằng nhựa có chứa sẵn màu nước, giấy vẽ, bút long đen, tranh mẫu của cô. Thực hiện : - Bước 1 : Cho trẻ quan sát và nhận xét tranh mẫu của cô - Bước 2 : Dùng cọ vẽ bản to cho trẻ phết màu nền. - Bước 3 : Trẻ ấn bàn tay của mình vào bức tranh sao cho bố cục hài hòa
- - Bước 4: Trẻ dùng bút lông vẽ mang và mắt cá. c) Sử dụng : giáo viên hướng dẫn cho bé cách treo và vị trí treo tranh ở góc triển lãm tranh hay góc học tập ở nhà. A.2. Phương pháp thực hiện “con vật: con ếch, con thỏ, con lợn)” - Chuẩn bị vật liệu : Vỏ hộp sữa chua, băng keo, kéo, hồ dán. - Cô hướng đẫn cách lamg: Cho trẻ quan sát các con vật mẫu của cô Cô trò chuyện với trẻ về cấu tạo, nguyên vật liệu và màu sắc của các con vật đó với trẻ. - Dạy trẻ làm: cô cho trẻ cắt những mảnh giấy xốp nhỏ làm tai, mắt, chân của con vật. sắp xếp vị trí các phần của con vật sao cho hợp lí. - Dùng băng keo gắn chúng lại với nhau theo mẫu.
- Hình ảnh: Trẻ làm con thỏ, con ếch theo mẫu của cô * Cách sử dụng: Cho trẻ chơi ở góc xây dựng chủ đề “Động vật” A.3. Phương pháp thực hiện “ Dụng cụ âm nhạc” Chuẩn bị vật liệu : Chai nhựa, vỏ hộp bánh, đề can nhiều màu, ống nhựa, dây duy băng, hạt ngũ cốc, bút chì, kéo - Cô và trẻ cùng làm: - Cho trẻ lấy chai nhựa sau đó cho hạt ngũ cốc vào chai. - Dùng bút chì vẽ hình mà trẻ yêu thích sau đó cát dán. - Với dụng cụ dàn trống cô sẽ giúp trẻ gắn keo cho những chiếc trống và trẻ sẽ trang trí
- D * Sử dụng: Trẻ có thể dùng ở trong góc âm nhạc hoặc trẻ có thể sử dụng ở trong tiết học “ Hoạt động âm nhạc”. A.8. Phương pháp thực hiện “ Làm sách vải” Chuẩn bị vật liệu : Vải nỉ nhiều màu, keo, gai dính, bút chì, kéo - Cô và trẻ cùng làm: - Dùng bút chì vẽ hình mà trẻ yêu thích sau đó cắt dán.
- Hình ảnh : Trẻ Thực hành làm sách vải V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Căn cứ trên kết quả đạt được, tôi rút ra những kết luận như sau : - Việc hướng dẫn cho trẻ tự làm đồ chơi, đồ dùng là rất bổ ích và các con tỏ ra rất thích thú, hào hứng khi tham gia - Trong quá trình thực hiện, các cháu đã thể hiện đựơc tính độc lập, tư duy sáng tạo rất cao. - Giáo dục cho các cháu tính tiết kiệm, yêu quí sức lao động, ý thức bảo vệ môi trường và bước đầu làm quen với phương pháp làm công việc. - Qua việc thực hiện “Hướng dẫn trẻ làm đồ dùng, đồ chơi tự tạo khiến cho giáo viên và phụ huynh có sự đồng cảm và thấu hiểu hơn đến công việc của các cô và nhận ra được sự sáng tạo tính tư duy của trẻ được phát triển một cách tốt nhất. Trên đây là một số kinh nghiệm “ Hướng dẫn trẻ mầm non làm đồ dùng đồ chơi sáng tạo bằng những nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương”. Tôi xin
- mạnh dạn giới thiệu để chị em đồng nghiệp cùng tham khảo và đóng góp thêm ý kiến để giúp tôi có thêm kinh nghiệm trong giảng dạy đạt kết quả tốt hơn. TÁC GIẢ SÁNG KIẾN (Ký, ghi rõ tên) Doãn Thị Yến CƠ QUAN ĐƠN VỊ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM (Xác nhận, đánh giá, xếp loại) Sáng kiến kinh nghiệm “ Hướng dẫn trẻ mầm non làm đồ dùng đồ chơi sáng tạo bằng những nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương” của giáo viên Doãn Thị Yến đã được áp dụng tại trường mầm non Nghĩa Lâm năm học 2018 - 2019. Sáng kiến được hội đồng khoa học nhà trường đánh giá xếp loại: Tốt (Ký tên, đóng dấu)
- PHÒNG GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO (Xác nhận, ký tên, đóng dấu) (Ký tên, đóng dấu) CÁC PHỤ LỤC KÈM THEO SÁNG KIẾN 1. Danh mục các tài liệu tham khảo - Chương trình giáo dục mầm non – Bộ GD ĐT( Dành cho cán bộ quản lý và giáo viên mầm non). - Hướng dẫn tổ chức thực hiện chương trình giáo dục mầm non mẫu giáo lớn ( 3- 4 tuổi), (tái bản lần thứ 8 có chỉnh lí theo Thông tư số 28/2016/TT-BGD ĐT ngày 30 tháng 12 năm 2016 sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Chương trình Giáo dục mầm non) – Tác giả TS Lê Thu Hương, TS Trần Thị Ngọc Trâm, PGS.TS. Lê Thị Ánh Tuyết (đồng chủ biên). - Hướng dẫn tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục trong trường mầm non theo chủ đề ( trẻ 3 - 4 tuổi) (tái bản lần thứ 10, có chỉnh lý và bổ sung) – Tác giả Lê Thu Hương (chủ biên). - Nguồn một số cách làm đồ dùng đồ chơi phế thải internet, chương trình sáng tạo 102, Học vẽ cùng ếch cốm - Sách hướng dẫn hoạt động tạo hình cho trẻ 3- 4 tuổi 2. Bản vẽ mô tả chi tiết giải pháp kĩ thuật của sáng kiến ( nếu có). 3. Ảnh minh họa sáng kiến được áp dụng trong thực tế (nếu có). 4. Sản phẩm khác kèm theo (nếu có).