SKKN Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên làm tốt công tác phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ trong trường Mầm non

doc 32 trang binhlieuqn2 07/03/2022 12383
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên làm tốt công tác phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ trong trường Mầm non", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_chi_dao_giao_vien_lam_tot_cong_tac_pho.doc

Nội dung tóm tắt: SKKN Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên làm tốt công tác phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ trong trường Mầm non

  1. 13/20 cành trước mùa mưa bão, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ trong lúc tham gia các hoạt động ngoài trời. (MC4: Hình ảnh trẻ chơi hoạt động chơi ngoài trời) - Bếp ăn bán trú đảm bảo vệ sinh, sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp, nhân viên thực hiện nghiêm túc các quy định đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trong qúa trình chế biến, nấu nướng và tổ chức ăn cho trẻ. Sử dụng nguồn nước sạch, thực hiện quy trình bếp 1 chiều. Hệ thống bếp ga an toàn, hợp đồng thực phẩm rõ nguồn gốc. Thực hiện chế độ kiểm thực ba bước và lưu mẫu thức ăn theo đúng quy định. Trong năm học, nhà trường được các đoàn kiểm tra đánh giá bếp ăn Đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, không có trường hợp ngộ độc thực phẩm xảy ra. (MC5: Hình ảnh Đoàn kiểm tra bếp ăn của nhà trường) - Xử lý chất thải và nước thải đúng quy định. Nhân viên nấu ăn được khám sức khoẻ định kỳ thường xuyên hàng năm. - Các khu nhà vệ sinh của trẻ được xây liền kề với lớp học giúp giáo viên dễ dàng quan sát trẻ khi đi vệ sinh. Nhà vệ sinh dành cho CBGVNV thường xuyên được dọn dẹp sạch sẽ, khô ráo. - Phòng y tế nhà trường có đầy đủ các loại thuốc thông dụng và dụng cụ sơ cứu đảm bảo yêu cầu, có các bảng biểu theo dõi sức khỏe, bảng tuyên truyền, phác đồ sơ cấp cứu tai nạn thương tích. (MC6: Hình ảnh tủ thuốc y tế của nhà trường) Từ những điều kiện cơ sở vật chất ban đầu còn nhiều khó khăn do trường mới xây dựng, Ban giám hiệu nhà trường đề xuất ý kiến lên cấp trên để bổ sung, xây dựng nhà trường có khung cảnh sư phạm đẹp và đảm bảo an toàn cho trẻ hoạt động. Các lớp nói riêng và toàn trường nói chung không có trường hợp nào xảy ra tai nạn thương tích do CSVC. 3.5. Biện pháp 5: Chỉ đạo GV tích hợp lồng ghép nội dung giáo dục phòng TNTT, xây dựng trường học an toàn trong các chủ đề, các HĐ hàng ngày của trẻ. Đặc điểm tâm sinh lí của trẻ Mầm non là mau nhớ nhưng cũng chóng quên, cho nên người lớn phải thường xuyên uốn nắn, đôn đốc, nhắc nhở hàng ngày cho trẻ. Chính vì vậy một trong những biện pháp tốt nhất đễ nâng cao chất lượng học tập nói chung và giáo dục phòng tránh TNTT cho trẻ nói riêng là trẻ có điều kiện học tập trong mọi lúc mọi nơi mà không thấy nhàm chán. Với mục đích trang bị cho trẻ hiểu biết về một số tai nạn thường xảy ra trong trường MN. Đồng thời dạy trẻ một số kĩ năng phòng tránh đơn giản để đảm bảo an toàn cho trẻ. Tôi đã chỉ đạo động viên các đồng chí giáo viên tích cực suy nghĩ tìm tòi các
  2. 14/20 hình thức, biện pháp lồng ghép một cách hợp lí phù hợp với từng độ tuổi trẻ, từng nhóm lớp, đảm bảo tính lôgic, cung cấp kiến thức, kỹ năng cho trẻ phải từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, tăng dần yêu cầu để trẻ có sự cố gắng và mong muốn vươn tới nội dung giáo dục phòng tránh TNTT thông qua các chủ đề và các hoạt động trong ngày của trẻ. * Ví dụ 1: Chủ đề “ Gia đình của bé” Dạy trẻ nhận biết, phân biệt một số đồ dùng gây nguy hiểm (phích nước nóng, dao, kéo ), các đồ dùng sử dụng thiết bị điện trong gia đình: quạt, ti vi, tủ lạnh, ấm điện và một số nguy hiểm có thể gặp phải khi sử dụng điện: điện giật, chập cháy, nổ biết cách phòng tránh: khi sử dụng phải có người lớn, không tự ý cắm phích điện hay thò tay vào ổ điện. * Ví dụ 2: Chủ đề “Phương tiện và luật lệ giao thông”. Cô giúp trẻ hiểu được: Một số quy định đơn giản, đèn tín hiệu giao thông, biển báo giao thông đơn giản để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông. Cho trẻ gạch nối những hành động đúng - sai, các hành vi văn minh khi tham gia giao thông. Lồng ghép giáo dục phòng tránh TNTT bằng cách giáo dục trẻ không chơi đùa ngoài đường, khi đi phải đi vào lề đường phía bên phải, muốn sang đường phải có người lớn dắt, đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe máy, ngồi trên ô tô không thò đầu thò tay ra ngoài tránh tai nạn. * Ví dụ 3: Chủ đề “Thế giới động vật xung quanh bé” - Quan sát qua tranh ảnh, băng hình, các con vật thật bày tỏ những hiểu biết theo kinh nghiệm của bản thân về các con vật gần gũi. - Giáo dục trẻ biết cách phòng tránh TNTT khi chơi gần một số con vật gần gũi như bị chó cắn, mèo cào tránh các con vật có thể gây nguy hiểm đến tính mạng như Ong, Gấu, Hổ * Ví dụ 4: Chủ đề “Thế giới thực vật”: - Quan sát các loại cây để biết được sự phong phú về chủng loại, màu sắc, ích lợi Biết tác dụng của cây xanh đối với đời sống con người. - Giáo dục trẻ không ngắt lá, bẻ cành không được leo trèo lên cành cây dễ xảy ra tai nạn rất nguy hiểm. Tất cả các chủ đề trong năm học đều có thể lồng ghép nội dung phòng chống TNTT cho trẻ. Cuối mỗi chủ đề, GV tự đánh giá, ban giám hiệu kiểm tra, đánh giá, xếp loại, đưa ra nhận xét rút kinh nghiệm cụ thể cho từng lớp và đề ra các yêu cầu bổ sung cho chủ đề tiếp theo. Ngoài việc chỉ đạo GV tích hợp lồng ghép nội dung giáo dục phòng chống TNTT trong các chủ đề mà tôi còn chỉ đạo giáo viên cần tích hợp một cách hợp lý vào tất cả các hoạt động trong ngày (vui chơi, học tập, đi dạo ) cho
  3. 15/20 trẻ đúng lúc, đúng yêu cầu. * Ví dụ: - Giờ đón trẻ: GV cần quan sát xem trẻ có mang vật sắc nhọn đến lớp hay không và trò chuyện cùng trẻ về các đồ vật gây nguy hiểm, cách phòng tránh. - Trong giờ thể dục: Cô giáo nên nhắc trẻ khi xếp hàng bạn bé đứng trước, bạn lớn đứng sau, không được xô đẩy bạn làm bạn ngã. - Các giờ hoạt động học: Giáo dục trẻ không được cho bút màu vào mũi, vào tai, không chọc bút vào bạn, không nô đùa khi cầm kéo cắt giấy - Hoạt động ngoài trời: Giáo dục trẻ không được xô đẩy bạn, không leo trèo cây và chơi đúng cách với các loại đồ chơi, biết tránh những nơi nguy hiểm. - Đối với hoạt động góc: Giáo dục trẻ biết đoàn kết trong khi chơi, không tranh dành đồ chơi của bạn, không chơi đồ chơi sắc nhọn, không bỏ các loại hột, hạt nhỏ vào tai, mũi Biết sắp xếp đồ dùng đồ chơi gọn gàng, ngăn nắp - Đối với giờ ăn: Không để trẻ chạy nhảy, không nghịch vào những nồi cơm, nồi canh nóng. Không nói chuyện, cô nhắc trẻ ăn miếng nhỏ, nhai kỹ, không cười đùa trong khi ăn dễ gây hóc, sặc - Đối với giờ ngủ: GD trẻ không cầm đồ chơi khi đi ngủ, không ngậm đồ chơi trong miệng - Thông qua hoạt động chiều: Trò chuyện với trẻ và xem tranh ảnh có nội dung về mất an toàn dẫn đến TNTT. Cho trẻ kể về một số ĐDĐC, một số đồ dùng gia đình có thể gây nguy hiểm với trẻ. Cho trẻ xem hình ảnh về một số tai nạn thường thấy ở trẻ như: ngã cầu trượt, gãy tay, chân, bỏng nước nóng, trèo cây, ngã xuống ao để trẻ cùng thảo luận. Cô cần khuyến khích để trẻ nhận thức được: hành vi đó là đúng hay sai? Khi xảy ra trưởng hợp đó trẻ cần phải tìm sự giúp đỡ của người lớn như thế nào? Từ đó GV dạy trẻ một số kỹ năng đơn giản để đảm bảo an toàn, phòng tránh TNTT như không trèo cây, chơi gần ao, không nghịch lửa, bếp ga, dao . Tóm lại việc lồng ghép giáo dục nội dung phòng tránh TNTT thông qua các chủ đề các hoạt động mọi lúc mọi nơi đã từng bước hình thành ở trẻ những nhận thức và kĩ năng phòng tránh một số TNTT gây nguy hiểm cho bản thân. 3.6. Biện pháp 6: Chỉ đạo giáo viên làm tốt công tác tuyên truyền, phối kết hợp với các ban nghành đoàn thể, PHHS để phòng tránh TNTT cho trẻ. * Công tác tuyên truyền phối kết hợp với các bậc phụ huynh học sinh. Công tác tuyên truyền tới PHHS có ý nghĩa quan trọng và là nhiệm vụ rất thiết thực trong việc phòng tránh TNTT cho trẻ. Để tạo cho trẻ một môi trường an toàn về sức khỏe, tâm lý và thân thể thì cần phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường. Chính vì vậy, tôi đã trao đổi với các đồng chí giáo viên
  4. 16/20 lên kế hoạch phối hợp chặt chẽ với các PHHS ngay từ đầu năm học bằng nhiều hình thức như: - Thông qua các buổi họp PHHS đầu năm, nhà trường chỉ đạo GV tuyên truyền phổ biến kiến thức phòng tránh TNTT tại trường với các nội dung: + Ý nghĩa của các hoạt động của bé ở trường MN, trong đó có hoạt động đảm bảo an toàn cho trẻ, không có TNTT xảy ra có liên quan trực tiếp đến sự phát triển toàn diện của trẻ. + Thông qua các nhiệm vụ trọng tâm trong năm học, đi sâu phân tích tuyên truyền nhiệm vụ xây dựng trường học an toàn, phòng tránh TNTT cho trẻ. + Vận động PHHS đóng góp tự nguyện ngoài các khoản quy định, để mua sắm trang thiết bị xây dựng trường trường học an toàn. - Chỉ đạo các lớp xây dựng góc tuyên truyền trao đổi với phụ huynh trong các giờ đón, trả trẻ nội dung phòng chống TNTT trong nhà trường ở trước cửa lớp học bằng các hình thức phù hợp, nội dung phong phú về công tác chăm sóc sức khỏe, đảm bảo an toàn cho trẻ. Tuyệt đối không để học sinh dưới 13 tuổi đi đón trẻ, cảnh báo nguy hiểm ở ổ điện, những vật dụng nguy hiểm như dao, kéo, dung dịch vệ sinh, chất tẩy rửa, phích nước nóng phải để xa tầm với của trẻ. (MC7: Một số hình ảnh ở góc tuyên truyền với phụ huynh) * Phối hợp với trạm y tế xã: - Phối hợp tốt với các cơ sở y tế trong công tác chăm sóc sức khoẻ cho trẻ là một trong những biện pháp quan trọng giúp nhà trường theo dõi được sự phát triển về thể lực trẻ, phát hiện kịp thời những bệnh tật và đột biến của cơ thể trẻ. Ngoài ra còn phổ biến và tập huấn cho giáo viên những hiểu biết kiến thức, kỹ năng về vệ sinh phòng dịch bênh, phòng, chống các TNTT cho trẻ ở trường MN. - Đầu năm học Trạm y tế đã cung cấp cho nhà trường những tài liệu về phòng tránh TNTT cho trẻ, tài liệu về chăm sóc sức khỏe, phác đồ sơ cấp cứu, các loại tranh, ảnh tuyên truyền về phòng tránh TNTT và tranh về các loại dịch bệnh Với các nội dung và hình thức tuyên truyền phong phú như trên chúng tôi đã thu được kết quả như sau: + Đa số PHHS đã nhận thức được tầm quan trọng của việc xây dựng trường học an toàn, phòng, chống TNTT cho trẻ là rất cần thiết. Từ đó đã phối hợp chặt chẽ với nhà trường để cùng có biện pháp chăm sóc phòng, chống các TNTT và các dịch bệnh cho trẻ. PHHS có ý thức hơn trong công tác phòng tránh TNTT cho con em mình, đã ủng hộ kinh phí xã hội hóa cùng nhà trường bổ sung một số ĐDĐC, tranh truyện . tạo điều kiện cho cô và trẻ trong mọi hoạt động.
  5. 17/20 + Phụ huynh sưu tầm những bức tranh, hình ảnh hành vi sai (dẫn đến gây TNTT) để nhà trường treo ở bảng tuyên truyền của các lớp. Qua đó trẻ sẽ biết được về các hành vi không nên làm của mình. + Trạm y tế xã đã cung cấp cho nhà trường một số các tài liệu và tranh ảnh tuyên truyền cúm H5N1, sởi, thủy đậu, tay chân miệng Các bệnh tiêu chảy cấp, sốt xuất huyết, viêm não nhật bản Đã tổ chức khám sức khoẻ định kỳ 02 lần/năm cho trẻ. + Hằng năm nhà trường đều đạt danh hiệu “Trường học an toàn, phòng tránh TNTT cho trẻ” 4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm: Qua một năm thực hiện và áp dụng những biện pháp chỉ đạo giáo thực hiện tốt công tác phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ, cùng với sự nỗ lực phấn đấu của tập thể cán bộ giáo viên trong trường nhà trường, tôi đã đạt được kết quả khả quan như sau: 4.1. Đối với trẻ: Số lượng trẻ hình thành kỹ năng phòng tránh TNTT tăng cao rõ rệt. Hầu hết trẻ đã có kỹ năng nhận diện các nguy cơ nguy hiểm mất an toàn, biết tìm kiếm sự giúp đỡ của người lớn để giúp bản thân an toàn. Trẻ ghi nhớ các số điện thoại khẩn cấp, cứu thương, cứu cháy; trẻ vui vẻ tự tin, thân thiện, thích đến trường và không có học sinh bị TNTT trong thời gian ở trường. Một số ít trẻ chưa đạt do trẻ mắc bệnh tự kỷ, chậm phát triển. Bảng khảo sát chất lượng của trẻ sau khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm Thời Đạt Chưa đạt TT Nội dung TS trẻ gian Tốt % Khá % TB % SL % 1 Nhận ra các Đầu 212 44,1 110 23 105 21,8 53 11,1 đồ vật, địa 480 năm điểm có thể Cuối gây nguy 401 83,5 42 8,7 33 6,9 4 0,9 năm hiểm 2 Biết tránh xa 480 Đầu 207 43,1 150 31,2 89 18,5 34 7,2 các mối nguy năm hiểm Cuối 305 63,5 164 34,1 8 1,7 3 0,7 năm 3 Bình tĩnh, Đầu 193 40,2 160 33.3 92 19,2 35 7,3 biết tìm kiếm 480 năm sự giúp đỡ của người Cuối 281 58,5 154 32,1 40 8,3 5 1,1 lớn khi thấy năm mất an toàn cho bản thân
  6. 18/20 4.2. Đối với giáo viên: Giáo viên nhận thức được tầm quan trọng của việc đảm bảo an toàn cho trẻ, có các kỹ năng chăm sóc, theo dõi, đánh giá sự phát triển của trẻ. Nắm vững kiến thức về đảm bảo an toàn về thể chất và tinh thần cho trẻ, lồng ghép tích hợp nhuần nhuyễn trong các chủ đề và các hoạt động giáo dục hàng ngày. Giáo viên thường xuyên cập nhật thông tin về dịch bệnh, thông tin pháp luật về hành vi vi phạm mất an toàn thể chất, an toàn về tinh thần của trẻ.Trong lớp không có các đồ dùng đồ chơi gây nguy hiểm. Xây dựng môi trường trong và ngoài lớp luôn đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ. Bảng khảo sát giáo viên sau khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm: ST Nội dung Tổng Thời Mức độ đạt được T khảo sát số GV gian Tốt % Khá % TB % Yếu % 1 Nắm được ND Đầu phòng tránh 43 năm 18 42 10 23 15 35 0 TNTT cho trẻ Cuối 29 80,6 6 16,7 1 2,7 0 năm 2 Chú trọng lồng Đầu ghép tích hợp nội 43 năm 16 37.2 13 30.2 14 32.6 0 dung GD phòng tránh TNTT vào Cuối 26 72,2 8 22,2 2 5,6 0 các môn học, các năm HĐ trong ngày của trẻ 3 Có kiến thức về Đầu chăm sóc sức 43 năm 19 44.2 12 27.9 12 27.9 0 khỏe, sơ cấp cứu, xử trí ban đầu về Cuối 25 69,4 10 27,8 1 2,8 0 phòng tránh năm TNTT. 4 Công tác phối hợp Đầu với PHHS 43 năm 20 46.5 15 34.9 8 18.6 0 Cuối năm 29 80,6 6 16,7 1 2,8 0 4.3. Đối với PHHS: Đa số PH đã có kiến thức về chăm sóc sức khỏe, sơ cấp cứu, xử trí ban đầu phòng tránh TNTT cho trẻ; quan tâm trò chuyện, dạy trẻ phòng tránh TNTT; chủ động phối hợp với GVCN để làm tốt công tác phòng tránh TNTT cho trẻ hàng ngày qua các giờ đón, trả trẻ, zalo nhóm lớp, tin nhắn, gọi điện Bảng khảo sát PHHS sau khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm: ST Nội dung TS Thời Mức độ đạt được T khảo sát PH gian Tốt % Khá % TB % Yếu % 1 Có kiến thức về Đầu 213 44,6 112 23,4 102 21,3 51 10,7 chăm sóc sức 478 năm khỏe, sơ cấp cứu, Cuối 411 86 45 9.4 22 4.6 0 0 xử trí ban đầu năm
  7. 19/20 phòng tránh TNTT cho trẻ. 2 Chú trọng dành Đầu 207 43,3 154 32,2 85 17,8 32 6,7 thời gian trò 478 năm chuyện, dạy trẻ phòng tránh Cuối 420 87.9 48 10 10 2.1 0 0 TNTT. năm 3 Phối hợp với Đầu GVCN để làm tốt 478 năm 195 40,8 166 34,7 87 18,2 30 6,3 công tác phòng Cuối tránh TNTT cho năm 450 94.1 28 5.9 0 0 0 0 trẻ. 4.4. Đối với nhà trường: Nhà trường đã hoàn thành kế hoạch đề ra, 100% nhóm, lớp đạt kết quả tốt khi được kiểm tra về các nội dung các hoạt động trong việc CSGD trẻ. Chất lượng giáo dục được nâng cao, nhiều năm liền được UBND huyện chứng nhận “Trường học an toàn, phòng chống TNTT” cấp huyện. Tháng 11 năm 2020, trường được Sở GD&ĐT Hà Nội, phòng GD&ĐT huyện Gia Lâm tin tưởng giao nhiệm vụ làm điểm chuyên đề nuôi dưỡng cấp thành phố. Hàng trăm các đồng chí CBQL – GV - NV đã về dự, thăm quan môi trường trong và ngoài lớp học, các khu vực trong trường. Nhà trường đã nhận được nhiều lời khen ngợi, động viên của các đồng chí CBQL Sở, Phòng và đồng nghiệp. Nhiều năm qua, nhà trường không có trường hợp TNTT nào xảy ra tại trường. Như vậy có thể khẳng định việc “Xây dựng trường học an toàn phòng chống TNTT trong nhà trường” đã bảo vệ được sự an toàn cho trẻ tuyệt đối và giúp cho chất lượng trường mầm non Đặng Xá ngày một đi lên. Tạo được niềm tin của các cấp lãnh đạo, phụ huynh với nhà trường. Vì vậy những năm học tiếp theo tôi vẫn tiếp tục áp dụng sáng kiến này tại trường nơi tôi công tác và sáng kiến này có thể nhân rộng tới các trường mầm non khác. 5. Bài học kinh nghiệm: Sau thời gian học tập nghiên cứu và qua áp dụng thực tế, bản thân thấy rằng dù ở cương vị là một người làm công tác quản lý hay là một GVNV đã làm trong môi trường giáo dục nói chung và trường MN nói riêng thì phải luôn lấy công tác chăm lo cho trẻ làm trọng, lấy sự an toàn của trẻ làm cuộc sống của mình, làm sao khi trẻ đến trường phải đảm bảo tuyệt đối an toàn và PHHS có thể yên tâm khi gửi gắm con em mình. Bản thân phải luôn trau dồi học tập nghiên cứu tìm tòi để tìm ra những giải pháp tốt nhất trong công tác chăm sóc sức khỏe,
  8. 20/20 phòng chống TNTT cho trẻ. Tự trang bị cho mình những kiến thức, kỹ năng và nâng cao trách nhiệm trong việc chỉ đạo GV- NV thực hiện tốt công tác phòng tránh TNTT cho trẻ”. III - KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ 1. Kết luận: Qua một năm thực hiện sáng kiến tôi nhận thấy: Việc chỉ đạo giáo viên, nhân viên xây dựng trường học an toàn, phòng chống TNTT cho trẻ là một vấn đề hết sức quan trọng và cần thiết trong các trường mầm non. Đã góp phần giảm thiểu TNTT cho trẻ, giúp GVNV có được kỹ năng, kinh nghiệm cần thiết trong CSGD trẻ. Bên cạnh đó cũng đã giúp cho trẻ có được những kiến thức cần thiết trong lĩnh vực tự phòng tránh tai nạn cho chính bản thân mình. Chính vì vậy trong các trường MN phải quan tâm đến việc xây dựng môi trường an toàn cho trẻ hoạt động. Thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khoẻ cho trẻ, phòng, chống TNTT cho trẻ góp phần đảm bảo cho sự phát triển về thể chất và tinh thần cho thế hệ tương lai của đất nước. Đạt được những kết quả trên là nhờ sự chỉ đạo sát sao của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Gia Lâm, sự đầu tư cơ sở vật chất của các cấp lãnh đạo, sự đoàn kết nhất trí cao trong Ban giám hiệu, sự ủng hộ nhiệt tình của tập thể CB-GV-NV, sự quan tâm hợp tác của TTYT huyện và trạm y tế xã, sự phối hợp của các phụ huynh trong nhà trường. 2. Đề xuất/ kiến nghị: Đề xuất Phòng giáo dục phối hợp với TTYT huyện cung cấp cho các trường những tài liệu liên quan đến chăm sóc sức khỏe cho trẻ, tăng cường mở các lớp tập huấn về kỹ năng chăm sóc sức khoẻ, phòng, chống TNTT cho đội ngũ nhân viên y tế và giáo viên các trường được tham gia học tập. Đặc biệt là định biên cho nhà trường nhân viên y tế có trình độ vì đây là vấn đề then chốt trong việc phòng chống TNTT cho trẻ ở nhà trường. Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ của tôi trong công tác chỉ đạo GVNV thực hiện tốt công tác phòng tránh TNTT cho trẻ ở trường MN Đặng Xá. Kính mong quý cấp trên và đồng nghiệp có ý kiến đóng góp để tôi có nhiều kinh nghiệm hơn nữa trong công tác quản lý của mình. Tôi xin chân thành cảm ơn! Đặng Xá, ngày 03 tháng 4 năm 2021 XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ NGƯỜI THỰC HIỆN Nguyễn Thị Hồng Thúy
  9. TRƯỜNG MN ĐẶNG XÁ PHIẾU KHẢO SÁT GIÁO VIÊN V/v xây dựng trường học an toàn, phòng tránh tai nạn thương tích trong trường mầm non Họ và tên giáo viên: Lớp: Trường: Quận (Huyện): Tỉnh (Thành phố): Đ/c hãy đánh dấu x vào các mức độ đạt được hoặc ghi ý kiến khác của đ/c: ST Nội dung khảo sát Mức độ đạt được T Tốt Khá TB Yếu 1 Nắm được nội dung phòng TNTT cho trẻ 2 Chú trọng lồng ghép tích hợp GD phòng tránh TNTT vào các môn học, các hoạt động trong ngày của trẻ 3 Có kiến thức về chăm sóc sức khỏe, sơ cấp cứu, xử trí ban đầu phòng tránh TNTT cho trẻ. 4 Công tác phối hợp với PHHS để làm tốt công tác phòng tránh TNTT cho trẻ Ý kiến khác: Đặng Xá, ngày tháng năm Người đánh giá (Ký, ghi rõ họ tên)
  10. TRƯỜNG MN ĐẶNG XÁ PHIẾU KHẢO SÁT TRẺ MẪU GIÁO V/v xây dựng trường học an toàn, phòng tránh tai nạn thương tích trong trường mầm non Lớp: Trường: Quận (Huyện): Tỉnh (Thành phố): Tổng số trẻ được khảo sát: . (Đ/c hãy ghi số lượng trẻ đạt ở mức nào vào cột mức đó và tính tỷ lệ %) Đạt CĐ STT Nội dung khảo sát Tốt % Khá % TB % SL % 1 Nhận ra các đồ vật, địa điểm có thể gây nguy hiểm 2 Biết tránh xa các mối nguy hiểm 3 Bình tĩnh, biết tìm kiếm sự giúp đỡ của người lớn khi thấy mất an toàn cho bản thân Ý kiến khác: Đặng Xá, ngày tháng năm Người đánh giá (Ký, ghi rõ họ tên)
  11. TRƯỜNG MN ĐẶNG XÁ PHIẾU KHẢO SÁT PHỤ HUYNH HỌC SINH V/v xây dựng trường học an toàn, phòng tránh tai nạn thương tích trong trường mầm non Họ và tên PHHS: Số ĐT: Địa chỉ: Anh (chị) hãy đánh dấu x vào các mức độ đạt được hoặc ghi ý kiến khác của anh (chị): ST Nội dung khảo sát Mức độ đạt được T Tốt Khá TB Yếu 1 Có kiến thức về chăm sóc sức khỏe, sơ cấp cứu, xử trí ban đầu phòng tránh TNTT cho trẻ. 2 Chú trọng dành thời gian trò chuyện, dạy trẻ phòng tránh TNTT. 3 Phối hợp với GVCN để làm tốt công tác phòng tránh TNTT cho trẻ Ý kiến khác: Đặng Xá, ngày tháng năm Người đánh giá (Ký, ghi rõ họ tên)
  12. TRƯỜNG MN ĐẶNG XÁ BẢNG TỔNG HỢP PHIẾU KHẢO SÁT V/v xây dựng trường học an toàn, phòng tránh tai nạn thương tích trong trường mầm non. 1. Đối với giáo viên: Tổng số GV được khảo sát ST Mức độ đạt được T Tốt Khá TB Yếu Nội dung khảo sát SL TL SL TL SL TL SL TL % % % % 1 Nắm được nội dung phòng TNTT cho trẻ 2 Chú trọng lồng ghép tích hợp GD phòng tránh TNTT vào các môn học, các hoạt động trong ngày của trẻ 3 Có kiến thức về chăm sóc sức khỏe, sơ cấp cứu, xử trí ban đầu phòng tránh TNTT cho trẻ. 4 Công tác phối hợp với PHHS để làm tốt công tác phòng tránh TNTT cho trẻ Ý kiến khác: 2. Đối với trẻ: Tổng số trẻ được khảo sát: . Đạt CĐ STT Nội dung khảo sát Tốt % Khá % TB % SL % 1 Nhận ra các đồ vật, địa điểm có thể gây nguy hiểm 2 Biết tránh xa các mối nguy hiểm 3 Bình tĩnh, biết tìm kiếm sự giúp đỡ của người lớn khi thấy mất an toàn cho bản thân 3. Đối với PHHS: Tổng số PHHS được khảo sát: .
  13. ST Nội dung khảo sát Mức độ đạt được T Tốt Khá TB Yếu 1 Có kiến thức về chăm sóc sức khỏe, sơ cấp cứu, xử trí ban đầu phòng tránh TNTT cho trẻ. 2 Chú trọng dành thời gian trò chuyện, dạy trẻ phòng tránh TNTT. 3 Phối hợp với GVCN để làm tốt công tác phòng tránh TNTT cho trẻ Đặng Xá, ngày tháng năm Người tổng hợp (Ký, ghi rõ họ tên)
  14. (MC1: Giấy chứng nhận sơ cấp cứu tình nguyện viên cấp I) (MC2: Hình ảnh giáo viên thảo luận, tập huấn về công tác phòng chống TNTT, sơ cấp cứu ban đầu cho trẻ)
  15. (MC3: Ảnh các khu vui chơi của trẻ) (MC4: Hình ảnh trẻ chơi hoạt động chơi ngoài trời)
  16. (MC5: Hình ảnh Đoàn kiểm tra bếp ăn của nhà trường)
  17. (MC6: Hình ảnh tủ thuốc y tế của nhà trường) (MC7: Một số hình ảnh ở góc tuyên truyền với phụ huynh)