SKKN Một số biện pháp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm ở trường mầm non

doc 19 trang vanhoa 5120
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm ở trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_dam_bao_ve_sinh_an_toan_thuc_pham_o_tr.doc

Nội dung tóm tắt: SKKN Một số biện pháp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm ở trường mầm non

  1. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập- Tự do- Hạnh phúc TÊN ĐỀ TÀI - SÁNG KIẾN GIẢI PHÁP MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐẢM BẢO VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM Ở TRƯỜNG MẦM NON Quảng Bình, tháng 5 năm 2015 1
  2. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập- Tự do- Hạnh phúc TÊN ĐỀ TÀI - SÁNG KIẾN GIẢI PHÁP MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐẢM BẢO VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM Ở TRƯỜNG MẦM NON Họ và tên: Nguyễn Thị Hương Chức vụ: Phó hiệu trưởng Đơn vị công tác: Trường Mầm non Liên Thủy Quảng Bình, tháng 5 năm 2015 2
  3. 1. PHẦN MỞ ĐẦU 1. 1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI, SÁNG KIẾN, GIẢI PHÁP Ngày nay, trong công cuộc xây dựng đất nước nói chung và xây dựng chiến lược con người nói riêng. Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Sự quan tâm đó đã từng bước thể chế hoá bằng các văn bản pháp luật, các chỉ thị, quy định và quy ước. Giáo dục mầm non với tư cách là một ngành học nền tảng của hệ thống giáo dục Quốc dân, có vai trò quan trọng là hình thành ở trẻ những cơ sở ban đầu của nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa Việt nam và chuẩn bị những tiền đề cần thiết cho trẻ vào trường phổ thông. Giáo dục mầm non thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em từ 3 tháng tuổi đến 6 tuổi. Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ em pháp triển về thể chất, tình cảm trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách con người, chuẩn bị cho trẻ em vào học lớp 1. Chính vì vậy giáo dục mầm non có một vị trí quan trọng trong sự nghiệp GD&ĐT (giáo dục và đào tạo) con người. Nhiệm vụ vô cùng quan trọng đặt ra cho chúng ta phải có một đội ngũ làm công tác chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục có đủ điều kiện để thực hiện mục tiêu cơ bản trên, trong đó đội ngũ cán bộ giáo viên có vai trò then chốt là lực lượng nồng cốt quyết định đến chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ trong trường mầm non. Cùng với nhiệm vụ phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ em, hiện nay vấn đề đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm là mối quan tâm đặc biệt của toàn xã hội. Trong những năm gần đây, đã xảy ra nhiều vụ ngộ độc thực phẩm ở các địa phương, làm ảnh hưởng đến sức khoẻ và tính mạng của nhiều người. Nhà trẻ, mẫu giáo là nơi tập trung đông trẻ, bản thân trẻ còn non nớt, chưa chủ động, ý thức được đầy đủ về dinh dưỡng và vệ sinh, an toàn thực phẩm, nếu để xảy ra ngộ độc thực phẩm trong các cơ sở giáo dục mầm non thì hậu quả thật khôn lường. Vì vậy, giáo dục dinh dưỡng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, xây dựng mô hình thực phẩm sạch, đề phòng ngộ độc thức ăn là vấn đề có ý nghĩa thực tế vô cùng quan trọng. Mặc dù trong các năm trở lại đây không xãy ra vụ ngộ độc thức ăn nào ở trường mầm non, song việc tuyên truyền giáo dục dinh dưỡng trong các cơ sở giáo dục mầm non đã được chú ý, chất lượng bữa ăn của trẻ được cải thiện, gia 3
  4. đình phụ huynh cũng như các ban ngành địa phương và cộng đồng, đã có sự đổi mới trong nhận thức, hành động về tầm quan trọng của công tác chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ trong độ tuổi mầm non, tỷ lệ trẻ được ăn bán trú tại trường tăng lên. Địa phương và nhà trường đã chú ý đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị đồ dùng phục vụ bán trú. Nhân viên dinh dưỡng thực hiện khá tốt khâu chế biến thức ăn cho trẻ, chú ý trong việc xây dựng mô hình VAC, đặc biệt là mô hình V trong nhà trường để tạo nguồn thực phẩm sạch cho trẻ. Nhà trường đã có nhiều giải pháp tích cực để giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng. Công tác tuyên truyền giáo dục các bậc cha mẹ về Vệ sinh an toàn thực phẩm đã được nhà trường thực hiện tương đối có hiệu quả. Tuy nhiên việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị phục vụ cho bán trú còn nhiều hạn chế. Một số nhân viên kỹ năng thực hành về dinh dưỡng và an toàn thực phẩm còn hạn chế. Từ các cơ sở nêu trên cho thấy tính cấp bách và tầm quan trọng của vấn đề Vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường mầm non tổ chức bán trú. Là một cán bộ phụ trách chuyên môn với phần hành được giao là phụ trách y tế học đường, giáo dục dinh dưỡng, bản thân tôi thực sự băn khoan trăn trở trước thực tế thị trường nhạy cảm, làm thế nào để đảm bảo an toàn tuyết đối cho trẻ tại trường mầm non, đặc biệt là an toàn về thực phẩm. Do vậy, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài “Một số biện pháp đảm bảo Vệ sinh an toàn thực phẩm ở trường MN làm sáng kiến cải tiến kỹ thuật năm học 2014 - 2015 cho bản thân. 1.2. PHẠM VI ÁP DỤNG ĐỀ TÀI, SÁNG KIẾN, GIẢI PHÁP Nh­ chóng ta ®· biÕt, gi¸o dôc mÇm non lµ m¾t xÝch ®Çu tiªn trong hÖ thèng gi¸o dôc Quèc d©n. Gi¸o dôc mÇm non lµ mét mÆt ®¸p øng nhu cÇu ph¸t triÓn tæng thÓ hµi hoµ cña trÎ vÒ thÓ lùc, ng«n ng÷, nhËn thøc, t×nh c¶m x· héi, chuÈn bÞ mäi t©m thÕ cho trÎ b­íc vµo tr­êng TiÓu häc ®­îc tèt, góp phần đào tạo những lớp người khỏe mạnh, thông minh đáp ứng yêu cầu chung của xã hội, xứng đáng là cấp học đầu tiên trong hệ thống Giáo dục Quốc dân Việt Nam. Muèn ph¸t triÓn toµn diÖn cho trÎ th× viÖc ®Çu tiªn chóng ta cÇn quan t©m ®ã lµ nguồn dinh dưỡng sạch hằng ngày cho trẻ trong nhà trường. §iÓm míi cña ®Ò tµi cÇn nh¾c ®Õn ë ®©y lµ chóng ta h¶y ®Ó cho các bậc phụ huynh 4
  5. yên tâm gữi gắm con ăn bán trú tại trường mầm non. Trong phạm vi khả năng và trách nhiệm của b¶n th©n, t«i vËn dụng vào trong chương trình giáo dục mầm non. Đề tài của tôi được thực hiện tại trường mầm non, Huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. 2. PHẦN NỘI DUNG 2.1. THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM Ở TRƯỜNG MẦM NON * Tình hình nhà trường Trường mầm non nơi tôi công tác có 11 nhóm lớp với 335 trẻ từ 24 tháng tuổi đến 6 tuổi trong đó: Nhóm trẻ 24- 36 tháng tuổi 1 nhóm 28 cháu; Trẻ 3 - 4 tuổi 3 lớp với số trẻ là 90 cháu; Trẻ 4- 5 tuổi 3 lớp với tổng số là 104 cháu; trẻ 5- 6 tuổi 4 lớp với tổng số là 113 cháu. 100% trẻ được ăn bán trú tại trường với mức ăn 10.000 đ/ngày Nhà trường đã chú ý đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị phục vụ cho việc tổ chức bán trú. Qua khảo sát thực tế và kiểm tra công tác bán trú, chú trọng kiểm tra Vệ sinh an toàn thực phẩm trong nhà trường. Chúng tôi đánh giá như sau: + Về ưu điểm: Nhà trường đã đầu tư xây dựng CSVC, mua sắm các trang thiết bị, đồ dùng phục vụ cho việc tổ chức bán trú. Tham mưu với Ủy ban nhân dân xã tu sửa lại 2 bếp ăn với tổng số tiền 300.000.000đ, mua mới thêm các trang thiết bị như soong, nồi, bếp ga, giá đựng Cả 03 điểm trường có đầy đủ bảng biểu trong nhà bếp theo quy định. Mua sắm đầy đủ 02 bộ lưu mẫu thức ăn và thực hiện nghiêm túc việc lưu mẫu thức ăn hàng ngày theo quy định. Xây dựng được thực đơn phù hợp theo mùa, biết tận dụng thực phẩm sẵn có ở địa phương giàu chất dinh dưỡng để chế biến món ăn cho trẻ. Đa số nhân viên dinh dưỡng đã biết cách tính khẩu phần phù hợp với trẻ nhà trẻ và mẫu giáo. Thực hiện khá nghiêm túc việc hợp đồng với các cửa hàng có uy tín tại địa phương để cung cấp thực phẩm cho nhà bếp như (gạo, trứng, thịt, rau quả ) hợp đồng được quy định chặt chẽ, quy trách nhiệm rõ ràng cho bên nhận và bên cung cấp thực phẩm, có xác nhận của ban giám hiệu 5
  6. và đại diện phụ huynh. Đa số các nhà cung cấp thực phẩm đều là phụ huynh của nhà trường. Một số nhân viên dinh dưỡng đã biết sắp xếp, bố trí bảng biểu, đồ dùng, dụng cụ nhà bếp gọn gàng, ngăn nắp có khoa học và thường xuyên vệ sinh sạch sẽ. Nhà trường đã làm tốt công tác tuyên truyền với phụ huynh và các ban ngành trong địa phương để nâng mức ăn cho trẻ 10.000 đ/ ngày Thực hiện nghiêm túc công tác tiếp phẩm hằng ngày. Các nhóm lớp đã thực hiện khá tốt hoạt động vệ sinh cá nhân cho cô và trẻ, chú trọng công tác vệ sinh môi trường và dụng cụ nhà bếp. Nhân viên y tế đã làm tốt công tác cân và đo trẻ theo định kỳ - Cân nặng của trẻ khối mẫu giáo: Số trẻ cân nặng bình thường 287/308 đạt 93,2%. Trẻ suy dinh dưỡng; 21/308 cháu chiếm 6,8% - Chiều cao của trẻ khối mẫu giáo: Số trẻ cao bình thường 284/308 cháu đạt 92,2%. Số trẻ thấp còi độ 1: 24/308 chiếm 7,8% - Tỷ lệ thấp còi khối mẫu giáo là 24/308 cháu 7,8% - Cân nặng của trẻ khối nhà trẻ: Số trẻ cân nặng bình thường 26/28 đạt 92,9%. Trẻ suy dinh dưỡng vừa: 2/28 cháu chiếm 7,1% - Chiều cao của trẻ khối nhà trẻ: Số trẻ cao bình thường 25/28 cháu đạt 89,3%. Số trẻ thấp còi độ 1: 3/28 chiếm 10,7%. - Tổng số trẻ suy dinh dưỡng toàn trường là 23/335 tỷ lệ 6,9% - Tông số trẻ thấp còi độ 1: 27/335 tỷ lệ 8,6% Về hạn chế: Diện tích bếp ăn của một số điểm trường chưa đạt theo điều lệ trường mầm non Công trình vệ sinh phục vụ cho việc ở lại bán trú của trẻ còn hạn chế ( 3 lớp còn dùng chung một khu vực vệ sinh) Việc sắp xếp đồ dùng, bố trí bảng biểu trong nhà bếp chưa thật khoa học Một số lớp thực hiện vệ sinh cá nhân trẻ và vệ sinh môi trường chưa được thường xuyên. Nhân viên dinh dưỡng đa số là hợp đồng ngắn hạn nên khó khăn trong công tác chỉ đạo. Xuất phát từ những ưu điểm và tồn tại trên, tôi đã thực hiện một số biện pháp sau nhằm đảm bảo Vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường mầm non. 6
  7. 2.2. CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHỈ ĐẠO NHẰM ĐẢM BẢO VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM Ở TRƯỜNG MẦM NON 2.2.1. Bồi dưỡng kiến thức thực hành dinh dưỡng, thực hiện tốt vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh trong chế biến cho đội ngũ cán bộ giáo viên, vệ sinh trong ăn uống cho trẻ. Định kỳ đầu năm học, nhà trường tổ chức tập huấn chuyên môn cho cán bộ quản lý giáo viên và nhân viên. Một trong những nội dung quan trọng là công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ, chú trọng vấn đề kiến thức thực hành dinh dưỡng, thực hiện tốt vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh trong chế biến và vệ sinh ăn uống cho trẻ. - Chọn thực phẩm tươi sạch. + Nếu là thực phẩm sống: Chỉ lựa chọn những thực phẩm còn tươi mới, không bị dập nát, không có mùi, màu lạ. + Nếu là thực phẩm chín: Không mua khi thấy bày bán gần nơi cống rãnh, bụi bẩn, bùn lầy, nước đọng, để lẫn lộn thực phẩm sống và chín, không có dao thớt dùng riêng, không có giá kê cao, không có dụng cụ che đậy, màu sắc loè loẹt không tự nhiên và không có đồ bao gói. + Nếu là thực phẩm bao gói sẵn: Không mua khi không có nhãn hàng hoá, có nhãn mác nhưng không ghi hạn dùng, không ghi rõ nơi sản xuất. + Nếu là đồ hộp: Không mua khi hộp không có nhãn mác, không có hạn sử dụng, không ghi rõ cơ sở sản xuất, hộp phồng, méo, rạn, nứt, han rỉ. * Nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm: Có 4 nhóm nguyên nhân chính. a. Ngộ độc thực phẩm do vi sinh vật (vi trùng) và độc tố của vi sinh vật (bao gồm độc tố vi trùng và các nấm mốc, độc tố nấm mốc). Do vi sinh vật: Nguyên nhân thường gặp gây ngộ độc cấp tính trong ăn uống là do vi khuẩn Salmonella. Loại vi khuẩn này thường lây nhiễm do thức ăn bị nhiễm bẩn trong quá trình chế biến và bảo quản, ngộ độc thường gây thành vụ dịch lớn. Loại vi trùng thứ 2 là tụ cầu khuẩn, do tay chân người chế biến bị mụn mủ lây nhiễm vào thức ăn. Nấm mốc, độc tố vi nấm: do thức ăn để lâu, bảo quản không tốt bị nấm mốc. b. Thức ăn bị biến chất: thức ăn giàu chất đạm, chất béo bảo quản không tốt gây biến chất: thịt, cá ươn, mở ôi 7
  8. c. Thức ăn có sẵn chất độc: như sắn, măng, hạt cây củ đậu, cá nóc d. Do nhiễm phải hoá chất gây độc: thuốc trừ sâu, kim loại nặng, phụ gia chế biến thực phẩm * Các triệu chứng ngộ độc thức ăn và cách xử trí: a. Triệu chứng: Xảy ra sau khi ăn, có thể lập tức hoặc 30 phút đến vài giờ: xuất hiện đau bụng, buồn nôn, nôn nhiều lần, nhức đầu, có khi sốt. Trong trường hợp nặng có biểu hiện nhiễm độc tái xanh, nôn nhiều, đau quặn bụng, đi ngoài phân lỏng nhiều lần, có thể có máu. b. Cách xử trí: Khi xảy ra ngộ độc do ăn uống cần tìm cách gây nôn để thức ăn nghi là nguyên nhân ngộ độc được loại ra khỏi cơ thể. Sau đó đưa trẻ đến cơ sở Y tế gần nhất khám và xử lý tiếp. Trong trường hợp ngộ độc nặng: nôn, đi ngoài nhiều lần có thể gây mất nước cấp, cần cho uống bù nước và muối bằng cách pha nước muối đường cho trẻ uống. Chú ý phải lưu mẫu thức ăn để giúp Y tế tìm ra nguyên nhân ngộ độc sớm kịp thời xử trí cho trẻ. * Cách phòng tránh ngộ độc thực phẩm: a. Đảm bảo nguồn thực phẩm sạch dùng cho trẻ bằng nhiều biện pháp: - Cần có hợp đồng với nơi cung cấp nuôi trồng thực phẩm sạch. - Tổ chức duy trì VAC của nhà trường. - Vận động gia đình trẻ nuôi trồng tham gia cung cấp thực phẩm sạch cho nhà trường. - Đội ngũ tiếp phẩm, chế biến thực phẩm được bồi dưỡng tập huấn về Vệ sinh an toàn thực phẩm; biết mua thực phẩm đảm bảo chất lượng vệ sinh, sạch sẽ, tươi, ngon. Không mua thực phẩm không rõ nguồn gốc, thực phẩm quá hạn sử dụng, thực phẩm bị biến chất. - Đảm bảo vệ sinh trong chế biến thức ăn cho trẻ: cần rửa tay sạch trong sơ chế biến thực phẩm. Thực phẩm phải được rửa bằng nước sạch; rau, quả được ngâm rửa nhiều lần và chú ý mỗi lần rửa lượng rau không quá nhiều trong một chậu nước, rau sẽ không sạch. Thức ăn cần được chế biến nấu chín kỹ; trước khi ăn phải đun sôi lại thức ăn. Hàng ngày bếp ăn nhà trường cần thực hiện quy định lưu mẫu thức ăn. b. Các cơ sở GDMN tổ chức ăn bán trú phải thực hiện bếp một chiều vệ sinh: Có dụng cụ chế biến thức ăn sống, chín riêng; dụng cụ dùng xong phải rửa sạch phơi khô; trước khi dùng phải rửa lại. 8
  9. Bát thìa của trẻ phải tráng nước sôi trước khi ăn, để đảm bảo vệ sinh, không dùng bát nhựa cho trẻ ăn. Nấu xong cho trẻ ăn ngay. Thức ăn được chia vào các dụng cụ xoong, nồi phải có nắp đậy, có lồng bàn tránh ruồi nhặng bâu vào nhiễm bẩn. Thức ăn để qua buổi hoặc qua đêm trước khi ăn phải đun sôi kỹ. Không dùng đồ nhựa để đựng thức ăn nóng dễ thôi nhiễm chất độc hại. c. Tăng cường vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường: + Vệ sinh cá nhân đối với nhân viên nhà bếp. Nhân viên nhà bếp: đầu tóc, áo quần, móng tay, chân phải sạch sẽ gọn gàng. Rửa tay bằng xà phòng trước khi chia thức ăn, sau khi đi vệ sinh và khi tay bẩn trong quá trình chế biến thức ăn cho trẻ. Phải mặc quần áo công tác, đeo khẩu trang khi làm việc tại bếp và chia ăn. Nhân viên nhà bếp sáu tháng phải khám sức khoẻ định kỳ một lần; đặc biệt chú ý xét nghiệm phân, nước tiểu và chiếu tim phổi để phát hiện và điều trị bệnh kịp thời, tránh là người lành mang vi trùng lây bệnh cho trẻ. + Vệ sinh cá nhân đối với giáo viên và cô phụ tại lớp: Rửa tay bằng xà phòng trước khi chia ăn và cho trẻ ăn, sau khi đi vệ sinh. Đầu tóc, quần áo gọn gàng, đeo khẩu trang khi chia thức ăn và cho trẻ ăn; có dụng cụ chia thức ăn riêng, không dùng tay bốc. Chuẩn bị đủ bàn ghế ăn, khăn ướt lau tay, đĩa thức ăn rơi vãi cho trẻ Định kỳ 6 tháng cũng khám sức khoẻ có xét nghiệm như nhân viên nhà bếp + Vệ sinh cá nhân trẻ: Rửa tay trước khi ăn bằng xà phòng dưới vòi nước chảy, rửa xong lau khô. Dạy trẻ biết rửa tay sau khi đi vệ sinh và khi tay bẩn; nhắc cha mẹ trẻ hàng tuần cắt mong tay, móng chân cho trẻ. Dạy trẻ biết giữ vệ sinh ăn uống: ăn chín, uống sôi, ăn chậm, nhai kỹ, ăn uống từ tốn, tránh rơi vãi, khi thức ăn rơi vãi nhặt bỏ vào nơi quy định. Trẻ ăn xong biết uống nước, súc miệng, chải răng sạch sẽ. + Vệ sinh môi trường: Đảm bảo có nước sạch đủ dùng. 9
  10. Hàng ngày cần quét dọn bếp nấu, sân vườn, khơi thông cống rãnh, hố rác, hố xí phải có nắp đậy sạch sẽ, xử lý rác thải hợp vệ sinh hàng ngày định kỳ diệt ruồi, dán, chuột, bọ ở bếp và nhà kho. Tủ lạnh, kho lưu trữ thực phẩm cần được sắp xếp gọn gàng sạch sẽ, có lịch vệ sinh, thực phẩm để đúng nơi quy định, nhãn mắc ghi rõ ràng. 2.2.2 Chỉ đạo toàn trường thực hiện tốt các nội dung sau: a. Đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị, đồ dùng phục vụ bán trú. Hàng năm, trước khi thực hiện năm học mới tôi tham mưu với đồng chí Hiệu trưởng có kế hoạch chuẩn bị đầy đủ điều kiện tu sửa nhà bếp đảm bảo 1 chiều theo quy định, công trình vệ sinh, nguồn nước sạch, mua sắm đầy đủ các danh mục phục vụ cho bán trú như: soong, nồi, bát, thìa, rổ, rá, dao, thớt, sạp ngủ, chăn, chiếu, gối đủ cho số lượng trẻ ăn bán trú. Bắt hệ thống nước sạch cho nhà bếp, tu sửa hệ thống rửa tay, công trình vệ sinh và xử lý nguồn nước bị nhiễm phèn. b. Tạo nguồn thực phẩm sạch. - Chỉ đạo các bếp ăn tiến hành hợp đồng mua thực phẩm sạch: Tổ chức ký hợp đồng với các cơ sở nuôi trồng, sản xuất thực phẩm sạch, có biên bản hợp đồng đảm bảo tính pháp lý. Hợp đồng cung ứng thực phẩm sạch cần có những giao kèo chặt chẽ từ khâu vận chuyển thực phẩm đến khâu giao nhận thực phẩm tại bếp ăn của nhà trường, cung ứng phải đảm bảo kịp thời, đủ định lượng và chất lượng (tươi, ngon, sạch sẽ, không bị dập nát, khô héo hoặc ôi thiu ), các dụng cụ đựng thực phẩm không sử dụng đồ nhựa cứng, thưa, trơn, nhẵn để các thực phẩm khi vận chuyển không bị dập nát, khi rửa làm vệ sinh thùng, hộp được dễ dàng nhanh, sạch sẽ. Đối với những cơ sở sản xuất nuôi trồng mà chưa có giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm thì việc ký hợp đồng thực phẩm cần có sự xem xét thống nhất giữa nhà trường và phụ huynh nhằm đảm bảo nguồn thực phẩm an toàn cho trẻ. Đối với những nơi không thể hợp đồng mua thực phẩm sạch tận gốc nuôi trồng sản xuất thì nhà trường nên ký hợp đồng mua thực phẩm sạch với các quầy hàng có uy tín ở địa phương. - Tổ chức duy trì hệ thống VAC của nhà trường. Hệ thống VAC (vườn rau của bé) là một trong những tiêu chí thi đua của Hội thi môi trường xanh - sạch- đẹp và thân thiện. Do vậy, ngay từ đầu 10
  11. năm học, ban giám hiệu nhà trường đã chỉ đạo cho nhân viên dinh dưỡng quy hoạch và xây dựng vườn rau của bé. Một mặt vừa khoanh luống trồng các loại rau phù hợp với địa phương, độ tuổi của trẻ, một mặt phải xây dựng đường đi lối lại giúp trẻ quan sát, tham quan và có thể chăm sóc được vườn rau cùng với cô giáo. Vận động các đoàn thể phối hợp tham gia phát triển VAC trong trường học để có nhiều thực phẩm sạch an toàn đủ sử dụng hàng ngày cho trẻ, tuyên truyền vận động cộng đồng nuôi trồng, sản xuất thực phẩm sạch để cung ứng cho nhà trường. Vận động các gia đình có con gửi ở trường hoặc các hộ gia đình xung quanh trường nuôi trồng thực phẩm sạch để cung ứng cho bếp ăn của nhà trường. Nghiêm túc thực hiện việc ký kết hợp đồng với các nhà cung cấp thực phẩm, bản hợp đồng có xác nhận của ban giám hiệu nhà trường, Hội phụ huynh, UBND xã, nhà cung cấp. Phối hợp với Y tế cơ sở và cơ quan quản lý nông nghiệp tuyên truyền tác hại của việc sử dụng hoá chất trong nuôi trồng sản xuất và bảo quản thực phẩm. c. Thực hiện tốt công tác tiếp phẩm và giao nhận thực phẩm. Ngay từ đầu năm học, chúng tôi đã chỉ đạo nhân viên dinh dưỡng tuyệt đối không mua thực phẩm không rõ nguồn gốc, hạn dùng hoặc quá hạn (đối với những thức ăn chế biến sẵn) không mua thực phẩm đã qua sơ chế, chế biến nhưng không rõ nguồn gốc, nơi sản xuất, giấy phép đăng ký chất lượng Đặc biệt, không mua thực phẩm không đảm bảo chất lượng như rau không xanh tươi, cá thịt không tươi Cô nuôi, nhân viên nhà bếp khi tiếp nhận thực phẩm cần có sổ ghi nhận thực phẩm về định lượng và tình trạng cảm quan. Những thực phẩm bị dập nát có dấu hiệu không tươi, nghi ngờ hỏng, không đảm bảo chất lượng, không đúng với hợp đồng thì không được tiếp nhận và chế biến dùng cho trẻ. Các phẩm màu phụ gia thực phẩm không rõ nguồn gốc, không nằm trong danh mục cho phép của Bộ Y tế thì không được dùng trong trường MN. Khi giao nhận thực phẩm, ngoài cô nuôi hoặc nhân viên nhà bếp cần có đại diện của nhà trường cùng kiểm tra thực phẩm (đại diện BGH, đại diện Hội phụ huynh và giáo viên trên lớp). Khâu bảo quản lưu giữ tại kho và tủ lạnh của bếp ăn nhà trường cần đảm bảo vệ sinh, không để thực phẩm quá hạn, ẩm mốc, kém chất lượng. Các hộp 11
  12. đựng hoặc chai, lọ đựng gia vị, thực phẩm phải có nhãn tên, không cất giữ chung với các loại hoá chất diệt côn trùng, xà phòng, xăng dầu hỏa với kho thực phẩm. d. Yêu cầu trong chế biến và bảo quản thực phẩm. Chế biến thực phẩm phải đảm bảo chất lượng ngon, đẹp, phù hợp với trẻ, đảm bảo an toàn. Thức ăn phải được chế biến nấu chín kỹ, nấu xong cho trẻ ăn ngay. Thực hiện nghiêm túc quy định về lưu mẫu thức ăn. Hàng ngày, nhà bếp lưu mẫu thức ăn theo đúng quy định 24 h. Mẫu thức ăn phải được lấy khi vừa nấu xong chuẩn bị chia ăn cho trẻ. Hộp đựng mẫu thức ăn được rửa sạch và nhúng nước sôi sát trùng trước khi đưa thức ăn vào lưu giữ. Thức ăn lấy mẫu cho vào hộp đậy nắp, để 15-20p cho nguội và ghi thời gian lưu và hủy vào hộp sau đó đưa vào lưu giữ trong tủ lạnh hoặc nơi thoáng mát sau 24 h mới bỏ đi. Lưu mẫu thức ăn đã chế biến chín (lưu cả cơm và thức ăn), không lưu mẫu thức ăn sống. Dụng cụ lưu mẫu thức ăn nên có 2 bộ dùng thay nhau để đảm bảo vệ sinh. 2.2.3. Chú trọng công tác vệ sinh khu vực bếp, đồ dùng, dụng cụ nhà bếp và vệ sinh môi trường. + Vệ sinh khu vực bếp: Trong nhà bếp đảm bảo: Cửa đưa thực phẩm tươi sống - sơ chế thực phẩm - tinh chế thực phẩm - bếp nấu - phân chia thức ăn chín - cửa vận chuyển thức ăn chín lên các nhóm lớp. Thực hiện nguyên tắc bếp một chiều nhằm tránh không để thực phẩm sống, chưa làm sạch và thức ăn chín, sạch chung một lối đi. Sắp xếp vị trí các khu vực sao cho thuận tiện, gọn gàng để tránh lúc nấu nướng phải đứng lên, ngồi xuống hoặc đi lại nhiều lần, đồng thời tránh được các loại côn trùng, chuột vào bếp. Các khu vực hoạt động của bếp phải có biển đề rõ ràng: Nơi tiếp nhận thực phẩm, khu sơ chế thực phẩm, khu tinh chế, khu nấu chín, khu chế biến thực phẩm chín, khu chia ăn. Nhà bếp phải có bảng phân công trong ngày: Người nấu chính, người nấu phụ, người tiếp phẩm, sơ chế thực phẩm, vệ sinh dụng cụ, tham gia chăm sóc giờ ăn tại lớp. Bếp ăn phải có bảng thực đơn theo tuần, bảng định lượng suất ăn hàng ngày và công khai tài chính. 12
  13. Phải thực hiện nghiêm túc việc tính khẩu phần ăn cho trẻ. Tính khẩu phần dự toán và khẩu phần thực tế trong ngày. Phải thực hiện nghiêm túc khâu vệ sinh nhà bếp theo lịch hàng ngày, tuần và tháng. Hàng ngày, khi nấu nướng xong phải dọn dẹp, sắp xếp đồ dùng, dụng cụ vào đúng nơi quy định, lau chùi quét dọn sạch sẽ, mở quạt thông gió, mở các cửa sổ để thông gió cho khô, thoáng nhà bếp trước khi đóng cửa ra về. + Vệ sinh đồ dùng, dụng cụ nhà bếp: Chén bát và nơi để thức ăn phải thoáng có lưới để ngăn không cho ruồi, nhặng, muỗi, chuột đậu hoặc ăn vào. Chén bát hàng ngày phải được lau sạch, chỗ úp bát trẻ phải khô ráo, không úp trực tiếp xuống bàn hoặc xuống tủ. Bát thìa của trẻ nên dùng bằng inox, không dùng loại nhựa tái sinh và phải được hấp tráng nước sôi trước khi ăn. Phải có dụng cụ chế biến thức ăn sống, chín riêng, dụng cụ dùng xong phải được rửa sạch phơi khô, trước khi dùng phải rửa lại. Bát, dĩa, đũa, thìa phải được rửa sạch giữ khô, ống đựng thìa đũa phải thoáng khô sạch. Các dụng cụ như soong, nồi phải được rửa sạch, sau đó treo cất đúng nơi quy định. Thức ăn đã được nấu chín được chia vào các dụng cụ bằng inox, không dùng loại nhựa tái sinh, có nắp đậy hoặc phải có lòng bàn tránh ruồi nhặng bâu vào nhiễm bẩn, tuyệt đối không dùng vải để che đậy, phủ trực tiếp lên thức ăn. Chậu rửa, giá kệ úp dụng cụ: rổ rá, thớt, soong nồi phải được kê cao ráo, thông thoáng và thoát nước. Bàn chế biến và chia thức ăn nên làm bằng inox hoặc đá sạch để không thấm nước và dể cọ rửa. + Vệ sinh môi trường Rác và thức ăn hàng ngày phải đổ vào đúng nơi quy định, rác ngày nào phải xử lý ngày đó không để đến hôm sau mới xử lý gây mất vệ sinh và thu hút chuột, dán tới. Thùng rác phải có nắp đậy, không để rơi vãi ra xung quanh và nước thải rò rỉ ra ngoài, rác thải để xa nơi chế biến. Cống rảnh khu vực sân rửa thực phẩm, nhà bếp phải được thông thoáng, không ứ đọng. 13
  14. Có đủ nước sạch để phục vụ chế biến thức ăn và vệ sinh trong trường, lớp mầm non. Nếu dùng nước giếng, bể chứa thì phải có nắp đậy, miệng bể phải cách mặt đất 1m để không ô nhiễm từ bên ngoài vào. 2.2.4. Tăng cường các hoạt động giáo dục vệ sinh đối với cô nuôi, nhân viên nhà bếp, giáo viên, cô phụ tại lớp và vệ sinh cá nhân cho trẻ. Thực hiện tốt việc theo dõi biểu đồ, khám sức khoẻ, quản lý công tác tiêm chủng mở rộng. Tăng cường công tác chỉ đạo, hướng dẫn, giám sát, kiểm tra của BGH, tổ chuyên môn đối với công tác chăm sóc nuôi dưỡng, đặc biết chú trọng việc kiểm tra Vệ sinh an toàn thực phẩm trong nhà trường. + Vệ sinh đối với cô nuôi, nhân viên nhà bếp. Cô nuôi và nhân viên nhà bếp phải được học hoặc bồi dưỡng những kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm, nắm vững trách nhiệm của mình là phải đảm bảo nuôi dưỡng trẻ khoẻ mạnh và an toàn. Cần thực hiện nghiêm túc khâu vệ sinh cá nhân trong quá trình chế biến ăn cho trẻ, mặc quần áo công tác, đầu tóc gọn gàng, móng tay, móng chân cắt ngắn, sạch sẽ, rửa tay bằng xà phòng trước và sau khi chế biến thức ăn cho trẻ, khi tay bẩn, sau khi đi vệ sinh, qua mỗi công đoạn chế biến. Có khăn lau tay riêng và được giặt phơi khô hàng ngày. Phải tuân thủ đúng quy trình sử dụng dụng cụ chế biến thức ăn theo một chiều, không tuỳ tiện sử dụng đồ dùng, dụng cụ đựng, chế biến thực phẩm sống, chín lẫn lộn. Không được ho, khạc nhổ khi chế biến thức ăn cho trẻ, khi nếm thức ăn còn thừa phải đổ đi. Khi chia ăn cho trẻ phải đeo khẩu trang và chia bằng dụng cụ, không dùng tay bốc, chia thức ăn. Thực hiện nghiêm túc việc cân, đoong chia thức ăn cho trẻ đảm bảo định lượng. Cô nuôi, nhân viên nhà bếp 6 tháng phải khám sức khoẻ định kỳ, được bố trí nơi thay quần áo và vệ sinh riêng, không dùng chung với khu chế biến thức ăn cho trẻ. + Vệ sinh cá nhân đối với giáo viên và cô phụ tại lớp. Rửa tay bằng xà phòng trước khi chia ăn và cho trẻ ăn, sau khi đi vệ sinh. Đầu tóc, quần áo gọn gàng, đeo khẩu trang khi chia thức ăn và cho trẻ ăn, có dụng cụ chia thức ăn riêng, không dùng tay bốc. Chuẩn bị đủ bàn ghế, khăn ướt lau tay, dĩa đựng thức ăn rơi vãi cho trẻ. Định kỳ 6 tháng cũng khám sức khoẻ có xét nghiệm như cô nuôi. 14
  15. + Vệ sinh cá nhân trẻ. Chỉ đạo các lớp thực hiện nghiêm túc chế độ sinh hoạt trong ngày phù hợp với từng độ tuổi, chú trọng công tác chăm sóc nuôi dưỡng và các thời điểm vệ sinh cho trẻ. Trẻ được rửa tay trước khi ăn bằng xà phòng dưới vòi nước chảy, rửa xong lau khô. Dạy trẻ biết rửa tay sau khi đi vệ sinh và khi tay bẩn, nhắc nhở cha mẹ trẻ hàng tuần cắt móng tay, móng chân cho trẻ. Dạy trẻ có thói quan biết giữ vệ sinh ăn uống: ăn chín, uống sôi, ăn chậm, nhai kỹ, ăn uống từ tốn, tránh rơi vãi, khi thức ăn rơi vãi nhặt bỏ vào nơi quy định. Trẻ ăn xong biết đánh răng, súc miệng sạch sẽ, uống nước. Thực hiện tốt việc theo dõi biểu đồ, khám sức khoẻ, quản lý công tác tiêm chủng mở rộng, phòng chống dịch bệnh. Tăng cường công tác chỉ đạo, hướng dẫn, giám sát của BGH, đối với công tác chăm sóc nuôi dưỡng đặc biệt chú trọng việc kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm trong nhà trường. Hướng dẫn, chỉ đạo nhân viên y tế thực hiện nghiêm túc việc theo dõi sức khoẻ bằng biểu đồ phát triển. Thực hiện nghiêm túc việc chuyển biểu đồ cho trẻ theo từng độ tuổi tức là theo dõi liên tục (nhà trẻ – mẫu giáo bé – mẫu giáo nhỡ – mẫu giáo lớn). Thực hiện đúng tin thần của cuộc vận động “Hai không” với 4 nội dung. Quản lý tiêm chủng dịch, giám sát dịch bệnh trong nhà trường . Giáo viên nắm vững lịch tiêm chủng hiện nay của 10 vác xin, kế hoạch tiêm phòng Sởi mũi II, giáo viên nắm vững việc giám sát các bệnh truyền nhiễm trong chương trình tiêm chủng Quốc gia. Nắm bắt nhanh những thông tin dịch bệnh mới để có biện pháp phòng tránh kịp thời cho trẻ. Chỉ đạo, hướng dẫn các cụm trường thực hiện nghiêm túc việc phân công phần hành phụ trách mảng chăm sóc nuôi dưỡng (phụ trách bán trú theo từng cụm trường). Tăng cường công tác chỉ đạo, hướng dẫn, giám sát, kiểm tra thường xuyên việc chăm sóc nuôi dưỡng trẻ, đặc biệt chú trọng việc kiểm tra công tác tiếp phẩm, chế biến, chia ăn, tổ chức cho trẻ ăn, vấn đề Vệ sinh an toàn thực phẩm. Hàng tháng có nhận xét ưu điểm, tồn tại và nói rõ hướng khắc phục tồn tại cho giáo viên dinh dưỡng và giáo viên phụ trách lớp. Ban giám hiệu nhà trường, đặc biệt là Phó hiệu trưởng phụ trách công tác bán trú đã xây dựng kế hoạch về công tác chăm sóc nuôi dưỡng, tích cực chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện công tác chăm sóc nuôi dưỡng, chú trọng đến vấn đề Vệ sinh an toàn thực phẩm xuyên suốt cả năm học. Đầu 15
  16. năm học chúng tôi đã có 1 đợt kiểm tra khảo và đã đánh giá công tác tổ chức bán trú ở trong nhà trường. Định kỳ hàng tháng chúng tôi đều có kiểm tra toàn diện và chuyên đề , kiểm tra đột xuất việc thực hiện nhiệm vụ năm học, trong đó có nội dung về công tác chăm sóc nuôi dưỡng. Sau các đợt kiểm tra chúng tôi đều có đánh giá những ưu điểm, tồn tại vào trong các cuộc sinh hoạt chuyên môn để tiếp tục khắc phục, sửa chữa. 2.2.5. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền đối với các ban ngành và phụ huynh. Vào đầu năm học, nhà trường đã làm tốt công tác tuyên truyền với các ban ngành địa phương và phụ huynh về công tác chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ, thông qua những hình thức như: Tờ rơi, các buổi họp phụ huynh, các hội thi, qua góc tuyên truyền giáo dục các bậc cha mẹ của lớp và nhà trường. Phối hợp với các ban ngành và phụ huynh để triển khai các công văn khẩn cấp của Trung ương, địa phương về dịch bệnh theo mùa, tuyên truyền tháng vệ sinh an toàn thực phẩm. Chỉ đạo, hướng dẫn các lớp làm tốt công tác phối hợp với các ban ngành địa phương và phụ huynh để giám sát công tác chăm sóc giáo dục trẻ của nhà trường, đặc biệt là giám sát quy trình chế biến và chất lượng bửa ăn của trẻ. 3. KẾT LUẬN 3.1. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI, SÁNG KIẾN, GIẢI PHÁP Sức khỏe vô cùng quan trọng đối với con người, nếu không có sức khỏe thì cơ thể chậm phát triển và sinh ra nhiều bệnh tật. Sức khỏe phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố và quan trọng nhất vẫn là yếu tố dinh dưỡng. Trong đó công tác vệ sinh an toàn thực phẩm có vai trò quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến trẻ. ViÖc n©ng cao chÊt l­îng đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho trÎ ë tr­êng mầm non lµ mèi quan t©m lín cña c¸c bËc phô huynh vµ x· héi. Vai trß cña nhân viên dinh dưỡng và gi¸o viªn cã tr¸ch nhiÖm rÊt lín trong việc tổ chức bán trú cho trÎ. V× vËy ®ßi hái nhân viªn dinh d­ìng lu«n lu«n n¨ng ®éng, s¸ng t¹o, linh ho¹t, biÕt vËn dông nh÷ng kiÕn thøc vÒ dinh d­ìng nh­; Lùa chän thùc phÈm, vÖ sinh an toµn thùc phÈm, qu¸ tr×nh chÕ biÕn, vÖ sinh 16
  17. chÕ biÕn ®Ó đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm gióp cho cơ thể trẻ phát triển một cách toàn diện. Chính vì vậy, vai trò của người cán bộ quản lý là bằng nhiều biện pháp tích cực và cụ thể để chỉ đạo đội ngũ giáo viên, nhân viên thực hiện tốt công tác chăm sóc giáo dục trẻ trong trường mầm non để đạt được hiệu quả là trẻ khoẻ mạnh, thông minh, hồn nhiên, tích cực tham gia các hoạt động giáo dục, nắm chắc các kiến thức kỹ năng theo yêu cầu phát triển của từng độ tuổi, n©ng cao chÊt l­îng gi¸o dôc trÎ lớn lên trở thành những chủ nhân tương lai đầy tài năng góp phần thực hiện Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa đất nước. Vậy, để làm tốt công tác chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục trẻ ở trường Mầm non thì việc làm đầu tiên là: - Bồi dưỡng kiến thức thực hành dinh dưỡng, thực hiện tốt vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh trong chế biến cho đội ngũ cán bộ giáo viên, vệ sinh trong ăn uống cho trẻ. - Chỉ đạo toàn trường thực hiện tốt các nội dung sau: + Đầu tư đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị đồ dùng phục vụ cho việc tổ chức bán trú. + Tạo nguồn thực phẩm sạch. + Thực hiện tốt công tác tiếp phẩm và giao nhận thực phẩm. + Yêu cầu trong chế biến và bảo quản thực phẩm. - Chú trọng công tác vệ sinh khu vực bếp, đồ dùng, dụng cụ nhà bếp và vệ sinh môi trường. - Tăng cường các hoạt động giáo dục vệ sinh đối với cô nuôi, nhân viên nhà bếp, giáo viên, cô phụ tại lớp và vệ sinh cá nhân cho trẻ. Thực hiện tốt việc theo dõi biểu đồ, khám sức khoẻ, quản lý công tác tiêm chủng mở rộng, phòng chống dịch bệnh, tăng cường công tác chỉ đạo, hướng dẫn, giám sát, kiểm tra của BGH, đối với công tác chăm sóc nuôi dưỡng - giáo dục, đặc biệt chú trọng việc kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường MN. - Đẩy mạnh công tác tuyên truyền với cộng đồng và xã hội về công tác chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ trong trường MN. Công tác chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ MN có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc hình thành và phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ , hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách con người mới xã 17
  18. hội chủ nghĩa, chuẩn bị đầy đủ mọi điều kiện giúp trẻ bước vào lớp 1 trường Tiểu học. Một trong những nội dung giúp trẻ có được các điều kiện trên đó là công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ trong trường mầm non. Cô nuôi và nhân viên nhà bếp phải nắm vững trách nhiệm của mình là đảm bảo nuôi dưỡng trẻ khoẻ mạnh và an toàn. Chính vì vậy mà trong năm học qua bản thân đã tích cực tham mưu với lãnh đạo nhà trường triển khai một số hoạt động, biện pháp nhằm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong nhà trường. Các hoạt động bước đầu đã mang lại một số kết quả đáng phấn khởi như: Đã nâng cao được nhận thức của các ban ngành địa phương, phụ huynh về công tác chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ. Nhà trường làm tốt công tác tham mưu với các ban ngành địa phương để tăng trưởng cơ sở vật chất cho nhà trường (xây mới phòng học, tu sửa nhà bếp, công trình vệ sinh, nguồn nước sạch, mua sắm trang thiết bị phục vụ cho việc tổ chức bán trú). Chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng trẻ được nâng lên một bước, tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng giảm so với đầu năm học, quy trình hợp đồng thực phẩm, tiếp phẩm, chế biến, chia ăn, lưu mẫu thức ăn, công tác vệ sinh được thực hiện khá nghiêm túc. Công tác bán trú ở trường đã đi vào nề nếp và khuôn khổ, là địa chỉ bán trú đáng tin cậy cho các bậc phụ huynh. Trên đây, là sáng kiến cải tiến kỹ thuật của bản thân, những gì đạt được còn rất khiêm tốn và mới chỉ là nền tảng cho những năm tiếp theo. Rất mong nhận được sự góp ý, nhận xét của Hội đồng khoa học nhà trường - Phòng GD- ĐT Lệ Thủy và đồng chí đồng nghiệp để bản thân có được những kinh nghiệm quý báu giúp cho việc chỉ đạo chuyên môn trong nhà trường ngày càng tốt hơn. Xin chân thành cảm ơn! 18
  19. X¸c nhËn cña héi ®ång khoa häc NHÀ TRƯỜNG 19