SKKN Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng chăm sóc – nuôi dưỡng trẻ Mầm non

doc 17 trang vanhoa 35601
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng chăm sóc – nuôi dưỡng trẻ Mầm non", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_chi_dao_nang_cao_chat_luong_cham_soc_n.doc

Nội dung tóm tắt: SKKN Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng chăm sóc – nuôi dưỡng trẻ Mầm non

  1. “Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng chăm sóc – nuôi dưỡng trẻ Mầm non”. I. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài, sáng kiến, giải pháp. “Trẻ em như búp trên cành Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan” Đây là hai câu thơ chứa chan tình yêu thương trẻ em của Bác Hồ. Đó đồng thời cũng là trách nhiệm mà Bác giao cho hậu thế về việc phải thường xuyên quan tâm, chăm lo đến thế hệ măng non của đất nước. Như chúng ta đã biết giáo dục mầm non là quốc sách hàng đầu. Mục tiêu GDMN là hình thành cho trẻ những yếu tố nhân cách đầu tiên của con người, con người phát triển toàn diện về 5 mặt: Nhận thức, thể chất, ngôn ngữ, tình cảm-xã hội, thẩm mỹ. Để đạt được mục tiêu giúp trẻ phát triển toàn diện thì ta cần phải kết hợp hài hoà giữa nuôi dưỡng chăm sóc sức khoẻ và giáo dục đó là điều tất yếu. Riêng đối với bậc học mầm non việc chăm sóc nuôi dưỡng và bảo vệ sức khỏe của trẻ được đặt lên hàng đầu, vì mục tiêu giáo dục mầm non là hình thành nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa giúp cho trẻ khỏe mạnh hồn nhiên vui tươi phát triển cơ thể cân đối hài hòa. Nếu chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ không tốt sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Do đó việc nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ là hết sức cần thiết. Ngày nay, dưới sự lãnh đạo và chỉ đạo của Đảng, Nhà nước cùng với sự phát triển chung của xã hội, mỗi gia đình đều có cuộc sống đầy đủ, sung túc hơn, trình độ dân trí cũng ngày đựơc nâng cao lên rõ rệt. Chính vì vậy mà việc chăm sóc giáo dục trẻ cũng được gia đình và xã hội đặc biệt quan tâm hơn. Vậy quan tâm như thế nào là đúng mực, đúng cách để cơ thể trẻ ngày càng được khoẻ mạnh hơn, trẻ học tập tốt hơn, phát triển cân đối thì trước tiên chúng ta phải có một chế độ ăn uống cho trẻ một cách hợp lý, khoa học nhằm giúp trẻ ăn uống ngon miệng ăn hết suất nhưng luôn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm đối với trẻ đó mới chính là vấn đề hết sức quan trọng ở trong trường Mầm non. Như chúng ta đã biết, dinh dưỡng cho trẻ trong những năm đầu đời là tiền đề, là điều kiện cần và đủ cho sự phát triển về mọi mặt sau này của đứa trẻ một cách toàn diện. Trẻ ở lứa tuổi nhà trẻ, mẫu giáo còn quá nhỏ nên gần như hoàn toàn trẻ phải dựa vào sự giúp đỡ, phục vụ của các cô giáo trong việc chơi, học, ăn, ngủ, của trẻ. Bên cạnh vai trò đặc biệt quan trọng của người giáo viên trực tiếp dạy dỗ trẻ thì việc chăm sóc nuôi dưỡng trẻ một cách an toàn và phát triển khỏe mạnh trong nhà trường là điều hết sức quan trọng. Ở lứa tuổi mầm non trẻ rất dễ bị tổn thương bởi các yếu tố có hại của ngoại cảnh ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ, nếu chúng ta không chăm sóc, nuôi dưỡng cho trẻ một cách cẩn thận thì trẻ dễ bị các yếu tố ngoại cảnh đó làm ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ. Mặt khác, ở trường mầm non là nơi tập trung đông trẻ, vì vậy, đòi hỏi những người chăm sóc nuôi dưỡng trẻ cần nắm được một số kiến thức quan trọng trong việc lựa chọn các loại
  2. thực phẩm tươi ngon, chế biến thực phẩm đến sử dụng và bảo quản thực phẩm cũng như công tác vệ sinh tại trường, lớp mầm non. Đối với con người nói chung, trẻ mầm non nói riêng muốn tham gia các hoạt động được tốt thì điều đầu tiên nói đến phải có sức khỏe tốt, đặc biệt sức khỏe của trẻ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: chế độ chăm sóc dinh dưỡng hợp lý, vệ sinh phòng bệnh, môi trường hoạt động của trẻ trong đó: chế độ dinh dưỡng hợp lý là yếu tố có vai trò quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển thể chất của trẻ, chế độ dinh dưỡng hợp lý là trẻ được ăn uống đủ chất, cân đối giữa các chất như: đạm - mỡ - đường, vitamin và chất khoáng. Nếu trẻ thiếu ăn, ăn không đủ các chất, không hợp lý, vệ sinh cá nhân, môi trường không tốt đều gây cho trẻ bệnh tật, ốm đau ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ, chính vì vậy mà công tác chăm sóc nuôi dưỡng ở trường mầm non chiếm một vị trí vô cùng quan trọng vì ở lứa tuổi này trẻ được ăn ngủ, học cả ngày ở trường và đây cũng là giai đoạn để cơ thể trẻ phát triển tốt nhất, các cơ quan của cơ thể đang trên đà hoàn thiện và hình thành nhân cách của trẻ tốt nhất của cuộc đời, đồng thời đây cũng là thời kỳ chuẩn bị những kiến thức cơ bản cần thiết cho trẻ bước vào bậc tiểu học một cách vững chắc nhất. Song thực tế hiện nay vẫn còn một số giáo viên và phụ huynh chưa quan tâm đúng mức đến công tác chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ, kiến thức nuôi dạy trẻ còn hạn chế, do đó tình trạng trẻ bị suy dinh dưỡng, thấp còi mắc các loại bệnh như: viêm phế quản, sâu răng còn quá nhiều. Với tầm quan trọng đó đòi hỏi người giáo viên phải có trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, có phẩm chất đạo đức như một người mẹ yêu con. Họ chính là lực lượng lao động nâng cao hiệu quả chăm sóc, giáo dục trẻ của nhà trường. Bản thân là người cán bộ quản lý trong nhà trường tôi luôn nhận thấy rằng công tác nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ ở trong nhà trường là một vấn đề vô cùng quan trọng. Người cán bộ quản lý phải biết phát huy được nội lực đội ngũ, tạo điều kiện cho họ được cống hiến sức mình, biết động viên khích lệ và xây dựng các phong trào thi đua thương xuyên, có hiệu quả cao. Nếu làm tốt công tác này sẽ giúp cho trẻ có một cơ thể khỏe mạnh, phát triển một cách toàn diện từ đó giúp trẻ học và chơi đạt kết quả tốt hơn. Chính vì vậy mà tôi đã chọn đề tài: “Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ tại trường mầm non”, với hy vọng đóng góp phần nhỏ vào việc chăm sóc, nuôi dưỡng của nhà trường. 2. Điểm mới của đề tài, sáng kiến, giải pháp Trường Mầm non thuộc địa bàn xã đặc biệt khó khăn, vấn đề về công tác bán trú và nguồn thực phẩm ở đây so với các trường bạn còn gặp rất nhiều khó khăn, trên thực tế đó để phân tích tìm hiểu biện pháp khắc phục khó khăn nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc – nuôi dưỡng trẻ tại trường ngày càng tốt hơn. Nhà trường luôn chú trọng đến việc tăng cường nâng cao nhận thức và bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, giáo viên về vấn đề chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ. Chỉ đạo nhân viên dinh dưỡng xây dựng
  3. thực đơn dinh dưỡng cho trẻ phù hợp với thực tế nhà trường và địa phương. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra chế độ ăn và nuôi dưỡng- chăm sóc trẻ 3. Phạm vi áp dụng đề tài, sáng kiến, giải pháp Đề tài “Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ” trong trường mầm non với mục đích giúp trẻ có một cơ thể khỏe mạnh, trẻ được phát triển một cách toàn diện từ đó giúp trẻ học và chơi đạt kết quả tốt hơn. Phân tích thực trạng một số biện pháp Giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm ở đơn vị. Rút ra các bài học về Giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm trong nhà trường. Vì thế, đề tài này được áp dụng tại trường mầm non tôi đang công tác với số lượng 8 nhóm lớp/173 trẻ có hiệu quả và đề tài có thể áp dụng cho các trường mầm non khác trong địa bàn huyện. II. phÇn néi dung 1. Thực trạng của nội dung cần nghiên cứu *Quy mô trường lớp Toàn trường có 8 lớp/173 trẻ Trong đó: Nhà trẻ: 02 nhóm/30 trẻ; Mẫu giáo: 06 lớp/143 trẻ. *Cơ sở trang thiết bị Toàn trường có 08 phòng học đảm bảo kiên cố, có phòng chức năng khác. Có 100% công trình vệ sinh đảm bảo tiêu chuẩn. Có 3 điểm trường với 3 bếp ăn 1 chiều đảm bảo đúng tiêu chuẩn, có đủ đồ dùng trang thiết bị phục vụ cho việc nấu ăn, chế biến thực phẩm cho trẻ. *Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên: Tổng số: 24 đ/c (Ban giám hiệu: 03, giáo viên: 17, nhân viên: 04). 100% cán bộ giáo viên, nhân viên đạt chuẩn trở lên, trên chuẩn 21/24 đ/c; tỷ lệ 87,5% Tổng số học sinh được tổ chức nấu ăn bán trú tại trường là 08 lớp/173 trẻ, với mức ăn là 12.000đ/ ngày/ trẻ. *Chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng trẻ: Qua theo dõi cân đo lên biểu đồ tăng trưởng đầu năm học kết quả cho thấy như sau Cân nặng Chiều cao Suy Suy Cân nặng Thấp Tổng dinh dinh Cao bình Thấp còi bình còi Độ tuổi số dưỡng dưỡng thường độ 1 thường độ 2 trẻ độ 1 độ 2 Sl Tỷ Sl Tỷ Sl Tỷ Sl Tỷ Sl Tỷ Sl Tỷ lệ % lệ lệ lệ lệ lệ % % % % % Nhà trẻ 30 26 86,7 4 13,3 26 86,7 4 13,3 Mẫu giáo 143 128 89,5 15 10,5 130 91 13 9 Cộng: 173 154 89 19 11 156 90,2 17 9,8
  4. Bước đầu thực hiện đề tài bản thân gặp phải một số thuận lợi và khó khăn sau: a.Thuận lợi: Trong những năm gần đây trường đã có những chuyển biến tích cực và đạt được những thành tích đáng phấn khởi, có phong trào thi đua dạy tốt, học tốt, kỷ cương nề nếp tốt, chấp hành tốt chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước, kỷ luật lao động, thực hiện nghiêm túc các văn bản chỉ đạo của các cấp quản lý giáo dục. Trường tuy ở vùng đặc biệt khó khăn nhưng được sự quan tâm của các cấp Lãnh đạo nên cơ sở vật chất trang thiết bị, đồ dùng dạy học có sự tăng trưởng phù hợp, đáp ứng khá đồng bộ với yêu cầu thực hiện giáo dục mầm non giai đoạn hiện nay. Nhà trường luôn được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo địa phương và đặc biệt là sự chỉ đạo sâu sát, tận tình của lãnh đạo Phòng GD&ĐT trong các hoạt động của nhà trường luôn chỉ đạo bằng văn bản quy phạm pháp luật, trong đó có văn bản chỉ đạo về vệ sinh an toàn thực phẩm như pháp lệnh vệ sinh an toàn thực phẩm; Quyết định 01/2006/QĐ-BYT về việc ban hành: Quy định chế độ báo cáo và mẫu báo cáo về vệ sinh an toàn thực phẩm”; Thông tư liên tịch số 08/2008TTLT-BYT-BGD&ĐT của Bộ y tế và Bộ Giáo dục-Đào tạo ngày 08/7/2008 về việc hướng dẫn công tác bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm trong các cơ sở giáo dục. Nhà trường đã có y tế trường học, có bếp ăn một chiều. Toàn trường có 173 cháu (Điểm trường trung tâm có 123 cháu). Đội ngũ giáo viên của trường hầu hết trẻ, nhiệt tình, tận tụy với công việc, tâm huyết với nghề, yêu thương trẻ, có tinh thần trách nhiệm trong mọi công việc, có ý thức phấn đấu hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao; tích cực tham gia học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và năng lực sư phạm cho bản thân. 100% đội ngũ giáo viên đạt chuẩn về trình độ, trên chuẩn 87,5%. Trẻ ra lớp ăn bán trú 100%, trẻ được khám sức khỏe 2 lần/năm Bên cạnh những thuận lợi đó thì bản thân tôi còn gặp không ít khó khăn sau: b. Khó khăn: - Do đặc điểm của địa phương là một xã nghèo ở vùng núi, đường xá đi lại khó khăn, đời sống của người dân ở đây còn nghèo nàn, người dân sống vào sự trông chờ và ỉ lại. Người dân có mức sống thấp nên hạn chế đến mức đóng góp tiền ăn cho trẻ. - Phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến việc chăm sóc nuôi dưỡng theo khoa học của con mình ở gia đình cũng như nhà trường. - Giá cả thị trường đắt đỏ, luôn thay đổi, ảnh hưởng đến giá lương thực, thực phẩm để tổ chức bữa ăn cho trẻ đủ về chất, đảm bảo về lượng. Từ cơ sở lý luận và thực tiễn, từ những thuận lợi và khó khăn trong quá trình chăm sóc nuôi dưỡng trẻ. Trước tình hình thực trạng về chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ của nhà trường. Được sự quan tâm chỉ đạo và hướng dẫn của bậc học, sự giúp đỡ của chính quyền, các ban nghành đoàn thể trên địa bàn, sự nổ lực của bản thân trong quá trình chỉ đạo nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng. Tôi đã suy nghĩ tìm ra một số biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc – nuôi dưỡng trong nhà trường. 2. Một số biện pháp:
  5. Biện pháp1: Tăng cường nâng cao nhận thức và bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, giáo viên về vấn đề chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ. Hàng năm nhà trường luôn chú trọng trong công tác bồi dưỡng kiến thức cho đội ngũ giáo viên, nhân viên với các nội dung về công tác nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe, vệ sinh phòng bệnh - phòng dịch, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ. Trong đó việc bồi dưỡng nâng cao chất lượng trong việc tổ chức cho trẻ bán trú tại trường mầm non là hết sức cần thiết, vì vậy những người làm công tác chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ cần phải nhận thức rõ mục đích, ý nghĩa và tầm quan trọng cũng như lợi ích thiết thực của việc tổ chức cho trẻ ăn bán trú tại trường. *Đối với nhân viên: + Bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng về nuôi dưỡng cho 100% nhân viên dinh dưỡng của bếp ăn qua các lớp tập huấn do phòng Giáo dục tổ chức. + Tổ chức bồi dưỡng về kiến thức và kỹ năng cho cô cấp dưỡng ngay từ đầu năm học. + Tổ chức bồi dưỡng chuyên đề như: chuyên đề về dinh dưỡng, chuyên đề vệ sinh an toàn thực phẩm, chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho trẻ trong trường mầm non Trang trí, sắp xếp đồ dùng theo quy trình bếp ăn một chiều sao cho hợp lý, đảm bảo vệ sinh, gọn gàng ngăn nắp thuận tiện cho việc chế biến thực phẩm. + Đồng thời vào các chiều thứ sáu hàng tuần nhà trường tổ chức sinh hoạt chuyên môn rút kinh nghiệm công tác nuôi dưỡng chăm sóc sức khỏe của trẻ bao gồm phó hiệu trưởng phụ trách công tác bán trú, nhân viên dinh dưỡng, nhân viên y tế, tổ trưởng các khối lớp để rút kinh nghiệm về những việc đã làm được và những tồn tại cần phải khắc phục, sửa chữa ngay và xây dựng thực đơn cho tuần mới. *Đối với các cô giáo: Nâng cao chất lượng giáo dục dinh dưỡng chăm sóc trẻ ở trong nhà trường. - Tổ chức cho giáo viên học các nội quy, quy chế, các thao tác cấp cứu, biết cách sử lý và phòng tránh một số tai nạn gây thương tích ở trẻ như: trẻ bị sặc, hóc xương, ngậm thức ăn và các loại hạt hoặc các đồ vật nhỏ - Tổ chức học các lớp chuyên đề như: chuyên đề về dinh dưỡng, chuyên đề vệ sinh an toàn thực phẩm, chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho trẻ trong trường mầm non Trang trí lớp có góc tuyên truyền dinh dưỡng tới phụ huynh, sắp xếp đồ dùng sao cho hợp lý, đảm bảo vệ sinh, gọn gàng ngăn nắp thuận tiện cho việc dạy, chăm sóc trẻ. - Tạo điều kiện cho giáo viên tham gia học tập các lớp trên chuẩn các lớp tập huấn bồidưỡng chuyên môn hè, các lớp bồi dưỡng chuyên đề, tham gia học bồi dưỡng thường xuyên chu kỳ cho giáo viên mầm non - Tăng cường cơ sở vật chất, các điều kiện trang thiết bị, đồ dùng phục vụ cho việc đảm bảo vệ sinh dinh dưỡng và an toàn thực phẩm ở nhà trường. - Nhà trường xây dựng kế hoạch hoạt động nhiệm vụ năm học, triển khai chỉ đạo cán bộ giáo viên nhân viên thực hiện.
  6. - Chỉ đạo các tổ chuyên môn cải tiến hình thức, nội dung sinh hoạt chuyên môn như: tổ chức hội thi giáo viên dạy giỏi, thi làm đồ dùng đồ chơi - Bên cạnh đó phân công giáo viên có tay nghề vững kèm giúp đỡ giáo viên còn hạn chế về chuyên môn, những cô nuôi giỏi kèm những cô nuôi còn chưa có kinh nghiệm để thực hiện tốt công tác chăm sóc giáo dục trẻ. Việc nâng cao chất lượng dinh dưỡng chăm sóc trẻ ăn các cô giáo chuẩn bị giờ ăn cho trẻ phải đảm bảo yều cầu sau: - Chuẩn bị bàn ăn phải sạch sẽ, gọn gàng, đủ cho trẻ ngồi, trên bàn phải có dĩa đựng cơm và thức ăn rơi, khăn ẩm để lau tay. - Bát, thìa phải đủ số lượng với trẻ. - Khi cho trẻ ăn các cô giáo phải đeo khẩu trang, trong khi cho trẻ ăn cô cần chú ý đến những trẻ biếng ăn để động viên cháu ăn hết suất. - Thông qua giờ ăn các cô giáo dục cho trẻ phát triển về nhận thức, ngôn ngữ. Ví dụ: Về nhận thức giúp trẻ nhận biết được những thức ăn như thịt, cá, trứng, rau, củ trẻ ăn sạch, uống sạch Về ngôn ngữ: Trẻ biết kể tên các thực phẩm mà trẻ được ăn như: Thịt, cá, trứng . - Thông qua các môn học lồng ghép và giáo dục dinh dưỡng ví dụ cho trẻ đi tham quan vườn trường. Các cô giới thiệu cho trẻ biết lợi ích của từng loại rau. - Thông qua giờ ăn, các cô giáo giới thiệu cho trẻ biết hôm nay có những món gì. Ví dụ: Ăn thịt thì trẻ biết được thịt cung cấp cho cơ thế chất gì? - Kiểm tra sức khỏe cho trẻ, để bổ sung chế độ ăn cho trẻ suy dinh dưỡng. Nhà trường đã rèn cho trẻ thói quen tự chăm sóc bản thân bằng cách tự tuyên truyền trong bữa ăn. Ví dụ: Hôm nay lớp mình ăn cơm với những thức ăn nào? Ngon không? Bạn nào ăn giỏi? Từ những biện pháp nhỏ này đã giúp trẻ cố gắng ăn hết suất. - Lồng giáo dục dinh dưỡng qua các hoạt động: Chúng tôi lên kế hoạch cho các giáo viên đưa giáo dục dinh dưỡng vào các hoạt động, đây là vấn đề quan trọng bởi trẻ thường xuyên được chơi mà học. Ví dụ: Hoạt động làm quen với chữ cái gây hứng thú cho trẻ giáo viên có thể đọc đồng dao, hò, vè về các loại rau, quả ở chủ đề thế giới thực vật. Giáo viên có thể lồng ghép giáo dục dinh dưỡng: Ví dụ: Trong giờ đón – trả trẻ là thời gian thuận lợi trong việc tuyên truyền, giáo dục dinh dưỡng cho trẻ, cho phụ huynh đặc biệt là trẻ. Bằng hình thức các cô hỏi thăm các phụ huynh về chế độ ăn uống hàng ngày của trẻ ở nhà, hỏi trẻ ở nhà trẻ được ăn cơm với gì? - Thông qua giờ ăn hàng ngày ở lớp, cô đặt ra các câu hỏi: Ví dụ: Trước khi ăn chúng mình phải làm gì? Vì sao? - Trong các giờ học và hoạt động vui chơi, các cô giáo cần phải giải thích cho trẻ thấy được giá trị của từng loại thức ăn, ăn uống đầy đủ sẽ làm cơ thể khỏe mạnh, da dẻ hồng hào, thông minh học giỏi, nếu ăn không đủ chất sẽ gầy còm ốm yếu.
  7. - Vệ sinh môi trường: Bảo vệ môi trường cũng chính là bảo vệ trẻ em, vì vậy vệ sinh phòng lớp sạch sẽ, không có mùi hôi khai, sàn nhà khô ráo, hàng tuần tổng vệ sinh các phòng, lau các cửa, khai thông cống rãnh, cũng góp phần giúp cho trẻ khỏe mạnh. Tổ chức bồi dưỡng kiến thức, cập nhập thông tin về vệ sinh dinh dưỡng an toàn thực phẩm thường xuyên cho đội ngũ nhân viên dinh dưỡng và giáo viên mầm non. Biện pháp 2: Chỉ đạo nhân viên dinh dưỡng xây dựng thực đơn dinh dưỡng cho trẻ phù hợp với thực tế nhà trường và địa phương Ngay từ đầu năm học theo sự chỉ đạo của cấp trên với chức năng là một hiệu phó quản lý công tác chăm sóc nuôi dưỡng bán trú trong nhà trường tôi đã xây dựng kế hoạch chăm sóc nuôi dưỡng và nội dung vệ sinh an toàn thực phẩm phù hợp với đặc điểm thực tế của trường mình. Xây dựng thực đơn theo khẩu phần, hàng ngày, hàng tuần, theo mùa, phù hợp điều kiện thực tế của vùng, cân đối dinh dưỡng và triển khai tới các bộ phận đoàn thể của nhà trường và triển khai sâu rộng trong toàn thể cha mẹ học sinh như: thông qua cuộc họp cha mẹ học sinh, tranh ảnh, động viên phụ huynh cùng tham gia. Việc xây dựng thực đơn cho trẻ thay đổi theo từng ngày, tuần, tháng và từng mùa khác nhau nhằm đảm bảo cung cấp đầy đủ, cân đối về lượng và chất cho trẻ theo từng độ tuổi khác nhau. Để trẻ phát triển toàn diện cả về thể chất và trí tuệ thì cần phải có những bữa ăn ngon miệng đầy đủ dinh dưỡng. Một bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng phải đủ 3 nguyên tắc sau: * Nguyên tắc 1: Thức ăn phải có đủ 4 nhóm chất: Bột đường, chất đạm, chất béo, chất xơ. Chất bột đường có trong thức ăn chế biến từ gạo như: Bột, cháo, cơm, mỳ chất này cung cấp năng lượng cho trẻ và giúp chuyển hoá chất trong cơ thể. Chất đạm có trong thịt, cá, tôm, cua các loại đậu giúp xây dựng cơ bắp, tạo kháng thể. Chất béo có trong mỡ, dầu, bơ dự trữ, cung cấp cho bé năng lượng và các vitamin. Chất xơ có trong các loại rau củ, trái cây, giúp cơ thể bé chuyển hoá chất và tăng cường chất đề kháng cung cấp vitamin, khoáng chất. * Nguyên tắc 2: Nước nhu cầu nước của trẻ chiếm từ 10 – 15% trọng lượng cơ thể. Một trẻ em nặng 10kg thì trung bình cần 1-1,5lít nước/1 ngày. Mùa nóng trẻ cần lượng nước nhiều hơn mùa lạnh. Nếu cha mẹ cho trẻ ăn thức ăn quá mặn hoặc không cho trẻ uống đủ nước thì sự tiêu hoá và hấp thụ của trẻ sẽ kém. Nguyễn tắc 3: Thực phẩm an toàn Đây là một vấn đề đặc biệt quan trọng trong quá trình lựa chọn và chế biến thức ăn cho trẻ. Thịt, cá, rau, trái cây phải tươi sống đảm bảo không có thuốc sâu hay hoá chất, các thực phẩm đã chế biến sẵn nên lựa chọn những thương hiệu có uy tín về chất lượng và an toàn thực phẩm, thức ăn đã nấu chín nếu chưa dùng phải đậy kín.
  8. Đối với thực phẩm thịt, cá, rau, trái cây không nên cắt nhỏ ngâm trong nước vì sẽ làm mất đi một số vitamin, đối với các loại củ nên rửa nhẹ nhàng sau khi đã gọt sạch vỏ để giảm thiểu việc mất vitamin do các vitamin làm ngay dưới lớp vỏ. Để có một khẩu phần ăn cân đối cho trẻ, tôi đã phối hợp nhiều loại thực phẩm với nhau trong ngày ở tỷ lệ thích hợp và đảm bảo đủ năng lượng theo lứa tuổi. Nhằm đảm bảo đầy đủ nhu cầu về năng lượng và các chất dinh dưỡng. Nhóm lương thực, nhóm giàu chất đạm, nhóm thức ăn giàu chất béo, nhóm thức ăn giàu vitamin và khoáng chất, do đó hàng ngày tôi chọn cho trẻ ăn những món ăn đa dạng và thay đổi từng ngày, từng bữa để hấp dẫn trẻ. Ngoài việc cân đối khẩu phần ăn cho trẻ tôi còn lập kế hoạch tuyên truyền hàng tháng và cả năm học về các vấn đề liên quan đến dinh dưỡng, vệ sinh phòng bệnh vì thực phẩm vô cùng cần thiết đối với trẻ mầm non, nếu sử dụng thực phẩm không tốt, không đảm bảo vệ sinh rất dễ xảy ra ngộ độc. Tuyên truyền tới toàn thể các nhóm lớp, kết hợp với hội cha mẹ học sinh cho trẻ chơi “Bé tập làm nội trợ”, hoặc thông qua các trò chơi để làm cho bé luôn cảm thấy ngon miệng và phấn khích trẻ trước mỗi bữa ăn. Chỉ đạo nhân viên y tế phối hợp với Ban đại diện hội cha mẹ học sinh kiểm tra thường xuyên, kiểm tra đột xuất tại bếp ăn. Kiểm tra thực phẩm vì thực phẩm là khâu quan trọng có tính quyết định đến chất lượng và sự ngon miệng trong bữa ăn của trẻ. Người nhận thực phẩm tại trường phải có trách nhiệm có kiến thức để có thể nhận biết được các thực phẩm tươi, sạch hoặc không đảm bảo vệ sinh an toàn. Biện pháp 3: Xây dựng và thực hiện nghiêm túc nội qui trong công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ: - Mỗi một cán bộ giáo viên, nhân viên và trẻ trong nhà trường phải thực hiện nghiêm túc các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, thường xuyên tổ chức, tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức vệ sinh an toàn thực phẩm trong nhà trường cũng như cộng đồng. - Nhà trường kết hợp với trung tâm y tế huyện thường xuyên kiểm tra khám sức khoẻ định kỳ cho giáo viên và nhân viên dinh dưỡng xem có đủ tiêu chuẩn về sức khoẻ, không mắc các bệnh truyền nhiễm đáp ứng được công việc chăm sóc nuôi dưỡng trẻ. - Xây dựng kế hoạch phòng ngừa, khắc phục ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền nhiễm qua thực phẩm trong nhà trường. - Bảo đảm đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm trong nhà trường. Đặc biệt chú ý các nội dung sau: Về điều kiện cơ sở vật chất đảm bảo về vị trí: Thiết kế bếp theo quy trình của bếp một chiều đảm bảo vệ sinh. Về điều kiện thiết bị, dụng cụ: Tất cả các thiết bị dụng cụ nấu, chế biến, sử dụng, bảo quản, chứa đựng phải đảm bảo tiêu chuẩn quy định phải được vệ sinh sạch sẽ hàng ngày. Về điều kiện con người: Vào đầu năm học nhân viên dinh dưỡng phải được khám sức khỏe định kỳ, nhân viên dinh dưỡng phải tham gia học tập kiến thức và thực hành tốt chế độ vệ sinh cá nhân.
  9. Nhà trường tổ chức họp hàng tuần, hàng tháng lấy ý kiến đóng góp của giáo viên và mọi người xung quanh để đúc kết kinh nghiệm cho những lần chế biến sau được tốt hơn. Nhà trường luôn kiểm soát chặt chẽ nguồn cung cấp thực phẩm: Nguồn gốc, thực phẩm, nguyên liệu thực phẩm, khâu chế biến nấu nướng, khâu bảo quản vận chuyển. Luôn chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, thực hành về vệ sinh an toàn thực phẩm cho cán bộ - giáo viên - nhân viên và học sinh. Đưa nội dung giáo dục vệ sinh dinh dưỡng và an toàn thực phẩm vào các hoạt động hàng ngày cho trẻ tại nhà trường Xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch thanh tra, kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện các quy định của pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường mầm non. Biện pháp 4: Công tác phối hợp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm Ngay vào đầu năm học mới nhà trường tổ chức họp Ban giám hiệu nhà trường và các đoàn thể để thống nhất chế độ ăn uống, thực đơn ăn uống và mời các nhà cung cấp thực phẩm đến ký hợp đồng thực phẩm như: Thịt, cá, trứng, gạo, rau củ Nguồn cung cấp thực phẩm phải có đủ điều kiện cung cấp thường xuyên và có trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm, đảm bảo giá cả hợp lý, ổn định. Thực phẩm hợp đồng với nhà trường phải tươi sống như: Cá, rau, thịt được nhận vào mỗi buổi sáng và được kiểm tra đảm bảo về chất lượng, đủ về số lượng hàng ngày thì nhân viên mới ký nhận và chế biến. Nếu thực phẩm không đảm bảo về chất lượng như hôi thiu, ẩm mốc, kém chất lượng sẽ hủy hợp đồng. Người hợp đồng bán thực phẩm phải có giấy phép kinh doanh và được cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm. Vì lượng thực phẩm mua vào mỗi ngày rất nhiều nên việc đăng ký mua thực phẩm từ những nơi cung cấp thực phẩm uy tín, nơi sản xuất rau sạch, chất lượng, có giấy tờ chứng minh nguồn gốc thực phẩm rõ ràng là rất cần thiết. Đối với thực phẩm nấu chín nhà trường yêu cầu nhân viên dinh dưỡng lưu mẫu thức ăn hàng ngày và lưu trong tủ lạnh 24 tiếng đồng hồ, trong quá trình sử dụng thực phẩm nếu chất lượng thực phẩm không đảm bảo thì có biện pháp xử lý kịp thời không để tình trạng dùng thực phẩm kém chất lượng trước khi chế biến cho trẻ. Nhà trường luôn chú trọng đến vườn rau của bé, nhà trường luôn chỉ đạo nhân viên dinh dưỡng trồng vườn rau của bé với nhiều loại rau tươi, ngon, đảm bảo vệ sinh, với mong muốn cung cấp cho trẻ nguồn thực phẩm sạch. Ngoài ra, việc phối kết hợp với y tế khám sức khỏe, tẩy giun định kỳ cho trẻ và người trực tiếp chăm sóc cũng rất cần thiết. Biện pháp 5: Tuyên truyền kiến thức về nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe trẻ theo khoa học cho các bậc phụ huynh. Nhà trường luôn chú trọng công tác tuyên truyền huy động trẻ ở lại ăn bán trú tại trường góp phần giải phóng sức lao động nói chung và phụ nữ nói riêng, nhằm giúp chị em phụ nữ yên tâm công tác, lao động, sản xuất đảm bảo thời gian lao động và thời gian nghỉ ngơi, trẻ được ăn ngủ tại trường không phải đi về mệt nhọc, vất vả, tạo điều kiện cho trẻ được học tập, vui chơi, tham gia vào các hoạt động đạt kết quả tốt hơn.
  10. Công tác phối hợp tuyên truyền là một việc làm thường xuyên và rất cần thiết trong nhà trường nhằm giúp cho các bậc phụ huynh nắm được những phương pháp chăm sóc, nuôi dạy trẻ theo khoa học được tốt hơn. Nguyên nhân trẻ bị suy dinh dưỡng chiếm tỷ lệ cao là do các bậc cha mẹ chưa có nhiều kiến thức cơ bản cần thiết trong việc chăm sóc, nuôi dạy con điều này ảnh hưởng lớn đến việc phát triển của trẻ. Chính vì những vấn đề đó mà nhà trường đã xây dựng một số nội dung kiến thức cơ bản trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ để truyền đạt đến các bậc phụ huynh học sinh như sau: *Đối với phụ huynh: Tuyên truyền phổ biến kiến thức cho các bậc phụ huynh đóng vai trò quan trọng trong việc huy động trẻ ăn bán trú và nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ ở trường mầm non cũng như trong cộng đồng, nhà trường đã thực hiện nhiều hình thức như sau: Họp phụ huynh là một việc làm rất thiết thực, bảng thực đơn. Để các bậc phụ huynh nắm bắt được kiến thức cơ bản về dinh dưỡng và sức khoẻ của trẻ như phổ biến kiến thức nuôi con theo khoa học, nuôi con khoẻ dạy con ngoan, cách lựa chọn thực phẩm và kỹ thuật chế biến món ăn cho trẻ. - Trẻ ăn theo thực đơn hàng ngày đảm bảo 2 bữa chính, 01 bữa phụ đối với độ tuổi nhà trẻ, một bữa chính và một bữa phụ đối với trẻ mẫu giáo. Mỗi bữa chính phải có 02 món ăn mặn và một món canh, thực phẩm luôn thay đổi theo ngày không lặp lại 2 lần /1 tuần. - Lấy kết quả theo dõi sức khỏe trẻ đầu năm để tuyên truyền vận động cho các bậc phụ huynh. - Nhà trường tổ chức họp phụ huynh ở cả 03 điểm trường để tuyên truyền vận động tăng mức tiền ăn cho trẻ ngay từ đầu năm học. *Đối với giáo viên, nhân viên : - Hướng dẫn giáo viên đăng thông tin tại bảng tuyên truyền của lớp, thông qua giờ đón trẻ, trả trẻ trao đổi với phụ huynh về tinh hình sức khoẻ, chế độ ăn uống, chăm sóc để thống nhất phương pháp chăm sóc giáo dục, đề phòng một số bệnh theo mùa, bệnh thông thường, trao đổi kinh nghiệm chăm sóc sức khoẻ trẻ và hình thành nề nếp thói quen cho trẻ trong ăn, ngủ, nề nếp sinh hoạt cho trẻ. - Hàng ngày các cô giáo gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với phụ huynh trong lớp để nắm tình hình sức khỏe của trẻ ở nhà trường qua giờ đón và trả trẻ .Qua đó cô giáo tuyên truyền với phụ huynh cách chăm sóc trẻ ở nhà trường để gia đình và nhà trường có sự phối kết hợp chăm sóc trẻ đạt hiệu quả - Phối hợp cùng hội phụ nữ, ban văn hoá xã tổ chức tuyên truyền kiến thức nuôi dạy con theo khoa học đến các bậc phụ huynh trên thông tin đại chúng, qua các buổi sinh hoạt, hội họp địa phương tổ chức. Biện pháp 6: Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra chế độ ăn và nuôi dưỡng - chăm sóc trẻ: Để đảm bảo tiêu chuẩn ăn uống cho trẻ, để cho các bậc phụ huynh học sinh yên tâm và chính quyền địa phương cũng như các đoàn thể tin cậy ban giám hiệu nhà trường cần
  11. tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đôn đốc, giám sát thường xuyên, chặt chẽ, giúp chị em làm tốt nhiệm vụ, tránh phạm sai lầm. Qua công tác kiểm tra giúp chúng tôi biết được biện pháp nâng cao chất lượng nuôi dưỡng đã được thực hiện đến đâu, qua việc nắm bắt tình hình phát hiện những sai lệch để kịp thời khắc phục những sai lệch đó. Ví dụ: Khi kiểm tra bếp bán trú chúng tôi phát hiện thấy có một số loại thực phẩm không được tươi hoặc không đủ số lượng cân theo quy định ở trong hóa đơn đi chợ, nhà trường họp tổ rút kinh nghiệm ngay để các cô chấn chỉnh lại những việc làm chưa tốt của mình một cách kịp thời. Nhà trường luôn có những biện pháp kiểm tra như sau: - Kiểm tra các thao tắc chế biến món ăn, thực hiện quy chế ở các bếp ăn, có thể tiến hành kiểm tra đột xuất, không báo trước để tránh tư tưởng đối phó, kiểm tra giờ ăn, giờ ngũ của trẻ, vệ sinh phòng, nhóm lớp để biết giáo viên có thực hiện đúng và thường xuyên không. - Kiểm tra theo dõi chất lượng bữa ăn: cháu ăn có đúng thực đơn không? đủ số lượng cho cháu không? kiểm tra kỹ thuật chế biến món ăn có ngon, có hợp khẩu vị với trẻ không? trẻ ăn có hết suất của mình không ? - Kiểm tra sổ y tế: Theo dõi sức khỏe của cháu trên biểu đồ tăng trưởng , đối chiếu so sánh rút kinh nghiệm cho việc nuôi dưỡng chăm sóc sức khỏe cho trẻ. - Kiểm tra vệ sinh phòng nhóm lớp và vệ sinh nhà bếp (đồ dùng chế biến nấu ăn) - Phối hợp với phụ huynh học sinh cùng giám sát kiểm tra chất lượng ăn của trẻ thường xuyên trong năm học. Qua biện pháp trên tôi không chỉ đơn thuần là kiểm tra việc thực hiện biện pháp chăm sóc – dinh dưỡng cho trẻ đã đề ra mà còn giúp giáo viên trong trường chấn chỉnh lại việc làm của mình kịp thời và từ đó giúp các giáo viên và nhân viên có ý thức tốt làm việc cẩn thận, có trách nhiệm hơn trong công việc của mình. Biện pháp 7: Xây dựng môi trường đảm bảo an toàn trong sạch. *Xây dựng môi trường: Trẻ mầm non là lứa tuổi đang hình thành và phát triển rất mạnh mẽ, cơ thể còn rất non nớt nên vấn đề môi trường có tác động rất lớn và ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ, chính vì vậy mà việc vệ sinh môi trường là một trong những nhiệm vụ hết sức quan trọng trong nhà trường. Chính tầm quan trọng của môi trường mà nhà trường đã thực hiện tốt khâu vệ sinh trong nhà trường như sau: - Hàng tuần nhà trường chỉ đạo các nhóm lớp tổng vệ sinh phòng nhóm lớp, đồ dùng đồ chơi sạch sẽ, lau các cửa sổ, giá đồ chơi, giặt chiếu, gối, phơi chăn, màn .hàng ngày lau chùi nền nhà luôn khô ráo, sạch sẽ, không có mùi hôi. - Đồ dùng: Chậu, khăn mặt, xoong nồi, ca cốc trước khi sử dụng đều được tráng qua nước sôi, hàng ngày phơi khô ráo.
  12. - Cho trẻ thực hiện sinh cá nhân sạch sẽ như: rửa tay, lau mặt trước khi ăn, sau khi vệ sinh, không để móng tay dài, tắm rửa sạch sẽ chổ kín gió, giữ ấm mùa đông và mát về mùa hè. - Giáo dục trẻ không vứt rác bừa bãi, đi tiểu tiện đúng nơi quy định. *Vệ sinh an toàn thực phẩm: Vệ sinh an thực phẩm đang là mối quan tâm lớn nhất của toàn xã hội, chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm liên quan đến cả quá trình từ khâu sản xuất đến khâu tiêu dùng, trên công tác này đòi hỏi có tính liên ngành cao và là công việc của toàn dân. Đối với Ngành giáo dục nói chung, trong đó bậc học Mầm non đóng vai trò rất lớn đến việc tổ chức khâu an toàn vệ sinh thực phẩm cho trẻ ăn bán trú tại trường Mầm non. Chính vì thế mà vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm giữ vị trí quan trọng đối với sức khoẻ trẻ thơ nó góp phần nâng cao sức khỏe cho trẻ giúp cho việc học tập, lao động của trẻ trong xã hội ngày càng phát triển tốt. *Nhà trường thành lập ban chỉ đạo y tế học đường gồm: Đ/c Hiệu trưởng là trưởng ban Đ/c Phó hiệu trưởng phụ trách phần nuôi dưỡng là phó ban Đ/c CTCĐ, đ/c nhân viên y tế, 2 đ/c TTCM Ban chỉ đạo có trách nhiệm đẩy mạnh công tác vệ sinh an toàn thực phẩm và phòng chống các dịch bệnh trong nhà trường. Theo sự chỉ đạo của nhà trường ban chỉ đạo xây dựng kế hoạch kiểm tra hàng ngày, định kỳ cụ thể và đột xuất được phân công cụ thể đến các thành viên trong ban chỉ đạo. *Để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ ở trường n hà trường trước hết cần phải chú ý đến những vấn đề sau: - Phải biết cách lựa chọn thực phẩm phải tươi, ngon, đảm bảo an toàn thực phẩm tức thức ăn không bị nhiễm các hóa chất độc hại. Để làm được điều đó nhà trường đã ký hợp đồng mua bán thực phẩm tươi sạch với từng nơi cung cấp. - Cách pha chế thực phẩm phải đảm bảo từ khâu sơ chế, làm sạch, ngâm rau sau đó mới rửa sạch. Rau phải được rửa sạch xong mới được thái nhỏ. Chế biến theo quy trình của bếp một chiều từ sống đến chín, không được cho thức ăn sống lẫn với thức ăn đã được nấu chín. - Khi chia thức ăn phải được bỏ vào xoong đã được nhúng qua nước sôi và có vung đậy để đảm bảo vệ sinh tránh bụi và ruồi, muỗi bay vào. - Phải được lưu mẫu thức ăn hàng ngày và lưu vào tủ lạnh đúng quy trình 24/24 giờ. - Luôn giữ vệ sinh sạch sẽ ở nơi chế biến thực phẩm, nhà trường có dụng cụ riêng cho thực phẩm sống và chín. - Bếp nấu ăn đảm bảo đủ ánh sáng và không khí. - Tổ chức bồi dưỡng kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm cho toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường tham gia ngay vào đầu năm học.
  13. *Vệ sinh nhân viên nhà bếp: +100% được khám sức khỏe theo định kỳ, có sức khỏe tốt, không mắc bệnh truyền nhiễm. + 100% nhân viên nhà bếp được trang bị đầy đủ quần áo, khẩu trang, tạp dề + 100% giáo viên không được đeo nhẫn, vòng, đồng hồ trong khi chế biến thức ăn và rửa tay bằng xà phòng trước khi chế biến thức ăn đúng quy định thường xuyên Trong quá trình chế biến thức ăn cho trẻ đầu tóc gọn gàng, móng tay luôn cắt ngắn và sạch sẽ, tuyệt đối không được bốc thức ăn khi chia cho trẻ. Nhà trường phối hợp cùng với công đoàn tổ chức xây dựng vườn rau cho bé tại ngay sân trường để góp phần cung cấp dinh dưỡng và cải thiện bữa ăn cho trẻ luôn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Bếp được trang bị sử dụng bếp ga, nồi cơm điện không gây độc hại cho nhân viên và khói bụi cho trẻ. - Cọ rửa vệ sinh các dụng cụ chế biến thực phẩm hàng ngày sau khi sử dụng.Thùng rác thải, nước gạo luôn được thoát và để đúng nơi quy định, các loại rác thải được chuyển ra ngoài hàng ngày kịp thời. - Khu nhà bếp chế biến thực phẩm được đảm bảo vệ sinh và tránh xa nhà vệ sinh, bãi rác, khu chăn nuôi không có mùi hôi thối xảy ra khi chế biến thức ăn. - Dao thớt sau khi chế biến luôn được rửa sạch để ráo hàng ngày và được sử dụng đúng giữa thực phẩm sống và chín. - Ngoài công tác vệ sinh hàng ngày, định kỳ, hàng tháng phải tổng vệ sinh xung quanh nhà bếp, vệ sinh nhà bếp - dụng cụ nhà bếp - dụng cụ ăn uống nơi sơ chế thực phẩm sống-khu chế biến thực phẩm-chia cơm-nơi để thức ăn chín 3. Kết quả đạt được. Qua một thời gian nghiên cứu và áp dụng các giải pháp trên để đảm bảo nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng trẻ trong trường mầm non, tôi nhận thấy đã thực sự đem lại hiệu quả, sự chuyển biến rõ rệt trong công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ ở trường. Số trẻ đến trường ngày càng đông, tỉ lệ trẻ ăn bán trú tại trường đạt 100%. Các cháu được đảm bảo an toàn 100% tại trường. Trẻ suy dinh dưỡng tỷ lệ giảm xuống còn 6,3%, thấp còi 7,3%. Trẻ mắc các loại bệnh còn 14% kết quả được thể hiện như sau: *Đối với CB,GV,NV: 100% cán bộ viên chức hiểu và nắm được việc nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng cho trẻ tại trường Mầm non vô cùng quan trọng. Tập thể CB,GV,NV đều có ý thức trách nhiệm cao trong quá trình giữ vệ sinh chung đặc biệt là vệ sinh an toàn thực phẩm trong nhà trường. Qua kiểm tra, dự các buổi chế biến món ăn và chăm sóc trẻ 100% các cô đều đạt khá và giỏi, đặc biệt không có vụ ngộ độc nào xảy ra.
  14. Giáo viên áp dụng công thức an toàn thực phẩm vào trong công tác giảng dạy đạt hiệu quả cao, hầu hết trẻ biết giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường sạch sẽ thông qua dạy học trên lớp, mọi lúc mọi nơi *Đối với trẻ: Trẻ hiểu được sức khỏe rất quan trọng và biết được phải ăn hết suất, biết giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường thông qua các giờ học tích hợp, vui chơi, ca dao, đồng dao Biết được một số lao động để giữ vệ sinh nơi công cộng, vệ sinh môi trường như: không vứt rác, khạc nhổ nơi công cộng, biết bỏ rác đúng nơi quy định, vệ sinh lớp học hàng ngày và biết được công tác giữ vệ sinh rất quan trọng đối với sức khoẻ con người. Trẻ hiểu được vệ sinh an toàn thực phẩm đem lại lợi ích và sức khỏe cho con người và nghiệm thu chất lượng CSGD Cuối năm tôi thu được kết quả cụ thể như sau: Chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ: Cuối năm: Cân nặng Chiều cao Suy Cân nặng Suy dinh Thấp dinh Cao bình Thấp còi bình dưỡng độ còi Tổng dưỡng thường độ 1 Độ tuổi thường 1 Độ 2 số trẻ độ 2 Sl Tỷ Sl Tỷ Sl Sl Tỷ Sl Tỷ Sl lệ % lệ lệ lệ % % % Nhà trẻ 33 31 94 2 6 31 9 2 6 Mẫu giáo 144 135 93,7 9 6,3 133 92,3 11 7,6 Cộng: 177 166 93,7 11 6,3 164 92,7 13 7,3 *Đối với các bậc phụ huynh Phụ huynh phần nào hiểu được tầm quan trọng của việc chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ. Đã có sự phối hợp chặt chẽ trong công tác giáo dục trẻ biết giữ vệ sinh chung, vệ sinh cá nhân và cùng nhau làm tốt công tác chăm sóc giáo dục trẻ. III. PHẦN KẾT LUẬN Qua nghiên cứu, tìm tòi, trao đổi và trải nghiệm thực tế đã chỉ ra một số biện pháp quản lý, chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng trẻ ở trường mầm non. Dù kết quả đạt được chưa được nhiều nhưng bước đầu đã tạo được sự chuyển biến tích cực trong nhận thức của lãnh đạo Đảng, chính quyền địa phương, các ban ngành đoàn thể. Đặc biệt là toàn thể phụ huynh, cộng đồng và cán bộ, giáo viên, nhân viên của trường. 1. Ý nghĩa: “Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng chăm sóc – nuôi dưỡng trẻ Mầm non” của bản thân tôi qua một năm thực hiện bước đầu đã đạt được những kết quả đáng
  15. kể đây chính là động lực thúc đẩy đội ngũ trong nhà trường cần cố gắng nhiều hơn nữa, đồng thời cũng là nơi đáng tin cậy để các bậc phụ huynh yên tâm gửi gắm con em mình ở trường. Xác định tầm quan trọng của công tác nuôi dạy và chăm sóc trẻ ở trường Mầm non, để xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ của nhà trường. Thường xuyên tổ chức cho cán bộ, giáo viên, nhân viên học tập các chuyên đề, bổ sung kiến thức và nâng cao tinh thần trách nhiệm trong công tác. Xây dựng kế hoạch chỉ đạo rõ ràng, cụ thể, luôn bám sát hoạt động bán trú, tăng cường công tác kiểm tra. Nhằm nâng cao hiệu quả chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ. Ngoài ra Ban giám hiệu nhà trường luôn có kế hoạch tham mưu với các cấp lãnh đạo Đảng, chính quyền, các cơ quan đoàn thể phối hợp với các ngành đóng trên địa bàn hỗ trợ tạo điều kiện thuận lợi cho công tác nuôi dưỡng và giáo dục trẻ, khắc phục khó khăn, tích cực xây dựng các điều kiện thiết yếu về cơ sở vật chất để thu hút được đông trẻ đến trường. Với điều kiện thực tế hiện nay bản thân tôi nhận thấy để thực hiện tốt chiến lược phát triển giáo dục mầm non vấn đề mấu chốt là nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng, giáo dục trẻ là một nhiệm vụ quan trọng của mỗi cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong nhà trường. Là một cán bộ quản lý tôi sẽ cố gắng nhiều hơn nữa không ngừng học hỏi các bạn bè đồng nghiệp, tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao năng lực quản lý và trình độ chuyên môn. Thường xuyên rèn luyện phẩm chất đạo đức, năng lực sáng tạo trong quản lý trường mầm non. Tuyên truyền sâu rộng đến tất cả các bậc cha mẹ học sinh và cộng đồng thấy được tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng trẻ trong trường mầm non trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ. 2. Kiến nghị đề xuất: Đối với nhà trường: Tăng cường mở các lớp bồi dưỡng những kiến thức về dinh dưỡng và vệ sinh an thực phẩm, cách lựa chọn thực phẩm đến cách chế biến, bảo quản thực phẩm, thêm không chỉ cho cán bộ, giáo viên trong trường mầm non mà cả các bậc phụ huynh đều được năm bắt. Để phối kết với nhà trường và gia đình chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ đạt hiệu quả cao. Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo Tham mưu với các cấp đầu tư kinh phí xây dựng cơ sở vật chất. Trên đây là sáng kiến kinh nghiệm “Một số biện pháp nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng trẻ tại trường Mầm non” trong lĩnh vực quản lý chăm sóc nuôi dưỡng trẻ ở trường mầm non. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp chia sẻ của các đồng nghiệp để sáng kiến áp được áp dụng rộng rãi trong các trường mầm non đạt hiệu quả cao vào những năm tiếp theo.