SKKN Một số biện pháp chỉ đạo chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trong trường mầm non

doc 20 trang vanhoa 4471
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp chỉ đạo chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trong trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_chi_dao_chuyen_mon_nham_nang_cao_chat.doc

Nội dung tóm tắt: SKKN Một số biện pháp chỉ đạo chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trong trường mầm non

  1. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do – Hạnh phúc SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO CHUYÊN MÔN NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC TRONG TRƯỜNG MẦM NON Lĩnh vực: Quản lý Cấp học: Mầm non Tác giả: Phạm Thị Thảo Đơn vị công tác: Trường mầm non Đan Phượng Chức vụ: Phó hiệu trưởng NĂM HỌC: 2018-2019
  2. Một số BP chỉ đạo chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng GD trong trường MN A. ĐẶT VẤN ĐỀ I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1. Lý do về mặt lý luận Sinh thời Hồ Chủ Tịch đã dạy: “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người”. Thực hiện lời dạy của Bác, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến phát triển sự nghiệp giáo dục. Điểm nhấn mạnh về giáo dục trong Đại hội lần thứ XIII nêu Nghị quyết 29 về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo đã thể hiện nhận thức rõ về tầm quan trọng của phát triển cá nhân và xác định “Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học”, giáo dục đào tạo là một trong những nhân tố quyết định thắng lợi của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Song, để sự nghiệp giáo dục hoàng thành được sứ mệnh lịch sử của mình thì cần có nhiều điều kiện như: Cơ chế chính sách, cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên. Nghị quyết hội nghị lần thứ II Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII đã nêu: “Giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng của giáo dục và được xã hội tôn vinh. Giáo viên phải có đủ đức, đủ tài; Do đó phải đào tạo giáo viên có chất lượng cao, thực hiện chương trình giáo dục thường xuyên, bồi dưỡng chuẩn hóa, nâng cao phẩm chất và năng lực cho đội ngũ giáo viên”. Vấn đề đặt ra là: Muốn có được đội ngũ giáo viên vững vàng, gương mẫu về mọi mặt, giỏi về chuyên môn nghiệp vụ đòi hỏi người quản lý phải luôn có kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên cho đội ngũ giáo viên nhằm giúp họ không ngừng nâng cao trình độ hiểu biết, năng lược chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm để đáp ứng kịp thời với những đổi mới toàn diện trong giáo dục mầm non, đồng thời tạo cơ hội để họ rèn luyện các năng lực cá nhân: Tự học, tự bồi dưỡng, tự rèn luyện nâng cao hiệu quả trong công tác giáo dục trẻ. Thực tế đã chứng minh, ở trường nào nếu như đội ngũ lãnh đạo, quản lý biết quản lý đội ngũ, biết phát huy những điểm mạnh và hạn chế được những điểm yếu của đội ngũ nhà trường thì nhà trường đó luôn phát triển thực sự vững mạnh, chất lượng giáo dục ngày càng được nâng cao và luôn có thương hiệu cũng như luôn khẳng định được tầm vóc và vị thế của đối với xã hội. Trong những năm qua, cùng với sự phát triển đổi mới của nền giáo dục nước nhà, ngành Giáo dục và Đào tạo của huyện và của đơn vị trường học nơi tôi đang công tác nói riêng đã từng bước phát triển cả về số lượng và chất lượng, quy mô mạng lưới trường lớp ngày càng được mở rộng, chất lượng giáo dục được xác định là nhiệm vụ trọng tâm, ưu tiên, cơ cấu đội ngũ ngày càng ổn định và được nâng cao. Tuy nhiên, trên thực tế trong những năm qua, chất lượng đội 1/19
  3. Một số BP chỉ đạo chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng GD trong trường MN ngũ trường tôi về mặt nào đó vẫn còn một số mặt hạn chế cả về trình độ, năng lực , chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới của sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo, điều đó gây trở ngại rất lớn đến việc nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục trẻ trong nhà trường. 2. Lý do về mặt thực tiễn. Trong những năm qua, chất lượng giảng dạy của giáo viên trường đã có nhiểu đổi mới ngày càng sâu. 100% giáo viên đạt trình độ chuẩn, 75% trên chuẩn, tuy nhiên số giáo viên trẻ mới về trường nhiều nên kinh nghiệm tổ chức các hoạt động giáo dục còn hạn chế. Trước tình hình đó, việc bồi dưỡng đội ngũ giáo viên vững vàng về chuyên môn nghiệp vụ trở thành một nhiệm vụ rất quan trọng trong trường năm học 2018-2019. Vai trò là một Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn của nhà trường, việc bồi dưỡng để nâng cao kiến thức cho giáo viên về chất lượng giảng dạy là vô cùng cần thiết. Vì vậy, trong những năm đổi mới công tác giáo dục, hướng lấy giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. Với mong muốn góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà, tôi đã lựa chọn đề tài “Một số biện pháp chỉ đạo chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trong trường mầm non”. II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Tìm ra những thuận lợ, khó khăn, mặt mạnh và tồn tại trong việc tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục cảu đội ngũ giáo viên để từ đó nhân lên các mặt mạnh và có biện pháp khắc phục những tồn tại, khó khăn nhằm nâng chất lượng giảng dạy trong nhà trường. Tạo điều kiện cho giáo viên phát huy tính chủ động sáng tạo trong công tác giảng dạy đạt kết quả, hướng tới giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, giáo viên phát triển chuyên môn đồng đều. III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Hoạt động dạy học của đội ngũ giáo viên nhà trường IV. ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT VÀ THỰC NGHIỆM Giáo viên mẫu giáo và trẻ mẫu giáo V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Phương pháp lý luận. - Phương pháp quan sát dự giờ, khảo sát kết quả trên trẻ. - Phương pháp trao đổi với đồng nghiệp. - Phương pháp đánh giá: Đánh giá kết quả sau mỗi hoạt động triển khai. VI. PHẠM VI VÀ KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU 2/19
  4. Một số BP chỉ đạo chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng GD trong trường MN Một số biện pháp chỉ đạo chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trong trường mầm non. Kế hoạch nghiên cứu từ tháng 10/2018 đến 3/2019. B. BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1. Tình trạng khi chưa thực hiện. Là một Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn, thực hiện sự chỉ đạo của Phòng GD&ĐT về tiếp tục thực hiện chương trình giáo dục mầm non theo hướng lấy trẻ làm trung tâm. Nội dung là nâng có chất lượng giáo dục là yếu tố tạo thuận lợi cho nhiệm vụ phát triển cá nhân, phát triển con người trẻ, nâng cao trình độ chuyên môn cho giáo viên. Song trên thực tế trường tôi có những thuận lợi và khó khăn sau: a. Thuận lợi. Nhà trường luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo của phòng GD&ĐT, sự ủng hộ của các cấp Uỷ Đảng, chính quyền các cấp, các ban ngành đoàn thể và nhân dân địa phương đóng góp ủng cả về cơ sở vật chất và tinh thần. Trường được xây dựng khang trang, sạch đẹp, được mua sắm đầy đủ trang thiết bị cho các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ. Ban giám hiệu nhà trường, quan tâm, tạo điều kiện để đội ngũ giáo viên được phát huy khả năng sáng tạo và năng lực của bản thân. 100% cán bộ, giáo viên được tham gia bồi dưỡng kiến thức về lý thuyết và thực hành về đổi mới phương pháp, hình thức trong các hoạt động giáo dục. Trường có đội ngũ giáo viên trẻ, nhiệt tình. Giáo viên có tinh thần ham học hỏi, tự học cao, các cô đều sử dụng được máy vi tính trong công tác soạn giảng, đạt trình độ trên chuẩn cao. Trường có thư viện tư liệu, có các bài giảng điện tử, các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ để tham khảo và khai thác. Trẻ trong độ tuổi khỏe mạnh, phát triển đồng đều. b. Khó khăn Các tổ chuyên môn sinh hoạt chưa có hiệu quả, còn dập khuôn máy móc. Việc đóng góp giờ dạy của giáo viên trong trường khi kiến tập chỉ mang tính chất chiếu lệ, chưa mạnh dạn, còn e ngại, sợ mất lòng, chưa mang tính xây dựng và phát triển, tiến bộ. 3/19
  5. Một số BP chỉ đạo chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng GD trong trường MN Một số giáo viên chưa hiểu hình thức tổ chức giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. Chính vì vậy, việc xác định mục tiêu, xây dựng kế hoạch giáo còn chưa rõ ràng, lựa chọn đề tài chưa phù hợp với độ tuổi và khả năng của trẻ. Kiến thức truyền thụ cho trẻ còn ôm đồm, đôi khi còn xa vời mông lung với trẻ. Giáo viên ngại với việc cho trẻ tham gia trải nghiệm, khám phá. Bên cạnh đó chưa định hình được hình thức cho trẻ chơi mà học, học bằng chơi. Tính sáng tạo trong thiết kế bài dạy chưa cao dẫn đến việc thực hiện đổi mới còn nhiều khó khăn. Phụ huynh chưa quan tâm đến quan điểm đổi mới trong giáo dục mầm non hiện nay, thái độ hợp tác giáo dục trẻ chưa rõ ràng, chưa đồng thuận với giáo viên. Tỷ lệ trẻ một số lớp còn đông dẫn đến khó khăn trong tổ chức các hoạt động cho trẻ trải nghiệm. 2. Khảo sát số liệu điều tra trước khi thực hiện Để có được kết quả cao trong công tác nghiên cứu đề tài, tôi đã tiến hành khảo sát một số nội dung khi đưa vào thực hiện như sau: STT Nội dung khảo sát Đầu năm Giáo viên có kỹ năng xây dựng mục 20/41 tiêu, ngân hàng, kế hoạch Giáo viên có kiến thức về đổi mới 18/41 1. Giáo viên trong các hoạt động giáo dục Giáo viên có kỹ năng tổ chức đổi 20/41 mới và sáng tạo trong hoạt động GD Trẻ tích cực, hứng thú tham gia HĐ 85% Trẻ thích khám phá và tham gia trải 75% 2. Trẻ nghiệm Trẻ có kỹ năng tham gia HĐ 70% Giáo viên có kỹ năng tạo môi trường 22/41 3. Môi trường GD lấy trẻ làm trung tâm Môi trường sáng tạo cho trẻ HĐ 75% 4/19
  6. Một số BP chỉ đạo chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng GD trong trường MN II. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN Nhìn vào thực tế đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, số lượng trẻ/lớp của nhà trường. Xuất phát từ việc nhận thức đổi mới nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục, tôi đã đưa ra một số biện pháp sau để giải quyết khó khăn: Biện pháp 1: Tham mưu Hiệu trưởng phân công đội ngũ giáo viên. Do tính chất công việc và quy định về cơ cấu tổ chức lớp trong trường mầm non có nhiều nét khác biệt so với các cấp học khác nên việc phân công đội ngũ giáo viên là một việc không đơn giản. Nếu việc phân công, sắp xếp giáo viên hợp lý, phù hợp với điều kiện hoàn cảnh thì sẽ giúp phát huy tối đa khả năng, năng lực của người giáo viên, còn ngược lại sẽ kìm hãm sự phát triển thậm chí gây ra những mâu thuẫn không đáng có. Việc phân công giáo viên phải tôi đã đưa ra lựa chọn sau: - Tuân thủ các quy đinh của các văn bản pháp quy (Nội quy, quy chế, điều lệ trường mầm non, luật giáo dục ), quy định về cơ cấu tổ chức của nhà trường, định biên số giáo viên và số trẻ; - Tôn trọng nguyện vọng của cá nhân trên cơ sở những điều kiện hoàn cảnh thực tế của nhà trường, tránh những nguyện vọng không chính đáng gây mất đoàn kết nội bộ; - Chọn cử giáo viên giỏi, vững vàng, gương mẫu, có uy tín cao trong hội đồng nhà trường, có tinh thần trách nhiệm đảm trách các chức sanh như: Tổ trưởng chuyên môn, tổ phó chuyên môn, các khối trưởng ; - Căn cứ vào nhiệm vụ năm học, chỉ tiêu phấn đấu cụ thể của năm học đó để bồi dưỡng giáo viên tham gia dự thi giáo viên giỏi các cấp. Hiểu rõ tầm quan trọng của việc sắp xếp đội ngũ nhân sự trong trường mầm non, ngay từ đầu năm học tôi đã chủ động đi sâu đi sát đến từng giáo viên nắm rõ trình độ chuyên môn, phẩm chất năng lực của giáo viên, trao đổi và lắng nghe những ý kiến cũng như những tâm tư, nguyện vong, nắm bắt tính cách của từng đồng chí, đồng nghiệp để từ đó tham mưu với đồng chí hiệu trưởng nhà trường thống nhất thực hiện và đưa ra quyết định hợp lý nhất. Chính vì vậy khi tham gia phân công giáo viên tôi đã căn cứ thêm qua kinh nghiệm của mình để cùng trao đổi với Ban giám hiệu nhà trường: - Giáo viên giỏi chuyên môn đi kèm với giáo viên chuyên môn chưa vững vàng để chia sẻ kinh nghiệm cho nhau, giúp nhau cùng tiến bộ; - Giáo viên có tính mềm mỏng, kiên trì, nhẹ nhàng phân công ở các lớp bé, giáo viên cốt cán có năng lực, vững vàng về chuyên môn, nhanh nhạy phân công giảng dạy các lớp 5 tuổi; 5/19
  7. Một số BP chỉ đạo chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng GD trong trường MN - Giáo viên có con nhỏ hoặc trong thời kỳ thai nghén đi kèm với giáo viên chưa xây dựng gia đình hoặc đã có con lớn để tạo điều kiện hỗ trợ nhau trong cùng một quỹ thời làm việc ở trường; - Giáo viên nhiều tuổi kèm giáo viên ít tuổi để truyền thụ và học hỏi kinh nghiệm chăm sóc-giáo dục trẻ; - Giáo viên được bồi dưỡng dự thi sắp xếp cùng với các đồng chí nhanh nhẹn, khéo tay, chu đáo, nhiệt tình để hỗ trợ thi có hiệu quả, giáo viên nhà xa không có điều kiện đi đi, về về sắp chung lớp với các đồng chí nhà gần trường hoặc có con nhỏ để hỗ trợ nhau; - Phân công giáo viên hay tham gia các công tác phong trào ở cùng lớp với các giáo viên ít phải tham gia để đảm bảo chất lượng giáo dục ở nhóm lớp đồng thời vẫn hoàn thành nhiệm vụ mà cấp trên giao phó; - Phân công giáo viên có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin đều vào các khối; Trong quá trình phân công giáo viên, đôi lúc gặp phải trường hợp có những đồng chí giáo viên này không thích ở cùng với đồng chí kia, hoặc không thích dạy trẻ ở độ tuổi được phân công trong trường hợp đó, Ban giám hiệu chúng tôi sẽ gặp gỡ trao đổi riêng với đồng chí đó để tìm hiểu nguyên nhân. Nếu vì lý do chủ quan (khả năng chuyên môn, hoàn cảnh gia đình ) thì Ban giám hiệu có thể cân nhắc điều chỉnh lại cho phù hợp. Nếu vì lý do cá nhân không thích hợp thì có thể làm công tác tư tưởng thuyết phục hai phía hợp tác tốt với nhau để hoàn thành nhiệm vụ chung của nhà trường. Mặt khác, tranh thủ sự tác động giúp đỡ của các đồng chí giáo viên trong tổ, khối động viên đồng nghiệp yên tâm và cảm thấy thoải mái hơn khi đảm nhận trách nhiệm. Nhờ có cách phân công giáo viên hợp lý, hợp tình, kịp thời tìm hiểu và giải quyết các vướng mắc, kiến nghị cũng như đề xuất của giáo viên đã phát huy được khả năng của từng giáo viên, không khí làm việc trong nhà trường luôn thực sự thoải mái, không bị căng thẳng, chị em yên tâm công tác, chất lượng giáo dục nhờ đó cũng không ngừng được nâng cao. Biện pháp 2: Bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên. Chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ giáo viên có vai trò quyết định chất lượng giáo dục trẻ. Đặc biệt chương trình giáo dục trẻ mỗi năm được Phòng Giáo dục và Đào tạo bồi dưỡng đổi mới một lĩnh vực cho cán bộ giáo viên các nhà trường . Nhận thức được tầm quan trọng của công tác bồi dưỡng chuyên môn nghiệp cho đỗi ngũ giáo viên, ngay từ đầu năm học, tôi và các đồng chí trong Ban giám hiệu, ban chất lượng giáo dục của nhà trường. phân công nhiệm vụ cụ thể rõ ràng với hình thức bồi dưỡng lý thuyết và bồi dưỡng thực hành cụ thể như sau: 6/19
  8. Một số BP chỉ đạo chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng GD trong trường MN a. Bồi dưỡng về mặt lý thuyết. Bồi dưỡng về mặt lý thuyết là bồi dưỡng kiến thức cơ bản, phương pháp, hình thức tổ chức, hồ sơ cho giáo viên, kỹ năng nghề cho giáo viên. Việc bồi dưỡng giáo viên có tác động sâu sắc đến chất lượng nhà trường và hiệu quả giáo dục. Cho nên việc lựa chọn các hình thức bồi dưỡng là rất cần thiết. Tôi đã lựa chọn hình thức bồi dưỡng về mặt lý thuyết như: Đợt bồi dưỡng đầu năm bao giờ cũng cần thiết, bao hàm tất cả các nội dung trong năm học. Làm thế nào để giáo viên không cảm thấy nặng nề, e ngại khi nghe thấy từ “đổi mới”. Là một Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn, tôi luôn tìm ra cách giải thích đơn giản nhưng đầy đủ về ý nghĩa của buổi bồi dưỡng. - Tôi đã truyền tải tới giáo viên các văn bản chỉ đạo của ngành kịp thời bằng nhiều hình thức khác nhau như: Triển khai văn bản, kế hoạch chỉ đạo tới nhóm lớp qua các buổi sinh hoạt, kiến tập hoặc tới giáo viên cốt cán kịp thời. -Hồ sơ giáo án: Muốn có muốn hoạt động tốt thì hồ sơ, giáo án đóng vai trò quyết định, bởi vậy tôi chú ý tìm hiểu nguyên nhân, lí do của giáo viên năng lực sử dụng hồ sơ giáo án còn yêu, cấu trúc bài soạn chưa chính xác, khai thác nội dung chưa phù hợp với độ tuổi. Qua đó hướng dẫn giáo viên xác định đúng đề tài, lựa chọn bài dạy, xác định kiến thức, kỹ năng, thái độ, nội dung dạy phù hợp với khả năng của trẻ. Bên cạnh đó, tôi cũng tổ chức cách xây dựng giáo án thông qua các buổi sinh hoạt chuyên môn, sau đó đưa ra nhận xét, đánh giá cụ thể và có hình thức thi đua xếp loại với giáo viên có giáo án đạt chất lượng tốt để thúc đẩy giáo viên thi đua học tập. - Công tác đánh giá trẻ: Năm học 2018-2019 được lãnh đạo chỉ đạo và tập huấn về công tác đổi mới đánh giá trẻ. Có nhiều giáo viên chưa hiểu được mục đích công tác đánh giá trẻ, một số giáo viên đánh giá đại khái chưa đúng thực chất kết quả của trẻ. Từ đó dẫn đến việc điều chỉnh kế hoạch giáo dục của lớp chưa có chất lượng, kết quả của trẻ chưa cao. Việc đầu tiên giải thích cho giáo viên tầm quan trọng của việc đánh giá trẻ, lãnh đạo cấp trên đã giảm tải hồ sơ sổ sách cho giáo viên rất nhiều, cho nên khi đánh giá trẻ cần đánh giá trẻ một cánh chính xác để có được điều chỉnh phù hợp nội dung giáo dục của lớp, trường, dẫn đến thành công trong việc trẻ đạt được mục tiêu đề ra trong chương trình chăm sóc giáo dục trẻ. - Hàng năm phòng Giáo dục-Đào tạo tổ chức các buổi bồi dưỡng lý thuyết và thực hành. Bởi vậy tôi suy nghĩ, cân nhắc chọn cử giáo viên có khả năng, nhanh nhạy tham dự, có kế hoạch phối hợp giáo viên đã được đi bồi dưỡng về triển khai tới 100 % giáo viên trong nhà trường hoc tập. 7/19
  9. Một số BP chỉ đạo chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng GD trong trường MN Ảnh: Bồi dưỡng, sinh hoạt chuyên môn Qua buổi sinh hoạt, tôi đã mạnh dạn xây dựng các phiếu hỏi để kiểm tra kiến thức của giáo viên trong việc thực hiện quy chế giáo dục trẻ. Qua nội dung trả lời một phần nào tôi có thể đánh giá trình độ chuyên môn và năng lực của từng giáo viên để có kế hoạch bồi dưỡng tiếp theo. Lắng nghe ý kiến đóng góp của giáo viên, cùng với Ban giám hiệu, ban chất lượng nhà trường hội ý đưa ra giải quyết kịp thời những thắc mắc của giáo viên trong quá trình sinh hoạt. Qua các buổi dưỡng lý thuyết giúp giáo viên có kỹ năng lập kế hoạch, kỹ năng tổ chức quản lý lớp, kỹ năng giáo tiếp với học sinh, đồng nghiệp, đánh giá trẻ Đặc biệt giáo viên 1 phần nào hiểu được phương pháp dạy học tích cực giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. b. Bồi dưỡng qua các hoạt động kiến tập. Từ lý thuyết tiến đến thực hành là một việc còn rất khó đối với một số giáo viên. Hiểu được điều đó, tôi đã phối hợp cùng ban giám hiệu, ban chất lượng của nhà trường xây dựng các hoạt động chuyên đề dạy kiến tập về hoạt động khám phá và cho trẻ làm quen với toán. Việc xây dựng các tiết dạy mẫu có ý nghĩa rất lớn. Hàng năm vào mỗi đầu năm học tôi rà soát lại chất lượng chuyên môn trong toàn trường và thống nhất xem cần mở chuyên đề cho hoạt động học nào sau đó chúng tôi bàn bạc và phân công giáo viên cùng xây dựng tiết dạy. Không những chỉ chú ý đến lực lượng giáo viên nòng cốt của trường để xây dựng chuyên đề cho toàn trường học hỏi mà tôi còn rất quan tâm đến lực lượng giáo viên trẻ ít kinh nghiệm bằng cách động viên, giúp đỡ các đồng chí đó xây dựng các hoạt động dạy mẫu để cọ sát, được đúc rút kinh nghiệm. Từ đó, giáo viên sẽ tự tin và vững vàng hơn trong chuyên môn. Để kết quả thành công, tôi đã xây dựng hoạt động giáo viên chưa dạy bao giờ và giáo viên tham gia kiến tập là một giáo viên có năng lực sư phạm, biết truyền cảm hứng, truyền lửa cho giáo viên khác. Hoạt động kiến tập là rất cần 8/19
  10. Một số BP chỉ đạo chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng GD trong trường MN thiết, bởi các tiết dạy với đề tài cụ thể sẽ là những ví dụ giúp cho giáo viên được mắt thấy, tai nghe những gì mà mình học ở lý thuyết. Nhận thức được điều này, sau khi nhà trường được tham gia kiến tập bồi dưỡng do Phòng Giáo dục và Đào tạo tổ chức, tôi đã xây dựng kế hoạch trình lên đồng chí Hiệu trưởng tổ chức kiến tập tới giáo viên. Các hoạt động kiến tập là hoạt động để học tập, nên lựa chọn đề tài gần gũi với trẻ, phù hợp với độ tuổi của trẻ. Môi trường an toàn cho trẻ, sắp xếp các đồ vật trong và ngoài lớp trẻ có hứng thú, tích cực trải nghiệm và sáng tạo. Trong hoạt động giáo viên là người gợi mở, hướng dẫn trẻ tham gia các hoạt động trải nghiệm thông qua trò chơi. Trong hoạt động trẻ được quan sát, so sánh, phán đoán, nói lên ý tưởng, tham gia thảo luận cùng các bạn về đối tượng. Đối với hoạt động đạt kết quả trên trẻ cần trao đổi với giáo viên: Trẻ cần biết cái gì?Làm được cái gì? Làm như thế nào? Vì sao?. Hoạt động không gò bó đối với trẻ, tạo cơ hội đa dạng cho trẻ trải nghiệm, sử dụng đúng ngôn ngữ khoa học. Tăng cường tổ chức hoạt động nhóm để trẻ học hỏi lẫn nhau, học cách lựa chọn, giải quyết vấn đề để trẻ thu nhận được nhiều kiến thức. Giáo viên có thể tạo ra tình huống cho trẻ giải quyết. Luôn mở rộng và tạo thử thách cho trẻ nếu trẻ thấy nhiệm vụ quá dễ, không làm cho trẻ sợ, không nhấn mạnh vào lỗi của trẻ. Trong hoạt động giáo dục trẻ chú trọng đến kỹ năng tự phục vụ dọn dẹp sau hoạt động. Dạy cho trẻ ý thức trách nhiệm quan tâm với đồ dùng, đồ chơi Với phương pháp đổi mới trong hoạt động giáo dục có thể lồng ghép các hoạt động tích hợp đa dạng nhưng phù hợp như: Thông qua hoạt động tạo hình, văn học có thể dạy kiến thức hoạt động làm quen với toán. Không cứ phải cho vật đó ra và nhận xét, cần sử dụng câu hỏi để kích thích não của trẻ có thể sử dụng câu hỏi ngay đầu tiên. Tuỳ thuộc vào hoạt động kiến tập được thực hiện dưới hình thức trò chơi, quan sát, thí nghiệm, trải nghiệm, tạo hình, xem tranh Hoạt động kiến tập được xây dựng với đầy đủ nội dung như: Trò chơi, tình huống có vấn đề, trải nghiệm, làm mẫu, trao đổi thảo luận Giảm bớt việc dùng lời nói của giáo viên, tăng cường thực hành, trải nghiệm của trẻ để trẻ tự nhận biết, phát hiện ra vấn đề chứ không phải nghe và nhắc lại cô. Tăng cường các hoạt động cá nhân, nhóm nhỏ. Không căng thẳng cho cô và trẻ về mặt kỉ luật (không nhất thiết phải im lặng, trật tự mà có thể sung sướng, vui mừng, nhảy lên ). Thông qua hoạt động động viên giáo viên tích cực tự học, khiêm tốn học hỏi, sẵn sàng chia sẻ, đóng góp ý kiến, luôn cầu thị tiến bộ, thường xuyên trao đổi với đồng nghiệp, giúp giáo viên hiểu rõ hơn về việc đổi mới hình thức trong hoạt động giáo dục. Giáo viên có thể lựa chọn đề tài linh hoạt, dạy trẻ thoải mái hơn. Trẻ được tích cực, có hứng thú, sáng tạo tham gia hoạt động. 9/19
  11. Một số BP chỉ đạo chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng GD trong trường MN Ảnh: Hoạt động kiến tập Bồi dưỡng qua hoạt động dự giờ, kiểm tra toàn diện giáo viên cũng là 1 nhiệm vụ quan trong của người quản lý. Ngoài việc tổ chức kiến tập, tôi đã tổ chức bồi dưỡng qua các hoạt động dự giờ chéo nhau. Với hình thức bồi dưỡng này giúp giáo viên tạo cơ hội học hỏi đồng nghiệp, rút kinh nghiệm của mình để có cố gắng trong kiến thức về đổi mới hình thức giáo dục trẻ. c. Bồi dưỡng qua hội thi. Không chỉ chú trọng vào công tác bồi dưỡng thường xuyên để không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường mà tôi còn bồi dưỡng đội ngũ giáo viên của mình thông qua các hội thi. Thông qua hội thi, hội giảng, giáo viên thực sự phát huy được khả năng, năng lực sư phạm, thể hiện được sự sáng tạo, sự độc đáo riêng mỗi cá nhân giáo viên. Chính vì vậy, qua hội thi cấp trường người quản lý biết được năng lực của giáo viên, từ đó có biện pháp bồi dưỡng trong các hội thi cấp huyện tiếp theo. Hàng năm nhà trường tổ chức hội giảng 2 đợt trong năm (20/11, hội thi giáo viên giỏi cấp trường) để giáo viên trau dồi kiến thức, phương pháp giảng dạy cũng là động lực cho giáo viên vươn lên trong công tác. Từ hộ thi cấp trường có thể giúp chúng tôi những nhà lãnh đạo, nhà quản lý phát hiện ra những nhân tố có khả năng sư phạm tốt. Từ đó bồi dưỡng, giúp đỡ đội ngũ giáo viên nhà trường tham gia dự thi cở cấp huyện đồng thời có cơ hội giao lưu, cọ sát, học hỏi giáo viên các trường bạn. Qua hội thi giáo viên giỏi cấp trường nhà trường đã lựa chọn 4 đồng chí tham gia giáo viên dạy giỏi chuyên đề cấp huyện. Kết quả 3 đồng chí đạt giải ban, 1 đồng chí đạt giải nhất dự thi cấp Thành phố. 10/19
  12. Một số BP chỉ đạo chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng GD trong trường MN Hội thi đồ dùng, đồ chơi sáng tạo cũng được phát động và hưởng ứng sôi nổi, qua đó phát huy sự sáng tạo và những đôi bàn tay khéo léo của giáo viên, làm được điều này cũng là thiết thực phục vụ cho quá trình dạy và học nhằm mục đích cuối cùng là nâng cao chất lượng giáo dục trẻ. Qua hội thi đã giúp giáo viên mạnh dạn, tự tin hơn, các cô giáo có được cơ hội cọ sát với thực tế, hiểu rõ, hiểu sâu sắc hơn về trách nhiệm của người giáo viên trong công tác chăm sóc, giáo dục trẻ. Đồng thời đội ngũ giáo viên cũng có được một sân chơi bổ ích, được trổ tài, thể hiện năng lực chuyên môn của mình, được học hỏi lẫn nhau để bản thân ngày càng hoàn thiện hơn. d. Bồi dưỡng qua các hoạt động khác. Ngoài các hoạt động trong hội thi (Giáo viên dạy giỏi chuyên đề, Hội giảng chào mừng ngày 20-11 ), tôi cùng ban chất lượng của trường tham gia kiểm tra dự giờ các hoạt động trong ngày của giáo viên. Như chúng ta đã biết, đối với các hoạt động đăng ký dự thi và thao giảng luôn được giáo viên quan tâm và chú trọng, cho nên lỗi mắc phải sẽ ít hơn. Qua các hoạt động hàng ngày thể hiện kỹ năng, tính thường xuyên của cô và trẻ hơn. Vì vậy, sau mỗi hoạt động dự giờ, kiểm tra đột suốt tôi đã chỉ đạo ban chất lượng đóng góp ý kiến cho đồng chí giáo viên những vấn đề cần như: nội dung đề tài, hình thức, phương pháp, đồ dùng, kỹ năng sư phạm, tình huống giải quyết, tạo tình huống cho trẻ , mặt nào hạn chế và cần cố gắng. Với các ý kiến góp ý cho giáo viên, tôi đã chỉ đạo ban chất lượng có vấn đề khó giải quyết quay lại tình huống đó, hoặc viết lại ý kiến đó để buổi họp sinh hoạt chuyên môn cùng xây dựng, khai thác tìm ra hướng giải quyết hợp lý nhất. Qua hình thức bồi dưỡng các hoạt động hàng ngày, giúp giáo viên có thêm kiến thức về đổi mới hình thức tổ chức giáo dục trẻ trong lĩnh vực phát triển nhận thức. e. Bồi dưỡng công tác xây dựng môi trường. Tạo môi trường giáo dục trong trường, trong lớp là xây dựng một môi trường an toàn, thân thiện, trình bày hài hoà, đẹp mắt, thu hút sự chú ý của trẻ, giúp trẻ chủ động tham gia vào hoạt động, có cơ hội trải nghiệm, khai thác hết giá trị sử dụng các đồ dùng và giao tiếp một cách tích cực. Xuất phát từ các đợt bồi dưỡng về trang trí môi trường lấy trẻ làm trung tâm, đa số giáo viên trang trí còn loè loẹt, nặng nề về việc trung bày, tính tương tác trẻ chưa cao. Giáo viên tổ chức hoạt động góc đặc biệt là góc khám phá, góc toán còn mang tính hình thức, áp đặt cho có mà trẻ chưa được chơi thực sự. Trước những hạn chế đó mà tôi đã trao đổi với đồng chí Hiệu trưởng để bổ sung cơ sở vật chất, lấy ý tưởng sáng tạo của giáo viên để thiết kế góc chơi, đồ dùng về lĩnh vực phát triển nhận thức là thực sự trẻ được chơi và khám phá. 11/19
  13. Một số BP chỉ đạo chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng GD trong trường MN Thuyết phục giáo viên thay đổi các mảng tường trang trí theo hình thức góc chơi không để “chết” mà có thể di động. Gam màu trên mảng tường nhẹ nhàng, bổ trợ cho nhau, không làm ảnh hưởng đến thị lực của trẻ. Để có sự thống nhất hài hoà giữa góc chơi các lớp, tôi đã phác thảo ra một số dạng sơ đồ cơ bản để giáo viên lựa chọn phù hợp với không gian lớp học. Bài tập trên mảng dạ, giấy, sơ đồ, mô hình . Góc toán, khám phá cho trẻ được treo trên tường vừa tầm với trẻ, giúp trẻ dễ lấy dễ thay. Các bài tập mang tính chất giúp trẻ phát triển kỹ năng vận động tinh, khéo léo, so sánh, phán đoán, tư duy cho trẻ. Các bài tập được giáo viên thiết kế sử dụng bởi nhám dính, dây sâu, cài khuy, búng lỗ, Với dạng sơ đồ trang trí này hoàn toàn mang tính “mở” và nó vẫn đảm bảo tính thẩm mỹ, khoa học trong không gian chơi. Trẻ mầm non luôn say mê khám phá sự vật, hiện tượng xung quanh. Chính vì vậy, góc khám phá luôn kích thích tư duy, tính tò mò, ham hiểu biết, muốn khám phá ở trẻ. Tôi đã liệt kê tên của một số hoạt động khám phá, thí nghiệm, đồ dùng cần có cho trẻ trải nghiệm. Đồ dùng góc khám phá được đặt ra đầu tiên đối với trẻ. Để tận dụng đồ dùng xung quanh giảm về tri phí, ngoài các danh mục đồ dùng mua theo TT02 như kính lúp, tranh ảnh Tôi đã xây dựng ngân hàng đồ dùng cho các hoạt động trải nghiệm, thí nghiệm nào để cho giáo viên không phải quá băn khoăn trong việc chuẩn bị đồ dùng cho trẻ trải nghiệm. Đối với góc sáng tạo trong trường, tôi đã đưa ra ý tưởng làm sao góc sáng tạo không được sao chép lại các trường đi kiến tập. Tôi đã đưa ra ý tưởng góc sáng tạo có đầy đủ về các nội dung theo mảng: Các hoạt động thí nghiệm, hoạt động trải nghiệm với giấy, nam châm, hoạt động với sách, hoạt động dệt với khung cửi, khám phá với xác con côn trùng Môi trường luôn tạo hứng thú, kích thích cho trẻ hoạt động. chính vì vậy trong mỗi buổi hoạt động trẻ luôn tích cực sáng tạo ra sản phẩm riêng của mình dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Qua đó giúp trẻ phát triển một cách toàn diện. f. Bồi dưỡng công nghệ thông tin Xã hội ngày càng phát triển với tốc độ nhanh kéo theo nền công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ, do vậy việc ứng dụng tin học vào mọi mặt của đời sống, đặc biệt là trong công tác dạy và học là một đòi hỏi vô cùng quan trọng và cấp thiết. Nó đỏi hỏi các nhà giáo dục phải không ngừng học hỏi, tìm tòi, sáng tạo để ứng dụng có hiệu quả, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao xã hội. Chính vì vậy mà bản thân tôi nói riêng và đội ngũ cán bộ quản lý của nhà trường nói chung luôn chú trọng đến việc bồi dưỡng tin học cho giáo viên. Với tỉ lệ 85% giáo viên có chứng chỉ tin học, là một tỉ lệ khá cao. Để giáo viên ứng dụng hiệu quả ngang tầm với trình độ mình có, tôi đã chỉ đạo bồi dưỡng cho 12/19
  14. Một số BP chỉ đạo chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng GD trong trường MN giáo viên về các nội dung như soạn thảo văn bản, luôn cập nhật đổi mới trong công thông tin như: Ứng dụng bảng tương tác trong quá trình dạy trẻ, kỹ năng dạy trẻ sử dụng bảng tương tác. Kỹ năng sử dụng website của nhà trường, và một số phần mềm làm bài giảng elearning, một số phần mềm dành cho giáo dục Sau mỗi lần bồi dưỡng chúng tôi lại kiểm tra sát hạnh và xây dựng kho học liệu điện tử phong phú. Qua công tác bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên. Nhà trường đã khai thác được sâu khả năng và các hoạt động của tổ chuyên môn, đánh giá được kết quả của trẻ và năng lực của giáo viên. Từ đó có kế hoạch phát triển giáo dục nhà trường cho năm học tới. Biện pháp 3: Chỉ đạo giáo viên đổi mới phương pháp, hình thức, đồ dùng dạy. a. Đổi mới trong phương pháp Đổi mới trong phương pháp giảng dạy là quá trình phối hợp linh hoạt và hợp lý kinh nghiệm, thành tựu sử dụng, điều kiện cơ sở vật chất và cải tiến phương pháp dạy học của đội ngũ giáo viên. Đổi mới phương pháp nhằm tích cực hoá các hoạt động dạy học, khuyến khích giáo viên chủ động, sáng tạo, dạy học tập chung vào trẻ, lấy trẻ làm trung tâm để phát triển mọi khả năng của trẻ, tổ chức hướng dẫn trẻ học tập bằng cách tự phát hiện khả năng của mình và có niềm tin trong lao động, học tập. Với các kiến thức được bồi dưỡng và hiểu biết của bản thân về đổi mới phương pháp trong hoạt động giáo dục tôi đã đặt ra những yêu cầu cho giáo viên khi tổ chức một hoạt động như sau: + Đổi mới trong việc lựa chọn đề tài dạy: Đề tài dạy giảm tải không quá xa vời, nội dung không ôm đồm với trẻ. Có thể chọn 1 nội dung nhưng khai thác sâu về nội dung đó tùy thuộc vào các hoạt động. Với hoạt động phát triển ngôn ngữ năm nay đổi mới hình thức “Tiếp cận học qua chơi”, tôi đã chỉ đạo giáo viên đưa các thể loại đề tài vào chương trình như: Đọc truyện cho trẻ nghe; Dạy trẻ kể chuyện sáng tạo (Tên truyện, đầu câu chuyện, cuối câu chuyện); Kể chuyện sáng tạo với đồ vật; Dạy trẻ đọc thơ (Thể loại trẻ chưa biết; Thể loại trẻ đã biết) Hoạt động cho trẻ làm quen với toán có thể lồng ghép dạy vào hoạt động tạo hình, hoạt động âm nhạc như các đề tài sắp xếp, hình dạng, số đếm + Đổi mới trong phương pháp dạy: Nghiên cứu kỹ bài dạy và phân tích nội dung dạy: Soạn kế hoạch lên lớp, xác định trọng tâm kiến thức (Trẻ cần biết cái gì?, Trẻ làm được gì?, Trẻ được học và chơi vui vẻ?), kỹ năng của trẻ và hình thức tổ chức trong hoạt động. Chú trọng vào phương pháp dạy trẻ học qua chơi, các hoạt 13/19
  15. Một số BP chỉ đạo chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng GD trong trường MN động mang tính chất như tham gia các trò chơi, hoạt động trải nghiệm để trẻ không cảm thấy nhàm chán chỉ nghe cô nói. Việc tạo trò chơi, trải nghiệm ở chính bản thân trẻ như thế chẳng những không bị khô khan, nhàm chán mà nó còn tạo hứng thú trong việc tìm tòi, học hỏi, giúp trẻ có thể dần tự khám phá, giải quyết vấn đề phát triển khả năng nhận diện cũng như rèn luyện các giác quan nhanh nhạy hơn. Ví dụ: Hoạt động làm quen với toán đề tài về hình học: Tích cực cho trẻ chơi các trò chơi theo nhóm để giúp trẻ tư duy, kích thích trẻ đặt ra câu hỏi với cô, với bạn cùng nhau trao đổi và chia sẻ; Hoạt động làm quen chữ cái: Trẻ được tự kể các từ mà trẻ đã được nghe, được biết, tìm các từ có chứa chứ cái cùng chia sẻ với bạn; Hoạt động khám phá: Trẻ được tự trải nghiệm qua các gợi ý của cô với các đồ dùng đã được chuẩn bị có thể làm theo nhóm hoặc cá nhân. Các hoạt động bằng thử nghiệm, thực hành, tương tác, chia sẻ kinh nghiệm, học mà chơi, cần tạo nhiều cơ hội và khuyến khích trẻ học tự nhiên, ích cực , tự tin và thoải mái khi tham gia vào các trải nghiệm. Giúp giáo viên đổi mới việc lựa chọn hệ thống câu hỏi mang tính chất kích thích tất cả các giác quan (Vì sao?, Tại sao?), tư duy, khám phá, tìm tòi Ví dụ: Đối với hoạt động khám phá: Làm thế nào để nến tiếp tục cháy? Muốn quả bóng to hơn ta làm thế nào?, Khi xịt nước hoa sẽ có mùi gì? Điều gì sẽ xảy ra khi không có nước?, Tại sao cháu nghĩ như vậy? Tại sao cháu lại biết, Cháu còn có ý kiến khác không? ; Hoạt động âm nhạc: Con lựa chọn hình thức vận động nào?, con thích hát giống ca sĩ nào? Từ ý tưởng của trẻ cô hướng dạy trẻ theo hình thức vận động mới, khả năng hát của trẻ như hát rốc, hát bè Qua đó thúc đẩy sự hợp tác, trao đổi, chia sẻ để trẻ học hỏi lẫn nhau, đàm phán với bạn, học cách lựa chọn, giải quyết vấn đề. Dựa trên lựa chọn của trẻ, giáo viên cần làm việc với mỗi nhóm nhỏ đảm bảo trẻ có thể thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập. Giáo viên đưa ra tình huống có vấn đề, tạo nhu cầu, hứng thú quan sát, hướng dẫn trẻ quan sát, giao nhiệm vụ; Tạo cơ hội cho tất cả các trẻ được tiếp xúc với đối tượng. Cho trẻ nhận xét, mô tả, bằng hình vẽ hoặc các hành động, trò chơi Sử dụng phương pháp quan sát, trải nghiệm, thí nghiêm qua mô hình. Sử dụng trò chơi, tình huống có vấn đề, làm mẫu, trao đổi, thảo luận. Giảm bớt việc dùng lời của giáo viên, tăng cường thực hành, trải nghiệm của trẻ để trẻ tự nhận biết, phát hiện ra vấn đề chứ không phải là nghe và nhắc lại theo cô. Giúp giáo viên hiểu được đổi mới phương pháp không có nghĩa là loại bỏ hoàn toàn phương pháp cũ mà về cơ bản vẫn phải tuân thủ các các bước trong tiến trình tiết học. Đổi mới phương pháp là cách học “Lấy trẻ làm trung tâm”, 14/19
  16. Một số BP chỉ đạo chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng GD trong trường MN dựa trên sự hiểu biết, hứng thú, nhu cầu của trẻ mà ta đưa ra nội dung bài dạy, kiến thức phù hợp với trẻ. Hình thức tổ chức tiết dạy đa dạng, phong phú tuỳ thuộc vào sự sáng tạo của mỗi giáo viên để tiết học đạt được hiệu quả cao. b. Đổi mới trong hình thức Đổi mới trong hình thức là việc linh hoạt trong việc lựa chọn hình thức dạy trẻ. Với mỗi nội dung sẽ chọn hình thức và thời điểm tổ chức phù hợp. Cho nên tôi đã chỉ đạo giáo viên chia ra các nội dung nhỏ lựa chọn hình thức tổ chức cho trẻ làm quen với toán, hoạt động khám phá như: thông qua hoạt động chơi, hoạt động ngoài trời, đón trẻ, trả trẻ, ăn, sự kiện, lễ hội Đặc biệt đối với hoạt động toán chỉ tổ chức dạy vào giờ toán khi cần cung cấp kiến thức, kỹ năng mới hoặc hệ thống hoá kiến thức, kỹ năng cho trẻ. Nếu là kiến thức, kỹ năng trẻ đã biết thì nên tổ chức qua các giờ hoạt động khác. Ví dụ: Hoạt động toán: Dạy kỹ năng xếp tương ứng 1-1; Với MGB tổ chức dạy trong giờ học toán hoặc tạo hình. Lứa tuổi MGN, MGL có thể tổ chức lồng ghép trong giờ khám phá như tìm thức ăn cho con vật, nối con vật nơi ở . Chỉ đạo hoạt động khám phá cần được tổ chức trong các hình thức đa dạng như: Hình thức ngồi tập trung, nhóm nhỏ, cá nhân tuỳ theo nội dung khám phá và lứa tuổi của trẻ. Các hình thức được đan xen một cách linh hoạt, hoạt động tĩnh và động dưới nhiều hình thức và mức độ dần phù hợp với nhu cầu, khả năng khám phá của nhóm, cá nhân trẻ. Qua việc chỉ đạo linh hoạt trong hình thức tổ chức hoạt động giáo dục, giúp giáo viên thoải mái hơn trong hoạt động, trẻ được tích cực tham gia hoạt động, thoả sức sáng tạo với ý tưởng của mình. Tạo cơ hội cho trẻ chơi và thử nghiệm, trẻ tự giải quyết một số vấn đề của bản thân. Khuyến khích trẻ đưa ra dự đoán dựa trên kinh nghiệm của chúng, đưa ra tình huống giải quyết hoặc cách chứng minh cho một vấn đề. Giúp trẻ phát triển tính tò mò, tư duy, óc sáng tạo, trẻ được coi như là một nhà khoa học nhí. c. Chỉ đạo trong việc sử dụng đồ dùng. Đồ dùng dạy học từ trước đến nay đều là lỗi lo lắng của giáo viên mầm non, để giảm tải đồ dùng cho giáo viên tôi đã chỉ đạo giáo viên sử dụng đồ dùng sẵn có trong thực tế, không quá cầu kỳ trong việc làm đồ dùng nhưng sử dụng vẫn hiệu quả. Truyền tải cho giáo viên đồ dùng không nhất thiết phải phù hợp với chủ đề đặc biệt là đồ dùng cho trẻ làm quen với toán, việc sử dụng đồ dùng có thể theo nhóm không nhất thiết phải mỗi trẻ một đồ dùng, tùy thuộc vào hoạt động giáo viên chuẩn đồ dùng cho hiệu quả. Ví dụ: Hoạt động về số đếm, giáo viên có thể lấy cốc, bát, thìa, mũ, cốc giấy ăn đã qua sử dụng, hột hạt gần gũi để dạy trẻ 15/19
  17. Một số BP chỉ đạo chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng GD trong trường MN Hoạt động kể chuyện có thể dùng các nhân vật bằng chính ngón tay của cô vẽ tạo thành nhân vật, kể chuyện sử dụng dùng chiếc đèn pin chiếu vào bức tường trắng, cắt nhân vật chiếu lên như dạng rối bóng ; Hoạt động tạo hình ngoài việc sử dụng giấy, hướng giáo viên có thể lấy que kem, lá cây, sỏi để tạo ra các hoạt động sáng tạo phù hợp tạo hứng thú cho trẻ Đặc biệt động viên giáo viên cho trẻ tạo ra các đồ dùng, lấy đồ dùng của trẻ làm đồ dùng dạy học, chính cơ thể trẻ cũng có thể làm tạo ra đồ dùng dạy như; Tiếng vỗ tay, bộ phận cơ thể, kết nhóm Với việc chỉ đạo đổi mới phương pháp, hình thức, sử dụng đồ dùng mang lại hiệu quả trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ của nhà trường. Giáo viên tự tin trong việc dự giờ đột xuất và báo trước, chất lượng chuyên môn được nâng lên. Biện pháp 4: Xây dựng khối đại đoàn kết. Hồ Chủ Tịch Chí Minh đã nói “Đoàn kết – đoàn kết – đại đoàn kết, thành công – thành công – đại thành công”. Trong một nhà trường dù chuyên môn có vững vàng đến đâu mà không có đoàn kết thì sẽ không có sự quan tâm giúp đỡ lẫn nhau về mọi mặt và sẽ có nhiều phe phái. Cần tạo mối đoàn kết khi đó thì chất lượng của trường sẽ được nâng cao và chất lượng giáo dục được nâng lên. Chính vì vậy việc xây dựng khối đại đoàn kết giáo viên rất quan trọng. Tạo điều kiện để giáo viên hiểu nhau, giúp đỡ lẫn nhau trong công việc, trong chuyên môn sao cho giáo viên làm được và làm tốt. Là người quản lý tạo không khí vui vẻ, thoải mái, tôn trọng giáo viên để giáo viên sẵn sàng hợp tác, chia sẻ, say mê, sáng tạo trong chuyên môn. Việc xây dựng một tổ chức đoàn kết rất khó, lúc này đòi hỏi người người cán bộ quản lý phải là người cầm cân nảy mực đúng. Tích cực ủng hộ cái đúng, cái tốt nhưng đồng thời có thái độ rõ ràng trước những việc làm sai trái, làm cản trở sự tiến bộ của tập thể hoặc làm tổn thất đến uy tín, truyền thống của nhà trường. Thường xuyên trao đổi chị em biết quan tâm, cảm thông, chia sẻ và giúp đỡ lẫn nhau trong công việc cũng như trong cuộc sống gia đình. Chính sự thương yêu, đùm bọc lẫn nhau, có trách nhiệm giúp nhau cùng tiến bộ đã làm cho mọi người trong tập thể càng ngày càng gắn bó với nhau. Đây cũng là môi trường rất thuận lợi để mỗi giáo viên tự tin khẳng định mình trong tập thể. Bình bầu thi đua hàng tháng được bình bầu công khai trong tổ giáo viên, không bình bầu qua loa, động viên khen thưởng kịp thời. Tôi thường nêu gương các đồng chí có kết quả tốt trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ nói riêng, trong đổi mới hình thức tổ chực hoạt động giáo dục. Động viên các đồng chí có sáng kiến hay, cải tiến phương pháp dạy và học, đem lại 16/19
  18. Một số BP chỉ đạo chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng GD trong trường MN niềm tự hào nho nhỏ cho mỗi cá nhân, giúp giáo viên có niềm tin và mục đích phấn đấu trong công việc. Để có một chế độ khen thưởng kịp thời cho giáo viên đạt các thành tích tốt trong các phong trào thi đua, tôi đã đề xuất với đồng chí Hiệu trưởng nhà trường để xây dựng chế độ khen thưởng phù hợp. Phối hợp Ban giám hiệu, Chủ tịch công đoàn đưa ra các hình thức như: Tổ chức cho tập thể nhà trường đi thăm quan học tập, đi du lịch, đi lễ chùa, đi dã ngoại Mỗi dịp đi như vậy chính là lúc chị em được gần gũi, trao đổi học hỏi nhau cả về kinh nghiệm trong cuộc sống, cũng như kinh nghiệm trong công tác chuyên môn, chị em lại được gần gũi nhau hơn, hiểu và thông cảm cho nhau tạo tình đoàn kết tập thể và nhất trí cao. Vì vậy, với khả năng và trách nhiệm của mình chúng tôi luôn tạo điều kiện thuận lợi nhất để động viên, khích lệ giáo viên yên tâm hoàn thành tốt công việc được giao và đặc biệt đó là tạo thành một tập thể đoàn kết lớn mạnh. III. KẾT QUẢ THỰC HIỆN. Qua năm học, việc áp dụng các biện pháp nêu trên với mục đích nâng cao chất lượng giảng dạy trong nhà trường, tôi nhận thấy chất lượng dạy học trong nhà trường đã có những thay đổi tích cực. Tập thể giáo viên có nhận thức đúng đắn và hiểu được tầm quan trọng của việc tổ chức hoạt động dạy học trong nhà trường mầm non. Từ đó có ý thức học hỏi và phát huy được tính sáng tạo trong công việc. Nhà trường đã làm tốt công tác lớp điểm cho Huyện về chuyên đề hoạt động làm quen với toán cho trẻ ở độ tuổi mẫu giáo nhỡ, mẫu giáo lớn. Kết quả trên trẻ đạt tốt, trẻ mạnh dạn tự tin, có kiến thức về các hoạt động. Phụ huynh yên tâm khi gửi con đến trường, nhà trường sĩ số học sinh cuối năm tăng lên thể hiện chất lượng chuyên môn nhà trường nâng cao hơn. Cho nên kết quả đầu năm chưa thực hiện biện pháp và cuối năm sau khi thực hiện biện pháp được thể hiện qua bảng sau: STT Nội dung khảo sát Đầu năm Cuối năm Giáo viên có kỹ năng xây dựng mục 20/41 37/41 tiêu, ngân hàng, kế hoạch Giáo viên có kiến thức về đổi mới 18/41 36/41 Giáo 1. trong các hoạt động giáo dục viên Giáo viên có kỹ năng tổ chức đổi 20/41 35/41 mới và sáng tạo trong hoạt động GD 2. Trẻ tích cực, hứng thú tham gia HĐ 85% 100% 17/19
  19. Một số BP chỉ đạo chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng GD trong trường MN Trẻ Trẻ thích khám phá và tham gia trải 75% 95% nghiệm Trẻ có kỹ năng tham gia HĐ 70% 88% Giáo viên có kỹ năng tạo môi 22/41 37/41 Môi 3. trường GD lấy trẻ làm trung tâm trường Môi trường sáng tạo cho trẻ HĐ 75% 95% C. KẾT LUẬN Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, có vai trò đặc biệt quan trọng. Vì vậy, để phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục mầm non một cách bền vững, một yêu cầu đặt ra cho đội ngũ quản lý đó là phải “Đổi mới công tác quản lý giáo dục”. Muốn đổi mới công tác quản lý giáo dục thì đòi hỏi giáo viên mầm non phải đổi mới phương pháp dạy học mà điều đó hiện đang là vấn đề cốt lõi để nâng cao chất lượng giáo dục, nâng cao chất lượng chuyên môn. Đó là một trong những mục tiêu quan trọng nhất trong nhà trường hiện nay. Tuy nhiên, việc đổi nâng cao chất lượng chuyên môn vẫn luôn gặp khó khăn, bởi chuyên môn luôn luôn tiếp tục đổi mới. Do đó, đòi hỏi quản lý và giáo viên luôn tìm tòi, sáng tạo trong công tác giáo dục trẻ. Với vai trò là phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn, để tiếp tục thực hiện sứ mệnh nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục của nhà trường, bản thân cần phải kế thừa, tiếp thu có chọn lọc những biện pháp đã tiến hành đồng thời cải tiến nó để phù hợp với hoàn cảnh mới. Việc tổ chức các hoạt động cho trẻ theo hướng giáo dục lấy trẻ làm trung tâm đã nâng cao chất lượng, nâng cao kết quả dạy học của giáo viên tại trường. Quan điểm đổi mới từ việc xác định mục tiêu, nội dung, phương pháp cho đến những hoạt động cụ thể của người giáo viên như lập kế hoạch, xây dựng môi trường giáo dục Mọi hoạt động đề hướng tới từng trẻ cũng như từng nhóm trẻ để tạo cơ hội cho trẻ được học tập trong những điều kiện cụ thể nhằm hỗ trợ trẻ phát triển ở tất cả các lĩnh vực. Vận dụng linh hoạt, kích thích sự năng động, sáng tạo, bồi dưỡng nhận thức đúng đắn cho đội ngũ trong việc đổi mới công tác giáo dục trẻ ngày nay. Nhờ có các nhà nghiên cứu về tâm lý, chương trình giáo dục mầm non, trẻ được tham gia các hoạt động tích cực, có nhiều cơ hội để phát triển toàn diện. Chất lượng giáo dục trẻ em ở trường mầm non ngày càng được nâng cao, góp phần quan trọng trong việc tạo ra giá trị thương hiệu của nhà trường. 18/19
  20. Một số BP chỉ đạo chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng GD trong trường MN MỤC LỤC A. ĐẶT VẤN ĐỀ 1 I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1 1. Lý do về mặt lý luận 1 2. Lý do về mặt thực tiễn. 2 II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 2 III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 2 IV. ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT VÀ THỰC NGHIỆM 2 V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2 B. BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 3 I. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3 1. Tình trạng khi chưa thực hiện 3 2. Khảo sát số liệu điều tra trước khi thực hiện 4 II. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN 5 Biện pháp 1: Tham mưu Hiệu trưởng phân công đội ngũ giáo viên 5 Biện pháp 2: Bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên 6 Biện pháp 3: Chỉ đạo giáo viên đổi mới phương pháp, hình thức, đồ dùng dạy. 13 Biện pháp 4: Xây dựng khối đại đoàn kết 16 III. KẾT QUẢ THỰC HIỆN. 17 C. KẾT LUẬN 18 19/19