SKKN Lồng ghép một số trò chơi vào phân môn Luyện từ và câu lớp 5 để dạy học theo hướng phát triển phẩm chất năng lực học sinh

docx 12 trang thulinhhd34 453415
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Lồng ghép một số trò chơi vào phân môn Luyện từ và câu lớp 5 để dạy học theo hướng phát triển phẩm chất năng lực học sinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_long_ghep_mot_so_tro_choi_vao_phan_mon_luyen_tu_va_cau.docx

Nội dung tóm tắt: SKKN Lồng ghép một số trò chơi vào phân môn Luyện từ và câu lớp 5 để dạy học theo hướng phát triển phẩm chất năng lực học sinh

  1. PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HUYỆN BÌNH XUYÊN TRƯỜNG TIỂU HỌC GIA KHÁNH A === === BÁO CÁO GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY MÔN TIẾNG VIỆT Tên giải pháp: Lồng ghép một số trò chơi vào phân môn Luyện từ và câu lớp 5 để dạy học theo hướng phát triển phẩm chất năng lực học sinh Tác giả : Phạm Thị Bích Môn : Tiếng Việt Trường : Tiểu học Gia Khánh A Bình Xuyên, năm 2020 1 Bình Xuyên, năm , Năm
  2. BÁO CÁO GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY MÔN TIẾNG VIỆT TÊN GIẢI PHÁP Lồng ghép một số trò chơi vào phân môn Luyện từ và câu lớp 5 để dạy học theo hướng phát triển phẩm chất năng lực học sinh Bình Xuyên, năm 2020 2 Bình Xuyên, năm 2020 Bình Xuyên, năm
  3. BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG GIẢI PHÁP 1. Lời giới thiệu Trò chơi là một hình thức tổ chức dạy học tích cực, được học sinh Tiểu học đặc biệt yêu thích nhất, bởi trò chơi luôn mang lại cho các em cảm giác thoải mái, vui vẻ, và muốn tự tìm hiểu vấn đề. Việc xây dựng và lồng ghép một số trò chơi vui vẻ, nhẹ nhàng để tạo không khí thoải mái trong mỗi giờ học cho các em, đồng thời qua đó giúp các em phát triển các phẩm chất năng lực của mình là một việc rất cần thiết trong chương trình giáo dục hiện nay và đáp ứng nhu cầu đổi mới, phát triển giáo dục toàn diện. Trong quá trình làm việc, học tập của các em, giáo viên sử dụng thêm một số trò chơi sẽ thay đổi được không khí của tiết học. Trước hết tiết học sẽ sôi nổi hơn, cuốn hút hơn đặc biệt tất cả các em cùng tham gia, thậm chí có những em đang gặp những khó khăn riêng về thể chất, tinh thần, cũng sẽ được hòa nhập vào niềm vui đó trong giờ học. Trò chơi không chỉ đem đến sự thoải mái về tinh thần cho học sinh mà còn giúp học sinh được rèn luyện về thể lực, phát triển các giác quan, tạo cơ hội cho các em cùng được giao lưu, hợp tác, chia sẻ với nhau giữa cá nhân - cá nhân, cặp đôi - cặp đôi, nhóm - nhóm, Từ đó, học sinh sẽ có cơ hội bộc lộ và phát triển các kĩ năng; hình thành những năng lực, phẩm chất. Trong những năm gần đây việc vận dụng trò chơi vào các hoạt động học của học sinh trong mỗi tiết học dưới sự chỉ đạo của ban giám hiệu, tổ chuyên môn đã được giáo viên trong trường tiểu học nơi tôi công tác thực hiện thường xuyên, linh hoạt trở thành một hoạt động không thể thiếu trong mỗi giờ học, gây hứng thú học tập cho học sinh trong toàn trường. 2. Tên giải pháp Là một giáo viên trực tiếp dạy lớp 5, tôi luôn tìm hiểu, nghiên cứu tài liệu, tìm tòi những phương pháp dạy học mới, tích cực để vừa giúp các em hứng thú chăm chỉ, tích cực học tập, vừa giúp các em sáng tạo và vận dụng kiến thức bài học vào thực tiễn một cách cụ thể nhất. Do đó tôi quyết định chọn đề tài: “Lồng ghép một số trò chơi vào phân môn Luyện từ và câu lớp 5 để dạy học theo hướng phát triển phẩm chất năng lực học sinh” để nâng cao chất lượng dạy học lớp mình. 3
  4. 3. Lĩnh vực áp dụng giải pháp Đối với lớp 5 là lớp học cuối bậc Tiểu học có nhiều môn học với lượng kiến thức tổng hợp, vừa ôn tập kiến thức ở các lớp học trước, vừa hình thành kiến thức mới và vận dụng, nâng cao hơn. Đặc biệt là phân môn luyện từ và câu trong môn Tiếng Việt lớp 5 là vô cùng quan trọng, để các em có kiến thức nền thật tốt phục vụ cho việc học ở bậc học Trung học sơ sở. Chính vì vậy tôi quyết định lựa chọn phân môn Luyện từ và câu làm đề tài nghiên cứu của mình. 4. Ngày giải pháp được áp dụng lần đầu Sau khi nhận lớp, tôi dừa dạy vừa theo dõi về thái độ cũng như kiến thức tiếp thu của các em để có hướng dạy học phù hợp với đối tượng. Sau 1 tuần khảo sát thực tế tại lớp, tôi bắt đầu áp dụng vào ngày 14/09/2020. 5. Mô tả bản chất của giải pháp 5.1. Về nội dung của giải pháp Giải pháp 1: Xây dựng hệ thống trò chơi cần áp dụng Để lồng ghép một số trò chơi vào tiết dạy hiệu quả trước hết tôi lựa chọn và sưu tầm những trò chơi bổ ích đạt được những yêu cầu sau: - Trò chơi có tính vận dụng kiến thức trong bài học. - Hình thành và phát triển các năng lực, phẩm chất của học sinh. - Khi thực hiện phải đảm bảo tính khoa học và thực tiễn. - Đảm bảo tính thời gian (mỗi trò chơi 5 - 7 phút) Việc học sinh xác định đúng và nêu được yêu cầu của bài tập là hết sức quan trọng và cần thiết, mục tiêu của bài tập là cơ sở để lựa chọn trò chơi sao cho phù hợp. Có thể sử dụng kết hợp nhiều trò chơi khi giải quyết một bài tập. Tôi tiến hành thiết kế trò chơi rất rõ ràng về nội dung và hình thức (người chơi, cách chơi, đồ dùng hỗ trợ ), nội dung thực hiện trò chơi phải phù hợp với bài tập trong chương trình học hoặc có thể bổ sung những nội dung mở rộng, cần củng cố, liên hệ, khắc sâu cho học sinh. Đồng thời thông qua đó rèn cho học sinh những kĩ năng cần và đủ để học sinh ghi nhớ và vận dụng kiến thức. Ví dụ một số trò chơi phù hợp với học sinh lớp 5 và phù hợp với phân môn Luyện từ và câu: Trò chơi “Thỏ tìm nhà”; “Nhanh lên bạn ơi”, “truyền điện”; “ô chữ kì diệu”, Hình thức lồng ghép thì tôi căn cứ vào nội dung bài học, mục tiêu bài học và khoảng thời gian cho phép để tiến hành một cách bài bản vừa giúp các em 4
  5. phát triển phẩm chất năng lực vừa đảm bản yêu cầu mục tiêu bài học cũng như thời gian tiết học. Giải pháp 2: Lồng ghép một số trò chơi trong từng hoạt động của phân môn Luyện từ và câu nhằm phát triển phẩm chất năng lực học sinh. a. Lồng ghép trong hoạt động khởi động. Khởi động là một hoạt động ở đầu mỗi tiết học. Tạo không khí vui tươi trước khi truyền tải đến các em những nội dung kiến thức mới. Hoạt động này giáo viên giúp học sinh huy động những kiến thức, kĩ năng, hiểu biết đã có nhằm tái hiện lại nội dung liên quan để kết nối với mạch kiến thức của bài học. Ví dụ: Trò chơi “Ghép đôi” (Thực hiện trong tiết dạy bài: Luyện tập về từ trái nghĩa - Tiếng Việt 5 trang 44) Mục tiêu: Học sinh hiểu nghĩa của từ, ghép đúng các cặp từ trái nghĩa. Qua đó, rèn sự nhanh nhẹn cho học sinh. Chuẩn bị: Thẻ từ đêm ngày dài ngắn ghét yêu chậm nhanh khen chê thấp cao dưới trên lạnh nóng Tiến hành: Giáo viên phát cho học sinh 1 thẻ từ cầm trên tay. Khi có hiệu lệnh “Ghép đôi” từng bạn sẽ phải nhanh chân chạy đi tìm người bạn của mình để “Ghép đôi”. Cặp nào ghép nhanh nhất và đúng cặp từ trái nghĩa thì sẽ thắng cuộc. Bạn nào không tìm ra được người bạn của mình hoặc ghép đôi mà 2 từ đó không phải là cặp từ trái nghĩa sẽ thua cuộc và chịu phạt nhảy lò cò 1 vòng quanh lớp. Ví dụ: bạn có thẻ từ “ngắn” sẽ ghép đôi với bạn có thẻ từ “dài” để tạo thành cặp từ trái nghĩa. Các năng lực, phẩm chất được hình thành qua trò chơi: - Năng lực: Giao tiếp, hợp tác; Tự phục vụ, tự quản - Phẩm chất: Tự tin, trách nhiệm; đoàn kết, yêu thương b. Lồng ghép trong phần hình thành kiến thức mới 5
  6. Trong mỗi giờ học, phần hình thành kiến thức mới cho học sinh là một hoạt động trọng tâm, làm thế nào để giáo viên khơi gợi, hình thành được kiến thức cho học sinh nhẹ nhàng và đạt hiệu quả cao nhất. Việc lồng ghép các trò chơi trong hoạt động này sẽ giúp đạt được điều đó. Ví dụ: Trò chơi “ Câu cá nước mặn”: (Thực hiện trong tiết dạy bài : Từ trái nghĩa - Tiếng Việt 5 trang 38) Mục tiêu: HS phân biệt được những từ mà không cùng thể loại, cấu tạo, không cùng từ loại. Chuẩn bị: Các thẻ chữ có móc treo ở phía trên để tiện nhấc lên (Mỗi thẻ chữ là một chú cá và có tên là: bao la, mênh mông, bát ngát, thênh thang, chật hẹp). Chọn 2 đội chơi, mỗi đội gồm 3 bạn và chuẩn bị sẵn 2 chiếc cần câu cho mỗi đội để câu cá trong ao. Từ khác nghĩa với các từ còn lại được xem là một chú cá nước mặn bị thả nhầm vào ao nước ngọt. HS trong đội chơi là những người cứu hộ, cần phải đưa chú cá nước mặn đó ra khỏi ao. Tiến hành: Mỗi đội chơi cử lần lượt từng người lên tham gia. Đội nào tìm ra được chú cá nước mặn trong ao và câu lên bờ nhanh nhất thì đội đó sẽ thắng cuộc (Để tăng sự hứng thú, trở ngại khi câu cá thì giáo viên có thể yêu cầu học sinh đứng một chân để câu). Sau khi học sinh câu được chú cá “chật hẹp” lên bờ thì giáo viên hình thành cho học sinh tên của chú cá đó chính là từ có nghĩa trái ngược với các từ còn lại giúp tăng tính tò mò cho học sinh để học sinh dần hiểu được thế nào là từ trái nghĩa. Trò chơi hình thành cho học sinh: - Các năng lực: giao tiếp, hợp tác; tự học và giải quyết vấn đề - Các phẩm chất: đoàn kết, yêu thương; tự tin, trách nhiệm c. Lồng ghép trong phần củng cố kiến thức bài học. Trong mỗi giờ học không thể thiếu hoạt động củng cố nhằm khắc sâu, mở rộng, liên hệ kiến thức bài học. Qua trò chơi sẽ giúp các em nhớ kĩ, nhớ lâu, vận dụng kiến thức bài học một cách dễ dàng. Ví dụ: Trò chơi “Thỏ tìm nhà’’ (Thực hiện dạy bài Luyện từ và câu: Ôn tập về từ loại - Tiếng Việt 5 trang 142) 6
  7. Mục tiêu: Giúp học sinh củng cố về các từ loại và vai trò của các từ loại trong câu. Mở rộng vốn từ. Chuẩn bị : Các thẻ chữ (mỗi thẻ ghi 1 tiếng hoặc 1 từ) Trả nhìn Vịn Xa Qua Hắt Với lời Thấy ở Lớn lăn trào đón Bỏ Thấy Tiến hành: Giáo viên phát cho mỗi học sinh 2 thẻ chữ có ghi sẵn các từ ở trên. Chuẩn bị sẵn vị trí của 3 ngôi nhà treo lên bảng. Mỗi ngôi nhà có tên gọi lần lượt là: động từ, tính từ, quan hệ từ. Cả lớp hát vang một bài hát. Khi lời bài hát kết thúc, bạn quản trò hô “trời mưa, trời mưa”, học sinh được giao thẻ trên tay chạy nhanh chân tìm đến ngôi nhà của mình để trú mưa. Đội nào có nhiều bạn về đúng nhà của mình nhất sẽ thắng cuộc Trò chơi hình thành cho học sinh: - Các năng lực: giao tiếp, hợp tác; tự học và giải quyết vấn đề - Các phẩm chất: đoàn kết, yêu thương; tự tin, trách nhiệm Giải pháp 3: Ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức trò chơi học tập cho học sinh. Ứng dụng công nghệ thông tin đáp ứng nhu cầu đổi mới trong dạy học là điều vô cùng quan trọng và cần thiết. Nó giúp bài giảng của giáo viên trở nên sinh động và hấp dẫn hơn, thu hút sự tập trung chú ý của học sinh vào bài dạy. Qua đó nâng cao được chất lượng dạy và học. Bên cạnh việc vận dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy tôi còn mạnh dạn đưa ra 1 số những trò chơi học tập có sử dụng công nghệ thông tin tạo nên tính hiệu quả của trò chơi, gây hứng thú mạnh cho học sinh. Ví dụ: Trò chơi “Ô chữ kì diệu” (Thực hiện trong tiết dạy bài Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Bảo vệ môi trường - Tiếng Việt 5 trang 126) 7
  8. Mục tiêu: Qua hoạt động trò chơi giúp học sinh có ý thức bảo vệ môi trường bằng những việc làm cụ thể như: trồng cây gây rừng, tuyên truyền mọi người cùng chung tay bảo vệ môi trường, Chuẩn bị: GV chuẩn bị nội dung câu hỏi phù hợp liên quan đến nội dung bài Dòng 1: Người ta thường ví rừng với hình ảnh này (10 chữ cái) Dòng 2: Một phong trào được tổ chức vào mùa xuân, do Bác Hồ khởi xướng (11 chữ) Dòng 3: Vì lợi ích trồng cây Vì lợi ích trăm năm trồng người (7 chữ cái) Dòng 4: Trẻ em như Biết ăn, ngủ, biết học hành là ngoan (11 chữ cái) Dòng 5: Một hoạt động hằng ngày em vẫn làm để giữ lớp luôn sạch đẹp (15 chữ cái) Dòng 6: Một trong những hành động của chúng ta để giúp mọi người hiểu hơn một giải pháp hay chủ trương nào đó (11 chữ cái) Dòng 1: L Á P H Ổ I X A N H Dòng 2: T Ế T T R Ồ N G C Â Y Dòng 3: M Ư Ờ I N Ă M Dòng 4: B Ú P T R Ê N C À N H Dòng 5: V Ệ S I N H T R Ư Ờ N G L Ớ P Dòng 6: T U Y Ê N T R U Y Ề N B Ả O V Ệ M Ô I T R Ư Ờ N G Tiến hành: Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi theo hình thức rung chuông, thi đua giữa các tổ, lần lượt chọn từng câu hỏi rồi đưa ra đáp án. Đội nào giải được nhiều câu đúng là đội thắng cuộc. Trò chơi hình thành cho học sinh: 8
  9. - Các năng lực: giao tiếp, hợp tác; tự học và giải quyết vấn đề - Các phẩm chất: đoàn kết, yêu thương; tự tin, trách nhiệm 5.2. Về khả năng áp dụng của giải pháp Các giải pháp “Lồng ghép một số trò chơi vào phân môn Luyện từ và câu lớp 5 để dạy học theo hướng phát triển phẩm chất năng lực học sinh” mà tôi đã nêu ở trên có thể áp dụng cho tất cả các lớp 5 trong trường, các trường Tiểu học trong toàn Huyện, toàn Tỉnh thậm chí toàn quốc, vì ưu điểm vượt trội của nó là: Giúp cho học sinh tiếp thu bài một cách chủ động, tích cực. Qua trò chơi các em được thể hiện mình, được phát huy hết khả năng vốn có; các em được học mà chơi, chơi mà học. Nhờ vậy mà trong quá trình học các em sẽ đóng vai trò là trung tâm, phát triển tốt những phẩm chất năng lực cần thiết. 6. Những thông tin cần được bảo mật (Nếu có) Đề tài được bảo mật toàn bộ nội dung đến khi được Hội đồng khoa học cấp cao nhất của hội thi chấm và công bố kết quả. 7. Các điều kiện cần thiết để áp dụng giải pháp: Để đề tài được triển khai áp dụng một cách có hiệu quả thì cần có những điều kiện sau: - Nhà trường cần tạo điều kiện về không gian, thời gian để giáo viên vận dụng linh hoạt nội dung của biện pháp vào trong các tiết học của phân môn Luyện từ và câu. - Công nghệ thông tin của nhà trường cần hỗ trợ về cơ sở vật chất liên quan đến dạy học bằng bài giảng trình chiếu của giáo viên. - Phụ huynh cần phối hợp chặt chẽ với giáo viên trong quá trình con, em tham gia học tại lớp để có những giải quyết kịp thời và phù hợp với những biểu hiện bất thường của các em. 8. Đánh giá lợi ích thu được của các giải pháp Khi dạy học phân môn Luyện từ và câu có sử dụng các trò chơi học tập ở lớp 5, không khí trong những giờ học trở nên sôi nổi, tích cực hơn, học sinh chăm chú nghe giảng, hăng hái phát biểu xây dựng bài, các em học sinh chuyển từ thụ động sang chủ động chiếm lĩnh kiến thức, hứng thú với những hình thức học tập mới lạ. Ngoài ra những kĩ năng sử dụng Tiếng Việt trong giao tiếp của các em tiến bộ hơn. Những học sinh có năng lực, phẩm chất tốt thì ngày càng tự tin, năng động, có tinh thần trách nhiệm cao trong học tập còn những học sinh 9
  10. thụ động, học sinh còn chưa mạnh dạn thì các em cũng trở nên tích cực hơn, bắt đầu biết chia sẻ, hợp tác với các bạn để hoàn thành nhiệm vụ học tập. Qua quá trình đánh giá thường xuyên từng giai đoạn học tập của học sinh trong lớp mình, tôi thấy học sinh có sự tiến bộ nhiều mặt, các em được bộc lộ một cách tối đa những kĩ năng vốn có. Kết quả học tập của lớp có sự tiến bộ. Tôi khảo sát chất lượng nghiên cứu của đề tài bằng 2 hình thức: Thứ nhất: Cho học sinh làm 2 bài kiểm tra phân môn Luyện từ và câu. Một bài trước khi áp dụng biện pháp và một bài sau khi áp dụng biện pháp. Thứ hai: Tôi trò chuyện, tìm hiểu tâm trạng các em trước và sau khi áp dụng biện pháp. Tôi thu được kết quả như sau: Kết quả bài kiểm tra khảo sát phân môn Luyện từ và câu của lớp 5A3. Sĩ số học sinh của lớp 5A3 là 34 học sinh. Điểm Khi chưa áp dụng Sau khi áp dụng Điểm 9 - 10 2 5 Điểm 7 - 8 8 14 Điểm 5 - 6 16 6 Điểm < 5 8 3 Bảng so sánh kết quả về thái độ với phân môn Luyện từ và câu: Mức độ Khi chưa áp dụng Sau khi áp dụng Yêu thích 6 25 Bình thường 10 9 Không thích 18 0 8.1. Đánh giá lợi ích thu được khi áp dụng giải pháp theo ý kiến đề xuất của tác giả. Sau khi áp dụng những trò chơi đã nêu trên vào một số bài học, tôi cảm thấy cách thức tổ chức hoạt động giảng dạy của mình nhẹ nhàng hơn, thoải mái hơn, không còn áp dụng dập khuôn theo phương pháp dạy học truyền thống lấy người thầy làm trung tâm, thầy truyền thụ kiến thức cho học sinh ghi nhớ một cách thụ động. Học sinh được tự tin tham gia tìm hiểu, khám phá, nắm chắc, hiểu rõ bản chất kiến thức bài học thông qua mỗi trò chơi. Không những thế khả năng sử dụng phối kết hợp các trò chơi trong từng hoạt động giảng dạy của giáo viên cũng được rèn luyện một cách linh hoạt, thành thạo hơn. Từ đó khả năng sáng tạo được nâng lên một bước, từ trò chơi đã có, giáo viên sáng tạo thêm và làm sâu sắc các trò chơi, giúp cho giáo viên thiết kế được nhiều trò chơi học tập 10
  11. một cách nhanh nhạy hơn. Tuy nhiên không có phương pháp dạy học nào là vạn năng nên người thầy cần hiểu kĩ, nắm chắc kết hợp linh hoạt các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học để đạt hiệu quả cao nhất. Tránh lạm dụng việc sử dụng các trò chơi học tập không hợp lí mang tính hình thức, làm mất thời gian dẫn đến tiết học không đạt được mục tiêu bài học như mong muốn. 8.2. Đánh giá lợi ích thu được khi áp dụng giải pháp theo ý kiến của tổ chức, cá nhân Các giải pháp đã được áp dụng trong tổ khối, được các đồng chí giáo viên dạy lớp 5 có sự đồng thuận, nhất trí cao. Giải pháp được đánh giá cao về tính sáng tạo trong đổi mới phương pháp dạy học vì nó phù hợp với thực trạng và nhu cầu thực tế dạy và học môn Tiếng Việt nói chung và phân môn Luyện từ và câu nói riêng. Việc lồng ghép một số trò chơi vào trong quá trình dạy học của giáo viên mang lại hiệu quả thiết thực; gây hứng thú học tập cho học sinh, làm cho không khí tiết học nhẹ nhàng, học sinh rất phấn khởi, say mê tự giác tích cực học tập. 11
  12. 9. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng giải pháp lần đầu (nếu có): Số Tên tổ Địa chỉ Phạm vi/Lĩnh vực TT chức/cá nhân áp dụng giải pháp 34 học sinh / Phân môn 1 Lớp 5A3 Trường TH Gia Khánh A Luyện từ và câu 143 học sinh / Phân môn 2 Tổ 4+5 Trường TH Gia Khánh A Luyện từ và câu Gia Khánh, ngày 3 tháng 12 năm 2020 Gia Khánh, ngày 3 tháng 12 năm 2020 Gia Khánh, ngày 3 tháng 12 năm 2020 Hiệu trưởng Tổ trưởng chuyên môn Tác giả giải pháp (Ký tên, đóng dấu) (Ký tên, đóng dấu) (Ký, ghi rõ họ tên) Nguyễn Thị Loan Anh Phạm Thị Bích 12