Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức trò chơi âm nhạc khối Tiểu học có ứng dụng công nghệ thông tin

doc 24 trang vanhoa 3901
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức trò chơi âm nhạc khối Tiểu học có ứng dụng công nghệ thông tin", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_to_chuc_tro_choi_am_nhac_khoi_tieu_hoc.doc

Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức trò chơi âm nhạc khối Tiểu học có ứng dụng công nghệ thông tin

  1. “Tổ chức trò chơi âm nhạc khối Tiểu học có ứng dụng công nghệ thông tin”. MỤC LỤC A.SƠ LƯỢC BẢN THÂN: 1 B.NỘI DUNG SÁNG KIẾN: 1 I. PHẦN MỞ ĐẦU: 1 II NỘI DUNG 3 1.Thời gian thực hiện: 3 2. Đánh giá thực trạng: 3 a. Kết quả đạt được: 3 b. Những mặt còn hạn chế: 4 c. Nguyên nhân đạt được và nguyên nhân hạn chế: 5 III GIẢI PHÁP THỰC HIỆN: 5 1. Căn cứ thực hiện: 5 2.Nội dung, giải pháp và cách thực hiện 6 a. Nội dung và phương pháp: 6 b.Giải pháp thực hiện 7 IV KẾT LUẬN: 21 3. Kết quả đạt được và phạm vi ứng dụng 21 TÀI LIỆU THAM KHẢO 23 Người thực hiện: Bùi Thị Ngọc Thảo Trường TH&THCS Trần Quý Hai
  2. “Tổ chức trò chơi âm nhạc khối Tiểu học có ứng dụng công nghệ thông tin”. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập- Tự do-Hạnh phúc SÁNG KIẾN: TỔ CHỨC TRÒ CHƠI ÂM NHẠC KHỐI TH CÓ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN A.SƠ LƯỢC BẢN THÂN: - Họ tên: Bùi Thị Ngọc Thảo. - Sinh ngày: 27-8-1985. Giới tính: nữ - Quê quán: Xã Tịnh Sơn – Sơn Tịnh- Quảng Ngãi - Trú quán: Xã Tịnh Hà - Sơn Tịnh- Quảng Ngãi. - Đơn vị công tác: Trường TH&THCS Trần Qúy Hai. - Chức vụ: Giáo viên - Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ: Cử nhân ĐHSP. - Học hàm, học vị, danh hiệu, giải thưởng: B.NỘI DUNG SÁNG KIẾN: I. PHẦN MỞ ĐẦU: Như chúng ta đã biết, hiện nay, trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng, việc ứng dụng công nghệ thông tin đã trở nên phổ biến và không thể thiếu trong mọi lĩnh vực công việc. Đảng và Nhà nước ta đã xác định rõ ý nghĩa và tầm quan trọng của công nghệ thông tin, cũng như những yêu cầu đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, đào tạo nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa hướng tới nền kinh tế tri thức ở nước ta.Vai trò của việc ứng dụng công nghệ thông tin được thể hiện qua các văn kiện như: Chỉ thị 58-CT/TW của bộ chính trị đã nhấn mạnh: “Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác GD- ĐT ở tất cả các bậc học, cấp học, ngành học. Phát triển các hình thức đào tạo từ xa phục vụ cho nhu cầu học tập của toàn xã hội.” Đối với ngành giáo dục và đào tạo, CNTT đã và đang làm thay đổi sâu sắc nội dung, phương pháp, hình thức dạy học và quản lý giáo dục. Vì vậy, việc Người thực hiện: Bùi Thị Ngọc Thảo 1 Trường TH&THCS Trần Quý Hai
  3. “Tổ chức trò chơi âm nhạc khối Tiểu học có ứng dụng công nghệ thông tin”. xây dựng nền “Giáo dục điện tử” trên cơ sở xây dựng các “Trường học điện tử” là tất yếu. Xuất phát từ nhiệm vụ trọng tâm của ngành giáo dục, việc đẩy mạnh triển khai công nghệ thông tin trong đổi mới phương pháp dạy học năm học 2018 - 2019 trở nên phổ cập và mang tính thường nhật ở mỗi cấp học. Điều kiện của mỗi trường còn bất cập, nhưng việc ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động giáo dục và giảng dạy trong nhà trường mang lại những hiệu quả rất đáng khích lệ. Vì vậy, việc dạy học bộ môn Âm nhạc ở Tiểu học phải được khai thác và áp dụng công nghệ thông tin như một công cụ hữu ích để việc giảng dạy âm nhạc trở nên hấp dẫn, hiệu quả và mang tính chuyên nghiệp hơn. Âm nhạc là tiếng nói của tình cảm, là bộ phận không thể thiếu của đời sống tinh thần, là công cụ đấu tranh để tồn tại và phát triển của mỗi dân tộc. Trong cuộc sống hiện nay, âm nhạc mang nhiều màu sắc hiện đại hơn, phong phú hơn, truyền cảm hơn. Bộ môn âm nhạc được đưa vào chương trình giảng dạy ở bậc Tiểu học nhằm góp phần giáo dục sự cảm nhận thẩm mỹ, cân bằng giữa sự phát triển toàn diện cả về trí tuệ lẫn đạo đức cho học sinh. Nắm bắt được mục tiêu chính của môn học, tôi thấy được những giờ học có tổ chức trò chơi, học sinh tham gia học tập rất tích cực, giờ học sinh động và đạt hiệu quả hơn. Trò chơi là một phần giải trí không thể thiếu trong cuộc sống của mỗi con người chúng ta. Ở mọi lứa tuổi, mỗi trò chơi là sự thể hiện vui tươi lành mạnh, thân mật và đoàn kết, trò chơi như là một món quà tinh thần cho cuộc sống mến yêu. Vì vậy, việc đưa những trò chơi vào trong giờ học, biến trò chơi thành công cụ giáo dục là công việc rất cần thiết cho việc đổi mới phương pháp dạy học và nâng cao hiệu quả giáo dục. Đối với các em Tiểu học cũng vậy được học, được vui chơi giải trí là quyền lợi chính đáng và hợp lý đối với lứa tuổi của các em. Chính vì thế, trò chơi âm nhạc được lồng ghép trong các tiết học bài mới. Tiết ôn tập. Tiết luyện. Tiết học âm nhạc thường thức sẽ giúp cho việc lĩnh hội kiến thức mới, củng cố kiến thức cũ một cách nhẹ nhàng, nhưng khắc sâu ở mỗi học sinh. Điều đó Người thực hiện: Bùi Thị Ngọc Thảo 2 Trường TH&THCS Trần Quý Hai
  4. “Tổ chức trò chơi âm nhạc khối Tiểu học có ứng dụng công nghệ thông tin”. khẳng định rằng, tổ chức trò chơi trong tiết học âm nhạc là điều cần thiết cho mỗi giáo viên đang giảng dạy bộ môn âm nhạc cấp Tiểu học. Đặc biệt là trong những tiết dạy bằng giáo án điện tử, phần tổ chức trò chơi âm nhạc càng hấp dẫn, càng gây kích thích mạnh đến việc tích cực tham gia hoạt đông học tập của các em. Khi ứng dụng phần mềm Powerpoint trong quá trình soạn bài có rất nhiều hiệu ứng sinh động và màu sắc hấp dẫn, kết hợp với các hình thức tổ chức trò chơi phong phú mang tính giáo dục cao, sẽ giúp các em dễ dàng tiếp cận kiến thức mới, củng cố kiến thức cũ một cách nhẹ nhàng, thoải mái. Trò chơi chỉ là một mảng nhỏ trong phương pháp dạy học của mỗi giáo viên, nhưng nó có một vai trò lớn trong việc giảm tải bớt sự căn thẳng sau những giờ học văn hóa . Tuy nhiên đây là lĩnh vực còn nhiều bất cập khi ứng dụng vào giảng dạy trên thực tiễn, bởi vì một số giáo viên còn chưa thành thạo trong việc sử dụng các phần mềm vi tính, nguồn tài liệu để tham khảo trò chơi chưa nhiều, thời gian để thiết kế và cài đặt cho mỗi trò chơi là cần có sự đầu tư rất nhiều . Là giáo viên dạy bộ môn âm nhạc, tôi cũng đã tiếp xúc tương đối nhiều về lĩnh vực này, và qua thực tiễn ở đơn vị, tôi mạnh dạn chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm cho mình trong năm học này là: “Tổ chức trò chơi âm nhạc khối Tiểu học có ứng dụng công nghệ thông tin”. Với kinh nghiệm này tôi hy vọng sẽ góp thêm phần đem lại hiệu quả cho những giáo viên đang giảng dạy bộ môn âm nhac. II NỘI DUNG 1.Thời gian thực hiện: Từ năm 2017 đến năm 2019. 2. Đánh giá thực trạng: a. Kết quả đạt được: Kết quả thu được qua khảo nghiệm thực tế giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu. Người thực hiện: Bùi Thị Ngọc Thảo 3 Trường TH&THCS Trần Quý Hai
  5. “Tổ chức trò chơi âm nhạc khối Tiểu học có ứng dụng công nghệ thông tin”. Với sự áp dụng các biện pháp nói trên, trong những năm qua tôi được phân công giảng dạy bộ môn âm nhạc. Tôi nhận thấy đại đa số học sinh đều rất hứng thú học môn âm nhạc, thông qua kết quả kiểm tra đánh giá đều đạt kết quả cao qua từng năm học. Kết quả các em thích học môn âm nhạc của toàn trường như sau : Năm học Trước khi chưa ứng dụng công nghệ thông tin vào trò chơi âm nhạc TSHS Thích học môn % Chưa thích học % 2017- âm nhạc môn âm nhạc 2018 383 272 71% 111 29% Sau khi ứng dụng công nghệ thông tin vào trò chơi âm nhạc Năm học Thích học môn Chưa thích học môn TSHS % % 2018 âm nhạc âm nhạc - 391 391 100% 0 0% 2019 Sau khi áp dụng việc tổ chức trò chơi âm nhạc ở Tiểu học có ứng dụng công nghệ thông tin, tôi nhận thấy các em rất phấn khởi, hứng thú học môn âm nhạc, tham gia hoạt động học tập một cách rất tích cực, tiết học âm nhạc trở nên sinh động và đạt hiệu quả cao. Cũng như đảm bảo kiến thức cơ bản cần truyền đạt cho học sinh. Hay nói đúng hơn là học sinh học giờ âm nhạc với một tinh thần: “Học vui – vui học ”. b. Những mặt còn hạn chế: - Máy vi tính còn hạn chế cho mỗi bộ phận, chưa được nối mạng rộng rãi. - Máy chiếu Projector chỉ có một nên cũng bất cập trong việc tổ chức giảng dạy. - Giáo viên âm nhạc chưa được học cách ứng dụng phần mềm Encore 4.5. Người thực hiện: Bùi Thị Ngọc Thảo 4 Trường TH&THCS Trần Quý Hai
  6. “Tổ chức trò chơi âm nhạc khối Tiểu học có ứng dụng công nghệ thông tin”. c. Nguyên nhân đạt được và nguyên nhân hạn chế: - Trường học luôn luôn đi đầu và thực hiện tốt nhiệm vụ trọng tâm của ngành. Đẩy mạnh triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi mới phương pháp dạy học đối với mỗi giáo viên. - Nhà trường được sự quan tâm và ủng hộ của các cấp, ban ngành hỗ trợ cơ sở vật chất trang thiết bị. - Có máy chiếu Projector, máy vi tính có kết nối Internet. - Bản thân được học, được biết về tin học, có tinh thần học hỏi, yêu nghề, mến trẻ. - Có ý thức đổi mới phương pháp dạy học tích cực lôi cuốn học sinh. - Học sinh rất phấn khởi và say mê học tập môn âm nhạc có ứng dụng công nghệ thông tin, đặc biệt ở những tiết có tổ chức trò chơi âm nhạc. III GIẢI PHÁP THỰC HIỆN: 1. Căn cứ thực hiện: Chủ trương đổi mới phương pháp dạy học của Đảng và Nhà nước ta là vấn đề tất yếu và phù hợp với thời đại. Nhằm thực hiện chủ trương đó, ngành GD-ĐT Thành Phố Quảng Ngãi đã tập trung chủ yếu vào công tác đổi mới phương pháp dạy học, trong giai đoạn mới với các biện pháp thiết thực. Để góp phần phát huy tính tích cực tham gia hoạt động âm nhạc của học sinh Tiểu học, thì việc tổ chức trò chơi âm nhạc có áp dụng công nghệ thông tin ở mỗi tiết dạy, là việc làm rất cần thiết trong cả việc truyền đạt kiến thức mới cũng như củng cố kiến thức cũ cho học sinh. Những hình ảnh trực quan sinh động giúp các em khắc sâu hơn kiến thức tiếp thu trong mỗi lần tổ chức trò chơi, cũng như tạo ra sự tích cực, phấn khởi, sinh động trong mỗi tiết học. Đồ dùng trực quan liên đới trong việc tổ chức trò chơi có ứng dụng công nghệ thông tin sẽ có sự sắp xếp mang tính khoa học cao, không những vậy mà nó giúp người giáo viên đứng trên bục giảng với một phong cách tự tin và không Người thực hiện: Bùi Thị Ngọc Thảo 5 Trường TH&THCS Trần Quý Hai
  7. “Tổ chức trò chơi âm nhạc khối Tiểu học có ứng dụng công nghệ thông tin”. còn cập rập với những đồ dùng khệ nệ như những lần tổ chức trò chơi âm nhạc trên giáo án thô. Chính vì thế, việc tổ chức trò chơi âm nhạc ở Tiểu học có ứng dụng công nghệ thông tin là rất thích hợp và cần thiết. 2.Nội dung, giải pháp và cách thực hiện a. Nội dung và phương pháp: - Sử dụng PowerPoint để soạn các trò chơi âm nhạc trên giáo án điện tử cho phép tạo ra một tập các Slide theo cấu trúc lôgic của nội dung trò chơi. Mỗi một Slide thường chứa đựng trên đó một đơn vị kiến thức cần truyền thụ của trò chơi. Các Slide trò chơi được liên kết với nhau trong một tệp và lần lượt xuất hiện theo một trật tự được quy định bởi người soạn. Việc xây dựng và thiết kế trò chơi âm nhạc trên máy tính không chỉ cho phép hệ thống các trình tự nội dung trò chơi của từng tiết dạy theo từng năm mà còn cho phép cập nhật, sửa đổi để nâng cao chất lượng của trò chơi theo thời gian. Trong PowerPoint, số lượng các Slide cũng như mỗi liên kết giữa chúng là hoàn toàn tùy ý. Cũng như vậy PowerPoint cho phép tạo ra các Slide với những dáng vẻ khác nhau ( màu nền, kiểu chữ, màu chữ, kết hợp với những hiệu ứng ) rất đa dạng và phong phú cho mỗi trò chơi, nhờ đó đã tăng cường được sự chú ý, kích thích hứng thú, tránh được tâm lý buồn chán, mỏi mệt khi phải làm việc chỉ với bảng đen và phấn trắng. Khả năng trình diễn các hoạt ảnh, phim video, ghi âm lời thuyết minh phục vụ cho trò chơi, không chỉ làm cho hoạt động dạy học diễn ra phù hợp với lôgic của quá trình nhận thức qua trò chơi, mà còn có tác dụng làm cho thế giới khách quan được tái tạo lại một cách có chọn lọc và sinh động, kích thích hứng thú, tăng cường sự chú ý và niềm tin của học sinh trong quá trình tổ chức hoạt động trò chơi. Thời gian của các Slide trò chơi có thể được thực hiện ở ba chế độ tự động, có định thời gian hoặc không định thời gian, hợp lý hóa ba chế độ này sẽ Người thực hiện: Bùi Thị Ngọc Thảo 6 Trường TH&THCS Trần Quý Hai
  8. “Tổ chức trò chơi âm nhạc khối Tiểu học có ứng dụng công nghệ thông tin”. cho phép giám sát và khống chế được thời gian trình bày trò chơi. Nhờ vậy, trò chơi luôn được thực hiện đúng theo tiến độ đã được định sẵn. Tóm lại, ứng dụng phần mềm PowerPoint trong thiết kế trò chơi âm nhạc là rất thiết thực và hiệu quả. b.Giải pháp thực hiện * Quy trình thiết kế trò chơi âm nhạc trên giáo án điện tử. Thiết kế trò chơi âm nhạc trên giáo án điện tử có thể được xây dựng theo quy trình gồm các bước cơ bản sau: - Xác định mục tiêu trò chơi trong từng nội dung bài dạy. Nội dung trò chơi phải phù hợp và gần sát với mục tiêu bài học. - Lựa chọn kiến thức cần truyền đạt qua trò chơi, xác định đúng những nội dung trọng tâm mỗi trò chơi. - Multimedia hoá từng đơn vị kiến thức trong từng trò chơi. - Xây dựng thư viện tư liệu về các trò chơi âm nhạc. - Lựa chọn ngôn ngữ, kiểu chữ, màu nền,cài đặt âm thanh, video clip, hình ảnh trực quan sinh động để xây dựng tiến trình trò chơi âm nhạc thông qua các hoạt động cụ thể. - Chạy thử chương trình trò chơi, sửa chữa và hoàn thiện. - Dưới đây là nội dung cụ thể của từng bước. 1. Xác định mục tiêu trò chơi âm nhạc trong từng nội dung bài dạy. Mục tiêu là cái đích cần phải đạt tới sau mỗi trò chơi, do chính giáo viên đề ra để định hướng hoạt động trò chơi trong nội dung từng tiết dạy. Ví dụ: Mục tiêu trò chơi âm nhạc Trong tiết ôn tập: Qua trò chơi giúp các em cũng cố lại kiến thức kỹ năng âm nhạc trong mỗi bài đã học. Trong tiết học bài mới: Sử dụng trò chơi để hình thành những kiến thức kỹ năng mới, phát triển tư duy sáng tạo. Như vậy, sử dụng trò chơi âm nhạc trên giáo án điện tử nhằm hình thành kiến thức kỹ năng mới hoặc củng cố kiến thức kỹ năng cũ. Người thực hiện: Bùi Thị Ngọc Thảo 7 Trường TH&THCS Trần Quý Hai
  9. “Tổ chức trò chơi âm nhạc khối Tiểu học có ứng dụng công nghệ thông tin”. - Phát triển tư duy, rèn kỹ năng giao tiếp, sử lý tình huống, ứng phó. - Qua trò chơi giáo dục tinh thần đoàn kết, hợp tác, chia sẽ, tính trung thực trong thi đua, tạo môi trường và không khí vui chơi cho học sinh. Xác định mục tiêu đúng, cụ thể, mới có căn cứ để tổ chức hoạt động trò chơi âm nhạc và đánh giá khách quan, lượng hoá kết quả của hoạt động trò chơi. 2. Lựa chọn kiến thức cơ bản của trò chơi, xác định đúng những nội dung trọng tâm trong mỗi trò chơi. Những nội dung đưa vào chương trình trò chơi âm nhạc tiểu học phải được chọn lọc về mặt kiến thức, kỹ năng và cần có sự đảm bảo vừa sức đối với học sinh, nội dung trò chơi được sắp xếp theo logic khoa học và logic sư phạm mang tính thực tiễn, có tính giáo dục cao và tính phổ thông của chương trình. Giáo viên cần phải phân bố lượng thời gian cần thiết để việc tổ chức trò chơi có hiệu quả trong mỗi tiết dạy trên giáo án điện tử, không nên ôm đồm nhiều nội dung cùng một lúc, sẽ dẫn tới sự quá tải trong tiếp thu kiến thức đối với học sinh. Chọn đúng kiến thức cơ bản cần truyền đạt trong mỗi trò chơi là công việc khó, phức tạp nên chúng ta cần nắm bắt các điểm sau. - Nắm vững đối tượng và nhiệm vụ của bộ môn âm nhạc, sự liên quan của âm nhạc trong thực tiễn giáo dục. - Xác định vai trò của trò chơi âm nhạc trong giảng dạy âm nhạc - Trò chơi âm nhạc phải bám sát vào nội dung chương trình dạy học âm nhạc Tiểu học và sách giáo khoa âm nhạc, bởi đây là tài liệu căn bản chủ để dạy học và học tập âm nhạc chủ yếu. Để xác định được đúng kiến thức cơ bản mỗi trò chơi thì cần phải đọc thêm tài liệu, tham khảo để mở rộng hiểu biết về vấn đề dạy học có tổ chức trò chơi, cần sưu tầm các trò chơi âm nhạc hấp dẫn qua đồng nghiệp, trên internet, nhưng phải phù hợp với nội dung tiết dạy, và cần phải biết học sinh nắm bắt kiến thức gì qua trò chơi âm nhạc, để cân nhắc lựa chọn kiến thức cơ bản của trò chơi. Người thực hiện: Bùi Thị Ngọc Thảo 8 Trường TH&THCS Trần Quý Hai
  10. “Tổ chức trò chơi âm nhạc khối Tiểu học có ứng dụng công nghệ thông tin”. Tuy nhiên không phải ở bài nào chúng ta cũng có thể tiến hành tổ chức trò chơi, mà ta cần chú ý việc cấu trúc lại nội dung bài, phải tuân thủ nguyên tắc, không làm biến đổi tinh thần cơ bản của bài học mà các tác giả sách giáo khoa đã dày công xây dựng. 3. Multimedia hoá từng đơn vị kiến thức kỹ năng trong từng trò chơi Đây là bước quan trọng nhất cho việc thiết kế trò chơi âm nhạc trên giáo án điện tử, Việc multimedia hoá kiến thức, kỹ năng của trò chơi được thực hiện qua các bước: - Dữ liệu hoá thông tin trò chơi ( đưa toàn bộ các thông tin của trò chơi vào máy tính) - Phân loại trò chơi được khai thác dưới dạng văn bản, đồ hoạ, ảnh tĩnh, ảnh động, phim, âm thanh giáo viên cần chọn lựa nội dung trò chơi nào được trình bày dưới dạng văn bản, tranh ảnh, video clip Những hình ảnh, video clip đó được trình bày dưới dạng nguồn tri thức hỗ trợ cho việc hoạt động trò chơi chứ không chỉ minh hoạ đơn thuần. - Tiến hành sưu tập hoặc xây dựng mới nguồn tư liệu sẽ sử dụng trong trò chơi. Nguồn tư liệu này thường được lấy từ một phần mềm trò chơi âm nhạc nào đó hoặc từ Internet, Encarta hoặc được xây dựng mới bằng đồ hoạ, bằng ảnh quét (scan), ảnh chụp, quay video, bằng các phần mềm đồ hoạ chuyên dụng như Macromedia Flash - Chọn lựa các phần mềm dạy học có sẵn cần dùng đến trong bài học để đặt liên kết như: Word, Excel, Internet, các phần mềm xử lý nhạc như: Encore 4.5, dùng phần mềm Herosoft để cắt và cài đặt nhạc - Xử lí các tư liệu thu được để nâng cao chất lượng về hình ảnh, âm thanh. Khi sử dụng các đoạn phim, hình ảnh, âm thanh cần phải đảm bảo các yêu cầu về mặt nội dung trò chơi, phương pháp, thẩm mĩ và ý đồ sư phạm trong khi tổ chức trò chơi. 4. Xây dựng các thư viện tư liệu của trò chơi. Người thực hiện: Bùi Thị Ngọc Thảo 9 Trường TH&THCS Trần Quý Hai
  11. “Tổ chức trò chơi âm nhạc khối Tiểu học có ứng dụng công nghệ thông tin”. Sau khi có được đầy đủ tư liệu cần dùng cho trò chơi trên giáo án điện tử, phải tiến hành sắp xếp tổ chức lại thành thư viện tư liệu của trò chơi cần tổ chức, với sự liên kết hợp lí trên máy vi tính, để dễ dàng kích hoạt hoặc sao chép từ ổ đĩa này sang ổ đĩa khác, từ máy này sang máy khác. 5. Lựa chọn ngôn ngữ, kiểu chữ, màu nền để xây dựng tiến trình trò chơi âm nhạc thông qua các hoạt động cụ thể. Sau khi đã có các thư viện tư liệu trò chơi âm nhạc, giáo viên cần lựa chọn ngôn ngữ, kiểu chữ để tiến hành xây dựng trò chơi trên giáo án điện tử. Dựa vào các hoạt động trò chơi âm nhạc cụ thể ở nội dung mỗi bài, để định ra các Slide, sau đó xây dựng nội dung trò chơi âm nhạc trên Slide. Tuỳ theo nội dung cụ thể mà thông tin trò chơi trên mỗi Slide có thể là văn bản, đồ hoạ, tranh ảnh, video clip Dùng các hiệu ứng thích hợp cho mỗi Slide trong trò chơi để dễ dàng kích thích sự tích cực tham gia hoạt động trò chơi, nhưng không nên lạm dụng các hiệu ứng quá nhiều. 6. Chạy thử chương trình trò chơi, sửa chữa và hoàn thiện. Sau khi hoàn thiện xong khâu thiết kế trò chơi trên giáo án điện tử, ta cần kiểm tra lại những thiếu xót bằng cách cho chạy thử chương trình trò chơi, kiểm tra về mọi mặt trong đó chú ý việc đảm bảo thời gian thực hiện trò chơi là bao nhiêu phút. * Ứng dụng thực tế: Sau đây tôi xin trình bày một số trò chơi âm nhạc có ứng dụng công nghệ thông tin mà tôi đã thực hiện. 1. Trò chơi: MIẾNG GHÉP BÍ ẨN: (Ứng dụng trong tiết dạy giới thiệu chân dung nhạc sĩ) * Giáo viên trình chiếu miếng ghép: Người thực hiện: Bùi Thị Ngọc Thảo 10 Trường TH&THCS Trần Quý Hai
  12. “Tổ chức trò chơi âm nhạc khối Tiểu học có ứng dụng công nghệ thông tin”. * Giới thiệu trò chơi của chương trình miếng ghép bí ẩn: - Có một bức hình bí ẩn sau 4 miếng ghép. Tương ứng với mỗi miếng ghép là một câu hỏi đoán ô chữ. - Mỗi đáp án của ô chữ này có liên quan đến bí ẩn nằm phía sau 4 miếng ghép. - Các bạn đoán đúng ô chữ thì sẽ được mở 1 miếng ghép tương ứng với miếng ghép đã chọn. Khi mở được các miếng ghép các bạn phải giải đáp thêm một câu hỏi của bức hình bí ẩn đó. * Giới thiệu cách chơi: - Các bạn lựa chọn một miếng ghép. Sau đó đoán ô chữ sau miếng ghép đó: + Nếu bạn đoán đúng thì sẽ mở được miếng ghép tương ứng với miếng ghép đã chọn ban đầu. + Nếu đoán sai hoặc đoán không được thì miếng ghép đó không mở ra. * Giới thiệu luật chơi: - Chia lớp thành ba đội cùng tham gia trò chơi này Người thực hiện: Bùi Thị Ngọc Thảo 11 Trường TH&THCS Trần Quý Hai
  13. “Tổ chức trò chơi âm nhạc khối Tiểu học có ứng dụng công nghệ thông tin”. - Mỗi đội sẽ đoán một lượt. Nếu đoán sai sẽ mất lượt và chuyển quyền đoán ô chữ cho đội tiếp theo. - Đoán đúng một chữ là 20 điểm, số điểm sẽ được nhân đôi nếu đoán đúng chữ kế tiếp, và nhân ba ở chữ tiếp theo. - Mỗi lần đoán sai bị trừ 10 điểm - Đội nào lớn điểm nhất thì đội đó thắng cuộc. Ví dụ: Chọn miếng ghép số 1 - Chọn miếng ghép số 2 Người thực hiện: Bùi Thị Ngọc Thảo 12 Trường TH&THCS Trần Quý Hai
  14. “Tổ chức trò chơi âm nhạc khối Tiểu học có ứng dụng công nghệ thông tin”. Chọn miếng ghép số 3 - Giáo viên kết hợp giới thiệu sơ lượt về cuộc đời và sự nghiệp nhạc sĩ thiên tài: Beethoven Người thực hiện: Bùi Thị Ngọc Thảo 13 Trường TH&THCS Trần Quý Hai
  15. “Tổ chức trò chơi âm nhạc khối Tiểu học có ứng dụng công nghệ thông tin”. NHẠC SĨ: BEETHOVEN 2. Trò chơi: NHÌN TRANH ĐOÁN TÊN BÀI HÁT (thực hiện trong tiết ôn tập các bài hát đã học) a. Giới thiệu trò chơi: nhìn tranh đoán xem tranh minh họa cho bài hát nào mà em đã học? b. số người tham gia trò chơi: Cả lớp c. luật chơi: Tuyên dương những em trả lời đúng Phạt những em trả lời chưa đúng qua hình thức nhảy lò cò, hoặc hát một bài hát đã học. Ví dụ: Người thực hiện: Bùi Thị Ngọc Thảo 14 Trường TH&THCS Trần Quý Hai
  16. “Tổ chức trò chơi âm nhạc khối Tiểu học có ứng dụng công nghệ thông tin”. - Sau khi học sinh đoán tên bài hát giáo viên cho xem kết quả đúng hay sai. BÀI HÁT:CHÚ VOI CON Ở BẢN ĐÔN * Lớp 5: Người thực hiện: Bùi Thị Ngọc Thảo 15 Trường TH&THCS Trần Quý Hai
  17. “Tổ chức trò chơi âm nhạc khối Tiểu học có ứng dụng công nghệ thông tin”. BÀI HÁT: NHỮNG BÔNG HOA NHỮNG BÀI CA BÀI HÁT: TRE NGÀ BÊN LĂNG BÁC * Ở lớp 3: Ví dụ: Người thực hiện: Bùi Thị Ngọc Thảo 16 Trường TH&THCS Trần Quý Hai
  18. “Tổ chức trò chơi âm nhạc khối Tiểu học có ứng dụng công nghệ thông tin”. BÀI HÁT: NGÀY MÙA VUI 3. Trò chơi: NGHE NHÌN VÀ ĐOÁN: ( Ứng dụng trong các bài giới thiệu nhạc cụ âm nhạc) * Cách chơi: Chia lớp thành hai đội A và B, mỗi đội chọn một bạn làm nhóm trưởng. - Chọn một bạn làm thư kí ghi điểm - Học sinh quan sát màn hình có tranh 1 loại nhạc cụ - Giáo viên cho nghe âm sắc của loại nhạc cụ đó qua một đoạn nhạc không lời, học sinh đoán đó là loại nhạc cụ gì? - Hình thức trả lời b bằng cách bấm đèn (Thư kí chú ý đội nào bấm đèn trước) * Luật chơi: - Trả lời đúng tên loại nhạc cụ sẽ được 100 điểm ( màn hình giới thiệu về tên loại nhạc cụ mà các em trả lời đúng) - Trả lời sai, đội khác trả lời. Người thực hiện: Bùi Thị Ngọc Thảo 17 Trường TH&THCS Trần Quý Hai
  19. “Tổ chức trò chơi âm nhạc khối Tiểu học có ứng dụng công nghệ thông tin”. * Kết thúc: thư kí thống kê điểm, giáo viên công báo đội thắng cuộc, Đội nào thắng sẽ được một món quà nhỏ (Một cây đàn làm bằng giấy) * Giáo viên giới thiệu sơ lược các loại nhạc cụ sau khi học sinh trả lời tên mỗi loại nhạc cụ. Ví dụ: Người thực hiện: Bùi Thị Ngọc Thảo 18 Trường TH&THCS Trần Quý Hai
  20. “Tổ chức trò chơi âm nhạc khối Tiểu học có ứng dụng công nghệ thông tin”. Người thực hiện: Bùi Thị Ngọc Thảo 19 Trường TH&THCS Trần Quý Hai
  21. “Tổ chức trò chơi âm nhạc khối Tiểu học có ứng dụng công nghệ thông tin”. 4. Trò chơi: HÃY CHỌN SỐ MÀ EM THÍCH (Ứng dụng trong bài ôn tập) * Giáo viên trình chiếu ô số * Cách chơi: - Chia lớp thành hai đội A và B, chọn một bạn làm nhóm trưởng. - Giáo viên chọn một bạn làm thư kí. - Mỗi đội có ba lần chọn (Khi chọn phải hội ý cả đội) - Mỗi số được chọn sẽ có một từ tương ứng * Luật chơi: - Các đội phải hát một bài hát có từ tương ứng trong ô số đó, nếu hát không được thì bị mất lượt chọn, đội bạn sẽ hát. - Mỗi lần chọn và hát được bài hát sẽ được thưởng 50 điểm, hát không được bị trừ 10 điểm. - sau khi chọn hết các số trong ô số, các từ đã chọn sẽ là một câu hát quen thuộc mà em đã học, trả lời câu hát đó có trong bài hát nào mà em đã học, nêu tên bài hát và tên tác giả, hãy hát bài hát đó . * Kết thúc: Thư kí tổng hợp điểm Người thực hiện: Bùi Thị Ngọc Thảo 20 Trường TH&THCS Trần Quý Hai
  22. “Tổ chức trò chơi âm nhạc khối Tiểu học có ứng dụng công nghệ thông tin”. Giáo viên công bố đội thắng cuộc. 5. Trò chơi: NGHE NHẠC HIỆU ĐOÁN TÊN BÀI HÁT (Ứng dụng trong tiết ôn tập hoặc phần kiểm tra bài cũ) * Cách chơi: - Giáo viên cho nghe một đoạn nhạc có video clip, gọi học sinh đoán câu hát vừa nghe có trong bài hát nào mà em đã học, nêu tên bài hát và tên tác giả. - Thành phần tham gia trò chơi : cả lớp * Luật chơi: - Đoán đúng sẽ được tặng một món quà tùy theo khả năng của giáo viên chuẩn bị. - Đoán sai sẽ cố gắn lần sau. 6. Trò chơi: NGÔI SAO MAY MẮN (Ứng dụng trong tiết luyện tập phần nhạc lý cơ bản) * Cách chơi: Giáo viên trình chiếu màn hình có nhiều ngôi sao - Mỗi em đều được chọn một ngôi sao, trong ngôi sao được chọn sẽ là một câu hỏi. * Luật chơi: - Chọn và trả lời đúng sẽ được tuyên dương, trả lời sai bạn khác xung phong trả lời. - Trong quá trình chọn các ngôi sao nếu trúng ngôi sao may mắn thì được tặng một món quà trực tiếp (Sao may mắn phải được giới hạn) - Em nào đoán sai về phải chép phạt lại những phần nhạc lý mà mình trả lời chưa đúng. IV KẾT LUẬN: 3. Kết quả đạt được và phạm vi ứng dụng Có thể khẳng định rằng, việc tổ chức trò chơi âm nhạc có ứng dụng công nghệ thông tin một cách hợp lý trong bài soạn điện tử thì sẽ mang lại những hiệu quả thiết thực đáng khích lệ. Nó giúp rút ngắn thời gian cho mỗi tiết dạy, dễ dàng gây cảm hứng và chú ý của học sinh, giải phóng cho giáo viên một khối Người thực hiện: Bùi Thị Ngọc Thảo 21 Trường TH&THCS Trần Quý Hai
  23. “Tổ chức trò chơi âm nhạc khối Tiểu học có ứng dụng công nghệ thông tin”. lượng lớn đồ dùng trong công việc chuẩn bị trò chơi. Ngoài ra sử dụng trò chơi âm nhạc có ứng dụng công nghệ thông tin giúp học sinh học âm nhạc một cách tích cực, mạnh dạn, tự tin hơn, thể hiện tính đoàn kết bạn bè. Thể hiện một tiết dạy sôi động, hấp dẫn và khắc sâu kiến thức cho học sinh. Nhưng với tình hình hiện nay, để việc tổ chức trò chơi âm nhạc có ứng dụng công nghệ thông tin đạt hiệu quả hơn, thì các ban lãnh đạo nhà trường phải có sự quan tâm đến bộ phận âm nhạc. Kiến nghị các ban chuyên trách bộ môn âm nhạc, tăng cường tập huấn thêm về cách sử dụng các phần mềm liên quan đến giáo án điện tử âm nhạc. Tổ chức hội thảo và phổ biến kinh nghiệm trong việc tổ chức trò chơi âm nhạc tiểu học có ứng dụng công nghệ thông tin. Tổ chức trò chơi âm nhạc khối tiểu học có ứng dụng công nghệ thông tin chỉ là một mảng nhỏ trong phương pháp giảng dạy của bộ môn âm nhạc, nhưng đem lại hiệu quả cao trong quá trình vận dụng vào tiết dạy ở lớp học, nâng cao sự hiểu biết về âm nhạc cho học sinh, giúp các em thư giãn sau những giờ học văn hóa, góp phần giáo dục thẩm mỹ âm nhạc và cảm thụ âm nhạc về sau. Sáng kiến này của tôi đã được ứng dụng tại đơn vị trong thời gian 2 năm học qua và đã đem lại những kết quả tốt trong giờ dạy. Tuy nhiên, để ứng dụng rộng rãi thì còn nhiều vấn đề cần phải bàn luận thêm. Tôi rất mong muốn được lắng nghe các ý kiến góp ý, xây dựng của các đồng nghiệp, của các cấp xét chọn Sáng kiến để đề tài này hoàn thiện hơn! TP.Quảng Ngãi, ngày tháng 7 năm 2019 Thủ trưởng đơn vị Tác giả sáng kiến Bùi Thị Ngọc Thảo Người thực hiện: Bùi Thị Ngọc Thảo 22 Trường TH&THCS Trần Quý Hai
  24. “Tổ chức trò chơi âm nhạc khối Tiểu học có ứng dụng công nghệ thông tin”. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Sách giáo khoa Âm nhạc lớp 3 4, 5. Nhà xuất bản Giáo dục. 4.Hướng dẫn sử dụng phần mềm Powerpoint. 5. Hướng dẫn sử dụng phần mềm Encore 4.5.5. 6. Hướng dẫn sử dụng phần mềm Finale 2010. 7. Phần mềm biên tập chỉnh sửa tập tin audio Audacity 1.3. 8.Và một số tài liệu khác. Người thực hiện: Bùi Thị Ngọc Thảo 23 Trường TH&THCS Trần Quý Hai