SKKN Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên tổ chức tốt tiết Sinh hoạt lớp ở trường Tiểu học Phan Ngọc Hiển, huyện Đầm Dơi

doc 8 trang binhlieuqn2 07/03/2022 5940
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên tổ chức tốt tiết Sinh hoạt lớp ở trường Tiểu học Phan Ngọc Hiển, huyện Đầm Dơi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_chi_dao_giao_vien_to_chuc_tot_tiet_sin.doc

Nội dung tóm tắt: SKKN Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên tổ chức tốt tiết Sinh hoạt lớp ở trường Tiểu học Phan Ngọc Hiển, huyện Đầm Dơi

  1. BÁO CÁO SÁNG KIẾN - Tên sáng kiến: Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên tổ chức tốt tiết Sinh hoạt lớp ở trường Tiểu học Phan Ngọc Hiển, huyện Đầm Dơi. - Họ và tên: Nguyễn Thị Ngọc Tươi - Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Phan Ngọc Hiển . - Thời gian đã được triển khai thực hiện: Từ ngày: 01/9/2018 đến nay. I. ĐẶT VẤN ĐỀ: 1. Tên sáng kiến - Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên tổ chức tốt tiết Sinh hoạt lớp ở trường Tiểu học Phan Ngọc Hiển, huyện Đầm Dơi. 2. Sự cần thiết (lý do nghiên cứu) Chúng ta đều biết rằng, để hoạt động giảng dạy và giáo dục học sinh đạt hiệu quả cao, ngoài các tiết học như Toán, Tiếng Việt, Tự nhiên xã hội còn có tiết Sinh hoạt lớp là một trong những tiết học đóng vai trò quan trọng trong việc giáo dục học sinh. Giáo dục là sự kết hợp độc đáo giữa vai trò hướng dẫn của giáo viên và hoạt động tích cực của học sinh. Nhân cách học sinh được hình thành qua hai con đường cơ bản là học tập và sinh hoạt tập thể ngoài giờ. Học sinh đến lớp không chỉ học đọc, học viết từ thời khóa biểu các môn học chính, mà còn tham gia các phong trào khác do trường lớp đề ra, được giáo viên chủ nhiệm triển khai từ tiết Sinh hoạt lớp. Tiết Sinh hoạt lớp không những giúp giáo viên nhận xét đánh giá tình hình học tập tuần qua, đề ra phương hướng tuần tới, mà còn giáo dục những tư tưởng tình cảm tốt đẹp, để từ đó học sinh biết đoàn kết gắn bó yêu thương nhau, các em biết yêu quê hương, yêu trường lớp Đặc biệt đối với học sinh Tiểu học các em đang ở giai đoạn của những biến động về tình cảm, suy nghĩ và mối quan hệ xã hội. Các em đang tách dần khỏi thời thơ ấu để bước sang giai đoạn phát triển cao hơn. Một số em đã bắt đầu dậy thì, biết e dè ngại ngùng khi phát biểu trước đám đông. Các em cũng dể xúc động và dể chạnh lòng tự ái khi bị phê bình. Hoàn cảnh gia đình khó khăn, nạn nghiện chơi game ở một số em và việc xử sự hay phê bình không khéo léo của giáo viên chủ nhiệm trong những giờ sinh hoạt lớp cũng là nguyên nhân dẫn đến tỉ lệ học sinh có nguy cơ bỏ học Học sinh Tiểu học rất hồn nhiên, trong sáng, các em thích vận động, tìm tòi và làm theo cái mới, nhưng cũng rất dể chán nản khi không đạt được mục đích hoặc không được động viên kịp thời. Các em cũng thích sôi nổi và hứng thú khi tham gia các phong trào mang tính nghệ thuật như múa, hát, kể chuyện, bày tỏ ý kiến, diễn kịch trước lớp, các em thích khẳng định mình, thích được biểu dương trước lớp. 1
  2. Chính vì thế mà tiết Sinh hoạt lớp là cơ hội hội nhập những khả năng sáng tạo, giúp các em bộc lộ năng lực trước thầy cô, bạn bè. Làm cho các em biết kính mến thầy cô và đoàn kết gắn bó, yêu thương giúp đỡ nhau. Đồng thời sửa chữa khắc phục những tồn tại của bản thân, phát huy những thành tích đạt được. Vì vậy nếu giáo viên có biện pháp tổ chức tốt tiết Sinh hoạt lớp sẽ đem lại những kết quả khả quan trong quá trình dạy học, và đổi mới phương pháp dạy học bởi đây chính là tiết học mang tính giáo dục tổng thể làm tiền đề để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Trong những năm qua, nhiều trường đã thực hiện tiết Sinh hoạt lớp khá đồng bộ, tuy nhiên hiệu quả hoạt động trong tiết học này vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn đặt ra. Tiết Sinh hoạt lớp còn mang nặng tính hình thức, chưa thật sự đi vào chiều sâu của nó, chưa được các trường và đội ngũ giáo viên cũng như cộng đồng quan tâm, chưa có các giải pháp tích cực nhằm nâng cao chất lượng hoạt động. Làm thế nào để hoạt động của tiết Sinh hoạt lớp có hiệu quả cao? Làm sao để từ những hoạt động của tiết Sinh hoạt lớp giúp các em hình thành nhân cách, biết phê bình và tự phê bình, biết học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác, tự rèn luyện, tự hoàn thiện mình? Thông qua tiết học này giáo viên chủ nhiệm giáo dục học sinh, đem lại niềm vui sự hứng khởi cho các em học tốt các môn học khác? Đây chính là những câu hỏi và trăn trở cần được giải đáp bằng sự sáng tạo của người thầy. Qua nhiều năm áp dụng đổi mới phương pháp dạy học, tôi đã đút rút một số kinh nghiệm từ thực tế của trường tôi khi tổ chức tiết Sinh hoạt lớp, với mong muốn đem đến cho học sinh sự thoải mái sau mỗi tuần học tập miệt mài, góp phần thúc đẩy các hoạt động trong phong trào thi đua của lớp, của trường và mục tiêu giáo dục của nhà trường ngày một đi lên, vì vậy tôi quyết định chọn đề tài “Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên tổ chức tốt tiết Sinh hoạt lớp ở trường Tiểu học Phan Ngọc Hiển, huyện Đầm Dơi” để chỉ đạo cho các giáo viên chủ nhiệm của trường tôi, thực hiện tiết Sinh hoạt lớp đạt hiệu quả cao hơn. II. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN 1. Cơ sở lí luận: Trong những năm qua mặc dù tiết Sinh hoạt lớp đã được thực thi một cách ổn định ở các trường Tiểu học. Tuy nhiên vẫn chưa được chú trọng đúng mức đến các hình thức tổ chức. Việc dự giờ thao giảng rút kinh nghiệm về tiết này chưa mang tính phổ biến. Một số giáo viên còn lúng túng chưa có giải pháp hữu hiệu khi tổ chức tiết Sinh hoạt lớp vì chưa có tài liệu hay giáo án mẫu để vận dụng, nội dung sinh hoạt còn cứng nhắc, khô khan về hình thức làm cho học sinh cảm thấy nhàm chán. Đa số giáo viên thường chú trọng hình thức hành chính như lớp trưởng và tổ trưởng báo cáo tình hình tuần qua về chuyên cần, vệ sinh, trật tự và sau đó giáo viên nhận xét phổ biến kế hoạch tuần tới là xong. 2
  3. Đôi khi một số giáo viên còn dùng thời gian thừa của tiết Sinh hoạt lớp để ôn tập các môn chính như Toán, Tiếng Việt Chính điều này làm cho học sinh cảm thấy chán ngán, mệt mỏi. Khả năng tổ chức tốt tiết Sinh hoạt lớp của mỗi giáo viên vẫn còn hạn chế. Học sinh chưa quen với quy trình sinh hoạt bằng nhiều hình thức, đa dạng phong phú mang tính cộng đồng và sáng tạo. Một số học sinh tham gia tiết Sinh hoạt lớp còn lơ là, với tinh thần trách nhiệm chưa cao, vì nhận thức ở một số em cho rằng đây là môn phụ nên ít chú trọng. Hầu hết tiết Sinh hoạt lớp do giáo viên chủ nhiệm chủ trì, lớp trưởng và đội ngũ cán bộ lớp chưa biết cách tự chủ trì, nên chưa phát huy hết năng lực sáng tạo và tính tích cực của học sinh. Hiện tượng mất đoàn kết trong lớp đầu năm vẫn còn xảy ra, một số em có nguy cơ bỏ học vì chơi game, và một số em thường xuyên không chuẩn bị bài trước khi đến lớp, hoặc bỏ quên dụng cụ học tập ở nhà. 2. Một số giải pháp để thực hiện tốt tiết Sinh hoạt lớp: Để đảm bảo nội dung chương trình, thời khóa biểu, nâng cao chất lượng giáo dục hạnh kiểm, học lực cho học sinh và các hoạt động khác. Đồng thời thông qua tiết học này đẩy mạnh cuộc vận động “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác”. Thời lượng một tiết Sinh hoạt lớp cũng như các tiết khác khoảng 30 đến 40 phút. Được tổ chức vào tiết cuối của buổi học cuối tuần. Địa điểm trong lớp học gồm: Giáo viên chủ nhiệm và tất cả học sinh của lớp đều tham dự. 2.1/ Làm tốt tiến trình các bước trong tiết Sinh hoạt lớp: 2.1.1. Sinh hoạt phê bình và tự phê bình: Lớp trưởng tuyên bố giờ sinh hoạt lớp đã đến, mời các bạn phát biểu ý kiến.Các thành viên trong lớp lần lượt giơ tay phát biểu tự phê bình mình nếu có khuyết điểm, hoặc chỉ ra những tồn tại giúp bạn sửa sai một cách chân thành. Lớp trưởng mời các tổ trưởng có ý kiến báo cáo tình hình thi đua của tổ, sau đó lớp trưởng tổng hợp những ưu khuyết điểm và kết quả thi đua của lớp trong tuần qua báo cáo với giáo viên chủ nhiệm trước lớp. Giáo viên chủ nhiệm nhận xét tình hình hoạt động và thi đua của lớp tuần qua như: việc thực hiện đi học đều đúng giờ, phát biểu ý kiến xây dựng bài, tham gia thể dục, vệ sinh trường lớp, chăm sóc cây, việc chuẩn bị bài và dụng cụ học tập trước khi đến lớp và sau đó giáo viên đề ra kế hoạch tuần tới. Sau khi áp dụng hoạt động này xây dựng cho học sinh sự tự tin, giúp cho các em biết cách tự chủ trì và điều khiển nội dung sinh hoạt của mình, đặc biệt phát huy 3
  4. tính tự giác, với tinh thần phê và tự phê cao, biết học tập và làm theo tấm gương đạo đức Bác Hồ. Đây là một hoạt động cần thiết trong tiết Sinh hoạt lớp, giúp giáo viên nắm bắt những tồn tại của học sinh để chấn chỉnh kịp thời. Việc tổ chức hoạt động này ở lớp giáo viên xây dựng cho các em tính kỉ luật, biết chấp hành nội quy trường lớp và nhiệm vụ của người học sinh, nâng cao nhận thức cá nhân, ý thức tập thể gắn giáo dục với cộng đồng, phê bình với tinh thần xây dựng cho nhau cùng tiến bộ, qua đó các em đẩy lùi những khuyết điểm mắc phải và phát huy những ưu điểm đạt được trong tuần. 2.1.2. Sinh hoạt văn nghệ: Đây là hoạt động không thể thiếu được trong một tiết sinh hoạt lớp và cũng là hoạt động gây hứng thú nhất cho học sinh, tạo cho học sinh một sân chơi lành mạnh, bổ ích, giáo dục cho các em những tư tưởng, tình cảm tốt đẹp, giúp các em hăng hái tích cực tham gia các hoạt động tập thể, thúc đẩy phong trào thi đua của lớp ngày một đi lên, duy trì, kết hợp hài hòa giữa việc học tập và phong trào thi đua. Để đảm bảo thời gian sinh hoạt cần tiến hành theo các bước sau: Đọc thơ hoặc kể chuyện về tấm gương đạo đức Bác Hồ. Sinh hoạt văn nghệ theo chủ điểm trong tháng. Học sinh biểu diễn những tiết mục theo khả năng của các em, do các em dàn dựng hoặc sáng tác như: Múa, hát, diễn kịch, sắm vai hay vẽ tranh, triển lãm tranh ảnh sưu tầm phù hợp với chủ đề sinh hoạt. Trò chuyện với thầy cô và bạn bè (Học sinh bày tỏ những điều em muốn nói, hoặc những khó khăn cần được tháo gỡ, chia sẻ ) Sau khi áp dụng hoạt động này đa số học sinh đã tham gia sinh hoạt văn nghệ rất sôi nổi, nhiệt tình, hào hứng. Em nào cũng muốn được trổ tài biểu diễn trước lớp. Qua đó giúp giáo viên phát hiện khả năng sở trường vốn có của học sinh, để phát huy kiến thức và năng khiếu cho các em. Nội dung sinh hoạt văn nghệ đã trang bị, bồi dưỡng cho các em những giá trị tinh thần, kĩ năng sống, vốn hiểu biết, óc thẩm mĩ, tình yêu quê hương, học tập những tấm gương tốt, để các em tự có trách nhiệm hơn với bản thân, với tập thể và cộng đồng. Xây dựng cho các em mối quan hệ tốt đẹp với bạn bè, thầy cô. Sau những phút sinh hoạt văn nghệ lành mạnh giúp các em biết đoàn kết thương yêu, gắn bó nhau hơn. Tình thầy trò ngày càng thắm thiết hơn Hoạt động này cũng góp phần nâng cao chất lượng hoạt động của đội, thúc đẩy phong trào văn nghệ của lớp, của trường ngày một đi lên, tạo cho các em có cảm giác thoải mái vui tươi sau một tuần học tập. 2.1.3. Biểu dương thành tích: 4
  5. Đôi khi sự biểu dương thật đơn giản, nhưng lại có ý nghĩa động viên tinh thần rất lớn đối với học sinh Tiểu học vì học sinh tiểu học thích được khen, thích bộc lộ năng lực của mình trước bạn bè, nếu giáo viên khen đúng lúc sẽ là động lực thúc đẩy sự tiến bộ vượt bậc của học sinh. Vì thế ngoài sự biểu dương thành tích của nhà trường theo định kì và nhận cờ luân lưu hàng tuần do đội tổ chức thì giáo viên cần tổ chức biểu dương mỗi cá nhân học sinh trong tiết Sinh hoạt lớp theo hình thức sau: Học sinh trong lớp lần lượt có ý kiến tuyên dương, nêu gương tốt nếu nhận thấy bạn có tiến bộ và có nhiều thành tích tốt trong tuần. Giáo viên tuyên dương thành tích bằng hình thức sau: Giáo viên làm sẵn bảng “Hoa việc tốt” có biểu tượng hoa 5 cánh nhụy hoa là một điểm 10 (tượng trưng cho việc học sinh thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy, và có nhiều điểm 10) bảng có mắc treo tên học sinh, giáo viên làm sẵn bảng tên của từng học sinh trong lớp. Cuối tuần giáo viên xét thấy em nào đạt nhiều điểm 10 trong tuần và hoàn thành tốt các hoạt động đề ra, thì em đó được biểu dương trên bảng “Hoa việc tốt” sau khi treo bảng lên, giáo viên lần lượt công bố tên từng thành viên trong lớp được biểu dương. Cứ mỗi lần công bố 1 thành viên thì cả lớp vỗ tay tán thưởng. Khi áp dụng hình thức biểu dương này, tất cả các phong trào thi đua của lớp đều được nâng lên một cách rõ rệt. Mỗi học sinh của lớp đều tiến bộ hơn trong học tập và các mặt hoạt động. Các em biết đoàn kết thương yêu, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Các em học tập tích cực hơn, tham gia các phong trào thi đua sôi nổi hơn, nhiệt tình hơn. Đa số học sinh đều thực hiện tốt nội quy nhà trường, thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy, tỉ lệ học sinh đạt điểm 10 tăng lên. Sĩ số lớp được duy trì, không có hiện tượng học sinh bỏ học, các em đi học đều và chuyên cần hơn. Có thể nói biểu dương thành tích trong tiết Sinh hoạt lớp là động lực thúc đẩy cho mọi hoạt động sinh hoạt và học tập của học sinh tạo niềm tin cho các em phấn đấu. 2.1.4. Triển khai kế hoạch tuần sau: Đây là phần việc của giáo cần lên kế hoạch hoạt động của tuần sau để triển khai đến tập thể lớp. 2.2/ Tổ chức sinh hoạt lớp bằng biện pháp trình bày trên bảng lớp: Phần trình bày bảng của giáo viên trong tiết Sinh hoạt lớp cũng là một trong những yếu tố quan trọng góp phần làm cho tiết Sinh hoạt diễn ra một cách nhẹ nhàng hiệu quả. Trình bày bảng đẹp, khoa học còn là một thông điệp giúp học sinh hoàn thành nhiệm vụ đặt ra trong giờ sinh hoạt lớp. Giáo viên tiến hành chia bảng làm ba phần: 5
  6. - Sinh hoạt phê bình và tự phê bình: Ở phần này giáo viên có thể ghi ngắn gọn các tiêu đề của hoạt động, như nhận xét tuần qua về học tập thi đua của lớp. - Sinh hoạt văn nghệ: Ở phần này giáo viên ghi tên chủ điểm của tháng để học sinh dựa vào đó mà tổ chức nội dung sinh hoạt cho phù hợp. - Biểu dương thành tích Qua cách trình bày bảng như trên kết quả tiết Sinh hoạt lớp luôn luôn hoàn thành tốt hơn mong đợi. Giáo viên có thể dựa vào những tiêu đề gợi ý từng phần việc trên bảng để lựa chọn các phương pháp và cách thức tổ chức tiết Sinh hoạt sao cho hợp lí, qua đó tổ chức sắp xếp các hoạt động một cách nhanh gọn, lô gíc, đảm bảo quỹ thời gian. Cách trình bày bảng như trên còn giúp giáo viên sử dụng và khai thác đồ dùng trực quan trong giờ sinh hoạt lớp có hiệu quả, thu hút sự chú ý của học sinh, làm cho các em biết cách chủ động, sắp xếp nội dung sinh hoạt vừa phải phù hợp với từng phần, và có ý thức tham gia sinh hoạt nghiêm túc hơn. Ngoài ra việc trình bày bảng trong tiết Sinh hoạt lớp còn là sự phối hợp nhịp nhàng giữa thầy và trò, phát huy vai trò hướng dẫn của thầy và vai trò hoạt động tích cực của học sinh, giúp giờ sinh hoạt lớp diễn ra tự nhiên, chu đáo, thân thiện, sôi nổi nhưng không kém phần nghiêm túc. 2.3/ Tổ chức kết hợp hình thức sân khấu hóa (hình thức này thì đa số tổ chức được thành công ở học sinh hối lớp 4 hoặc 5): Nếu tổ chức dưới hình thức này thì giáo viên phải lên kế hoạch trước cho học sinh ở tuần trước để học sinh có sự chuẩn bị về kịch bản, phân vai đóng tiểu phẩm. Tiến trình vẫn là lớp trưởng điều khiển cho các tổ trưởng báo cáo kết quả tuần qua, sau đó cho học sinh biểu diễn tiểu phẩm theo chủ đề đã được biết trước. Lớp đặt câu hỏi cho nhóm bạn diễn theo chủ đề và giải đáp thắc mắc (nếu có) cuối cùng là giáo viên tổng kết tuyên dương và triển khai kế hoạch tuần sau. III. ĐÁNH GIÁ VỀ TÍNH MỚI, TÍNH HIỆU QUẢ VÀ KHẢ THI, PHẠM VI ÁP DỤNG 1. Tính mới: Phát huy được năng lực của ban cán sự lớp, sự tự tin của các học sinh được thể hiện rõ nét Hướng dẫn giáo viên thực hiện kế hoạch giáo dục, đánh giá học sinh bằng việc để học sinh tự phê bình và phê bình một cách rõ nét. Cũng từ biện pháp này, giáo viên sẽ có điều kiện lưu trữ dữ liệu, sản phẩm để đánh giá học sinh , đồng thời có cơ sở để thay đổi, bổ sung các biện pháp giáo dục từng học sinh và giúp các em hình thành và phát triển toàn diện hơn. 6
  7. 2. Tính hiệu quả và khả thi: Trong thời gian qua với việc thực hiện theo những giải pháp trên tôi đã thấy được sự chuyển biến tích cực trong tiết Sinh hoạt lớp của các lớp ở trường tôi và sự phát triển của cả giáo viên và học sinh như: Trình độ, năng lực quản lí lớp của một số giáo viên chủ nhiệm ngày càng vững vàng, linh hoạt, mềm dẻo hơn trong xử lí tình huống sư phạm, là người bạn, người thân của các em học sinh, giáo viên gần gũi chuyện trò với học sinh nhiều hơn, nắm bắt thông tin từ học sinh cũng nhanh hơn, là người tư vấn cho học sinh những vấn đề khó khăn trong học tập cũng như trong đời sống hằng ngày, giải quyết hợp lý, công bằng với mọi tình huống xảy ra giữa các em học sinh trong lớp. Trong giảng dạy, GV đã chú ý đến hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm nhiều hơn. Mạnh dạn, tự tin điều khiển các cuộc họp phụ huynh học sinh, biết tự chuẩn bị, phối hợp chặt chẽ, trao đổi thường xuyên với cha mẹ các em. Hiệu quả lớn nhất là nhà trường đã huy động được sự tham gia của cha mẹ các em, của các tổ chức, các lực lượng xã hội trong việc giáo dục văn hóa, truyền thống cho học sinh. Học sinh thật sự có hứng thú khi tham gia các tiết sinh hoạt lớp, có chú ý lắng nghe, tích cực tham gia phát biểu ý kiến xây dựng tập thể lớp. Nhân cách đạo đức của học sinh ngày một hoàn thiện hơn. 3. Phạm vi áp dụng: Sáng kiến này đã được áp dụng rộng rãi từ khối lớp 1 đến khối lớp 5 của trường Tiểu học Phan Ngọc Hiển, huyện Đầm Dơi và tôi thiết nghĩ rằng có thể áp dụng rộng rãi trong phạm vi các trường Tiểu học của huyện nhà. IV. KẾT LUẬN Để tiết Sinh hoạt lớp được đạt hiệu quả cao thì đòi hỏi vai trò của giáo viên chủ nhiệm rất quan trọng vì giáo viên chủ nhiệm là người trực tiếp thay mặt nhà trường giáo dục học sinh, là người thực hiện sự phối hợp, liên kết bền chặt với giáo viên bộ môn, các đoàn thể trong nhà trường, giữa “Gia đình- Nhà trường- Xã hội”. Giáo dục đạo đức học sinh là một công việc đòi hỏi sự kiên trì, cần phải có tâm huyết với nghề, có phương pháp chủ nhiệm tốt với một kế hoạch toàn diện, hợp lí. Từ việc tìm hiểu nắm bắt hoàn cảnh gia đình, năng lực từng học sinh, học sinh có hoàn cảnh khó khăn đến việc xử lí tình huống, đòi hỏi cần có sự nghiêm khắc của người thầy đồng thời phải có tấm lòng yêu thương, thể hiện trách nhiệm, lòng vị tha như một người người cha người mẹ đối với con cái, thông cảm chia sẻ niềm vui, nỗi buồn giúp đỡ các em vượt qua khó khăn, dành thời gian để tâm sự và cho các em những lời khuyên bảo chân tình, tạo được niềm tin, động lực cho học sinh phấn đấu hoàn thiện. Bên cạnh đó học sinh cũng là một trong những nhân tố quyết định cho sự thành công của tiết Sinh hoạt lớp vì vậy giáo viên chủ nhiệm phải phát huy được vai trò tự quản của học sinh, hướng cho học sinh tích cực tham gia trong buổi sinh hoạt lớp, gợi ý, 7
  8. khuyến khích các em trao đổi, bàn bạc, thảo luận sao cho học sinh có cơ hội bày tỏ những nỗi lòng, những cảm xúc của các em. Cần đa dạng hóa tiết Sinh hoạt lớp về nội dung và hình thức tổ chức, có kế hoạch cụ thể, thu hút tối đa sự tham gia của học sinh dưới sự cố vấn giúp đỡ của giáo viên , có như thế thì hiệu quả của tiết Sinh hoạt lớp sẽ thành công rực rỡ. Trên đây là những kinh nghiệm mà tôi đã đúc kết từ thực tế làm công tác giáo dục. Tôi rất mong được sự góp ý của Hội đồng khoa học các cấp. XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG Người báo cáo ĐƠN VỊ TRỰC TIẾP Nguyễn Thị Ngọc Tươi 8