SKKN Nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ Mầm non thông qua việc chế biến các món ăn phụ chiều

pdf 17 trang binhlieuqn2 08/03/2022 2912
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ Mầm non thông qua việc chế biến các món ăn phụ chiều", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfskkn_nang_cao_chat_luong_bua_an_cho_tre_mam_non_thong_qua_vi.pdf

Nội dung tóm tắt: SKKN Nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ Mầm non thông qua việc chế biến các món ăn phụ chiều

  1. UBND QUẬN HẢI AN TRƯỜNG MẦM NON ĐẰNG LÂM ===&=== NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG Đ ề tài: NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG BỮA ĂN CHO TRẺ MẦM NON THÔNG QUA VIỆC CHẾ BIẾN CÁC MÓN ĂN PHỤ CHIỀU Họ và Tên: NGUYỄN THỊ MINH HẬU Chức vụ: Giáo viên nuôi dưỡng Đơn vị: Trường Mầm non Đằng Lâm – Hải An Hải Phòng, 02/2014 1
  2. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc BẢN CAM KẾT I. Tác giả - Họ và tên: Nguyễn Thị Minh Hậu - Ngày tháng năm sinh: 1981 - Đơn vị công tác: Trường Mầm Non Đằng Lâm – Hải An - Hải Phòng - Số điện thoại: II. Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng Tên đề tài: “Nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ mầm non thông qua việc chế biến các món ăn phụ chiều” III. Cam kết Tôi xin cam kết đề tài nghiên cứu này là của cá nhân tôi. Nếu xảy ra sự tranh chấp về quyền sở hữu đối với một phần hay toàn bộ nội dung của đề tài tôi sẽ hoàn toàn chịu trách nhiệm trước lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo phòng giáo dục về tính trung thực của bản cam kết này. Đằng Lâm, ngày 15 tháng 02 năm 2014 NGƯỜI VIẾT CAM KẾT Nguyễn Thị Minh Hậu 2
  3. DANH SÁCH SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ VIẾT STT TÊN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NĂM HỌC XẾP LOẠI Một số biện pháp vệ sinh an toàn thực 1 2010-2011 B phẩm trong bếp ăn tại trường mầm non Một số biện pháp chế biến thức ăn cho trẻ 2 2011-2012 B trong trường mầm non Một số biện pháp chế biến món ăn hấp 2012-2013 3 dẫn đủ chất dinh dưỡng cho trẻ trong B trường mầm non 3
  4. MỤC LỤC I. TÓM TẮT ĐỀ TÀI: 5 II. GIỚI THIỆU 6 1. Giải pháp thay thế : 7 2. Vấn đề nghiên cứu: 7 3. Giả thuyết nghiên cứu: 7 III. PHƯƠNG PHÁP 7 1. Khách thể nghiên cứu: 7 3. Quy trình nghiên cứu: 9 4. Đo lường và thu thập dữ liệu: 9 5. Tiến hành đánh giá: 9 IV. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ BÀN LUẬN KẾT LUẬN 10 V. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 10 VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO 12 VII. PHỤ LỤC 13 1. Phụ lục 1: Phiếu trương cầu ý kiến của cô nuôi, giáo viên 13 2. Phục lục 2: Phiếu trưng cầu ý kiến của học sinh 13 3. Phụ lục 3: Một số món ăn phụ chiều của trẻ. 14 4. Phụ lục 4: Mức độ đánh giá: 17 5. Phụ lục 5: Danh sách điểm khối 3 tuôi 17 4
  5. Đề tài: “NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG BỮA ĂN CHO TRẺ MÀM NON THÔNG QUA VIỆC CHẾ BIẾN CÁC MÓN ĂN PHỤ CHIỀU” Người nghiên cứu : Nguyễn Thị Minh Hậu - Cô nuôi Trường mầm non Đằng Lâm- Hải An- Hải Phòng. I. TÓM TẮT ĐỀ TÀI: Trong trường mầm non công tác chăm sóc nuôi dưỡng là nhiệm vụ quan trọng, nhằm phát triển toàn diện, cân đối hài hòa ở trẻ, trẻ khoẻ mạnh là một mục tiêu cơ bản trong công tác giáo dục đào tạo của trường mầm non. Muốn cho trẻ có thể lực tốt, chúng ta cần có phương pháp chăm sóc các cháu khoa học, phù hợp. Nếu trẻ ăn quá nhiều dễ dẫn đến trình trạng "Béo phì", nhưng nếu ăn không đủ chất trẻ sẽ bị suy dinh dưỡng. Vì vậy việc cân đối, chế biến thực phẩm sao cho đủ các chất dinh dưỡng, tạo cho trẻ có những bữa ăn ngon là mục tiêu mà các cô nuôi phải quan tâm hàng đầu. Ăn uống là nhu cầu không thể thiếu được của con người, con người cần cung cấp một nguồn dinh dưỡng nhất định để sống và tồn tại. Đặc biệt các cháu lứa tuổi mầm non – là giai đoạn phát triển nhanh và mạnh về mọi mặt. Cơ thể đòi hỏi cung cấp lượng chất dinh dưỡng rất cao để cơ thể phát triển toàn diện một cách bình thường. Mà nguồn dinh dưỡng cung cấp cho trẻ chủ yếu là trong các bữa ăn của trẻ ở trường và ở nhà. Trên thực tế các cô nuôi trường mầm non Đằng Lâm cũng đã tìm tòi nghiên cứu chế biến những món ăn ngon cho các cháu ăn nhưng mới chỉ đề cập đến những món ăn mặn mà chưa chú trọng đến món ăn phụ chiều, nên các cô chế biến món ăn phụ chiều chưa thực sự hấp dẫn lắm. Giải pháp của tôi là chế biến món ăn phụ chiều phù hợp với các cháu mầm non nhằm nâng cao chất lượng bữa ăn của trẻ ở trường, giúp trẻ ăn ngon miệng, trẻ khoẻ mạnh tăng cân đều. Để biết thêm thông tin tầm quan trọng của đề tài do tôi nghiên cứu, nên tôi đã mạnh dạn xây dựng một số mẫu phiếu trưng cầu ý kiến của các bạn đồng nghiệp, giáo viên trên lớp thì đa số các cô có nhận thức đúng về đề tài tôi nghiên cứu là cần thiết. Nghiên cứu được tiến hành trên trẻ ở khối mẫu giỏo 3 tuổi (4 lớp) trường mầm non Đằng Lâm. Đo đầu vào của nhóm theo tiêu chÝ. - Ăn hết xuất - Không ăn hết xuất - Trẻ hứng thú trong giờ ăn. - Tỷ lệ trẻ Kênh BT Sau đó tiến hành thực nghiệm: Chế biến các món ăn phụ chiều cho nhóm lớp thực nghiệm ăn như: Chè nếp cẩm, chè bí ngô, bánh gấc Tiếp theo đo đầu ra của 5
  6. hai nhóm sau thực nghiệm. Kết quả cho thấy sau thực nghiệm các món ăn đó các cháu ăn ngon miệng, ăn hết xuất, tỷ lệ trẻ kênh BT phát triển, điểm số bài kiểm tra trường và sau tác động chênh lệch nhau điều đó khẳng định giải pháp thay thế của tôi đưa ra là mang lại hiệu quả. Tổng điểm kiểm tra trước tác động có điểm số trung bình là 6,25điểm, điểm trung sau tác động là 8,0 điểm. Kết quả kiểm chứng T- test cho thấy p< 0.003 có nghĩa là có sự khác biệt lớn giữa điểm trung bình của trước tác động và sau tác động. Điều đó chứng minh rằng việc sáng tạo chế biến một số món ăn phụ chiều cho trẻ nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ. II. GIỚI THIỆU Trường mầm non Đằng Lâm là trường có tổ chức cho trẻ ăn nhiều năm, và đã có nhiều thành tích trong công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ. Về học sinh các cháu đề khỏe mạnh, tâm lý phát triển bình thường, các cô cô nuôi kết hợp với các cô giáo trên lớp rất quan tâm và động viên các cháu ăn hết xuất, ăn đúng giờ và ăn đúng khẩu phần ăn của từng độ tuổi. Thực tế ở trường mầm non Đằng Lâm: Về phía kế toán kết hợp với tổ nuôi lên thực đơn chuẩn biết kết hợp các thực phẩm chính, phụ, đủ trong 4 nhóm thực phẩm phù hợp theo mùa, phù hợp với nguồn thực phẩm sẵn có ở địa phương, phù hợp với đóng góp của các bậc phụ huynh 15000/ cháu /ngày. Các món ăn phụ chia theo tuần như: Thứ 2 : Cháo thập cẩm Thứ 3: Bún tôm Thứ 4: Xôi thịt, Xôi gấc Thứ 5: Bánh đa cua Thứ 6 : Chè đỗ xanh Thứ 7 : Cháo lươn Những món ăn phụ chiều này h»ng ngày chúng tôi chỉ nấu một loại thực phẩm với thøc nÊu, nªn món phụ chiều không có mầu sắc trẻ ăn không ngon miÖng kh«ng hết xuất, chưa kích thích được sù thÌm ¨n ë trẻ. Các cô nuôi còn ngại chế biến các loại thức ăn phụ cầu kì mất nhiều thời gian. Về phía trẻ: Mặc dù đã được các cô trên lớp tổ chức, tạo không khí cho cháu ăn, giới thiệu các món ăn trước khi ăn nhưng các cháu vẫn khụng thích ăn với các món ăn phụ chế biến không có mầu sắc, không hấp dẫn trẻ cho nên trẻ không ăn hết xuất. Từ những nguyên nhân trên tôi đã mạnh dạn nghiên cứu và đưa ra một số cách chế biến một số món ăn phụ chiều vµo thực nghiệm nhóm trẻ 3 tuổi cña tr­êng mÇm non Đằng Lâm. 6
  7. 1. Giải pháp thay thế : Khi các món ăn phụ đã được chế biến theo phương pháp mới thành phẩm chia lên các lớp có mùi vị đăc trưng của các món ăn thơm ngon cã mầu sắc,rất hấp dẫn trẻ trẻ ăn hết xuất. C¸c c« nuôi cïng với giáo viên đứng lớp theo dõi trẻ ăn và động viên trẻ ăn hÕt suÊt. §Ó món ăn có hiệu quả thì các cô nuôi phải biết phối hợp các nhóm thực phẩm và các chất để nấu món ăn đó phải đúng định lượng, thực phẩm phải tươi ngon và rõ nguồn gốc, không ngộ độc thực phẩm. Đặc biệt là tránh các thực phẩm xung khắc.Trong khi tổ chức bữa ăn, trẻ ngồi vào bàn ăn ph¶i thoải mái ,cô không được quát mắng trẻ, luôn luôn động viên trẻ ăn. §ång thêi ph¶i tu©n theo mét sè nguyªn t¾c sau: 1) Lựa chọn các thực phẩm phù hợp 2) Cách chọn thực phẩm tươi, ngon ®¶m b¶o an toµn 3) Cách chế biến khoa học, sáng tạo 4) Thành phẩm, đưa lên lớp, phải cho trẻ ăn ngay 5) Kết hợp với giáo viên chủ nhiệm lớp động viên,theo dõi cháu ăn 6) Điều chỉnh một số biện pháp cho phù hợp. Về vấn đề chế biến các mon ăn cho trẻ mầm non đã có nhiều tài liệu nghiên cứu như: - Một số biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm trong bếp ăn tại trường mầm non- của cô nuôi Vũ Thị Thơm – Trường MN Đằng Lâm - Một số biện pháp nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ - của cô nuôi Hoàng Khánh Ly trường MN 8-3 Các đề tài này chủ yếu nghiên cứu nâng cao chất lượng trẻ trong trường MN chứ chưa đề cập đến vấn đề nâng cao chất lượng trẻ thông qua việc chế biến một số món ăn phụ chiều cho trẻ đảm bảo chất dinh dưỡng. Qua đây tôi muốn nghiên cứu cụ thể hơn và đánh giá được hiệu quả của việc sáng tạo chế biến một số món ăn phụ chiều cho trẻ đảm bảo chất dinh dưỡng. Từ đó giúp trẻ ăn hết xuất, trẻ phát triển cân đối hài hòa. 2. Vấn đề nghiên cứu: Sỏng tạo chế biến món ăn phụ chiều có nâng cao chất lượng bữa ăn cho các cháu mầm non không? 3. Giả thuyết nghiên cứu: Việc sáng tạo chÕ biÕn các món ăm phụ chiều sẽ nâng cao chất lượng bữa ăn cho các cháu mầm non Đằng Lâm. III. PHƯƠNG PHÁP 1. Khách thể nghiên cứu: Tôi chọn trường mầm non Đằng Lâm là n¬i thuận lợi cho việc nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng 7
  8. Giáo viên: Chọn cô Hoàng Thị Phím :3C1 Phạm Thị Hậu: 3C2 Phạm Thị Tươi: 3C3 Là giáo viên cấp cơ sở nhiều năm có kinh nghiệm chăm sóc cháu tốt. Về phía học sinh: Tôi chọn 1 nhóm học sinh của khối 3 tuổi gồm 3 lớp cùng làm thực nghiệm trước và sau tác động Số lượng trẻ trong khối nam, nữ, sức khỏe tương đương nhau. Bảng 1: Giới tính trẻ, sức khỏe STT Khối Nam Nữ Sức khỏe Kênh BT 3 tuổi (116 cháu) 58 54 90% 90% Tôi là cô nuôi và cô Nguyễn Thị Thanh Phương là bếp phụ chúng tôi chuyên nghiên cứu và chế biến các món ăn phụ chiều lạ mắt, độc đáo cho trẻ ăn. 2. Thiết kế nghiên cứu: Tôi lựa chọn thiết kế: Kiểm tra trước và sau tác động đối với một nhóm duy nhất. Tôi chọn khối 3 tuổi để tiến hành khảo sát đầu vào và sau tác động. Tôi lựa chọn một số món ăn để thực hiện đánh giá trẻ trước tác động: - Món chè đỗ xanh - Món bún tôm - Món cháo thập cẩm. Tôi kết hợp cùng với giáo viên tiến hành quan sát trẻ, kết quả kiểm tra trước tác động trẻ ăn không ngon miệng, không ăn hết xuất, số trẻ ăn hết xuất chỉ đạt 40 %. Bảng 3: Thiết kế nghiên cứu Kiểm tra trước Kiểm tra sau tác Nhóm Tác động tác động động Sáng tạo chế Khối 3 tuổi 01 biến các món 02 ăn phụ chiều Ở thiết kế này tôi sử dụng phép kiểm chứng T- test độc lập. 8
  9. 3. Quy trình nghiên cứu: Chuẩn bị lên thực đơn các món ăn và cân xứng thực đơn món ăn phụ bình thường và món ăn phụ thực nghiệm. Nhóm thực nghiệm do tôi nghiên cứu và thiết kế hoạt động có sử dụng các biện pháp thực nghiệm. *Tiến hành thực nghiệm * Thời gian tiến hành vẫn theo thực đơn xây dựng của trường đầu năm học, tôi lên kế hoạch tổ nuôi cùng kết hợp làm thực nghiệm như sau: Bảng 4: Thời gian thực nghiệm: Từ tháng 11- tháng 2 Thời gian Tên móm ăn Tên thực nghiệm Chè nếp cẩm Thø 2 Chè Chè bí ngô Chè khoai sọ Chái thập cẩm Thø 3 Cháo Cháo bát bảo Cháo trai Bún cá rô đồng Thø 4 Bún Bún ốc Bánh gấc Thø 5 Bánh Bánh trôi Xôi thịt gà Thø 6 Xôi Xôi ngũ sắc 4. Đo lường và thu thập dữ liệu: Bài kiểm tra trước tác động là cho trẻ ăn món thức ăn thường xuyên mời BGH cùng các bạn đồng nghiệp kiểm tra góp ý. Bài kiểm tra sâu tác động là tạo các món ăn phụ chiều độc đáo, có mùi vị đặc trưng, có mầu sắc cho nhóm thực nghiệm do tôi và các cô nuôi nghiên cứu. Bài kiểm tra sau tác động còn có các câu hỏi để kiểm tra sự hứng thú của trẻ sau mỗi lần thực nghiệm xem có đạt được mục đích yêu cầu không 5. Tiến hành đánh giá: Sau khi thực hiện xong mỗi món chúng tôi tiến hành kiểm tra trên trẻ. Thời gian kiểm tra trùng nhau, thang điểm chung do chúng tôi cùng xây dựng. 9
  10. IV. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ BÀN LUẬN KẾT LUẬN Bảng 5: Bảng so sánh kết quả trung bình sau tác động Trước thử Sau thử Độ chênh Nhóm Số trẻ nghiệm nghiệm lệch Điểm trung bình 186 6,25 8,0 2,25 Độ lệch chuẩn 0,95 0,81 Giá trị P 0.003 Chênh lệch giá trị 2,14 TB chuẩn SMD Như bảng trên đã chứng minh các món ăn phụ số cháu ăn nhiều hơn và ăn hết xuất, còn món ăn bình thường trẻ ăn ít hơn, và số cháu không ăn hết xuất nhiều hơn. Do vậy giả thiết khoa học tôi đưa ra ban đầu ®· ®­îc kiÓm chứng . Sau tác động độ chênh lệch kiểm chứng điểm trung bình bằng T-test cho kết quả p = 0.003 cho ta thấy sự chênh lệch trước và sau tác động rất có ý nghĩa. Đó là do không phải ngẫu nhiên mà mà có sự tác động SMD = 2,14. Điều đó cho ta thấy mức độ sử dụng sáng tạo các món ăn phụ chiều cho trẻ có ảnh hưởng đến đến trung bình chung là rất lớn. Giả thuyết của đề tài: Nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ mầm non thông qua chế biến một số món ăn phụ chiều cho trẻ 3 tuổi trường mầm non Đằng Lâm đã được kiểm chứng. * Hạn chế: Nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ mầm non thông qua chế biến một số món ăn phụ chiều cho trẻ là một giải pháp rất cần thiết và qua trọng nhưng để sử dụng có hiệu quả thì đòi hỏi những cô nuôi phải có lòng yêu nghề, tâm huyết với nghề, luôn học hỏi trau dồi kiến thức và có năng lực sáng tạo, kỹ năng chế biến tốt. V. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ Qua một thời gian thực nghiệm, với những món ăn phụ chiều hấp dẫn trẻ, trẻ ăn ngon miệng và ăn hết xuất. Giúp cho cơ thể trẻ khỏe mạnh, chống nhiều bệnh tật. Mặt khác trẻ trẻ tiếp thu các hoạt động chơi mà học, học mà chơi một cách hứng thú hơn. Giúp trẻ phát triển toàn diện c¶ thể chất cũng như tinh thần. Chế biến món ăn phụ chiều phù hợp với trẻ là một việc làm rất cần thiết. Khi các cô nuôi vào trường phải có kiến thức về chăm sóc nuôi dưỡng trẻ, yêu nghề mến trẻ và luôn sáng tạo các món ăn khoa học, đủ lượng đủ chất và biết phối kết hợp các thực phẩm tạo mầu sắc, mùi, vị hấp dẫn trẻ ăn ngon miệng và ăn hết xuất. 10
  11. * Khuyến nghị: - Đối với nhà trường: Quan tâm đầu tư trang thiết bị chế biến đầy đủ, khuyến khích các cô nuôi sáng tạo trong chế biến. - Đối với cô nuôi: Không ngừng tự học hỏi, bồi dưỡng trau dồi thêm kiến thức về chế biến các món ăn ngon cho trẻ. Đây là bài đầu tiên nghiên cứu khoa học nên tôi không tránh khỏi thiếu sót. Rất mong sự góp ý, xây dựng chân thành của các cấp lãnh đạo, các bạn đồng nghiệp để bài viết của tôi hoàn thiện hơn. Tôi xin trân trọng cám ơn! Đằng Lâm, ngày 15 tháng 02 năm 2014 Nhận xét của HĐTĐ nhà trường Người nghiên cứu Nguyễn Thị Minh Hậu 11
  12. VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu nghiên cứu khoa học sư phạm khoa học ứng dựng- Sở tập huấn - Cách chế biến món ăn cho trẻ dưới 6 tuổi nhà xuất bản đại học quốc gia Hà Nội 1999 - Giáo trình dinh dưỡng trẻ em trường đại học sư phạm khoa giáo dục mầm non, cña bác sĩ Lê Thị Mai Hoa Hà Nội năm 2002. 12
  13. VII. PHỤ LỤC 1. Phụ lục 1: Phiếu trương cầu ý kiến của cô nuôi, giáo viên Họ tên: .Tuổi . Trình độ đào tạo: số năm công tác Nơi ở hiện nay: . Để nâng cao chất lượng các món ăn cho trẻ mầm non 5 tuổi xin chị vui lòng trả lời những câu hỏi sau ( đánh dấu x vào ý đúng): Câu 1: Theo đông chí trẻ ở trường mầm non bữa ăn phụ của trẻ có quan trọng không? Rất quan trọng Quan trọng Không quan trọng Câu 2: Để nâng cao chất lượng bữa ăn phụ cho trẻ ăn ngon miệng đồng chí làm thế nào? Thay đổi thực đơn Thường xuyên thay đổi thực đơn Không thay đổi thực đơn Câu 3: Theo đồng chí món ăn phụ cần phối hợp đa dạng thực phẩm không? Rất cần Không cần Cần 2. Phục lục 2: Phiếu trưng cầu ý kiến của học sinh Câu 1: Con có thích ăn món này không? Rất thích Thích Không thích Câu 2: Vì sao con thích? Ăn ngon Ăn rất ngon Ăn không ngon Câu 3: Con thích ăn món nào nhất? Sữa bánh Xôi gấc 13
  14. Bún tôm Cháo thập cẩm Bánh đa cua 3. Phụ lục 3: Một số món ăn phụ chiều của trẻ. * Cháo bát bảo: Nguyên liệu: Gạo tẻ, Gạo nếp, Đỗ xanh, Cà rốt, Hạt sen, Tôm, Sườn lợn, Mắm, Bột canh, Hành khô, Dầu ăn, Hành hoa. Cách làm: Các nguyên liệu được sơ chế sạch. Sườn trần nước sôi vớt ra để ráo nước. Tôm trần qua nước sôi để ráo nước. Sườn cho vào linh. Tôm bóc bỏ vỏ xay nhỏ. Cà rốt xay nhỏ. Cho gạo nếp, gạo tẻ, hạt sen, bột canh, mắm vào nước sườn linh nhỏ lửa khoảng 30 phút, tiếp đến cho cà rốt, tôm ninh nhỏ lửa tiếp khoảng 15- 20 phút đánh cho cháo rền là được, nêm lại gia vị cho vừa, cho hành hoa mùi vào đảo đều. Món ăn cho trẻ ăn nóng. Yêu cầu thành phẩm: Mùi vị: Thơm ngon đặc trưng của nguyên liệu, gia vị Màu sắc đẹp mắt của cà rốt, hành mùi, * Cháo cá: Nguyên liệu: Cá quả, dầu ăn, xương lợn, gạo nếp, gạo tẻ, hành hoa, thì là, nước mắm, muối, tiêu, mì chính, dường. Cách làm: Tất cả nguyên liệu sơ chế rửa sạch để riêng Cho cá tẩy bằng dấm hoặc rượu trong 3 giây rửa sạch cá. Cho cá vào nước sôi dạp gừng cùng gia vị luộc chín vớt ra gỡ lấy thịt, gương cá giã lọc lấy nước dùng. Xương lợn chặt khúc trần qua nước sôi, vớt ra rửa sạch. Cho vào ninh lấy nước dùng trong. Lọc lấy nước dùng của xương và cá sang một dụng cụ khác. Gạo tẻ gạo nếp ngâm nước khoảng 1 giờ để ráo nước đem giã dập nhỏ vừa cho vào xông nước dung khuấy đều tay. Phi thơm hành củ cho thịt cá vào xào săn, đổ vào nồi cháo cho chút dầu ăn. Khi ăn cho raumuif thì là thái nhỏ vào bát múc cháo rắc tiêu ăn nóng với mắm. Yêu cầu gia vị:Cháo cá có độ sánh vừa ăn, thơm dạy mùi cá. * Bánh đa cua. Nguyên liệu: Bánh đa, cua đồng, xương lợn, cà chua, rau cải, hành khô, hành mùi,bột canh, mắm, dầu ăn Cách làm: Các nguyên liệu được sơ chế sạch. Sườn trần qua nước sôi vớt ra để ráo. Cua đồng xay nhỏ lọc lấy nước để riêng gạch cua, bánh đa trần qua nước sôi cắt nhỏ. Sườn cho linh nhỏ lửa. Nước cua đun sôi vớt riêu để riếng. Phi thơm hành khô cho cà chua, riêu, gạch vào xào nêm gia vị. Rau cải cho vào nước cua, 14
  15. nước xương đun chín, cho tiếp nhân, bánh đa vào đun sôi nêm lại gia vị cho vừa,cho hành mùi đâỏ đều là được. Món ăn này ăn nóng. Yêu cầu thành phẩm: Mùi vị thơm ngon đặc trưng của món ăn. Màu sắc đẹp mắt của nguyên liệu. * Bánh gấc Nguyên liệu: - Bột nếp - Đậu xanh - Gấc - Dầu ăn, đường - Muối, dừa nạo trắng - Rượu trắng Chế biến: Gấc tách lấy phần thịt, cho ít rượu trắng vào lọc lấy màu đỏ. Cho 100 ml nước lọc, 80 gr đường, một chút muối vào bột, nhồi mịn. Tiếp tục cho nước gấc vào nhồi tạo màu. Đậu xanh ngâm qua nước hơi mềm, xả sạch, cho vào nồi luộc chín mềm. Để đậu xanh nguội, trộn thêm 50 gr đường, tán nhyễn, vo viên. Chia bột ra thành từng viên, cán mỏng. Cho nhân vào giữa, gói lại. Sắp bánh vào đĩa, có ít nước rồi dùng màng bọc thực phẩm bọc kín lại. Cho vào lò vi sóng để chế độ Medium 10 phút, bánh chín, rắc dừa nạo lên. * Bánh chuối rán Nguyên liệu: Chuối chín, bột gạo nếp, bột gạo tẻ, đường kính, dầu thực vật, nước sạch, muối vùa đủ, vừng Cách làm: Chuối bóc vỏ nghiền nát, cho đường và muối và đánh đều.Cho bột và nước vào trộn đều sau đó chia đều thành các phần. Đun dầu sôi dùng muôi xúc từng phần cho vào rán trên mặt rắc ít vừng, trở cho bánh chín đều, rán bánh vừa ăn không nên rán già quá. Yêu cầu: Bánh chín vàng đều, vỏ dòn trong mềm có vị ngọt thơm mùi chuối. * Chè nếp cẩm + Nguyên liệu: - Nếp cẩm 150g - Nước cốt dừa 100g 15
  16. - Đường 100g - Dầu chuối 5ml + Cách làm: - Nếp cẩm vo sạch, sau đó cho vào nồi ninh với lửa nhỏ. - Khi nếp cẩm chín nhừ, cho đường và nước cốt dừa vào khuấy đều, đun sôi trở lại, cho thêm dầu chuối rồi bắc ra. - Múc chè ra từng bát, trang trí cho bát chè bằng cách tưới nước cốt dừa lên trên, dùng một chiếc tăm nhỏ vẽ nước cốt dừa thành hình bông hoa. * Chè khoai sọ Nguyên liệu: - 300gr khoai sọ - 40gr bột báng (hạt trân châu nhỏ) - 60gr nước cốt dừa - Đường * Cách làm: Bước 1: - Đầu tiên là luộc chín khoai sọ rồi gọt bỏ vỏ. Chú ý cho thêm một chút xíu muối vào nước luộc. Bước 2: - Thái khoai thành từng miếng nhỏ Bước 3: - Tiếp theo, nghiền nát khoai. Bước 4: - Trộn đều khoai với nước cốt dừa này. Sau đó hòa thêm nước, lượng nước tùy thuộc vào sở thích về độ đặc hay loãng của chè. Bước 5: - Ngâm bột báng vào nước rồi đun cho mềm và cho vào khoai. Bước 6: - Cuối cùng đun chè đến khi mọi thứ sôi rùi cho đường vào là xong. Đừng nên cho đường nhiều quá. 16
  17. 4. Phụ lục 4: Mức độ đánh giá: STT Tiêu chí Điểm 1 Trẻ ăn ngon miệng, ăn hết xuất 2 2 Trẻ không ăn hết xuất 2 3 Nề nếp vệ sinh thói quen văn minh trong khi ăn 2 4 Trẻ hứng thú ăn 2 5 Tỷ lệ trẻ Kênh BT 2 5. Phụ lục 5: Danh sách điểm khối 3 tuôi STT Khối/ lớp (116 trẻ) Trước tác động Sau tác động 1 3C1 6 8 2 3C2 7 9 3 3C3 5 7 17