SKKN Một số biện pháp bồi dưỡng nâng cao kĩ năng ứng dụng công nghệ thông tin cho giáo viên trong việc xây dựng video hướng dẫn phụ huynh nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ tại gia đình

docx 23 trang Đinh Thương 15/01/2025 120
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp bồi dưỡng nâng cao kĩ năng ứng dụng công nghệ thông tin cho giáo viên trong việc xây dựng video hướng dẫn phụ huynh nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ tại gia đình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_boi_duong_nang_cao_ki_nang_ung_dung_co.docx

Nội dung tóm tắt: SKKN Một số biện pháp bồi dưỡng nâng cao kĩ năng ứng dụng công nghệ thông tin cho giáo viên trong việc xây dựng video hướng dẫn phụ huynh nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ tại gia đình

  1. nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em tại nhà trong thời gian trẻ chưa đến trường để phòng, chống dịch Covid-19. Trình độ CNTT của Giáo viên được nâng lên rõ rệt. Giáo viên biết cách lấy và sử dụng thông tin một cách có hiệu quả. Giáo viên biết thiết kế bài dạy, ứng dụng phần mềm CNTT vào các hoạt động dạy trẻ một cách sáng tạo, tiết học sinh động, đạt hiệu quả cao, phù hợp cho từng hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ theo từng chủ đề, độ tuổi và một số video của nhà trường đã được thẩm định và được lựa chọn sử dụng làm kho học liệu chung của cấp huyện, sở. Phát triển tinh thần tự học, tự sáng tạo của giáo viên. Giáo viên sử dụng CNTT sẽ tiết kiệm rất nhiều về chi phí, thời gian, sức lực. 3.2. Về cơ sở vật chất: Cơ sở vật chất được nâng lên rõ rệt các thiết bị sử dụng CNTT được bổ sung đáng kể: Máy chiếu, Máy tính xách tay, máy in, phục vụ cho CNTT đảm bảo công tác chuyên môn và đặc biệt là việc thiết kế các hoạt động chăm sóc và giáo dục trẻ tại nhà mùa dịch nói riêng, các hoạt động khác trong nhà trường nói chung. * Kết quả cụ thể như sau: Bảng so sánh và đối chứng kết quả trước và sau thực hiện đề tài về trình độ CNTT của giáo viên trong nhà trường - Tổng số GV: 25/25 (Biểu tổng hợp điều tra sau khi thực hiện giải pháp, sáng kiến - phụ lục 2kèm theo) Nội Kết quả trước thực nghiệm Kết quả sau thực nghiệm TT dung TT CTT CB TT CTT CB khảo sát SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL NỘI 20/25 80% 5/25 20% 0/25 0% 25/25 0/31 0 0/25 0 1 DUNG 100% 1 % % NỘI DUNG 12/25 48% 13/25 52% 0/31 0% 22/25 3/25 12 0 2 88% 0/25 2 % % NỘI 10/25 40% 9/25 36% 6/25 24% 24/25 1/25 4 0/25 3 DUNG 96% 0% 3 % NỘI 8/25 32% 7/25 28% 10/25 40% 19/25 6/25 24 0/25 4 DUNG 76% 0% 4 % NỘI 4/25 16% 7/25 28% 14/25 56% 22/25 3/25 12 0/25 5 DUNG 88% 0% 5 % NỘI 0/25 0% 2/25 8% 23/25 92% 20/25 5/25 20 0/25 6 DUNG 80% 0% 6 % NỘI 100 0/25 0% 0/25 0% 25/25 4/25 18/25 72 3/25 7 DUNG % 16% 12% 7 %
  2. 4. Hiệu quả của sáng kiến. 4.1. Hiệu quả về khoa học Đề tài “Môt số biện pháp bồi dưỡng, nâng cao về công nghệ thông tin cho giáo viên để xây dựng video khi trẻ nghỉ dịch tại nhà” mang tính thực tiễn và có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc giáo dục trẻ, thúc đẩy chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo; mở rộng cơ hội tiếp cận giáo dục cho học sinh, tạo điều kiện để trẻ em được học ở mọi nơi, mọi lúc và bảo đảm công tác phòng, chống dịch, thích ứng với tình hình của dịch Covid-19; đồng thời thực hiện tốt phương châm “Tạm dừng đến trường, không dừng học” đáp ứng mục tiêu chương trình. Đặc biệt đối với giáo dục mầm non, cấp học tiền đề, chuẩn bị tâm thế cho trẻ bước vào lớp 1, nơi ươm mầm những hạt giống đầu tiên thì đây là một trong những biện pháp hết sức ý nghĩa giúp cho giáo viên thích ứngứng dụng công nghệ số và trí tuệ nhân tạo; tăng cường chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học cho trẻ phát triển một cách toàn diện nhất. Ngành Giáo dục đã thực hiện nhiều các giải pháp, kịch bản ứng phó; xây dựng kế hoạch chăm sóc, nuôi dưỡng, lựa chọn nội dung giáo dục cần thiết đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục mầm non theo quan điểm lấy trẻ em làm trung tâm; linh hoạt trong công tác quản lý, chỉ đạo hướng dẫn giáo viên chủ động điều chỉnh kế hoạch giáo dục phù hợp với khả năng của trẻ em trong mỗi lớp phù hợp với tình hình dịch bệnh kéo dài và phức tạp và theo tình hình thực tế của từng địa phương. Nhờ đó, đảm bảo thực hiện theo mục tiêu của chương trình giáo dục mầm non và định hướng việc chuẩn bị cho trẻ em sẵn sàng vào học lớp 1. Đồng thời thực hiện tốt một trong nhiệm vụ trọng tâm của GDMN trong năm học mới là đảm bảo an toàn trong nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 hiện nay. 4.2. Hiệu quả về kinh tế: Với đề tài này tôi đã thực hiện với tất cả sự tâm huyết đối với nghề và đặc biệt là muốn lan tỏa, chia sẻ những điều tốt đẹp nhất đến với mọi người. Bản thân tôi tự học hỏi, tư mày mò tham gia các lớp tập huấn bồi dưỡng CNTT bằng hình thức trực tuyến để nâng cao trình độ chuyên môn cũng như tham khảo ý kiến của các đồng nghiệp có kinh nghiệm, cùng với niềm say mê tự học hỏi và qua ứng dụng, và nhận thức rõ được sự cấp thiết của việc sử dụng CNTT trong mùa dịch cũng như trong thời buổi công nghệ 4.0,nên tiết kiệm được nhiều kinh phí. Đề tài này đã được áp dụng vào thực tế giáo viên ở trường Mầm non Trực Thắng nơi tôi công tác và mang lại hiệu quả cao trong việcứng dụng CNTT vào chăm sóc, giáo dục trẻ. 4.3. Hiệu quả về xã hội: Bồi dưỡng kỹ năng ứng dụng CNTT đã giúp giáo viên tiếp cận với các phần mềm hỗ trợ thiết kế bài giảng, khai thác nguồn dữ liệu khổng lồ trên mạng Internet. Hơn nữa, thị hiếu của mọi người nói chung luôn bị thu hút bởi các sản phẩm đa phương tiện như hình ảnh, video, Học sinh cũng không ngoại lệ. Bài giảng trên Powerpoint kèm hình ảnh trực quan luôn sinh động luôn thu hút sự hứng thú của trẻ. Nhờ phần mềm Canva, Capcut việc thiết kế bài giảng trở nên vô cùng sinh động và hấp dẫn. Bồi dưỡng kỹ năng ứng dụng CNTT còn giúp nâng cao trình độ chuyên môn cho giáo viên, giúp giáo viên tự tin hơn vào bản thân mình trong mắt cán bộ quản lý, đồng nghiệp và phụ huynh học sinh.
  3. Mặt khác sáng kiến kinh nghiệm này đã giúp các đồng nghiệp tháo gỡ được những khó khăn, bế tắc trong các hoạt động giáo dục,các giáo viên trở nên nhanh nhạy hơn với mọi thay đổi xung quanh. Vì vậy việc ứng dụng CNTT trong các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ nhất là trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp đã giúp rút ngắn khoảng cách giữa giáo viên với trẻ, giúp cho trẻ lại gần với giáo viên hơn. Làm cho mối liên hệ gắn bó giữa nhà trường, phụ huynh, địa phương ngày càng chặt chẽ.Có thể thấy, việc phát huy tối đa ứng dụng CNTT trong mọi hoạt động, nhất là trong bối cảnh phòng, chống dịch không chỉ góp phần hạn chế sự lây lan dịch bệnh mà còn bảo đảm hiệu quả trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ ở mỗi cơ quan, đơn vị. 5. Tính khả thi: Quá trình xây dựng nghiên cứu và thực hiện đề tài, tôi nhận ra rằng việc quan trọng nhất là mỗi giáo viên phải cố gắng để thay đổi bản thân đểthể hiện trí tuệ, tài năng, ý tưởng sáng tạo trong việc ứng dụng các thành tựu khoa học, công nghệ để nâng cao chất lượng giáo dục và hội nhập quốc tế.Hãy nhớ rằng, trở thành giáo viên không có nghĩa là ngừng học. Chỉ cần ngừng một ngày thôi, thế giới đã thay đổi. Luôn đặt mục tiêu học hỏi thêm kiến thức mới và ứng dụng kiến thức đó vào giảng dạy. Thầy giỏi chính là tiền đề cho học viên giỏi. Chúng ta đặt mục tiêu cho sự thay đổi trong từng giai đoạn, suy nghĩ và rút kinh nghiệm mỗi ngày. Sáng kiến kinh nghiệm này có tính ứng dụng thực tiễn cao, dễ ứng dụng thực hiện tại trường học và có thể được nhân rộng và phát triển ở tất cả các tổ nhóm trong trường Mầm non nơi tôi công tác. Đồng thời còn có khả năng ứng dụng được trong tất cả các trường Mầm non trên địa bàn huyện Trực Ninh để góp phần nâng cao chất lượng giáo viên trong việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy. 6. Kinh phí thực hiện đề tài, sáng kiến. Khi thực hiện đề tài này tôi luôn dành nhiều sự tâm huyết và đặc biệt là muốn lan tỏa, chia sẻ những điều tốt đẹp nhất đến với mọi người. Đồng thời bản thân tôi tự học hỏi, tư mày mò tham gia các lớp tập huấn bồi dưỡng CNTT bằng hình thức trực tuyến để nâng cao trình độ chuyên môn (Mất phí, không mất phí) cũng như tham khảo ý kiến của các đồng nghiệp có kinh nghiệm, cùng với niềm say mê tự học hỏi và qua ứng dụng và nhận thức rõ được sự cấp thiết của việc sử dụng CNTT trong mùa dịch cũng như trong thời buổi công nghệ 4.0, nên kinh phí dành cho đề tài không nhiều. PHẦN III: KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT Mặc dù trong những năm vừa qua các cấp lãnh đạo đã quan tâm đến cấp học mầm non trên địa bàn nói chung và trường mầm non chúng tôi nói riêng xong để đáp ứng những yêu cầu ngày càng cao của xã hội, để chuyên đề bồi dưỡng kỹ năng ứng dụng CNTT đạt hiệu quả cao nhất. Bản thân tôi xin có một số kiến nghị như sau: 1. Đối với Phòng Giáo dục: Tôi kính mong Phòng Giáo dục thường xuyên mở lớp bồi dưỡng nâng cao kỹ năng sư phạm, kỹ năng nghề nghiệp, kỹ năng ứng dụng CNTT cho giáo viên phù hợp với sự phát triển của xã hội và thường xuyên tổ chức các buổi kiến tập và các hoạt động thực tế về chuyên đề “Ứng dụng CNTT trong giảng dạy”cho giáo viên trong toàn huyện có cơ hội được học hỏi, trao đổi kinh nghiệm và nắm bắt kịp thời những phương pháp giáo dục đổi mới, tiên tiến. Thường xuyên tổ chức các cuộc thi
  4. về CNTT trong cấp học mầm non. Từ đó thầy cô sẽ có động lực, hứng thú và tâm huyết hơn. 2. Đối với nhà trường: Nhà trường luôn quan tâm và đồng bộ về trang thiết bị, cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động động CNTT để công tác chăm sóc, giáo dục trẻ đạt hiệu quả cao nhất. Thường xuyên thực hiện tốt công tác bồi dưỡng, tạo điều kiện nâng cao về kỹ năng sử dụng CNTT cho giáo viên cốt cán nói riêng và giáo viên trong nhà trường nói chung. Trên đây là:“Một số biện pháp bồi dưỡng nâng cao kĩ năng ứng dụng công nghệ thông tin cho giáo viên trong việc xây dựng video hướng dẫn phụ huynh nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ tại gia đình” mà tôi đã nghiên cứu và thực hiện tại Trường Mầm non Trực Thắng nơi tôi đang công tác trong năm học này và những năm học tiếp theo. Trong quá trình thực hiện đề tài sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, tôi kính mong các cấp lãnh đạo và đồng nghiệp đóng góp ý kiến để đề tài của tôi được hoàn thiện hơn. Tôi cam đoan đây là SKKN của bản thân tôi viết, không sao chép nội dung của người khác. Tôi xin chân thành cảm ơn! TÁC GIẢ VIẾT SÁNG KIẾN Nguyễn Thị Hoàn CƠ QUAN ĐƠN VỊ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN T/M. NHÀ TRƯỜNG
  5. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO T/M. PHÒNG GD&ĐT