SKKN Một số biện pháp chỉ đạo phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thện học sinh tích cực” trong trường Mầm non
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp chỉ đạo phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thện học sinh tích cực” trong trường Mầm non", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_chi_dao_phong_trao_thi_dua_xay_dung_tr.doc
Nội dung tóm tắt: SKKN Một số biện pháp chỉ đạo phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thện học sinh tích cực” trong trường Mầm non
- ( Trung cấp sư phạm MN) nhưng do tuổi cao không đi đào tạo nâng chuẩn; trong năm còn có giáo viên hợp đồng nhiều, một số giáo viên mới ra trường trình độ tay nghề còn non yếu; đặc thù giáo viên mầm non 100% là nữ trong độ tuổi sinh đẻ nên có nhiều giáo viên có con dại ảnh đến chất lượng chăm sóc, giáo dục và hiệu quả công tác; đời sống của phụ huynh còn thấp do đó công tác thu nộp gặp không ít khó khăn; có 3 điểm trường cách xa nhau; phòng học ở một số cụm còn chật nên ảnh hưởng đến một số hoạt động học tập, vui chơi của trẻ; trong quá trình thực hiện phong trào “xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực” tại nhà trường vẫn còn nhiều mặt cần khắc phục cả về nhận thức và hành động, thực tiễn cũng như về chất lượng và hiệu quả; sự phối hợp giữa “ Gia đình - nhà trường - Xã hội” có lúc chưa đồng bộ. Một số phụ huynh chưa nhận thức đúng đắn chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ đối với giáo dục mầm non. 2.2. Các giải pháp: 2.2.1. Tổ chức triển khai quán triệt các văn bản chỉ đạo của ngành nhằm nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ giáo viên nhân viên trong toàn trường về mục đích ý nghĩa của phong trào " Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực" Sau khi có các văn bản chỉ đạo từ cấp trên xuống ban giám hiệu nhà trưòng đã xây dựng kế hoạch, thành lập ban chỉ đạo mời các đoàn thể như: Đoàn thanh niên; Công đoàn, Hội cha mẹ học sinh cùng tham gia để bàn bạc nhằm xác định nhiệm vụ của từng thành viên trong công tác chỉ đạo, phân công trách nhiệm cho từng thành viên trong ban chỉ đạo, thảo luận đánh giá thực trạng của trường trước lúc chỉ đạo, tập trung vào những nội dung cần phải thực hiện trước mắt và lâu dài. Dựa vào tiêu chí đánh giá để sắp xếp ưu tiên kế hoạch theo từng tháng trong năm học. Cụ thể: * Tháng 9/2016 - Chỉ đạo các lớp tập kịch bản khai giảng năm học mới và ngày tết trung thu - Khai giảng năm học mới. Phát động phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực" trong lễ khai giảng năm học mới, qua các cuộc họp hôị đồng, cuộc họp phụ huynh - Mua sắm đồ dùng đồ chơi cho trẻ, tu sữa, mua sắm bổ sung cơ sở vật chất - Chỉ đạo các lớp thực hiện chương trình chăm sóc giáo dục, vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân trẻ. 5
- - Trang trí tạo môi trường trong và ngoài lớp phù hợp với chủ đề - Triển khai quy chế dân chủ trong nhà trường * Tháng 10/2016 - Chỉ đạo các lớp thực hiện tốt công tác vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân trẻ. - Trang trí tạo môi trường trong và ngoài lớp phù hợp với chủ đề - Chăm sóc vườn hoa cây cảnh, vườn rau của bé. * Tháng 11/2016 - Tham mưu với cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, an toàn cho trẻ. - Phát động Công đoàn, đoàn TNCSHCM vệ sinh môi trường sau khi có bão, lũ xãy ra. - Xây dựng vườn rau, vườn hoa, trồng cây xanh các cụm . - Phối hợp với Y tế khám sức khoẻ định kỳ cho trẻ lần 1 * Tháng 12/2016 - Chỉ đạo xây dựng lớp: 12 lớp Mẫu giáo, 03 nhóm trẻ "Xây dựng lớp học thân thiện học sinh tích cực": - Phát động phong trào thi đua, làm đồ dùng đồ chơi, trang trí tạo môi trường trong và ngoài lớp học. Biết bảo vệ trường lớp, đồ chơi. - Tổ chức hội thi “ GV dạy giỏi”, hội thi “ Ngày hội của bé” cấp trường - Tổ chức cân đo trẻ lần 2. * Tháng 1/2017 - Phát động trong đội ngũ giáo viên, phụ huynh, các đoàn thể sưu tầm, sáng tác bài hát dân ca, trò chơi dạy cho các cháu. - Tham mưu với cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương xây dựng môi trường giáo dục đảm bảo về cơ sở vật chất trường lớp, khuôn viên cho nhà trường để đáp ứng yêu cầu của trường học thân thiện, học sinh tích cực. - Tham gia hội thi “ GV dạy giỏi ” cấp huyện * Tháng 2/2017 - Tổ chức cho CB, GV, NV, phụ huynh tết trồng cây. - Trang trí tạo môi trường trong và ngoài lớp phù hợp với chủ đề - Tổ chức chương trình "Học từ thiên nhiên". Hướng dẫn giáo viên tổ chức cho các cháu tham gia các hoạt động giã ngoại, gắn với thiên nhiên như: tham quan nhà bia tưởng niệm 6
- - Tham gia hội thi “ Ngày hội của bé ” cấp cụm * Tháng 3/2017 - Tổ chức cho các cháu văn nghệ, tổ chức các trò chơi chào mừng ngày hội của bà của mẹ, của cô giáo. - Tham gia Hội thi “ Bé khéo tay” cấp huyện - Phát động Đoàn TNCSHCM và giáo viên các lớp tổ chức phong trào "Giữ gìn trường em xanh, sạch đẹp". - Cân đo trẻ lần 3. * Tháng 4/2017 - Vệ sinh môi trường, vệ sinh lớp học, vệ sinh cá nhân, phòng chống một số bệnh về mùa hè cho trẻ - Phối hợp với Y tế khám sức khoẻ định kỳ cho trẻ lần 2 và kiểm tra ATTP, VSMT. - Tham gia hội thi “ Xây dựng môi trường xanh, sạch, đẹp, thân thiện và hiệu quả” cấp huyện * Tháng 5/2017 - Chỉ đạo các lớp tập kịch bản tổng kết năm học và ngày Quốc tế thiếu nhi 1/6 - Tổng kết, khen thưởng phong trào thi đua "Xây dựng lớp học thân thiện học sinh tích cực" Sau khi xây dựng kế hoạch xong. Tổ chức cho cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường nắm bắt về các nội dung, mục tiêu, yêu cầu cốt lõi của phong trào để toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên làm công tác tuyên truyền với phụ huynh và cùng vào cuộc, hướng cho giáo viên đưa vào kế hoạch thực hiện chuyên môn của nhóm lớp mình phụ trách theo năm học theo từng chủ đề cho phù hợp, tổ chức cho giáo viên được tham gia thảo luận kế hoạch chung của nhà trường để thống nhất cùng tham gia thực hiện. Làm tốt công tác giáo dục chính trị tư tưởng, xây dựng kỷ cương nề nếp trong mọi hoạt động là điều kiện thúc đẩy cán bộ giáo viên rèn luyện tư cách đạo đức, hình thành thói quen, ý thức tự giác và tinh thần trách nhiệm trong công tác. Tổ chức cho giáo viên học tập các văn bản, dân chủ thảo luận góp ý kiến từ đó tạo cho giáo viên tư tưởng thoải mái, phấn khởi, yên tâm công tác, đoàn kết nhất trí cao và thực hiện một cách nghiêm túc nhiệm vụ cuả mình. 7
- 2.2.2. Chỉ đạo xây dựng môi trường thân thiện về vật chất lẫn tinh thần nhằm thu hút trẻ ra lớp đạt chỉ tiêu. Xây dựng môi trường vật chất thân thiện là môi trường đảm bảo an toàn, phù hợp với lứa tuổi và mang tính giáo dục, thẩm mỹ cao. Ngay vào đầu năm học tôi xây dựng kế hoạch chỉ đạo các lớp trang trí lại lớp học theo từng chủ đề trong năm học bằng cách sưu tầm các loại tranh ảnh, họa báo để tạo môi trường trong và ngoài lớp, dành những mảng tường để treo tranh ảnh để giáo dục về kỹ năng sống cho trẻ, bố trí các góc chơi phù hợp với diện tích của lớp, sắp đặt đồ dùng đồ chơi gọn gàng ngăn nắp; phối hợp với phụ huynh để mua sắm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ theo thông tư 02 của Bộ giáo dục quy định, ngoài ra còn phát động phụ huynh nộp các loại nguyên vật liệu phế phẩm để giáo viên làm thêm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ; chỉ đạo giáo viên chăm sóc vườn hoa cây cảnh, vườn rau của bé; tạo được không gian gần gũi, thân thiện khi trẻ đến lớp, thường xuyên vệ sinh phòng nhóm, đồ dùng đồ chơi nhà vệ sinh, bể nước; hướng dẫn trẻ cùng cô giáo lao động vệ sinh như lau đồ chơi, tưới cây con, nhổ cỏ .; tham mưu với nhà trường mua sắm, sữa chữa trang thiết bị dạy học, cơ sở vật chất, đồ chơi ngoài trời nhằm đáp ứng được nhu cầu ăn, ngũ, vui chơi học tập cho trẻ trong năm học. Môi trường thân thiện không chỉ môi trường về vật chất mà còn là môi trường về tâm lý, tình cảm và luôn tạo được lòng tin cậy để phụ huynh yên tâm gửi trẻ vào trường. Vậy. Làm thế nào để trẻ cảm thấy ấm áp tình thương, thân thiện của cô giáo và bạn bè, trẻ coi trường mầm non như ngôi nhà thứ hai của trẻ, và coi cô giáo như người mẹ hiền, trẻ luôn đặt niềm tin vào cô giáo. Chúng ta biết rằng môi trường tâm lý xã hội của trẻ được hình thành bởi hệ thống các mối quan hệ Trẻ Trẻ Cha mẹ Giáo viên Giáo viên Qua các cuộc họp chuyên môn, hội đồng, họp Công đoàn hàng tháng tôi xây dựng nội dung bồi dưỡng về kỹ năng sư phạm, nhắc nhở giáo viên phải rèn luyện, giữ gìn phẩm chất đạo đức của người nhà giáo, luôn yêu thương tôn trọng trẻ, đối xữ công bằng với trẻ, không quát mắng, dọa nạt trẻ, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ cả về thể chất lẫn tinh thần; xây dựng mối quan hệ tình cảm, thân thiện quan 8
- tâm đến trẻ để trẻ cảm thấy “ Mỗi ngày đến trường là một niềm vui”. Mặt khác: Mỗi một giáo viên trong nhà trường phải là tấm gương sáng cho trẻ noi theo. 2.2.3. Bồi dưỡng cho giáo viên về phương pháp dạy học tích cực: Song song với việc xây dựng môi trường Xanh - sạch - đẹp - an toàn, thân thiện thì việc tập huấn bồi dưỡng cho đội ngũ góp phần rất quan trọng vì vậy tôi đã có kế hoạch bồi dưỡng cho giáo viên về phương pháp dạy học tích cực, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào trong dạy học. Với đội ngũ giáo viên yêu nghề mến trẻ, hăng say trong công việc, hết lòng vì các cháu thân yêu, ham học hỏi nắm vững phương pháp nhưng để có nhiều kinh nghiệm thủ thuật, linh hoạt, sáng tạo, biết ứng dụng CNTT trong dạy học thì vẫn còn có một số giáo viên hạn chế, phương pháp dạy học thụ động cô là trung tâm vẫn còn phổ biến, bởi vậy trẻ còn nhút nhát trong mọi hoạt động. Làm thế nào để tạo cơ hội cho trẻ tham gia hoạt động một cách hứng thú, trẻ mạnh dạn giao tiếp, lễ phép với người lớn, thích tò mò đặt các câu hỏi và tham gia hoạt động theo nhóm một cách tích cực, trẻ có tình cảm, biết hợp tác với bạn trong lớp thì vai trò cô giáo là rất quan trọng. Nắm được điểm yếu của một số giáo viên về phương pháp dạy học tích cực còn hạn chế tôi đã có kế hoạch để bồi dưỡng cho giáo viên về phương pháp dạy học “lấy trẻ làm trung tâm” bằng cách xây dựng các tiết dạy mẫu, tiết dạy thao giảng để giáo viên được dự giờ và học hỏi trao đổi kinh nghiệm, giáo viên phải nhẹ nhàng tạo cho trẻ tính mạnh dạn, không quát nạt, không phê bình, cho trẻ được làm theo cách thử sai Với trẻ mầm non tạo hứng thú ban đầu không những chỉ mềm dẻo mà phải nắm được đặc điểm của trẻ độ tuổi để trò chuyện trao đổi một cách tự nhiên, ngồi hoặc đứng thoải mái không gò bó áp đặt trẻ, cách tạo tâm thế đó đã làm cho trẻ tự tin trong quá trình tham gia vào hoạt động. Giáo viên biết đưa ứng dụng CNTT vào trong hoạt động để tạo được sự hấp dẫn, tập trung chú ý của trẻ, tạo cho trẻ vừa được nghe vừa được xem trực quan, làm cho giờ học đạt kết quả cao. Ví dụ: Khi giáo viên tổ chức một hoạt động. Giáo viên luôn lấy trẻ làm trung tâm, cho trẻ được suy nghỉ, phán đoán trẻ lời câu hỏi của cô giáo một cách tự nhiên, không gò bó áp đặt trẻ, không làm thay trẻ, luôn động viên, khuyến khích trẻ, không nên chê trẻ mà chỉ gợi ý để trẻ tạo ra sản phẩm hoặc trả lời câu hỏi của cô 9
- Ngoài việc cung cấp kiến thức cho trẻ ra, giáo viên phải biết giáo dục cho trẻ biết giữ gìn vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân; biết quan tâm chăm sóc, bảo vệ cây xanh, vật nuôi; có ý thức chấp hành tốt những qui định về an toàn giao thông. Bồi dưỡng cho giáo viên xây dựng các hoạt động chung, chú trọng đưa trò chơi vào là chủ yếu, bỏ dần cách ngồi trò chuyện truyền thụ kiến thức thụ động. Với những tiết dạy và hoạt động xây dựng nhiều trò chơi xen kẽ thì trẻ rất hứng thú học, không bị nhàm chán và đạt hiệu quả cao, giáo viên tham khảo tài liệu về các trò chơi, câu đố cho trẻ mầm non, nối mạng Internet để giáo viên tham khảo thêm các trò chơi, giáo án, các hình ảnh minh họa cho giáo viên trao đổi với nhau về các thủ thuật lên lớp, cách làm đồ dùng, đồ chơi Bồi dưỡng cho giáo viên về tổ chức các trò chơi dân gian, và hát các bài hát dân ca. Duyệt các kế họach của giáo viên hàng tháng hướng cho giáo viên đưa các bài ca dao, đồng dao, các trò chơi dân gian, các bài hát dân ca các vùng miền và trong các chủ đề một cách phù hợp để dạy trẻ. Từ những biện pháp trên mà giáo viên đã đổi mới đựơc rất nhiều về phương pháp dạy học tích cực, trẻ mạnh dạn, tự tin hơn, các trò chơi dân gian, hát dân ca, ca dao, đồng dao trẻ thuộc nhiều và tham gia hoạt động hứng thú. 2.2.4. Tổ chức các hoạt động lễ hội, các hội thi, các bài hát dân ca, trò chơi dân gian trong nhà trường nhằm tạo không khí vui tươi thoải mái và cung cấp kiến thức kỹ năng cho trẻ qua hoạt động lễ hội. Các hoạt động tập thể, tổ chức các hội thi, các ngày lễ lớn đã góp phần rất quan trọng trong việc nâng cao nhận thức cho các bậc phụ huynh, các tầng lớp xã hội về vai trò của giáo dục mầm non đối với sự phát triển của trẻ, qua đó tạo được sự ủng hộ của cộng đồng xã hội chung tay góp sức nhằm nâng cao chất lượng giáo dục mầm non. Hoạt động lễ hội và tổ chức các hội thi dành cho trẻ trong năm học có ý nghĩa vô cùng quan trọng, trẻ được tham gia vào hoạt động giúp trẻ tự tin, mạnh dạn và biết được ý nghĩa của các ngày lễ hội trong năm, biết được các làn điệu dân ca của nhiều vùng miền, các trò chơi dân gian, đồng thời tạo động lực cho trẻ vươn lên. Ví dụ: Hội thi “ Bé với ca dao, dân ca, trò chơi dân gian”. Thông qua hội thi trẻ được tham gia các trò chơi dân gian, ca dao đồng dao, được hát và nghe các làn điệu dân ca của quê hương, đất nước, trẻ được giao lưu với bạn bè trong trường, biết chia sẽ hợp tác với nhóm bạn 10
- Trong năm nhà trường xây dựng kế hoạch năm và đưa các ngày lễ, hội vào trong các thời điểm phù hợp, đồng thời đã chỉ đạo giáo viên xây dựng kế hoạch về các chủ đề, về ngày lễ, ngày hội như: “ Ngày hội đến trường của bé”, “Tết Trung Thu”, “ Ngày thành lập hội LHPN Việt Nam 20/10“ Ngày nhà giáo VN 20/11”, “ Ngày thành lập QĐND Việt Nam 22/12”, “ Lễ hội mừng Xuân và tết Nguyên Đán”, “Ngày hội của Bà, Mẹ, Cô giáo, Bạn gái 8/3”, “ Tổng kết năm học - Vui tết 1/6”. Từ kế hoạch đó, nhà trường cùng giáo viên chuẩn bị tốt mọi điều kiện, chương trình văn nghệ, các trò chơi, các bài thơ câu chuyện để tập luyện cho trẻ và duyệt kế hoạch chương trình lễ hội của các lớp. Những lễ hội không tổ chức tập trung thì ban giám hiệu có kế hoạch để xuống các nhóm lớp dự nắm bắt và từ đó có kế hoạch bồi dưỡng cho những giáo viên còn yếu trong công tác tổ chức lễ hội. Tổ chức cho trẻ xem các băng hình về các hoạt động lễ hội của quê hương đất nước để cho giáo viên và trẻ hiểu được các phong tục tập quán, các hoạt động lễ hội của từng vùng miền, các phong tục tập quán, bản sắc văn hóa dân tộc của người Việt Nam. Tổ chức cho trẻ đi tham quan “ Bia tưởng niệm các anh hùng Liệt sỹ” cách trường 150 m. Ngoài những chương trình văn nghệ của các cháu ra, các tổ chức đoàn thể trong nhà trường như: Công đoàn, đoàn thanh niên tổ chức giao lưu văn nghệ, chơi trò chơi . giữa các tổ vào dịp 20/10, 08/03 và 26/3 đã tạo nên không khí vui tươi ấm áp thân thiện giữa cô giáo và trẻ, cô giáo và cô giáo, phụ huynh với nhà trường. 2.2.5. Nhà trường phối hợp gia đình và các tổ chức đoàn thể trong việc chỉ đạo và thực hiện phong trào. Kết quả chăm sóc giáo dục trẻ phụ thuộc một phần rất lớn vào việc kết hợp giữa gia đình và nhà trường. Đây là sự kết hợp hai chiều cùng chung một mục đích vì sự phát triển của trẻ thơ. Vào đầu năm học nhà trường có kế hoạch họp phụ huynh trong toàn trường nhằm tuyên truyền đến tận phụ huynh về mục đích và ý nghĩa trong việc thực hiện phong trào “ xây dựng trừơng học thân thiện, học sinh tích cực” đồng thời triển khai kế hoạch năm học mới để phụ huynh thảo luận bàn bạc cùng nhà trường làm tốt công tác xã hội hóa, chăm sóc giáo dục trẻ. Ngoài các cuộc họp phụ huynh ra chỉ đạo giáo viên viên xây dựng kế hoạch phối kết hợp với phụ huynh bằng nhiều hình thức khác nhau như: Phối hợp phụ huynh thông qua 11
- các giờ đón, trả trẻ, mọi lúc mọi nơi bằng nhiều nội dung để phụ huynh cùng giáo viên làm tốt công tác chăm sóc, giáo dục trẻ. Bồi dưỡng cho giáo viên có kỹ năng trao đổi với phụ huynh, có thái độ ân cần thân mật với phụ huynh để trao đổi tình hình học tập, sức khỏe của trẻ . Đồng thời phụ huynh đóng góp ý kiến cho công tác chăm sóc giáo dục trẻ, trao đổi với phụ huynh những việc cần quan tâm như: Cùng giáo viên làm đồ chơi tạo môi trường, tham gia các hoạt động lễ hội, ủng hộ tiền xã hội hóa cơ sở vật chất, tham gia lao động cùng cô giáo để tạo môi trường cảnh quang vườn hoa, cây cảnh, vườn rau của bé . Ngoài ra nhà trường đã phối hợp các tổ chức đoàn thể trong nhà trường, địa phương tổ chức các ngày lễ, hội cho các cháu; cùng tham gia lao động vệ sinh môi trường; phòng chống bão, lũ; chăm sóc vườn hoa, cây cảnh, Vì vậy môi trường luôn được đảm bảo xanh - sạch - đẹp. Các ban ngành đoàn thể trong địa phương, hội phụ huynh, hội phụ nữ xã, hội khuyến học đã đến thăm và tặng quà cho các cháu vào các ngày lễ, hội. tạo động lực cho nhà trường trong việc chăm sóc giáo dục trẻ. 2.2.6. Xây dựng khối đoàn kết thân thiện giữa cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường. Cùng với cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, cuộc vận động “ Hai không”, tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua: “Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực” Để xây dựng khối đoàn kết trong nhà trường thì người cán bộ quản lý phải luôn gương mẫu trong mọi lĩnh vực, xây dựng được lối sống, sinh hoạt, học tập làm việc chuẩn mực trong đội ngũ giáo viên như (Trang phục, lời nói, cách cư xử, thái độ phục vụ đặc biệt là giáo viên phải tôn trọng trẻ, cư xử công bằng với tất cả trẻ). Tổ chức cho giáo viên học tập những mẫu chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh qua những buổi họp chuyên môn, sinh hoạt Chi bộ, Công đoàn để nâng cao nhận thức người giáo viên, rèn phẩm chất đạo đức tốt, yêu nghề, yêu trẻ, đoàn kết yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau, nói năng, ứng xữ một cách phù hợp, ăn mặc phải lịch sự đúng với tác phong của người cô giáo mầm non nhằm tạo được lòng tin cậy trong phụ huynh. 3. KẾT LUẬN 3.1 Ý nghĩa của đề tài: Phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” có ý 12
- nghĩa rất lớn trong công tác chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non. Phong trào chú trọng giáo dục đạo đức, kỹ năng sống cho trẻ thông qua các môn học, hoạt động giáo dục và xây dựng quy tắc ứng xử văn hóa trong nhà trường. Nhà trường chủ động phối hợp với gia đình và cộng đồng trong việc thực hiện phong trào. Đẩy mạnh phong trào xây dựng trường, lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn. Giáo dục văn hóa truyền thống cho trẻ thông qua các trò chơi dân gian, các bài ca dao, dân ca. Giáo viên vận dụng linh hoạt, sáng tạo các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, vận dụng những phương pháp dạy học tích cực, giúp trẻ mạnh dạn tự tin gần gũi, giao tiếp tốt với mọi người xung quanh trẻ. Giáo viên mầm non là người đặt nền móng cơ bản để xây dựng nên các thế hệ tương lai của đất nước. Vì vậy, với lương tâm và nhiệm vụ cao cả của người quản lý, của người giáo viên mầm non. Mỗi chúng ta, muốn thực hiện tốt được nhiệm vụ, muốn đạt được hiệu quả cao trong công tác chăm sóc, giáo dục, chúng ta cần phải luôn tự học, tự phấn đấu để có các biện pháp chăm sóc giáo dục, giảng dạy tốt nhất. Thực hiện tốt phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, giúp nhà trường hoàn thành tốt được các mục tiêu đã xây dựng hàng năm. Nâng cao chất lượng chăm sóc,giáo dục, thu hút trẻ đến trường, thể hiện được mô hình trường ra trường, lớp ra lớp. tập thể sư phạm nhà trường đoàn kết, đội ngũ cán bộ giáo viên nhiệt tình, mẫu mực, các cháu chăm ngoan, học giỏi xứng đáng là cháu ngoan của Bác Hồ. Qua những năm phát động phong trào thi đua “xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực” đặc biệt là năm học 2016 - 2017 trường chúng tôi đã đạt được những thành quả đáng trân trọng, đem lại cảnh quan môi trường sạch sẽ, thoáng mát; phương pháp giảng dạy được cải thiện; mối quan hệ giữa cô giáo với phụ huynh, cô giáo với trẻ, giữa trẻ với trẻ ngày một thân thiện, gần gũi hơn, tạo được niềm tin yêu của phụ huynh số trẻ ra lớp năm sau tăng hơn năm trước, trong đó số trẻ 5 tuổi đạt 99,1%. Chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ được nâng lên, tổ chức thành công các hội thi cấp trường, tham gia các hội thi cấp cụm, cấp huyện đạt kết quả; 98% số giáo viên có kỹ năng tuyên truyền phối hợp tốt với phụ huynh trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ được nhà trường đánh giá tốt. Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng, thấp còi giảm xuống dưới 7% do giáo viên thực hiện tốt công tác phối hợp tuyên truyền với phụ huynh trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ. Trẻ tích cực mạnh dạn, tự tin trong các lĩnh vực; biết đoàn kết, yêu thương 13
- giúp đỡ nhau; các hoạt động lễ hội, hội thi, trò chơi được tổ chức thường xuyên và có hiệu quả, tạo không khí vui tươi trong nhà trường; tập thể giáo viên đoàn kết, luôn giữ được phẩm chất của người nhà giáo. Phong trào "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" được phát động trong toàn ngành như tiếp thêm sức mạnh cho nhà trường, tôi hy vọng rằng phong trào thi đua sẽ duy trì và thực hiện tốt hơn trong những năm tiếp theo đối với các cấp học trong toàn nghành nói chung và cấp học mầm non nói riêng để thực sự "Mỗi ngày đến trường là một ngày vui" Trên đây là một số biện pháp trong quá trình chỉ đạo phong trào "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" bản thân tôi mong được sự góp ý của hội đồng khoa học các cấp và đồng nghiệp để tôi có thêm nhiều kinh nghiệm trong việc chỉ đạo tổ chức thực hiện tốt hơn trong những năm học tiếp theo. 3.2 Kiến nghị, đề xuất: Vào những năm tiếp theo tôi rất mong các cấp lãnh đạo quan tâm hỗ trợ về cở sở vật chất để nhà trường tu sữa, làm mới thêm một số hạng mục nhằm đáp ứng cho công tác chăm sóc giáo dục trẻ tốt hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! 14
- \ Ý KIẾN CỦA HĐKH NHÀ TRƯỜNG NGƯỜI VIẾT SKKN Nguyễn Thị Tịnh 15