SKKN Một số biện pháp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong bếp ăn bán trú trường Mầm non Mỹ Thủy

doc 14 trang binhlieuqn2 07/03/2022 8021
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong bếp ăn bán trú trường Mầm non Mỹ Thủy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_dam_bao_ve_sinh_an_toan_thuc_pham_tron.doc

Nội dung tóm tắt: SKKN Một số biện pháp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong bếp ăn bán trú trường Mầm non Mỹ Thủy

  1. Đề tài: Một số biện pháp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong bếp ăn bán trú trường Mầm non Mỹ Thủy. Trẻ nhỏ cần được chăm sóc và nuôi dưỡng, giáo dục chu đáo trẻ mới có điều kiện để phát triển toàn diện. Làm tốt công tác vệ sinh an toàn thực phẩm trong bếp ăn bán trú là góp phần thực hiện mục tiêu chăm sóc giáo dục trẻ . Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm thì không những giúp trẻ tránh được bệnh tật mà còn giúp trẻ có một thể lực khỏe mạnh trí tuệ minh mẫn, là một nền tảng tốt cho trẻ phát triển toàn diện. Bởi nhu cầu dinh dưỡng là hết sức quan trọng đối với trẻ. Việc phối kết hợp phụ huynh trong công tác phòng ngộ độc cho trẻ là rất cần thiết vì ngoài bữa ăn ở trường, trẻ còn được chăm lo bữa tối ở gia đình. Do đó cần có những biện pháp thiết thực để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ một cách có hiệu quả nhất. Muốn phát triển toàn diện cho trẻ thì việc đầu tiên chúng ta cần quan tâm đó là phát triển thể chất. Trẻ có thể chất tốt thì chú ý đến dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm. Phối kết hợp với các đoàn thể trong và ngoài trường để xây dựng mục tiêu an toàn thực phẩm như: nhà trường với y tế, nhà trường với các đối tác kí kết hợp đồng cung cấp thực phẩm. Thực hiện đúng quy trình, hợp đồng thực phẩm không xảy ra ngộ độc trong trường. Vận động phụ huynh cung cấp thực phẩm sạch cho nhà trường. Kết hợp với cha mẹ học sinh để làm tốt công tác vệ sinh an toàn thực phẩm nhất là khâu vệ sinh không đảm bảo thì sẽ phát triển không bình thường mà còn mang bệnh tật, kém phát triển trí tuệ sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ sau này. Vậy đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm là một nội quy quan trọng góp phần thắng lợi mục tiêu đó. II. Cơ sở thực tiễn Trong nhiều năm qua, Đảng và Nhà nước ta có nhiều chế độ chính sách quan tâm đến Giáo dục Mầm non tạo điều kiện cho bậc học phát triển. Nhiều công văn, văn bản hướng dẩn chỉ đạo công tác giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường Mầm non được triển khai thực hiện . Riêng đối với trường Mầm non Mỹ Thủy, Giáo viên: Trần Thị Thúy - Trường MN Mỹ Thủy 2
  2. Đề tài: Một số biện pháp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong bếp ăn bán trú trường Mầm non Mỹ Thủy. nhà trường thực hiện tốt chuyên đề giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm , bếp ăn đã được đánh giá hằng năm Công tác vệ sinh an toàn thực phẩm được thực hiện tốt, không có ngộ độc thực phẩm xảy ra trong trường. Tuy nhiên, chúng tôi xác định rằng vệ sinh an toàn thực phẩm giữ vị trí quan trọng đối với sức khỏe con người, nhất là với trẻ em, vì cơ thể trẻ còn non , sức đề kháng còn yếu nên khó khăn trong việc khi đối chọi với bệnh tật, dịch bệnh. Vì thế công tác vệ sinh an toàn thực phẩm là việc làm thường xuyên , luôn luôn được chú trọng ở trong trường mầm non. Năm học 2011-2012, trường mầm non Mỹ Thủy có 8 nhóm lớp/ 245 cháu. Trong đó có 20 cán bộ, giáo viên, nhân viên. Trình độ đạt chuẩn đào tạo 100%. Hầu hết các giáo viên được xét tuyển vào viên chức nên yên tâm công tác, nhiệt tình. Trường luôn nhận được sự quan tâm của lãnh đạo các cấp như :UBND huyện, Phòng Giáo dục-Đào tạo Lệ Thủy, Thường vụ Đảng ủy Xã Mỹ Thủy . Sự phối kết hợp chặt chẽ với các bậc phụ huynh, các ban ngành, đoàn thể Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ tôi đã gặp phải một số thuận lợi và khó khăn sau: 1. Thuận lợi - Toàn trường đã quy hoạch về một điểm nên thuận lợi trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ. - Ban giám hiệu nhà trường luôn tham mưu với lãnh đạo các cấp để tạo điều kiện mua sắm cơ sở vật chất. Đặc biệt là bếp bán trú, đã mua sắm đầy đủ dụng cụ như máy xay, bếp ga, nồi cơm điện, tủ lạnh . Quan tâm chỉ đạo sát sao, đúng với việc thực hiện tổ chức bán trú và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ. - Trường đóng tại khu vực trung tâm, gần chợ nên thuận lợi cho việc lựa chọn thực phẩm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Giáo viên: Trần Thị Thúy - Trường MN Mỹ Thủy 3
  3. Đề tài: Một số biện pháp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong bếp ăn bán trú trường Mầm non Mỹ Thủy. - Đa số phụ huynh đã quan tâm đến việc cho trẻ ăn bán trú tại trường, đưa đón trẻ đi học chuyên cần, phụ huynh tin tưởng và hưởng ứng tích cực về công tác cho trẻ ăn bán trú.100% trẻ được ăn bán trú tại trường. - Bản thân tôi là giáo viên dinh dưỡng lâu năm tiếp xúc nhiều với công việc cho trẻ ăn bán trú tại trường nên cũng tích lũy được một số kinh nghiệm trong việc chế biến thực phẩm, chia ăn để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ. Bên cạnh những thuận lợi trên, trong việc làm cô nuôi tôi cũng gặp không ít khó khăn sau: 2. Khó khăn: - Ở khu vực bếp ăn chưa có kho nên còn gặp nhiều khó khăn trong việc xuất nhập các loại thực phẩm. Tuy nhà bếp đã sử dụng bếp một chiều nhưng diện tích còn chật hẹp, chưa đảm bảo theo như Điều lệ trường mầm non. - Một số phụ huynh chưa thực sự kết hợp với nhà trường trong việc thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm, còn cho trẻ ăn quà vặt tùy tiện. - Giá cả thị trường luôn biến động, các nguồn thực phẩm như các loại thịt bị dịch bệnh nhiều nên khó khăn trong việc lựa chọn thực phẩm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Tuy còn gặp nhiều khó khăn như vậy nhưng bản thân là một giáo viên dinh dưỡng, tôi đưa ra một số biện pháp nhằm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ nói riêng đồng thời góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ nói chung đáp ứng với tình hình hiện nay. Hy vọng rằng qua những biện pháp nói trên, các cháu sẽ trở thành những “Bé khỏe bé ngoan” của Trường Mầm non Mỹ Thủy. III. Biện pháp thực hiện. Giáo viên: Trần Thị Thúy - Trường MN Mỹ Thủy 4
  4. Đề tài: Một số biện pháp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong bếp ăn bán trú trường Mầm non Mỹ Thủy. • Biện pháp 1: Đảm bảo nguồn thực phẩm sạch cho trẻ dùng Thực phẩm là những đồ ăn, uống của con người dưới dạng tươi sống hoặc đã qua chế biến mà con người sử dụng hằng ngày để ăn uống nhằm cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Ở trường mầm non, để đảm bảo thực phẩm sạch cho trẻ dùng chúng ta phải hợp đồng thực phẩm. Nhà trường đã tổ chức hợp đồng thực phẩm sạch với các nhà cung cấp thực phẩm uy tính tại địa phương và có sự hỗ trợ của Ủy ban nhân dân xã trong việc ký kết hợp đồng. Chẳng hạn như hợp đồng trứng, chúng tôi hợp đồng tại anh Hải chủ trang trại nuôi vịt đẻ trứng tại địa phương , bản hợp đồng được ký cam kết giữa chủ trang trại và lãnh đạo nhà trường và sự xác nhận của lãnh đạo địa phương nhằm khi có sự việc xảy ra giữa hai bên thì Chính quyền địa phương có biện pháp can thiệp, giải quyết. Chúng tôi hợp đồng các loại thực phẩm như gạo, trứng thịt, cá tôm, rau củ quả, miến, bún bánh Mổi loại thực phẩm là một hợp đồng. Trong hợp đồng cung ứng thực phẩm, chúng tôi giao kèo với nhau chặt chẽ từ việc vận chuyển cho đến khâu giao nhận, giờ giấc thời gian sao cho khỏi ảnh hưởng công việc. Số lượng, chất lượng phải đảm bảo. Đối với các loại thực phẩm như thịt cá phải tươi, sống không ươn, không ôi thiu, các loại rau quả phải tươi không sâu, không dập nát vv. Khi có dịch bệnh ở các loại thực phẩm mà nhà trường hay dùng thì chúng tôi phải chuyển sang các loại thực phẩm khác chẳng hạn như thịt lợn bị dịch thì chúng tôichuyển sang hợp đồng thịt bò, hoặc ăn mè vừng, lạc vv làm sao trẻ ăn đủ chất, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Để đảm bảo nguồn thực phẩm sạch cho trẻ dùng, chúng tôi có kế hoạch duy trì triển khai hệ thống VAC. Nói thì VAC nhưng trước mắt chúng tôi chỉ triển khai được hệ Giáo viên: Trần Thị Thúy - Trường MN Mỹ Thủy 5
  5. Đề tài: Một số biện pháp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong bếp ăn bán trú trường Mầm non Mỹ Thủy. thống V mà thôi. Chúng tôi quy hoạch sân vườn, xây dựng vườn rau của bé, bản thân tôi đã phối hợp với phụ huynh lao động đào đất đắp cao xung quanh hàng rào để trồng đu đủ, trồng bí, các loại rau. Đặc biệt là trường tôi có khu vườn tại cụm Thuận Trạch, mặc dầu lớp học đã chuyển lên trung tâm nhưng vườn trường ở đó chúng tôi trồng được rất nhiều rau củ, cấy lúa, góp phần cung cấp dinh dưỡng và cải thiện bữa ăn cho cô và trẻ luôn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm . Bên cạnh đó , tôi huy động sự tham gia đóng góp của phụ huynh trong việc cung cấp thực phẩm sạch cho nhà trường . Chẳng hạn như phụ huynh nào có trứng sạch thì cung cấp trứng, phụ huynh đi cất tôm thì cung cấp tôm Thực phẩm của phụ huynh mang đến đều đảm bảo chất lượng, là giáo viên dinh dưỡng chúng tôi an tâm hơn khi biến chế của phụ huynh mang đến bán cho nhà trường. Biện pháp 2: Vệ sinh khu vực bếp ăn , nơi chế biến ăn uống cho trẻ. Hằng ngày làm việc ở bếp ăn bán trú, tôi luôn luôn coi bếp ăn như ngôi nhà của mình. Để làm tốt công tác vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ thì nơi chế biến thường xuyên phải được giữ vệ sinh sạch sẽ, có dụng cụ riêng cho thực phẩm sống và chín. Chẳng hạn như : Dao thớt sau khi chế biến luôn được rửa sạch, để ráo nước và được sử dụng đúng , có thớt thái thịt chín, có thớt thái thịt sống vv. Bếp nấu ăn phải đảm bảo đủ ánh sáng và không khí. Sàn nhà tôi luôn luôn lau sạch, giày đép của giáo viên luôn bỏ bên ngoài. Bếp thực hiện quy trình một chiều để đảm bảo vệ sinh, không bị bụi, có đủ dụng cụ cho nhà bếp và đồ dùng ăn uống cho trẻ, có đủ nguồn nước sạch để phục vụ cho trẻ ăn uống. Trong nhà bếp có bản tuyên truyền 10 nguyên tắc vàng về vệ sinh an toàn thực phẩm. Giáo viên: Trần Thị Thúy - Trường MN Mỹ Thủy 6
  6. Đề tài: Một số biện pháp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong bếp ăn bán trú trường Mầm non Mỹ Thủy. Dụng cụ chế biến thực phẩm hằng ngày luôn được cọ rửa, vệ sinh sau khi sử dụng. Thùng rác thải, nước gạo luôn được thoát và để đúng nơi quy định, các loại rác thải được chuyển ra ngoài hàng ngày kịp thời. Hàng ngày tôi và một giáo viên dinh dưỡng thay nhau đến sớm mở cửa thông thoáng phòng, lau dọn sàn nhà, kệ bếp, kiểm tra hệ thống điện, ga trước khi hoạt động. Nếu có đều gì biểu hiện không an toàn thì báo ngay với lãnh đạo nhà trường để kịp thời xử lý. Ngoài công tác vệ sinh hàng ngày, định kỳ, hàng tháng phải tổng vệ sinh xung quanh nhà bếp, vệ sinh nhà bếp - dụng cụ bếp - dụng cụ nơi sơ chế thực phẩm sống - khu chế biến thực phẩm - chia cơm - nơi để thức ăn chín Với cách làm thường xuyên, như vậy nên khu vực chế biến và bếp ăn trường tôi luôn luôn sạch sẽ. Biện pháp 3: Tăng cường công tác vệ sinh cá nhân cô dinh dưỡng và vệ sinh môi trường Công tác vệ sinh cá nhân cô dinh dưỡng được đặt lên hàng đầu. Bởi nếu không làm tốt khâu này chính là cơ sở cho việc ngộ độc thực phẩm và cũng là nguồn lây bệnh qua đường ăn uống. Trong quá trình chế biến thức ăn cho trẻ, giáo viên chế biến mặc đúng trang phục đeo tạp dề, đội mũ, đầu tóc phải gọn gàng, móng tay cắt ngắn và sạch sẽ, tuyệt đối không được bốc thức ăn khi chia ăn cho trẻ. Giáo viên phải rửa tay bằng xà phòng tiệt trùng trước khi chia ăn . Nếm thức ăn của trẻ phải có thìa, đũa riêng, nếm thừa không được cho lại vào soong. Không đưa người ngoài vào khu vực bếp. Bản thân hai đồng chí làm ở bếp dinh dưỡng hằng năm đều khám sức khỏe định kỳ theo quy định của y tế. Giáo viên: Trần Thị Thúy - Trường MN Mỹ Thủy 7
  7. Đề tài: Một số biện pháp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong bếp ăn bán trú trường Mầm non Mỹ Thủy. Vệ sinh môi trường là vấn đề toàn cầu quan tâm. Đối với trường Mầm non điều chúng ta quan tâm đó là vệ sinh nguồn nước và xử lý chất thải. Nước là một loại nguyên liệu không thể thiếu được và nó được sử dụng nhiều công đoạn để chế biến thực phẩm, vệ sinh trong sinh hoạt hàng ngày đối với trẻ. Nước nhiễm bẩn sẽ tạo nguy cơ không tốt đến sức khỏe của trẻ. Nếu dùng nước an toàn trong chế biến thực phẩm phải là nước sạch lấy từ giếng khoan nước máy và nước cũng phải được kiểm định về vệ sinh thường xuyên Nhà trường đã sử dụng nguồn nước sạch và luôn được sát trùng. Nếu có biểu hiện khác thường thì phải báo ngay với Nhà trường để xử lý kịp thời. Nếu nước nhiễm bẩn sẽ gây ra ngộ độc thức ăn trong ăn uống và các chứng bệnh ngoài da của trẻ. Nhà trường đã hợp đồng nước khoáng Bang để trẻ uống hàng ngày. Xử lý chất thải là vấn đề toàn trường quan tâm. Các loại rác thải là nơi tập trung và phát triển của các loại côn trùng, chúng bay đến đậu nơi thức ăn cũng sẽ gây nên các mầm bệnh, ngộ độc thức ăn ở trường. Vì thế các chất thải ra tôi phải cho vào thùng rác và có nắp đậy. Rác thải đã được nhà trường hợp đồng với vệ sinh môi trường và thu gom xử lý hàng ngày. * Biện pháp 4: Công tác tham mưu với nhà trường phối kết hợp với phụ huynh và giáo viên các lớp Công tác tham mưu vô cùng quan trọng. Tham mưu đúng, sát với tình hình thực tế sẽ thu lại kết quả cao. Tôi đề xuất với lãnh đạo nhà trường tham mưu với chính quyền địa phương xây dựng mới bếp bán trú đảm bảo diện tích, thiết kế theo quy trình bếp 1 chiều, có nhà kho thuận tiện trong việc sử dụng. Giáo viên: Trần Thị Thúy - Trường MN Mỹ Thủy 8
  8. Đề tài: Một số biện pháp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong bếp ăn bán trú trường Mầm non Mỹ Thủy. Tôi nghĩ rằng bên cạnh vệ sinh cá nhân của giáo viên dinh dưỡng thì vệ sinh cá nhân của giáo viên ở lớp, vệ sinh của trẻ không kém phần quan trọng. Cần phải phối hợp chặt chẽ với giáo viên trong các nhóm, lớp. Bản thân tôi được nhà trường giao trách nhiệm là tổ trưởng tổ chuyên môn khối Nhà trẻ, dinh dưỡng.Thông qua các buổi sinh hoạt chuyên môn, qua các buổi họp tổ chúng tôi trao đổi, nhắc nhở nhau về vệ sinh cá nhân như trước khi cho trẻ ăn giáo viên phải rửa tay bằng xà phòng, phải mang tạp dề, đeo khẩu trang Đối với trẻ, phải vệ sinh rửa tay bằng xà phòng thường xuyên trước khi ăn, rửa tay khi tay bẩn. Giáo dục trẻ không ăn quả xanh, uống nước lã, trước khi ăn các loại quả phải rửa sạch, gọt vỏ vv Bên cạnh đó, tôi kết hợp chặt chẽ với giáo viên ở các nhóm lớp để tuyên truyền phối hợp với phụ huynh. Tôi nghĩ rằng phụ huynh là cầu nối giữa gia đình và nhà trường, là lực lượng nồng cốt quan trọng trong việc quyết định sự thắng lợi mục tiêu năm học. Muốn trẻ được phát triển một cách toàn diện và đảm bảo an toàn thì mỗi một giáo viên cần chú ý đến công tác tuyên truyền, phối kết hợp chặt chẽ với các bậc phụ huynh trong việc chăm sóc giáo dục trẻ. Trong điều kiện xã hội đang phát triển về mọi mặt, là giáo viên dinh dưỡng không những nắm bắt cơ bản về chăm sóc nuôi dưỡng mà còn làm tốt công tác tuyên truyền với các bậc phụ huynh, với cộng đồng thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm một cách có hiệu quả. Mời Bạn đại diện cha mẹ tham quan nhà bếp, hướng dẫn phụ huynh thực hiện các thao tác theo dây chuyền bếp một chiều, cách bảo quản và chế biến thực phẩm an toàn. Kết hợp với các hình thức tuyên truyền qua bản tin truyền thanh đã thu hút sự chú ý của phụ huynh, giúp phụ huynh có thêm kiến thức phòng ngộ độc cho trẻ. Giáo viên: Trần Thị Thúy - Trường MN Mỹ Thủy 9
  9. Đề tài: Một số biện pháp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong bếp ăn bán trú trường Mầm non Mỹ Thủy. Qua phiên họp phụ huynh đầu năm, tôi đã tâm sự nhiều về công tác tổ chức ăn bán trú cho trẻ đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm nên phụ huynh đã đồng ý cao và nhất trí nâng mức ăn từ 7.000đ/ ngày/một trẻ lên 8000 đ/ ngày/một trẻ. Muốn cho trẻ phát triển khỏe mạnh, có bữa ăn ngon không chỉ là trách nhiệm của cô giáo ở trường mầm non mà cần phải phối kết hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường để làm tốt công tác vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ ở nhà. Phối hợp với phụ huynh trong việc hạn chế cho trẻ ăn quà vặt, ăn quà không rõ nguồn gốc. Nên sử dụng các loại thực phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, có thương hiệu. Làm tốt công tác phối hợp với phụ huynh xây dựng hệ thống nước sạch và cung cấp đủ nguồn nước sạch sinh hoạt trong nhà trường Nhờ áp dụng các biện pháp trên trong việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ nên tôi đã gặt hái một số kết quả như sau: IV. Kết quả đạt được: Qua một năm kiên trì thực hiện các biện pháp nói trên, bản thân tôi , trẻ, phụ huynh đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ, cụ thể là: Xây dựng bếp bán trú mới , đảm bảo diện tích trên 60 m2, Bếp rộng rãi, thoáng mát theo quy trình bếp 1 chiều. a. Đối với bản thân: Là giáo viên đã thực hiện các công việc ở bếp bán trú lâu năm với sự nhiệt tình học hỏi, hăng say với công việc, yêu nghề mến trẻ, tôi đã có thao tác trong chế biến nhanh nhẹn, gọn gàng, sạch sẽ, thực hiện đúng quy trình theo bếp một chiều. Có ý thức trách nhiệm cao trong quá trình giữ vệ sinh chung, đặc biệt là vệ sinh an toàn thực phẩm. Thực hiện chia ăn cho trẻ đúng và đủ. Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, không có vụ ngộ độc nào xảy ra trong trường học. Giáo viên: Trần Thị Thúy - Trường MN Mỹ Thủy 10
  10. Đề tài: Một số biện pháp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong bếp ăn bán trú trường Mầm non Mỹ Thủy. Thường xuyên thay đổi món ăn và chế biến các món ăn phù hợp khẩu vị đối với trẻ, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Nắm chắc các phương pháp tính khẩu phần, xây dựng thực đơn theo mùa và theo tình hình thực tế ở địa phương, luôn đảm bảo vệ sinh chung. b. Đối với trẻ: 100% trẻ tham gia ăn bán trú tại trường, hình thành ở trẻ một thói quen như: Cháu ngoan, lễ phép, mạnh dạn và biết làm một số công việc tự phục vụ: đánh răng, rửa mặt, ăn, ngủ, biết giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường thông qua các giờ học, vui chơi Biết được một số công việc lao động để giữ vệ sinh nơi công cộng, vệ sinh môi trường như: không vứt rác, khạc nhổ nơi công cộng, biết vứt rác đúng nơi quy định, vệ sinh lớp học hàng ngày và biết được công tác giữ vệ sinh rất quan trọng đối với sức khỏe con người. Trẻ thích đến trường hơn vì được ăn ngủ tại trường cùng cô, cùng bạn. Chất lượng chăm sóc, giáo dục đảm bảo và phát triển mạnh mẽ. Tỷ lệ suy dinh dưỡng so với đấu năm giảm đáng kể, cháu khỏe mạnh, tăng cân, sạch sẽ. c. Đối với phụ huynh: Tất cả các bậc phụ huynh đồng tình ủng hộ về cách giữ vệ sinh và phòng chống các bệnh nhiễm khuẩn xảy ra trong nhà trường. Đã có sự phối kết hợp chặt chẽ trong công tác giáo dục trẻ biết giữ vệ sinh chung, vệ sinh cá nhân và cùng nhau làm tốt công tác chăm sóc giáo dục trẻ. Hầu hết phụ huynh hạn chế cho trẻ ăn quà vặt, tuyệt đối không ăn, uống những thực thực phẩm không rõ nguồn gốc. Phụ huynh đã hướng đến chọn những thực phẩm có thương hiệu, an toàn để bảo vệ sức khỏe cho con em mình, cho người thân. Giáo viên: Trần Thị Thúy - Trường MN Mỹ Thủy 11
  11. Đề tài: Một số biện pháp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong bếp ăn bán trú trường Mầm non Mỹ Thủy. Phụ huynh phấn khởi và yên tâm khi con mình được chăm sóc và nuôi dưỡng tốt, tạo tiền đề và tâm thế cho trẻ vững vàng bước vào lớp 1. V. Bài học kinh nghiệm. Từ những kết quả đã đạt được, bản thân đã đúc rút ra được một số bài học kinh nghiệm sau: Giáo viên dinh dưỡng cần có những kiến thức,phẩm chất chính trị tốt, lối sống lành mạnh, giản dị, sống trung thực, thật thà và nhân hậu, yêu thương tôn trọng trẻ, đối xử công bằng với tất cả các trẻ. Có trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, có ý thức học hỏi chị em đồng nghiệp để vươn lên trong chuyên môn cũng như trong công việc. Phải đảm bảo nguồn thực phẩm sạch cho trẻ dùng. Thực hiện chế biến theo quy trình một chiều, phù hợp. - Thường xuyên vệ sinh bếp bán trú , vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường luôn sạch sẽ. - Tuyên truyền phối hợp chặt chẽ với phụ huynh để phụ huynh nhận thấy rõ được tầm quan trọng của việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. - Tích cực học hỏi bạn bè đồng nghiệp để đảm bảo về chất dinh dưỡng cũng như về vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ. Đặc biệt là về mùa hè. C. KẾT LUẬN. Lứa tuổi mầm non là lứa tuổi “ Học ăn, học nói”. Ở độ tuổi này trẻ rất non nớt và nhạy cảm. Chương trình giáo dục đã giành một quỹ thời gian rất lớn để chăm sóc và giáo dục các cháu. Việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm là mối quan tâm lớn của toàn xã hội hiện nay. Vai trò của một trường có tổ chức ăn bán trú là một trách nhiệm nặng nề Giáo viên: Trần Thị Thúy - Trường MN Mỹ Thủy 12
  12. Đề tài: Một số biện pháp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong bếp ăn bán trú trường Mầm non Mỹ Thủy. mà đòi hỏi mỗi một giáo viên luôn luôn năng động, sáng tạo trong việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tại trường mầm non là giúp trẻ khỏe mạnh, nhanh nhẹn, khơi dậy ở trẻ tính tò mò, ham hiểu biết Chính vì vậy mà mỗi chúng ta cần phải quan tâm và đầu tư có hiệu quả vào trong công tác chăm sóc và giáo dục trẻ để giúp trẻ có một sức khỏe tốt hơn. Là một giáo viên dinh dưỡng tôi sẽ cố gắng nhiều hơn nữa và chuyển tải những kinh nghiệm vốn có của bản thân để trao đổi với bạn bè, đồng nghiệp ở các trường bạn. Tuyên truyền sâu rộng đến các bậc phụ huynh và cộng đồng thấy được tầm quan trọng của việc đảm bảo vệ sinh thực phẩm trong trường Mầm non Mỹ Thủy. Bản thân tôi đã không ngừng phát huy những thành tích đã đạt được. Vì vậy mà trường Mầm non Mỹ Thủy đã vượt qua mọi thử thách để thực hiện thành công mục tiêu nhiệm vụ năm học đã đề ra với các biện pháp trên, các đồng nghiệp của tôi đã vận dụng vào việc “Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong bếp ăn bán trú” đạt hiệu quả cao trong suốt năm học này. Trên đây là sáng kiến kinh nghiệm của tôi về việc “Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong bếp ăn bán trú trường Mầm non Mỹ Thủy” đã được tôi áp dụng trong suốt năm học này. Tuy nhiên, không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong sự góp ý, giúp đỡ của Hội đồng khoa học Phòng Giáo Dục Lệ Thủy. Hội đồng khoa học Trường Mầm non Mỹ Thủy cũng như tất cả các đồng chí, đồng nghiệp để sáng kiến kinh nghiệm này có tính khả thi cao. Tôi xin chân thành cảm ơn quý cấp! Mỹ thủy, ngày 20 tháng 5 năm 2012 Ý KIẾN CỦA HĐKH NHÀ TRƯỜNG NGƯỜI VIẾT Giáo viên: Trần Thị Thúy - Trường MN Mỹ Thủy 13
  13. Đề tài: Một số biện pháp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong bếp ăn bán trú trường Mầm non Mỹ Thủy. Trần Thị Thúy Giáo viên: Trần Thị Thúy - Trường MN Mỹ Thủy 14