SKKN Một số bài tập nhằm nâng cao hiệu quả kỹ thuật tâng cầu bằng mu bàn chân cho học sinh trường Tiểu học
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số bài tập nhằm nâng cao hiệu quả kỹ thuật tâng cầu bằng mu bàn chân cho học sinh trường Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- skkn_mot_so_bai_tap_nham_nang_cao_hieu_qua_ky_thuat_tang_cau.docx
Nội dung tóm tắt: SKKN Một số bài tập nhằm nâng cao hiệu quả kỹ thuật tâng cầu bằng mu bàn chân cho học sinh trường Tiểu học
- phát triển mạnh mẽ cả chiều rộng lẫn chiều sâu, là môn trọng điểm và cơ bản của thể thao nước ta, giữ một vị trí quan trọng trong hệ thống GDTC ở các trường Đại học, Cao đẳng, và phổ thông.v.v Tập luyện đá cầu có ý nghĩa rất lớn trong công tác giáo dục và giáo dưỡng cho học sinh, sinh viên trong các trường, nhằm hình thành phẩm chất, ý chí và đạo đức của con người mới Đặc biệt còn là một loại hình hoạt động rất phong phú, đa dạng, gần gũi với những hoạt động sinh hoạt trong đời sống của con người. Xuất phát từ nguyện vọng muốn nâng cao thành tích trong tập luyện và thi đấu đá cầu cho các em sinh viên đã thúc đẩy tôi đến với đề tài: “Một sồ bài tập nhằm nâng cao hiệu quả tâng cầu bằng mu bàn chân cho học sinh trường Tiểu học. II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Đối tượng nghiên cứu: - Đối tượng nghiên cứu: Là hệ thống các bài tập bổ trợ chuyên môn nhằm nâng cao kỹ thuật tâng cầu bằng mu bàn chân. - Đối tượng thực nghiệm: Bao gồm 128 em học sinh khối lớp 5 trường Tiểu học. 2. Phương pháp nghiên cứu: 2.1. Phương pháp phân tích tổng hợp tài liệu: Để tiến hành phương pháp này chúng tôi đã chắt lọc từ các tài liệu có liên quan như: Văn kiện của Đảng và nhà nước, Giáo trình đá cầu, Sinh lí học TDTT, Phương pháp thống kê trong TDTT.v.v 2.2. Phương pháp phỏng vấn tọa đàm: Đây là phương pháp nhằm thu nhận và xử lí nguồn thông tin ban đầu từ ý kiến người khác, trên cơ sở đó có những thông tin khách quan để nghiên cứu, phân biệt kỹ thuật cơ bản cũng như trình tự tiến hành giảng dạy và tập luyện các động tác kỹ thuật cơ bản để đạt được hiệu quả cao. 2.3. Phương pháp quan sát sư phạm: Khi sử dụng phương pháp này, cần tiếp cận với chính hiện thực khách quan, bằng các giác quan của mình thông qua các giờ luyện tập của học sinh, từ đó xây dựng được trình tự giảng dạy kỹ thuật động tác tâng cầu bằng mu bàn chân và hệ thống các bài tập bổ trợ và bài tập dẫn dắt cho người tập luyện kỹ thuật này.
- 2.4. Phương pháp kiểm tra sư phạm: Phương pháp này nhằm mục đích kiểm tra đánh giá năng lực điều khiển quả cầu của học sinh một cách chính xác và khách quan tạo điều kiện thuận lợi cho việc phân chia nhóm trong quá trình thực nghiệm, đồng thời đánh giá mức độ phát triển năng lực điều khiển quả cầu ở kỹ thuật tâng cầu bằng mu bàn chân của các học sinh khi áp dụng những bài tập mới và vận dụng đổi mới phương pháp vào giảng dạy và tập luyện kỹ thuật này. 2.5. Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Chúng tôi đã sử dụng phương pháp này để kiểm nghiệm đánh giá tìm hiểu tính hiệu quả trong quá trình thực nghiệm các bài tập thực tế sau khi đã lựa chọn và xác định được bài tập để nâng cao được hiệu quả tâng cầu bằng mu bàn chân cho học sinh lớp 5 trường Tiểu học. 2.6. Phương pháp toán học thống kê: Sau khi đã thu nhận đủ số liệu để đánh giá kết quả, chúng tôi đã sử dụng các công thức toán học thống kê để xử lí số liệu đó. 3. Phạm vi nghiên cứu: Bài tập bổ trợ cho kỹ thuật tâng cầu bằng mu bàn chân cho học sinh lớp 5 trong giờ học môn thể thao tự chọn đá cầu. PHẦN II. NỘI DUNG 1. Nghiên cứu các yếu tố đá cầu cơ bản là cơ sở để tìm ra các bài tập bổ trợ nhầm nâng cao hiệu quả tâng cầu bằng mu bàn chân. Để chơi môn đá cầu tốt thì người chơi phải nắm vững và thực hiện tốt cả ba yếu tố: sức mạnh, tốc độ và điểm rơi, muốn giải quyết tốt ba yếu tố trên thì người chơi phải biết phối hợp, biết sử dụng nhuần nhuyễn các yếu tố này trong tập luyện cũng như lúc thi đấu môn đá cầu. 1.1 Yếu tố sức mạnh Đây là yếu tố rất quan trọng trong tập luyện và thi đấu môn đá cầu, người chơi biết sử dụng sức mạnh tốt có thể giành điểm trực tiếp hoặc làm cho đối phương bị động để tạo cơ hội giành điểm, đối với đá cầu, sức mạnh thường được
- thể hiện ở các kỹ thuật tấn công trên lưới, như động tác quét cầu, động tác cúp cầu xuôi, cúp cầu ngược Theo công thức tính ta có: F = m.a Trong đó: - F là: lực tác động của cơ thể đến quả cầu, - m là: khối lượng vật thể (trọng lượng quả cầu), - a là: gia tốc chuyển động của chân khi đá cầu. Như vậy, sức mạnh (lực tác dụng) phụ thuộc vào khối lượng và gia tốc chuyển động của vật thể. Do đó, muốn tăng sức mạnh vào quả cầu người ta có thể tiến hành theo các cách sau: - Tăng khối lượng vật thể (tăng trọng lượng quả cầu). - Tăng tốc độ co duỗi của các cơ (tăng tốc độ động tác) nhằm để tăng gia tốc. Nhưng đối với môn đá cầu thì trọng lượng của quả cầu là không thay đổi (tức là m không đổi), nên sức mạnh của động tác cần phụ thuộc chủ yếu vào gia tốc chuyển động. Lúc này biên độ động tác lớn hay nhỏ, gia tốc nhanh hay chậm, sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến đường bay của quả cầu. Vậy, để tăng sức mạnh khi đá cầu cần chú ý các điểm sau: - Động tác phải thực hiện với biên độ lớn và kết hợp với lực toàn thân khi đá cầu. - Tốc độ co cơ nhanh khi thực hiện động tác. - Biết phán đoán chính xác đường cầu để lựa chọn điểm tiếp xúc hợp lí, phát huy được toàn lực khi đá cầu. - Không ngừng tập luyện để phát triển sức mạnh của cơ bắp nhằm hỗ trợ cho kỹ thuật đá cầu. 1.2. Yếu tố tốc độ Đây là yếu tố không thể thiếu được trong môn đá cầu, với yếu tố này nó sẽ giúp cho người chơi không ngừng nâng cao thành tích của mình trong tập luyện và thi đấu. Nếu đá cầu với tốc độ nhanh sẽ đẩy đối phương vào thế bị động, lúng túng, mất bình tĩnh , tạo cho mình có nhiều thời gian thuận lợi để tấn công dứt điểm. Như vậy, trong đá cầu thì người nào chuẩn bị tốt yếu tố này sẽ là người nắm quyền chủ động trên sân.
- Từ công thức tính vận tốc chuyển động của một vật: V = S/t Trong đó: - V: là tốc độ chuyển động của vật thể, - S: là quãng đường vật thể bay được, - t: là thời gian bay của vật thể. Như vậy, ta có thể xác định được vận tốc của một vật nhanh hay chậm theo các cách sau: - Trong một quãng đường nhất định, vật thể chuyển động về trước với thời gian ngắn hơn thì vận tốc đó nhanh hơn. - Trong một thời gian nhất định, vật thể chuyển động về trước với cự li dài hơn thì vận tốc đó nhanh hơn. Căn cứ vào cơ sở của nguyên lí trên, đồng thời kết hợp đặc điểm của môn đá cầu đã cho thấy rằng muốn tăng tốc độ bay của quả cầu thì cần phải chú ý các điểm sau: - Trong một cự li đá cầu nhất định phải tăng nhanh tốc độ động tác và tăng thật nhanh tốc độ co duỗi cơ, hạn chế biên độ động tác khi thực hiện. - Tranh thủ tiếp xúc với cầu sớm nhằm rút ngắn thời gian đá cầu, chủ động đưa cầu lên lưới bằng kỹ thuật tâng cầu bằng mu bàn chân. 1.3. Yếu tố điểm rơi Đối với đá cầu điểm rơi là điểm tiếp xúc giữa bàn chân – quả cầu – mặt đất trong phạm vi diện tích của sân. Nếu sử dụng tốt yếu tố điểm rơi sẽ luôn đặt đối phương trước những tình huống bất ngờ, bị động, luôn luôn phải di chuyển trong phạm vi sân của mình để đỡ và đá cầu, trong thi đấu ai sử dụng tốt yếu tố này có thể giành điểm trực tiếp. Trong quá trình sử dụng yếu tố điểm rơi này, cần chú ý những điểm sau: - Khi sử dụng các đường cầu biến hóa khác nhau (dài, ngắn, lao thẳng ) phải hết sức chú ý đến hai góc xa cuối sân và hai góc gần với lưới, đây là những điểm dễ gây lúng túng, khó khăn cho đối phương khi đỡ cầu. - Cần phải đá cầu vào nơi xa vị trí chuẩn bị của đối phương. Trong tập luyện cũng như lúc thi đấu đá cầu cần phải chú ý sử dụng nhiều các đường cầu khác nhau một cách thuần thục và linh hoạt, chứ không nên chỉ chú trọng một đường
- cầu cơ bản nào, biết kết hợp sáng tạo các yếu tố sức mạnh và tốc độ với điểm rơi để giành từng điểm trong trận đấu. 2. Nghiên cứu thực trạng sử dụng kỹ thuật tâng cầu bằng mu bàn chân cho học sinh trường Tiểu học. Trường Tiểu học là một ngôi trường có bề dày truyền thống học tập và rèn luyện thể chất, được công nhận là trường chuẩn Quốc gia và nhiều năm liền được công nhận là trường tiên tiến xuất sắc về phong trào TDTT cấp thành phố. Và đặc biệt hơn nữa, tại đây phong trào tập luyện và thi đấu môn đá cầu được các em yêu thích và phát triển mạnh mẽ, đã có rất nhiều VĐV của Việt Nam đã học tập và trưởng thành từ ngôi trường này. Môi trường học tập rất thuận lợi vì được sự quan tâm sát sao của các cấp lãnh đạo cùng BGH nên đã đáp ứng đầy đủ về điều kiện sân bãi cũng như cơ sở vật chất phục vụ tốt nhất cho học tập môn thể dục nói chung và môn đá cầu nói riêng. Trường học có ba giáo viên chuyên trách đạt trình độ Cao đẳng trở lên với nhiều kinh nghiệm giảng dạy, được sự chỉ đạo sát sao của BGH đã phân công giáo viên có trình độ chuyên môn vững và nhiều năm là tổng trọng tài môn đá cầu các giải toàn quốc phụ trách giảng dạy môn đá cầu. Và ở bậc Tiểu học, đặc biệt là học sinh lớp 5 thì khả năng tư duy, thể chất và ngoại hình của các em vẫn còn rất hạn chế, tuy nhiên các em cũng có thể phân biệt được những chi tiết, thành phần kỹ thuật của động tác một cách tương đối đúng và biết cách dùng sức tương đối hợp lý trong các bài tập đòi hỏi sức mạnh, sức nhanh và khéo léo. Một số kỹ năng cơ bản cần thiết trong đời sống đã được hình thành, khả năng hoạt động giữa chân, tay, thân mình tương đối tốt, tuy nhiên những khả năng này còn ở mức độ chưa cao, mang nặng tính tự nhiên và kém bền vững. Khi học tâng cầu bằng mu bàn chân đối với các em là tương đối khó khăn, khi tâng cầu thì cầu bay quá xa hoặc quá thấp nên khó tâng cầu bằng mu bàn chân. Học sinh di chuyển không đúng hướng cầu rơi hoặc chậm hơn so với cầu rơi nên không phán đoán được hướng cầu để thực hiện tâng cầu, vì vậy mà kết
- quả kiểm tra, đánh giá thành tích của các em đạt được rất là kém, tỷ lệ các em tâng cầu chưa đạt 5 lần là rất nhiều. 3. Tiến hành áp dụng các bài tập bổ trợ vào giảng dạy nâng cao hiệu quả kỹ thuật tâng cầu bằng mu bàn chân. Đá cầu là trò chơi dân gian có từ lâu đời và phát triển rất rực rỡ qua các thời kỳ dựng nước và giữ nước của dân tộc và môn đá cầu cũng là môn thể thao rất non trẻ so với nhiều môn thể thao khác, khi đá cầu đòi hỏi người tập phải vận động toàn thân như: di chuyển, tâng cầu, đỡ cầu, đá cầu tấn công, chuyền cầu, cứu cầu Như vậy, hai chân phải nhanh nhẹn, hoạt động tích cực, mắt phải tập trung quan sát và phán đoán đường cầu trên toàn sân để đưa ra quyết định khi tiếp xúc với cầu một cách hợp lý để có hiệu quả cao nhất. Để đá cầu được tốt đòi hỏi người chơi phải tâng cầu bằng mu bàn chân thật tốt mới điều khiển quả cầu bay theo ý muốn (tức là kiểm soát được các đường bay của cầu trên sân). Kỹ thuật sử dụng mu bàn chân trong đá cầu hiện đại ngày càng được người chơi sử dụng nhiều và đem lại hiệu quả trong các trận thi đấu. Vì vậy, việc sử dụng mu bàn chân để tiếp xúc với cầu, chạm cầu, điều khiển quả cầu trong các tình huống được quan tâm đầu tư và cải tiến để nâng cao hiệu quả trong công tác giảng dạy cũng như là thi đấu môn đá cầu. 3.1. Phân tích kỹ thuật động tác tâng cầu bằng mu bàn chân: - Tư thế chuẩn bị: Đứng chân trụ phía trước, cả bàn chân chạm đất, chân đá (chân cùng với tay cầm cầu) để sau và chạm đất bằng nửa bàn chân trên. Tay cầm cầu để trước, ngang thắt lưng, bàn tay ngửa và khum lại để đỡ cầu. Tay không cầm cầu co lại tự nhiên. Trọng tâm dồn nhiều vào chân trước. Mắt nhìn theo cầu. - Thực hiện kỹ thuật động tác: Tung nhẹ cầu lên cao khoảng 0,5m, khi cầu rơi xuống thì xác định được điểm rơi của cầu (ở phái trước gần người), người chơi nhanh chóng chuyển trọng tâm của cơ thể sang chân trước, người hơi khom và đưa chân sau (chân đá) về trước sao cho bàn chân để song song với mặt sân để tiếp xúc với cầu. Khi cầu rơi cách sân khoảng 20 – 30cm, người chơi nhấc đùi vuông góc với thân chân để mu bàn
- chân tiếp xúc với cầu và giật cầu bay lên cao ngang ngực. Khi giật cầu bằng chân không thuận đặt ở phía trước thì cần chuyển trọng tâm cơ thể sang chân sau (chân thuận) và cũng thực hiện các động tác như đã nêu ở trên. - Kết thúc động tác: Khi người tập thực hiện xong động tác thì nhanh chóng trở lại tư thế ban đầu để chuẩn bị cho lần tâng cầu tiếp theo. 3.2. Các bài tập bổ trợ được lựa chọn trong giảng dạy nâng cao khả năng tâng cầu bằng mu bàn chân cho học sinh học môn thể thao tự chọn Đá cầu. 3.2.1. Nhóm các bài tập di chuyển: - Di chuyển nhiều bước từ giữa sân ra các góc. - Di chuyển ngang sân. - Di chuyển dọc sân (tiến, lùi). - Di chuyển đổi hướng theo tín hiệu. 3.2.2. Nhóm các bài tập mô phỏng: - Tập mô phỏng tâng cầu bằng mu bàn chân tại chỗ. - Di chuyển tâng cầu bằng mu bàn chân với tình huống cầu ở bên trái. - Di chuyển tâng cầu bằng mu bàn chân với tình huống cầu ở bên phải. - Di chuyển tâng cầu bằng mu bàn chân với tình huống cầu bay bổng về phía sau. 3.2.3. Nhóm các bài đá vào vật chuẩn: - Di chuyển đơn bước thực hiện kỹ thuật tâng cầu bằng mu bàn chân khi cầu được treo ở vị trí cố định. - Di chuyển bước chạy, lướt thực hiện động tâng cầu bằng mu bàn chân khi cầu được treo cố định. 3.2.4. Nhóm các bài tập có người phục vụ: - Người phục vụ tung cầu gần vị trí người tập, người tập tâng cầu bằng mu bàn chân cho cầu bay bổng lên lưới. - Người phục vụ tung cầu với tốc độ khác nhau, đến các vị trí trên sân, người tập di chuyển thực hiện tâng cầu bằng mu bàn chân bay bổng lên lưới. 3.2.5. Nhóm các bài tập nâng cao và phối hợp:
- - Tập tâng cầu bằng mu bàn chân ở vị trí giữa sân bay bổng về phía lưới, di chuyển lên thực hiện động tác đá cầu sang sân đối phương. - Tập tâng cầu bằng mu bàn chân ở các vị trí khác nhau trên sân bay bổng về phía lưới, di chuyển lên thực hiện động tác đá cầu sang sân đối phương. - Tập phối hợp di chuyển đến các vị trí khác nhau trên sân để tâng cầu bằng mu bàn chân để cầu bay bổng lên lưới, rồi đá chuyền cầu về vị trí thuận lợi cho người thứ hai đứng gần lưới đá cầu sang sân đối phương. 3.2.6. Nhóm các bài tập chạy: - Chạy nhanh 30 – 60m. - Chạy zích zắc 30 – 60m. - Chạy phối hợp bật nhẩy. 3.2.7. Nhóm các bài tập với dụng cụ: - Tập nhẩy dây. - Tập bật nhảy chân trước - chân sau với tạ tay 3kg. - Tập bật với bục cao 30cm. 3.3. Kết quả thành tích kỹ thuật tâng cầu bằng mu bàn chân của học sinh lớp 5 trường Tiểu học trước khi áp dụng các bài tập bổ trợ. Trước khi tiến hành thực nghiệm, đề tài tiến hành kiểm tra thành tích tâng cầu bằng mu bàn chân ở thời điểm ban đầu của các em học sinh lớp 5 toàn trường, kết quả kiểm tra của các nhóm thu được sau khi đã dùng toán thống kê để xử lý thể hiện ở bảng 1 dưới đây. * Dụng cụ để kiểm tra: - Cầu đá theo tiêu chuẩn. - Quần, áo và giầy thể thao hoặc giầy chuyên dụng đá cầu. * Địa điểm: Nhà thể chất vệ sinh sạch sẽ. * Cách tiến hành kiểm tra: Kiểm tra theo nhiều đợt, mỗi đợt từ 3 – 5 học sinh, giaos viên cử số học sinh tương đương làm nhiệm vụ đếm số lần bạn tâng cầu được. Những học sinh đến lượt kiểm tra đứng vào vị trí quy định, thực hiện động tác theo lệnh thống nhất
- của giáo viên, tâng cầu bằng mu bàn chân đến khi cầu rơi thì dừng lại, tính số lần tâng được đúng kỹ thuật động tác. * Cách đánh giá thành tích của học sinh: - Hoàn thành tốt: Thực hiện cơ bản dúngđộng tác tâng được 5 lần liên tục trở lên. - Hoàn thành: Thực hiện cơ bản dúngđộng tác tâng được 3 - 4 lần liên tục trở lên. - Chưa hoàn thành: Thực hiện cơ bản dúngđộng tác tâng được dưới 3 lần liên tục hoặc sai động tác. Bảng 1: Kết quả kiểm tra thành tích tâng cầu bằng mu bàn chân của học sinh khối 5 trước khi áp dụng các bài tập bổ trợ. Số lần tâng cầu bằng STT Thành tích của HS Tỷ lệ (%) mu bàn chân. Chưa hoàn thành 1 65 50,78 (0 – 2 lần ) Hoàn thành 2 47 36,72 (3 – 4 lần) Hoàn thành tốt 3 16 13,50 (>5 lần) Từ kết quả kiểm tra trên cho thấy kỹ thuật tâng cầu bằng mu bàn chân là một kỹ thuật tương đối khó với học sinh lớp 5, tỷ lệ học sinh chưa tâng được 5 lần là rất cao khi chiếm tỷ lệ khoảng 50% và tỷ lệ học sinh tâng trên 10 lần không được cao. Nhìn chung, khả năng tâng cầu bằng mu bàn chân trong giờ học môn thể thao tự chọn đá cầu của học lớp 5 trường Tiểu học là rất thấp.
- 3.4. Kết quả đạt được sau khi tiến hành áp dụng các giải pháp mới vào giảng dạy kỹ thuật tâng cầu bằng mu bàn chân. Sau thời gian 3 tháng chúng tôi áp dụng cho học sinh lớp 5 bằng các bài tập bổ trợ chuyên môn đã được lựa chọn ở trên trong các giờ học môn thể thao tự chọn đá cầu và người giáo viên cần phải biết được việc đưa bài tập vào thời điểm nào, giai đoạn nào của quá trình hình thành kĩ năng vận động. Muốn vậy người giáo viên sẽ nghiên cứu: - Giai đoạn 1: Giai đoạn lan tỏa. Người tập tiếp thu những kiến thức của giáo viên để hình thành mối liên hệ giữa các cơ quan vận động với vỏ não, giai đoạn này hưng phấn trên vỏ não rất mạnh mẽ, lan rộng. Do vậy mà họ chưa cảm giác được động tác đúng, sai hay thừa. Chính vì vậy người tập hay mắc những sai lầm, nếu những sai lầm này được lặp lại nhiều lần sẽ dẫn đến hình thành động tác sai và trở thành cố tật. - Giai đoạn 2: Giai đoạn ức chế phân biệt. Giai đoạn này hưng phấn trên vỏ não đã tập trung vào những trung khu thần kinh, hoạt động nhiễu bị loại, bản thân người tập đã phân biệt được những động tác đúng, sai hay thừa. Họ tập trung uốn nắn sửa chữa ở từng khu vận động, do vậy động tác thực hiện cứng nhắc, giật cục, chưa có tính nhịp điệu, nếu tập thường xuyên đường dây liên hệ tạm thời trên bán cầu đại não ngày càng ổn định, tạo nên sự nhịp nhàng của kĩ thuật động tác khi thực hiện. - Giai đoạn 3: Giai đoạn hoàn thiện kĩ năng, kĩ xảo, tự động hóa Ở giai đoạn này, hưng phấn đã tập trung vào những vùng hẹp trên vỏ não, do vậy chỉ những cơ, cơ quan chính tham gia vận động. Người tập nắm vững kĩ thuật động tác, biến kĩ năng vận động thành kĩ xảo, thực hiện kĩ thuật động tác từ đầu đến cuối theo ý muốn của bản thân một cách hoàn hảo, chính xác, tính nhịp điệu cao. Họ biết phối hợp và sử dụng sức một cách hợp lí, tiết kiệm năng lượng cho bản thân, tiếp tục tập luyện sẽ trở thành tự động hóa động tác, dẫn tới ngoại suy. Kết quả thành tích tâng cầu bằng mu bàn chân của 128 học sinh sau khi được áp dụng một cách có hệ thống, có khoa học nên đã đem lại hiệu quả cao trong
- việc hình thành kỹ thuật động tác tâng cầu bằng mu bàn chân cho học sinh. Thành tích tâng cầu này được thể hiện ở bảng sau: Bảng 2: Kết quả kiểm tra thành tích tâng cầu bằng mu bàn chân của học sinh khối 5 sau khi áp dụng các bài tập bổ trợ. Số lần tâng cầu bằng mu STT Thành tích của HS Tỷ lệ (%) bàn chân. Chưa hoàn thành 1 19 14,84 (0 – 2 lần ) Hoàn thành 2 67 52,34 (3 - 4 lần) Hoàn thành tốt 3 42 32,81 (>5 lần) Từ kết quả trên cho chúng ta thấy được: Tỷ lệ học sinh không hoàn thành giảm xuống rất nhiều chỉ còn có 14, 48% trong tổng số học sinh khối 5. Tỷ lệ học sinh hoàn thành tốt cũng tăng lên đáng kể từ 13, 50% lên 32, 81%. Còn tỷ lệ hoàn thành cũng có sự tăng trưởng của nhóm không hoàn thành trước khi áp dụng các bài tập bổ trợ là rất lớn.
- 60.00% 52.30% 50.78% 50.00% 40.00% 36.70% 32.80% 30.00% 20.00% 14.81% 13.30% 10.00% 0.00% 1 2 Biểu đồ: So sánh kết quả tâng cầu bằng mu bàn chân của học sinh lớp 5 trường Tiểu học. * Chú thích: - 1: Thành tích tâng cầu trước khi áp dụng các bài tập bổ trợ. - 2: Thành tích tâng cầu sau khi áp dụng các bài tập bổ trợ. Chưa hoàn thành Hoàn thành tốt Hoàn thành Nhìn vào biểu đồ trên đã thể hiện rõ nét sự tăng trưởng về thành tích tâng cầu bằng mu bàn chân của học sinh sau khi được áp dụng các bài tập bổ trợ vào
- trong giảng dạy kỹ thuật tâng cầu bằng mu bàn chân trong giờ học môn thể thao tự chọn, tỷ lệ học sinh tâng cầu với số lần nhiều cao lên rõ rệt và tỷ lệ không đạt giảm xuống nhanh chóng. Thông qua tỷ lệ phần trăm kết quả tâng cầu trên cho thấy được tác dụng rất tốt của các bài tập bổ trợ với kỹ thuật tâng cầu bằng mu bàn chân. Sau khi áp dụng các bài tập bổ trợ chuyên môn vào giảng dạy kỹ thuật tâng cầu bằng mu bàn chân thi số lượng học sinh tâng được 5 lần trở lên tăng cao rõ rệt, cá biệt còn có nhiều học sinh tâng được trên 50 lần và có cả học sinh tâng được trên 100 lần. Điều này chứng tỏ hiệu quả của các bài tập bổ trợ đã đem lại trong việc nâng cao thành tích tâng cầu bằng mu bàn chân cho học sin lớp 5 trường Tiểu học.
- KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. KẾT LUẬN Từ những kết quả nghiên cứu, đề tài tổng hợp những kết luận sau: 1.1. Từ các bước nghiên cứu chặt chẽ đề tài đã hệ thống được 7 nhóm các bài tập nhằm nâng cao kỹ thuật tâng cầu bằng mu bàn chân và đã ứng dụng trong quá trình giảng dạy cho học sinh học môn đá cầu của trường Tiểu học đạt kết quả khả quan và cần vận dụng vào trong những năm học tới. 1.2. Đá cầu là môn thể thao mũi nhọn của đất nước nên cần được chú trọng và phát triển mạnh mẽ. 2. KIẾN NGHỊ 1. Cần tiếp tục mở rộng nghiên cứu thêm các bài tập bổ trợ nữa để nâng cao hơn hiệu quả kỹ thuật tâng cầu bằng mu bàn chân và những kỹ thuật khác của môn đá cầu. 2. Cần trang bị đầy đủ trang thiết bị dụng cụ, cơ sở vật chất để tạo điều kiện thuận lợi cho việc nâng cao hiệu quả học tập trong giờ học thể dục cho học sinh trường Tiểu học. Xác nhận của thủ trưởng đơn vị Hà nội, Ngày tháng năm Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến kinh nghiệm của mình viết, không sao chép nội dung của người khác. Người thực hiện