SKKN Mô hình trường học hạnh phúc (Thí điểm xây dựng tại trường Tiểu học Chu Văn An - Quận Ngô Quyền - Thành phố Hải Phòng)

doc 12 trang binhlieuqn2 08/03/2022 76416
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Mô hình trường học hạnh phúc (Thí điểm xây dựng tại trường Tiểu học Chu Văn An - Quận Ngô Quyền - Thành phố Hải Phòng)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mo_hinh_truong_hoc_hanh_phuc_thi_diem_xay_dung_tai_truo.doc

Nội dung tóm tắt: SKKN Mô hình trường học hạnh phúc (Thí điểm xây dựng tại trường Tiểu học Chu Văn An - Quận Ngô Quyền - Thành phố Hải Phòng)

  1. ninh, phụ trách về văn hóa ứng xử trong trường học để thực hiện tốt nhiệm vụ của mình. - Có kiểm tra, đánh giá để động viên, tuyên dương và điều chỉnh kịp thời trong quá trình triển khai và thực hiện. * Điều kiện để thực hiện: Cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường phải có ý thức để ý đến sự an toàn và có thái độ thân thiện trong công việc và ứng xử. - Lãnh đạo nhà trường tạo dựng được mối quan hệ và huy động sự vào cuộc của các cơ quan tổ chức chính trị xã hội trong và ngoài nhà trường để tranh thủ sự giúp đỡ về vật chất lẫn tinh thần. - Các bộ phận phụ trách về an toàn, an ninh trường học phải có nghiệp vụ, được đào tạo, tập huấn bài bản. 2. Giải pháp 2: Thầy cô giáo thay đổi vì trường học hạnh phúc * Mục tiêu: Tạo sự thay đổi tích cực từ các yếu tố bên trong (cảm xúc) của các thầy cô từ nhận thức, tư tưởng, hành động để từ đó họ có động lực say mê, tâm huyết, sáng tạo, yêu nghề và mến trẻ. * Nội dung: Thầy cô giáo phải yêu nghề, yêu trẻ: Từ lãnh đạo nhà trường đến cán bộ giáo viên, nhân viên luôn tâm huyết, tận tâm, tận tụy với nghề và có tình yêu thương con trẻ. - Thầy cô giáo cần phải làm chủ được bản thân, khi làm chủ được bản thân, thầy cô sẽ có năng lượng tích cực và định hướng học sinh phát triển theo hướng tích cực. - Thầy cô giáo là người gieo trồng hạnh phúc, khi thầy cô có tư tưởng, thái độ thay đổi tích cực, biết vận dụng các kỹ năng sư phạm sẽ giúp học sinh vui vẻ khi đến trường. Giáo viên chính là người truyền lửa và lan tỏa những giá trị tốt đẹp đến học trò của mình. Muốn trò thay đổi thì trước tiên thầy cô phải thay đổi từ tư tưởng, lối sống đến các phương pháp dạy học tích cực và có kỹ năng ứng xử sư phạm tốt. * Cách tiến hành: Cán bộ, giáo viên, nhân viên thực hiện kí cam kết thay đổi vì trường học hạnh phúc, cam kết thực hiện các lời thề của người giáo viên Hải Phòng ngay từ đầu năm học. - BGH luôn quan tâm, lắng nghe ý kiến của cán bộ, giáo viên, nhân viên, phụ huynh và học sinh từ vật chất lẫn tinh thần để các cá nhân đều nhận ra những việc cần làm, nên làm, có thêm cơ hội, động lực để thay đổi bản thân. - Xây dựng mối quan hệ hợp tác, tích cực, thân thiện giữa các thành viên: Cán bộ giáo viên, nhân viên, phụ huynh và học sinh. - Thường xuyên nêu những tấm gương người tốt, việc tốt trong tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh đã có những biểu hiện tích cực trong công việc, giao tiếp, ứng xử trong lao động và học tập. - Thường xuyên tuyên truyền, tác động về mặt nhận thức tới cán bộ giáo viên, nhân viên về vai trò và trách nhiệm của bản thân trong công tác giáo dục HS 5
  2. - Phát động các cuộc vận động và phong trào thi đua trong cán bộ, giáo viên, nhân viên thực hiện và làm theo tấm gương tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh. * Điều kiện để thực hiện: Cán bộ, giáo viên, nhân viên phải thấm nhuần và hiểu rõ được trách nhiệm và vai trò của mình trong công tác giáo dục học sinh. - Tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên luôn đoàn kết nhất trí trên dưới một lòng và nhiệt tình, tâm huyết, yêu nghề, mếm trẻ. - Cán bộ, giáo viên, nhân viên đảm bảo được cuộc sống ổn định và được được lãnh đạo quan tâm về vật chất lẫn tinh thần. 3. Giải pháp 3: Thực hiện tốt tư vấn tâm lý học đường * Mục tiêu: Tư vấn tâm lý học đường nhằm tạo điều kiện cho học sinh được bày tỏ suy nghĩ, trao đổi tâm tư tình cảm và giải tỏa những thắc mắc trong cuộc sống, trong học tập, trong quan hệ bạn bè, thầy trò hoặc những vấn đề về tâm lý, giới tính, sức khỏe sinh sản vị thành niên . hoặc những khó khăn học sinh, cha mẹ học sinh gặp phải trong quá trình học tập và sinh hoạt. Góp phần ổn định đời sống tâm hồn, tình cảm và giúp học sinh thực hiện được nguyện vọng và ước mơ của mình. Đồng thời giúp các em tự nhận thức được bản thân và có khả năng ứng phó tích cực trước những khó khăn, thử thách trong cuộc sống, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với gia đình, bè bạn và xã hội, sống tích cực, chủ động, an toàn, hài hòa và lành mạnh qua các hoạt động tập thể. * Nội dung: Lắng nghe và thấu hiểu những khó khăn tâm lý của học sinh. - Gợi mở nhận thức và hướng giải quyết cho từng trường hợp cụ thể. - Động viên tinh thần để học sinh giải quyết hiệu quả khó khăn của bản thân mình. - Tạo bầu không khí thoải mái, vui vẻ sau những giờ học căng thẳng. - Chia sẻ, giải tỏa những bức xúc, khó khăn tâm lý do học tập và cuộc sống mang lại. - Định hướng lại nhận thức, duy trì tinh thần, thái độ sống tích cực. * Cách tiến hành: Phối hợp với các tổ chức Đoàn, Đội trong nhà trường phát động nhiều phong trào, cách làm hay, gương người tốt – việc tốt để nắm bắt tâm tư nguyện vọng của học sinh, thông qua đó giúp nhà trường can thiệp kịp thời những học sinh có vấn đề về tâm lí. - Tiếp tục đổi mới công tác chủ nhiệm trong việc quan tâm tới những biến đổi về tâm sinh lí học sinh nhằm phối hợp với tổ tư vấn tâm lý để giúp đỡ và điều chỉnh kịp thời. Giáo viên quan tâm công tác tự học tự bồi dưỡng để có khả năng giải đáp, tư vấn học sinh theo các nội dung trên, chủ yếu đưa ra những phân tích, lời khuyên thiết thực giúp các em giải toả được về mặt tinh thần, làm cho các em cảm thấy vững vàng, tự tin và trên cơ sở đó có thể tự giải quyết được vấn đề của mình theo hướng tích cực. - Lồng ghép hoặc bố trí các tiết Giáo dục tập thể để tổ chức các hoạt động vui chơi, giáo dục kĩ năng nhằm giải tỏa những áp lực trong học sinh. 6
  3. - Tổ chức các buổi nói chuyện chuyên đề, câu lạc bộ, diễn đàn về các chủ đề liên quan đến nội dung cần tư vấn cho học sinh đảm bảo mục tiêu tư vấn tâm lý học đường. * Điều kiện thực hiện: Tổ tư vấn tâm lý học đường có kiến thức, kinh nghiệm, kĩ năng và được tập huấn có bài bản. - Tổ chức các buổi tư vấn tâm lý phải phong phú, đa dạng, hấp dẫn và phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi của các em. 4. Giải pháp 4: Đổi mới dạy học, hoạt động, kiểm tra đánh giá học sinh. * Mục tiêu: Tổ chức các hoat động dạy học nhằm phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh giúp các em có điều kiện, cơ hội được phát triển toàn diện về đức, trí, thể, mĩ. - Tổ chức kiểm tra đánh giá nhằm so sánh năng lực của học sinh với mức độ yêu cầu của chuẩn kiến thức và kĩ năng (năng lực) môn học ở từng chủ đề, từng lớp học, để từ đó điều chỉnh kịp thời hoạt động dạy và hoạt động học. * Nội dung: Dạy học đảm bảo chuẩn kiến thức, kĩ năng và mức độ đạt được của học sinh với từng môn học cho từng khối lớp. - Đa dạng hóa hình thức lên lớp tạo nhiều cơ hội cho học sinh được tham quan, thực hành và trải nghiệm. - Luôn tạo điều kiện cho học sinh được tự làm, tự trình bày, tự tổ chức, tự chia sẻ để các em được làm chủ trong hoạt động học. - Vận dụng linh các phương pháp và kĩ thuật dạy học cho từng môn học phù hợp để học sinh được phát huy hết năng lực của bản thân. - Đổi mới kiểm tra đánh giá hoc sinh theo TT22/BGDĐT đảm bảo yêu cầu đánh giá vì sự tiến bộ của học sinh; giúp học sinh phát huy nhiều nhất khả năng. Giáo viên cần định hướng ôn tập cuối mỗi học kỳ sao cho hạn chế tối đa lối học vẹt, học tủ, học đối phó; giúp học sinh xác định đúng được động cơ học tập của bản thân, tạo động lực nhưng không gây áp lực cho học sinh. => Trong quá trình tổ chức các hoạt động cho học sinh, thầy cô giáo luôn có ý thức giáo dục các em bằng lòng yêu thương và giúp các em hình thành nên lòng biết ơn và công nhận những điều tích cực từ bạn bè. * Cách tiến hành: Thường xuyên hội thảo, lên lớp chuyên đề, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên đứng lớp. - Xây dựng kế hoạch đổi mới phương pháp dạy học trong toàn Cán bộ giáo viên nhân viên. - Thường xuyên kiểm tra đánh giá nghiệp vụ tay nghề của giáo viên qua dự giờ, kiểm tra nội bộ, các đợt giao lưu, - Áp dụng linh hoạt việc kiểm tra đánh giá học sinh theo TT22/BGDĐT qua nhiều hình thức: Tư vấn, động viên học sinh bằng lời, bằng nhận xét vào vở, qua tin nhắn, .tạo điều kiện cho học sinh được nhận xét đánh giá lẫn nhau và phụ 7
  4. huynh có cơ hội được tham gia đánh giá cùng. * Điều kiện thực hiện: Đội ngũ, cán bộ, giáo viên, nhân viên phải vững vàng về chuyên môn và nghiệp vụ tay nghề. Tích cực học hỏi để đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học đáp ứng yêu cầu thời kỳ đổi mới. - BGH tạo điều kiện về cơ sở vật chất, thời gian để tổ chức các hoạt động giao lưu trong giáo viên và học sinh để mỗi cá nhân có điều kiện, cơ hội phát huy hết khả năng của mình. - Xây dựng tốt được quy chế thi đua, khen thưởng kịp thời trong giáo viên và học sinh. 5. Giải pháp 5: Tác động có hiệu quả đến phụ huynh để họ chủ động và có trách nhiệm tham gia quá trình giáo dục * Mục tiêu: Huy động sự phối kết hợp tích cực giữa gia đình và nhà trường nhằm tạo ra sự thống nhất về nhận thức, hành động cũng như cách thức để đạt mục tiêu quá trình phát triển nhân cách, tránh mâu thuẫn, tránh sự tách rời, gây nên tình trạng nghi ngờ, vô hiệu hoá lẫn nhau, gây dao động, hoang mang đối với cá nhân trong việc tiếp thu, lựa chọn các giá trị đạo đức tốt đẹp. * Nội dung: Phu huynh phối hợp cùng với nhà trường để quan tâm tạo điều kiện thuận lợi giúp các em tham gia học tập và rèn luyện như: rèn nề nếp, thói quen học tập, sinh hoạt, vệ sinh, mua sắm đồ dùng học tập đầy đủ, các kỹ năng tự chăm sóc, bảo vệ bản thân, biết quan tâm, chia sẻ với người khác, - Các bậc cha mẹ cần quan tâm xây dựng một gia đình mà trong đó mọi thành viên có nghĩa vụ và trách nhiệm với nhau. Xây dựng một phong cách sinh hoạt có nề nếp, phù hợp nhu cầu hứng thú nhằm phát huy những mặt tích cực của trẻ. Đặc biệt người lớn phải giữ uy tín, vai trò gương mẫu của mình trong gia đình và ngoài xã hội. * Cách tiến hành: Nhà trường thường xuyên trao đổi với phụ huynh qua các cuộc họp, qua hệ thống tin nhắn, thăm hỏi, qua hội thảo, các bài tuyên truyền về giáo dục và vai trò trách nhiệm của gia đình trong việc giáo dục con cái. - Tổ chức các hoạt động giáo dục trong và ngoài nhà trường có mời phụ huynh trực tiếp tham gia cùng con cái như: tham gia chuyên đề, các buổi tham quan, trải nghiệm, - Tổ chức cho các bậc phụ huynh cùng kí cam kết: Gia đình hạnh phúc và con cái học tập tiến bộ. - Tập huấn kĩ năng về công tác chủ nhiệm cho đội ngũ GVCN lớp. * Điều kiện thực hiện: Xây dựng được mối quan hệ gần gũi, thân thiện giữa gia đình và nhà trường. - Đội ngũ GVCN phải có kĩ năng, có nghiệp vụ, nhiệt tình và tâm huyết. - Tổ chức các hoạt động, các sân chơi, các cuộc giao lưu để tạo nhiều cơ hội cho phụ huynh cùng được tham gia với nhà trường. 6. Giải pháp 6: Tổ chức các hoạt động giáo dục liên quan đến nội dung “trường học hạnh phúc” 8
  5. * Mục tiêu: Giúp cán bộ, giáo viên, nhân viên, phụ huynh, học sinh có nhiều cơ hội được gắn bó, giao lưu, đoàn kết và hiểu rõ hơn về vai trò và trách nhiệm của mình trong việc xây dựng mô hình trường học hạnh phúc. * Nội dung: Tổ chức các hoạt động giáo dục kết nối bản thân học sinh: Ứng xử với chính mình, giúp bản thân học sinh nhận ra cảm xúc của mình, điều chỉnh cảm xúc và đạt những mục tiêu tích cực. - Tổ chức các hoạt động giáo dục kết nối người học với người khác: Giáo dục cho học sinh ứng xử với người khác; giúp cá nhân phát triển sự cảm thông, đồng cảm, thấu cảm với người khác, biết duy trì các mối quan hệ một cách tích cực; có trách nhiệm với bản thân. - Tổ chức các hoạt động giáo dục kết nối học sinh với thiên nhiên: Giáo dục học sinh học cách tôn trọng, bảo vệ môi trường và sống hòa hợp với thiên nhiên. * Cách tiến hành: Xây dựng các kế hoạch tổ chức các hoạt động bám sát chủ đề “Trường học hạnh phúc” ngay từ đầu năm học. - Các hoạt động khi tổ chức huy động sự tham gia tối đa các lực lượng trong và ngoài nhà trường đảm bảo sự vui vẻ, khách quan và trung thực khi thực hiện. - Các hoạt động khi xây dựng đều hướng tới tính giáo dục và chú ý tới cảm xúc của học sinh, phụ huynh, cán bộ, giáo viên khi tham gia. - Huy động các nguồn xã hội hóa khi tham gia tổ chức các hoạt động. * Điều kiện thực hiện: Được tạo điều kiện về cơ sở vật chất và thời gian để tổ chức các hoạt động giáo dục liên quan đến trường học hạnh phúc. - Bộ phận phụ trách hoạt động ngoài giờ, TPT Đội, Đoàn thanh niên, Công đoàn phải có nghiệp vụ chuyên môn vững chắc, có hiểu biết sâu về các tiêu chí, yêu cầu của trường học hạnh phúc, năng động, sáng tạo trong việc thiết kế và tổ các hoạt động giáo dục. II.1. Tính mới, tính sáng tạo H1.1.Tính mới Giải pháp trước đây, tác giả chủ yếu nghiên cứu xây dựng mô hình trường xanh, sạch, đẹp hay trường học thân thiện – đó mới chỉ là một phần của trường học hạnh phúc. “Kiến tạo” trường học hạnh phúc chủ yếu là đi tìm các giải pháp mới tạo lên sự biến đổi yếu tố bên trong của từng cá thể để đem đến cảm xúc tích cực cho thầy và trò nhà trường. Bởi vậy, đây là sáng kiến mang nhiều điểm mới so với những giải pháp đã biết. Những giải pháp trước đây khi xây dựng mô hình trường học thân thiện, học sinh tích cực các nhà quản lý giáo dục tập trung xây dựng cơ sở vật chất bên ngoài để thoàn thiện trường xanh, sạch đẹp, trường học an toàn, .nhưng với giải pháp đề xuất xây dựng trường học hạnh phúc này, tôi tập trung nghiên cứu sâu yếu tố thiên về cảm xúc, cảm nhận, sự yêu thương, tinh thần trách nhiệm của từng cá nhân để thôi thúc động lực bên trong mỗi con người, để họ được sống, học tập, làm việc thỏa sức mình với đam mê và sáng tạo. II1.2. Tính sáng tạo 9
  6. Sáng kiến đã tìm ra các giải pháp chỉ đạo xây dựng mô hình trường học hạnh phúc dựa trên điều kiện thực tế để làm thay đổi những yếu tố cốt lõi, nội lực bên trong của con người: Đây cũng chính là điểm sáng tạo của sáng kiến: Muốn thay đổi môi trường cần lấy con người làm trung tâm, tác động vào nhận thức, tư tưởng, thái độ, tình cảm, tinh thần trách nhiệm, .để họ có động lực thay đổi hành động vì ngôi trường mà họ gắn bó, yêu thương như ngôi nhà của mình. Thêm vào đó, sáng kiến còn giúp nhà trường quy tụ thành khối đại đoàn kết của tổng hòa các mối quan hệ: thầy với thầy; thầy với trò, thầy với phụ huynh, và các quan hệ tổ chức xã hội khác, II.2. Khả năng áp dụng, nhân rộng Trường học hạnh phúc có ý nghĩa nhân văn đặc biệt, là niềm mơ ước, mong muốn của học sinh, phụ huynh, giáo viên, cán bộ quản lý các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị xã hội trong và ngoài nhà trường. Bởi vậy khi nhà trường bắt đầu triển khai và thực hiện các giải pháp xây dựng mô hình trường học hạnh phúc từ ngày 01/8/2020 bằng kế hoạch, tiêu chí và phân công nhiệm vụ, Kết quả trường luôn được đón nhận sự nhiệt tình, hào hứng, tích cực tham gia ủng hộ của các cá nhân, tập thể trong và ngoài nhà trường về vật chất lẫn tinh thần. Mặt khác trong quá trình triển khai và thực hiện, chúng tôi nhận thấy: Kinh phí để tổ chức và thực hiện không nhiều, bên cạnh đó giải pháp lại huy động được sự vào cuộc, sự hỗ trợ vật chất của phụ huynh, các tổ chức, các công ty, xí nghiệp đóng trên địa bàn. Cho đến nay mới được 06 tháng triển khai nhưng kết quả có sự chuyển biến tích cực, các cá nhân, các tập thể đều thay đổi vì trường học hạnh phúc: hiệu trưởng thay đổi phương thức lãnh đạo, quản lý một cách nhẹ nhàng, hiệu quả; giáo viên gần gũi, thân thiện, hết lòng vì học sinh, là tấm gương sáng để các em noi theo; học sinh tích cực chủ động, sáng tạo trong học tập và rèn luyện; còn phụ huynh nhiệt tình, ủng hộ các hoạt động của nhà trường. => Qua thực tế triển khai và thực hiện cho thấy, sáng kiến có thể triển khai, nhân rộng để áp dụng cho các trường học ở tất cả các cấp học trong mọi điều kiện và môi trường khác nhau từ nông thôn đến thành thị, miền núi hay hải đảo. II.3. Hiệu quả, lợi ích thu được do áp dụng giải pháp a) Hiệu quả kinh tế: Trên cơ sở những kết quả đã đạt được, sau một thời gian tiến hành triển khai, thực hiện các biện pháp xây dựng mô hình trường học hạnh phúc tại trường từ ngày 01/8/2019 đến nay, chúng tôi đã thu được kết quả tại trường cụ thể như sau: - Cán bộ giáo viên, nhân viên: đoàn kết, yêu thương, quan tâm lẫn nhau trong công việc cũng như trong cuộc sống. Mọi người đều vui vẻ cởi mở, tự tin khi đến 10
  7. trường. Chất lượng giảng dạy được nâng cao: kết quả thi giáo viên dạy giỏi, thi chữ viết đẹp, thiết kế bài giảng điện tử E-learning, tham gia giao lưu văn hóa văn nghệ công đoàn, trường luôn đứng ở vị trí tốp đầu Quận và thành phố. Điều đó chứng tỏ đội ngũ giáo viên đã có sự chuyển biến tích cực từ yếu tố bên trong, họ đã hài lòng về môi trường làm việc, sẵn sàng phấn đấu, tâm huyết, sáng tạo và có trách nhiệm chung với tập thể nhà trường. - Học sinh yêu thích đến trường, các em mạnh dạn tự tin hẳn lên khi tham gia các hoạt động tập thể. Chất lượng học tập được nâng cao: Các cuộc thi, cuộc giao lưu học sinh giỏi, học sinh năng khiếu luôn đứng đầu Quận. - Phụ huynh học sinh: cảm thấy hài lòng, phấn khởi khi được tham gia các hoạt động cùng với nhà trường và ủng hộ nhà trường về vật chất lẫn tinh thần. Về cơ sở vật chất và cảnh quan nhà trường: Nhà trường đã huy động được sự tham gia ủng hộ nhiệt tình từ phụ huynh, các tổ chức chính trị xã hội đóng trên địa bàn để tu sửa và bổ sung cơ sở vật chất cảnh quan nhà trường ngày càng an toàn, sạch đẹp như: trường đã xây dựng thành công thư viện thân thiện, khu vui chơi thể thao với diện tích hơn 700m 2, đổ sân bê tông chống bụi, làm lại cổng trường, sửa phòng y tế, trang bị rèm chống nắng cho các dãy nhà A; B; D, lắp 100% giá sách cho các phòng học, trồng thêm hệ thống cây xanh, . Áp dụng các giải pháp xây dựng mô hình trường học hạnh phúc không tốn kém, dễ triển khai và có thể thực hiện trong mọi điều kiện, hoàn cảnh khác nhau. Điều đó đã tiết kiệm được kinh phí lớn của nhà nước trong việc đầu tư phát triển giáo dục. Thực tế cho thấy Giáo dục và Đào tạo có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Ngày nay, khi mà trí tuệ đã trở thành yếu tố hàng đầu thể hiện quyền lực và sức mạnh của một quốc gia, thì các nước trên thế giới đều ý thức được rằng giáo dục không chỉ là phúc lợi xã hội, mà thực sự là đòn bẩy quan trọng để phát triển kinh tế, phát triển xã hội. Phát huy cao độ mọi tiềm năng, năng lực sáng tạo của từng con người thì hiệu quả kinh tế vô cùng to lớn. Khi các giải pháp xây dựng mô hình trường học hạnh phúc phù hợp, đúng nghĩa sẽ góp phần nâng cao được chất lượng giáo dục và đào tạo, gây dựng được uy tín nhà trường, nhận được sự đồng thuận ủng hộ của phụ huynh và cộng đồng xã hội về vật chất lẫn tinh thần. Trường học hạnh phúc làm thay đổi yếu tố bên trong của con người: học sinh đến trường có hứng thú, niềm vui, được phát triển toàn diện về đức, trí, thể, mỹ; giáo viên nhận thức được sứ mệnh của người thầy, luôn luôn tự học, tìm tòi, sáng tạo, đặc biệt họ luôn chú ý đến nâng cao năng lực ứng xử sư phạm, đạo đức nhà giáo vì một trường học hạnh phúc góp phần quan trọng ổn định chính trị, phát triển kinh tế, văn hóa xã hội. b) Hiệu quả về văn hóa- xã hội – giáo dục 11
  8. Xây dựng "Trường học hạnh phúc" nhằm tạo ra môi trường giáo dục thân thiện, dân chủ, văn minh và phát triển. Ở đó, các em được truyền đạt kỹ về kiến thức, được quan tâm, dạy dỗ, chăm sóc chu đáo về sức khỏe, được bồi dưỡng về đạo đức, lối sống để hình thành nhân cách đẹp. Còn các thầy, cô giáo được tôn trọng, có điều kiện phát huy tốt năng lực của mình trong quá trình giảng dạy và nghiên cứu. Họ cảm thấy hạnh phúc và tích cực tạo ra những sản phẩm là những phương pháp dạy học, giáo dục có hiệu quả, xây dựng được lớp học hạnh phúc trong đó có nhiều học trò hạnh phúc. Tổ chức nhiều hoạt động phát triển khả năng của học sinh, tạo cho các em có cơ hội được chia sẻ nhiều hơn, gắn kết học sinh trong lớp để xây dựng một tập thể đoàn kết. Quan tâm tới từng đối tượng học sinh, đặc biệt là những em yếu, kém, những em có cảnh khó khăn trong học tập hay về điều kiện kinh tế hoặc hoàn cảnh gia đình éo le. Từ đó hình ảnh người thầy để lại trong lòng phụ huynh, bạn bè đồng nghiệp một sự tin tưởng, chân thành và kính trọng. Nếu giải pháp xây dựng trường học hạnh phúc thành công sẽ góp phần quan trọng quyết định việc nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, là động lực phát huy mọi tiềm năng, năng lực phẩm chất, đạo đức của con người, đáp ứng yêu cầu của xã hội, hướng tới mục đích cuối cùng của sự phát triển xã hội là phấn đấu vì mục tiêu: “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. c) Giá trị khác: Trường học hạnh phúc tác động tích cực vào tâm tư, tình cảm, nhận thức và hành động của mỗi cá nhân, giúp mọi người luôn có tư tưởng cầu tiến để thay đổi và hoàn thiện bản thân. Từ đó góp phần nâng cao chất lượng giáo dục xây dựng một lớp người, một thế hệ đủ tri thức, đủ tự tin để phát triển khoa học, quân sự, chính trị Trên đây là sáng kiến nghiên cứu về Mô hình trường học hạnh phúc (thí điểm xây dựng tại trường Tiểu học Chu Văn An quận Ngô Quyền thành phố Hải Phòng) tôi mạnh dạn trao đổi để bạn bè, đồng nghiệp cùng tham khảo. Do điều kiện thời gian và kinh nghiệm có phần hạn hẹp chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự đóng góp ý của đồng nghiệp và các cấp lãnh đạo để tôi có thêm kinh nghiệm chỉ đạo thực hiện xây dựng mô hình trường học hạnh phúc tại trường Tiểu học Chu Văn An thành công và có sức lan tỏa mạnh hơn nữa. Xin chân thành cảm ơn! Hải Phòng, ngày 15 tháng 02 năm 2020 TÁC GIẢ CƠ QUAN ĐƠN VỊ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN Phạm Văn Tuấn 12