SKKN Một số biền pháp dạy tốt môn Tin học ở Tiểu học

pdf 20 trang binhlieuqn2 07/03/2022 6620
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biền pháp dạy tốt môn Tin học ở Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfskkn_mot_so_bien_phap_day_tot_mon_tin_hoc_o_tieu_hoc.pdf

Nội dung tóm tắt: SKKN Một số biền pháp dạy tốt môn Tin học ở Tiểu học

  1. + Có hiểu biết ban đầu về tin học và ứng dụng tin học trong học tập và trong đời sống. + Có khả năng sử dụng máy tính trong việc học những môn học khác, trong hoạt động vui chơi giải trí nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và thích ứng với đời sống xã hội hiện đại. + Bước đầu làm quen với cách giải quyết vấn đề có sử dụng công cụ tin học. 2. Cơ sở lý luận của vấn đề 2.1 Cơ sở lí luận - Nghị quyết 40/2000/QH10 và chỉ thị 14/2001/CT-TT ngày 9/12/2000 về việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông: Nội dung chương trình là tích cực áp dụng một cách sang tạo các phương pháp tiên tiến, hiện đại, ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy và học. - Trong nhiệm vụ năm học 2005-2006 Bộ trưởng giáo dục và đào tạo nhấn mạnh: Khẩn trương triển khai chương trình phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin từ nay đến năm 2010 của chính phủ về đề án dạy Tin học ứng dụng CNTT và truyền thông giai đoạn 2004-2006. - Chỉ thị 29/CT của trung ương Đảng về việc đưa công nghệ thông tin vào nhà trường. - Thông tư số 14/2002/TT- BGD& ĐT ngày 1/4/2002 về việc hướng dẫn quán triệt chủ trương đổi mới giáo dục phổ thông. 2.2. Cơ sở thực tiễn - Nội dung chương trình môn Tin học hiện nay được dạy theo bộ sách Cùng học Tin học Quyển 1; Quyển 2; Quyển 3 do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định. - Tuy môn Tin học là môn tự chọn nhưng nhà trường đã tạo điểu kiện để học sinh được học từ khối lớp 3, tạo điều kiện sắm sửa máy móc, trang bị phòng máy 6
  2. với 15 máy dành cho học sinh. Các máy được kết nối với nhau tạo điều kiện thuận lợi cho việc giảng dạy. - Được sự ủng hộ của các cấp ủy - Ủy ban nhân dân - các ban ngành, phụ huynh toàn trường hỗ trợ cơ sở vật chất cho nhà trường. - Nội dung sách nhẹ nhàng, trình bày đẹp, sách chú trọng nhiều về phần thực hành rất phù hợp với lứa tuổi học sinh tiểu học. - Học sinh từ khối 3 đến khối 5 được học môn Tin học. Mỗi lớp được học với thời lượng 2 tiết/ 1tuần. - Môn Tin học là một môn học Tự chọn nên học sinh tiếp thu kiến thức một cách thoải mái, không bị gò ép. - Học sinh đã nắm được các kiến thức cơ bản của bài học. Từ đó học sinh đã biết sử dụng và ứng dụng phần mềm vào việc học tập. - Kỹ năng thực hành của học sinh khá tốt. 2.3. Mục đích nghiên cứu Nâng cao chất lượng giảng dạy và đổi mới phương pháp dạy môn Tin học ở tiểu học. Mục đích của việc ứng dụng công nghệ thông tin vào trường nói chung và trường tiểu học nói riêng là sử dụng công nghệ thông tin như một công cụ lao động trí tuệ, giúp lãnh đạo các nhà trường nâng cao chất lượng quản lí, giúp các thầy giáo cô giáo nâng cao chất lượng dạy học; trang bị cho học sinh kiến thức về công nghệ thông tin, học sinh sử dụng máy tính như một công cụ học tập nhằm nâng cao chất lượng học tập; góp phần rèn luyện học sinh một số phẩm chất cần thiết của người lao động trong thời kỳ hiện đại hóa. - Mục tiêu của việc dạy học môn tin học ở bậc tiểu học là nhằm giúp cho học sinh: 7
  3. + Có hiểu biết ban đầu về tin học và ứng dụng tin học trong học tập và trong đời sống. + Có khả năng sử dụng máy tính trong việc học những môn học khác, trong hoạt động vui chơi giải trí nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và thích ứng với đời sống xã hội hiện đại. + Bước đầu làm quen với cách giải quyết vấn đề có sử dụng công cụ tin học. 2.4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Học sinh khối 3, 4, 5 tham gia học trong nhà trường 2.5. Phương pháp nghiên cứu - Theo dõi và kiểm tra đánh giá việc tiếp thu bài của HS - Thăm lớp, dự giờ đồng nghiệp - Kiểm tra chất lượng sau giờ học. 3. Thực trạng của vấn đề 3.1. Nhà trường Nhà trường đã có phòng máy vi tính cho học sinh học nhưng vẫn còn hạn chế về số lượng máy tính, mỗi tiết thực hành có 2 – 3 em ngồi cùng một máy nên các em cũng bị hạn chế thời gian để thực hành, làm bài tập một cách đầy đủ. Phòng học không có máy chiếu nên việc hướng dẫn cho học sinh không được tập trung dẫn đến mất nhiều thời gian 3.2. Giáo viên - Môn Tin học mới chỉ là môn tự chọn trong chương trình bậc Tiểu học nên chương trình và phân phối chương trình bước đầu có sự thống nhất và đang hoàn chỉnh. - Tài liệu tham khảo dành riêng cho bộ môn Tin học còn quá ít. Nhất là những tài liệu nói về phương pháp dạy học đặc trưng của môn Tin học. 8
  4. - Một số phần mềm không thể áp dụng được vào giảng dạy vì do trình độ giáo viên còn hạn chế và phòng máy không có tai nghe cho học sinh như phần mềm học tiếng Anh và phần mềm nhạc Encore. - Phần mềm Encore (Em học nhạc) đã được cài đặt nhưng việc sử dụng còn gặp nhiều khó khăn do: + GV chưa sử dụng thành thạo phần mềm nhạc. + Kiến thức về âm nhạc còn hạn chế. - Do là môn tự chọn nên đa số giáo viên dạy Tin học trong trường Tiểu học đều là giáo viên hợp đồng, chỉ tiêu biên chế chưa có, lương thấp nên cũng phần nào ảnh hưởng đến chất lượng dạy học. 3.3. Học sinh - Đa số học sinh không có máy ở nhà để luyện tập nên các thao tác của học sinh chưa được thành thạo. - Đây là môn học tự chọn nên một số học sinh chưa học nghiêm túc và phụ huynh chưa quan tâm. - Việc rèn luyện thói quen gõ 10 ngón tay cho học sinh còn gặp khó khăn do học sinh không có nhiều thời gian cho việc luyện tập trên lớp. 4. Các giải pháp, biện pháp thực hiện 4.1. Các giải pháp thực hiện - Theo dõi và kiểm tra đánh giá việc tiếp thu bài của HS - Thăm lớp, dự giờ đồng nghiệp - Kiểm tra chất lượng sau giờ học. 4.2. Một số biện pháp để dạy tốt môn tin học ở Tiểu học 4.2.1. Cải thiện chất lượng phòng máy 9
  5. Việc sửa chữa máy tính trong phòng máy cần có chuyên viên bảo trì máy tính đến sửa chữa. Nhưng người quản lí trực tiếp và thường xuyên nhất chính là giáo viên. Để có một tiết thực hành đạt hiệu quả cao và không ảnh hưởng nhiều đến học sinh thì tất cả các máy trong phòng phải hoạt động tốt. Thế nhưng trong quá trình sử dụng máy tính, chúng ta vẫn thường xuyên gặp phải những lỗi hệ thống từ nhỏ đến lớn. Trong đó, những sự cố bất thường như: treo máy, khởi động lại, thậm chí tắt luôn không khởi động được làm ảnh hưởng rất nhiều đến giờ dạy. Trước khi gọi chuyên viên bảo trì tới sửa, là một giáo viên Tin học, bạn cũng cần phải nắm bắt một số những thủ thuật cơ bản nhất để xử lí kịp thời. Với những sự cố bất ngờ trên, việc xác định nguyên nhân của nó sẽ giúp ta tìm ra cách giải quyết, xử lí vấn đề dễ dàng hơn: - Việc đầu tiên là cần phải kiểm tra tất cả các cáp dây nối (cáp nguồn, cáp dữ liệu ) để chắc chắn là mọi thứ đã được gắn chặt và đúng cách. Ví dụ: + Kiểm tra lại những phần mềm hay phần cứng được cài đặt gần đây: Nếu sự cố xảy ra ngay sau vừa cài đặt một phần cứng hay chương trình phần mềm, bạn hãy gỡ bỏ chúng ra và khởi động trở lại. Nếu máy tính vẫn hoạt động bình thường thì đó chính là nguyên nhân. Còn việc cài đặt lại sẽ do nhân viên bảo trì tiếp tục làm sau đó. + Kiểm tra nhiệt độ thùng máy: Sự quá nhiệt là một nguyên nhân khác, thường xảy ra do sự hoạt động kém của các quạt giải nhiệt, các loại bụi bẩn bám trong thùng máy. Nếu thấy bên trong thùng máy có nhiều bụi bẩn bám vào, bạn nên vệ sinh nhưng phải rất cẩn thận vì nó có nguồn điện thế cao, rất dễ gây nguy hiểm. Tốt hơn hết là nên báo lại cho nhân viên bảo trì. + Kiểm tra lại bộ nhớ Ram: Đây là nguyên nhân chủ yếu mà tôi thường gặp mỗi khi máy không khởi động được hoặc bị lỗi bất thường khi đang hoạt động. Nếu 10
  6. phát hiện ra bộ nhớ có vấn đề, hãy tháo các thanh Ram ra, lau sạch chân thanh Ram và gắn lại thật chặt, hoặc lần lượt gắn từng thanh Ram ở các vị trí khác nhau để kiểm tra. - Tóm lại : Là giáo viên Tin học, công việc chính là giảng dạy. Nhưng nếu giáo viên có thể khắc phục được những sự cố nhỏ một cách kịp thời đó sẽ đem lại hiệu quả lớn trong quá trình nâng cao chất lượng giờ thực hành. 4.2.2 Giáo viên có kế hoạch bài dạy, xây dựng ý tưởng, thiết kế bài dạy phù hợp Ngay từ bài học đầu tiên trong chương trình học Tin học, giáo viên phải xác định rõ cho học sinh nhận biết các bộ phận máy tính và tác dụng của các bộ phận bằng cách cho học sinh quan sát ngay trong giờ giảng lý thuyết. Sau đó, vấn đề làm tôi quan tâm nhất là tạo cho các em có thao tác đúng và thành thạo khi sử dụng chuột, bàn phím, Ví dụ: - Bài Chuột máy tính (khối 3): Để giúp các em sử dụng thành thạo các thao tác ngay trong tiết học giáo viên cần lồng ghép một số trò chơi như: Trò chơi Dots, trò chơi Sticks hoặc một vài trò chơi khác nhưng phải có tính giáo dục (thay vì đợi đến Phần trò chơi HS mới được chơi). Đối với những học sinh yếu, cũng giống như học sinh lớp 1, giáo viên phải cầm tay các em để chỉ dẫn. Với phương pháp này, học sinh nắm bắt rất nhanh, rất hứng thú và nhanh chóng sử dụng được chuột. Ở lớp 4 và 5: Lúc này các em đã được hiểu biết nhiều hơn về máy tính nên GV sẽ có những yêu cầu cao hơn. HS phải nắm được cách sắp xếp thông tin theo hệ thống của máy tính. Biết cách sắp xếp và tìm kiếm thông tin. - Học và Chơi cùng máy tính: giáo viên yêu cầu học sinh cần có thái độ nghiêm túc khi học và làm việc trên máy tính, không phân biệt phần mềm học tập 11
  7. hay phần mềm trò chơi. Giáo viên cần liên hệ thực tế để giúp học sinh nắm được từ việc học và chơi trên máy tính đến đời sống thường ngày: + Luyện tính kiên trì, trí thông minh,luyện sử dụng chuột qua trò chơi Dots, Stiks, + Yêu thích môn Toán qua trò chơi Cùng học toán. + Chơi thể thao, tìm hiểu thiên nhiên qua trò chơi Golf, Khám phá rừng nhiệt đới. Ở chương học này, thời gian thực hành khá dài, dễ gây nhàm chán. Giáo viên nên chủ động dạy dàn trải trong các tiết học. - Em tập gõ bàn phím: Đây cũng là phần trọng tâm của chương trình lớp 3. Phần này đòi hỏi phải có sự tập luyện thường xuyên thì mới đạt hiệu quả cao được. Giáo viên cần giúp học sinh hiểu được lợi ích của việc gõ phím bằng 10 ngón để từ đó học sinh có ý thức hơn trong việc rèn luyện. Không cần nhiều, ở mỗi tiết thực hành, nếu còn thời gian hãy khuyến khích học sinh luyện gõ trong 10 phút thôi sẽ mang lại hiệu quả rất tốt. Cần phải chú trọng và nghiêm túc rèn từ lớp 3 về cách đặt tay lên bàn phím, cách gõ phím thì đến lớp 4-5 học sinh mới có thói quen gõ 10 ngón. - Em tập vẽ: Với phần học này, học sinh rất có hứng thú học tập. Ở phần học này giáo viên cần chú trọng cho học sinh thực hành nhiều, giảm tiết lý thuyết hoặc có thể giảng lý thuyết ngay trong tiết thực hành. Như vậy học sinh mới có thao tác thành thạo được. Ngoài việc dạy những yêu cầu cơ bản trong SGK . Nếu có điều kiện giáo viên có thể thiết kế các bài tập khác để phần học này thêm phong phú. Ví dụ: Bài Vẽ đường cong: SGK yêu cầu học sinh vẽ con cá và chiếc lá. Giáo viên có thể giới thiệu thêm cho các em một số mẫu vẽ khác như Cái nôi em bé, Sóng biển, cái quạt, hoặc em hãy tự nghĩ ra những vật gì có sử dụng đường cong để vẽ dành cho những học sinh đã hoàn thành bài vẽ theo yêu cầu. 12
  8. Ở lớp 4-5, yêu cầu đã được nâng cao hơn. Ngoài những kiến thức cơ bản cần đạt được ra, giáo viên cần quan tâm nhiều đến vấn đề ứng dụng của các kiến thức đó vào bài vẽ. - Em tập soạn thảo: Nội dung kiến thức chủ yếu là tạo cho học sinh những kiến thức cơ bản nhất để soạn thảo và trình bày một văn bản. Ở phần này giáo viên cũng chú ý đến dạy thực hành hơn, dạy xong lý thuyết là cho học sinh thực hành ngay như vậy học sinh mới nắm được. Ở lớp 3 học sinh được làm quen với 2 cách gõ là kiểu VNI và kiểu Telex. Giáo viên cần cung cấp cả 2 cách gõ này và khuyến khích các em lựa chọn cách gõ phù hợp để việc soạn thảo dễ dàng hơn. Ở lớp 4 và 5 học sinh đã được học cách trình bày văn bản. Giáo viên hãy tạo điều kiện cho các em ứng dụng những kiến thức vừa học vào trình bày những văn bản thông thường . Ví dụ: Khi dạy bài Căn lề (lớp 4) giáo viên đưa thêm một số bài thơ, bài ca dao tục ngữ hay một đoạn văn bản đã học trong SGK Tiếng Việt mà học sinh đã học ở trên lớp để các em thực hành. Trong giờ học thực hành giáo viên nên tạo sự tranh đua giữa các nhóm học sinh bằng cách phân công các nhóm làm bài thực hành, sau đó các nhóm nhận xét, chấm điểm (dưới sự chỉ dẫn của giáo viên) của nhau để tạo được sự hào hứng học tập và sáng tạo trong quá trình thực hành. - Thế giới Logo của em: Logo là một ngôn ngữ lập trình, có đầy đủ các đặc điểm của một ngôn ngữ máy tính, xuất phát từ ngôn ngữ LISP, ngôn ngữ của trí tuệ nhân tạo. Logo là ngôn ngữ để học. Để hỗ trợ thực hiện quá trình học và suy nghĩ bằng cách khuyến khích HS tìm tòi khám phá. Logo có bảng kí tự, từ khóa riêng, cú pháp riêng và khá chặt chẽ. 13
  9. Ở lớp 4 và lớp 5 học sinh mới được làm quen với phần mềm này và đây cũng là lần đầu tiên học sinh được làm quen với ngôn ngữ lập trình. Do vậy, khi thực hành những câu lệnh của Logo GV cần lưu ý HS phải rất cẩn thận khi viết các câu lệnh, tránh để học sinh hiểu tùy tiện, áp dụng những ngôn ngữ thông thường dành cho câu lệnh. Đứng trước mỗi bài tập, bài thực hành, giáo viên luôn luôn yêu cầu học sinh chia công việc được giao thành những nhiệm vụ nhỏ hơn và cuối cùng dùng những lệnh cơ bản của Logo để thực hiện. Sau khi chia nhỏ và phân tích bài toán, cần rèn luyện cho học sinh cách nhìn tổng hợp bài toán. Khuyến khích học sinh làm việc tập thể, làm việc theo nhóm . Ví dụ: Viết chương trình gồm một số thủ tục để tạo ra hình trang trí theo mẫu. Để làm được bài tập này, giáo viên cho học sinh thảo luận nhóm 4 và chia việc cho từng học sinh cụ thể như: Thủ tục 1: Vẽ hình vuông với câu lệnh Repeat 4[FD 50 T 90] Thủ tục 2: Vẽ tam giác : Repeat 3 [FD 50 RT 120] Thủ tục 3: Vẽ ngôi nhà : dùng hai thủ tục 1 và 2 tong thân thủ tục 3. Thủ tục 4 : Vẽ vành bánh xe (lặp 12 lần thủ tục 3) 14
  10. 4.2.3. Tận dụng nhưng nguồn tài nguyên sẵn có của máy vi tính , hoặc truy cập mạng để tìm hiểu thông tin, tìm kiếm tài nguyên trên Iternet phục vụ cho quá trình dạy và học. 4.2.4. Giáo viên có kế hoạch bồi dưỡng để nâng cao kiến thức bản thân đáp ứng được nhưng yêu cầu đổi mới, cập nhập thông tin một cách đầy đủ, chính xác Muốn có giờ dạy đạt hiệu quả cao, bản thân mỗi giáo viên dạy tin học nhận thức được cần phải có kế hoạch bồi dưỡng Tin học cho bản thân bằng cách tự tìm tòi, tham khảo các tài liệu có lien quan hoặc có thể hỏi các đồng nghiệp ở trường bạn. Bên cạnh tìm hiểu kiến thức về Tin học, giáo viên cũng phải tìm hiểu các kiến thức khác như văn hóa, xã hội để nâng cao hiểu biết của bản thân. 5. Kết quả đạt được Sau khi nghiên cứu và qua quá trình trải nghiệm tôi nhận thấy đã đạt được hiệu quả. Số lượng học sinh sử dụng thạo máy tính tốt hơn năm trước. Tiết dạy cũng trở nên nhẹ nhàng và hiệu quả hơn, tạo được nhiều hứng thú cho học sinh trong quá trình tiếp thu bài . 5.1. Đối với học sinh: 5.1.1. Kiến thức: Sau khi áp dụng sáng kiến : “ Một số biện pháp dạy tốt môn Tin học ở Tiểu học” vào giảng dạy đã mang lại hiệu quả khá rõ rệt: - Khi vận dụng thực hành trò chơi học sinh cảm thấy thích thú , phấn khởi , hăng say. - Được thực hành nhiều học sinh xây dựng cho mình thói quen tìm hiểu kĩ càng các vấn đề, chuẩn bị bài tốt hơn để khắc sâu được kiến thức. - Khi cùng nhau chơi học sinh mạnh dạn hỏi bạn những điều mình chưa rõ. Do đó nội dung học tập được tìm hiểu một cách đầy đủ , cặn kẽ , cụ thể hơn. 15
  11. - Thái độ nhút nhát, thụ động giảm dần . Thay vào đó là thái độ chủ động, hăng hái phát biểu ý kiến. Chủ động chiếm lĩnh , lĩnh hội kiến thức. Do đó kết quả học tập nâng cao rõ rệt. Kết quả trên góp phần hình thành con người phát triển toàn diện , giúp học sinh vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn 5.1.2. Năng lực - 100% học sinh đều tự giác thực hiện nhiệm vụ, không có học sinh nào đứng ngoài cuộc trong các tiết học vì mỗi học sinh giống như là một bộ phận trong một guồng máy. Nếu trong một nhóm một học sinh không thực hiện nhiệm vụ thì cả nhóm sẽ dừng lại. Vì vậy chính các em thúc đẩy nhau tự giác thực hiện nhiệm vụ học tập, tạo thành thói quen làm việc. - Phát huy năng lực tư duy của học sinh vì: trong mỗi phần kiểm tra kết quả mỗi học sinh đều suy nghĩ, đều phải hoạt động để có được kết quả cao, sự thể hiện mình,đó là niềm vui của mỗi học sinh vì vậy mỗi học sinh đều cố gắng. 5.2. Đối với giáo viên: 5.3. Đối với phụ huynh: - Tin tưởng vào kết quả chất lượng học tập của học sinh. - Tin tưởng vào sự quan tâm củagiáo viên cũng như nhà trường, từ đó có sự ủng hộ tốt với giáo viên, nhà trường, tích cực hơn trong các hoạt động giáo dục của nhà trường. 6. Điều kiện để sáng kiến được nhân rộng 6.1 . Về nhân lực : * Giáo viên: Phải yêu thích môn học , phải tâm huyết với nghề , nắm vững các kiến thức. - Tìm tòi, sáng tạo cách dạy, cách học, nâng cao chuyên môn nghiệp vụ tạo sự hứng thú cho học sinh tiếp thu bài. - Hãy tạo mọi cơ hội, mọi điều kiện thuận lợi để học sinh tìm tòi sáng tạo. - Dự giờ thăm lớp, hội thảo phương pháp giảng dạy của các môn học khác. 16
  12. - Tích cực tham mưu với nhà trường nâng cấp máy, trang thiết bị dạy học. - Thực hiện tốt các quy định của ngành đề ra. * Học sinh: Có đầy đủ các đồ dùng học tập . Yêu thích môn học , có tinh thần tự giác, biết thi đua khi thực hành. 6.2. Về trang thiết bị , kĩ thuật Có đầy đủ máy tính, máy chiếu, đồ dung tài liệu phục vụ cho môn Tin học. 17
  13. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận Nâng cao hiệu quả giáo dục luôn là vấn đề cấp bách đựơc đặt lên hàng đầu trong sự nghiệp giáo dục. Dạy tốt - học tốt là mục tiêu mà những người làm công tác giáo dục hướng tới. Muốn có chất lượng, hiệu quả ở một trường học, giữa hai yếu tố dạy và học thì yếu tố học là cực kỳ quan trọng. Dạy tốt mà học không tốt thì cũng không có được kết quả tốt. Muốn tiếp thu tốt kiến thức, các thầy cô giáo dạy thì học sinh phải chăm chỉ học. Theo tôi song song với việc bồi dưỡng nhân tài, nâng cao chất lượng giáo dục thì việc đưa giảng dạy bộ môn Tin học là nhiệm vụ cần thiết và cấp bách góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực phù hợp với việc phát triển kinh tế xã hội trong thời kỳ mới - Thời kỳ bùng nổ công nghệ thông tin phù hợp với quan điểm của Đảng là: Phấn đấu nước ta tới 2020 là nước công nghiệp hiện đại và ngay trong nhiệm vụ năm học 2011/2012, Bộ trưởng giáo dục đào tạo nhấn mạnh: Khẩn trương triển khai chương trình phát triển nguồn nhân lực CNTT và đề án dạy Tin học ứng dụng CNTT và truyền thông của ngành. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi mới phương pháp dạy - học và công tác quản lý giáo dục. Tiếp tục thực hiện tổ chức dạy học môn Tin học theo Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05 tháng 5 năm 2006 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Những biện pháp tôi vừa trình bày không phải quá xa lạ đối với chúng ta, nó tựa như những thứ “Rau cỏ trị bệnh” mà ta bắt gặp trong cuộc sống đời thường. Bất cứ ai cũng có thể hiểu và áp dụng được. Tuy vậy, trong thực tế không phải lúc nào cũng đựơc giáo viên chú trọng nó đòi hỏi ở lương tâm người thầy, cần phải coi học sinh như chính những đứa con của mình. Khi những cố gắng của người giáo viên đạt kết quả tốt, được học sinh tin yêu. Đó mới chính là phần thưởng lớn nhất trong cuộc đời dạy học của mình. 18
  14. 2. Khuyến nghị Tôi mong muốn những biện pháp cũng như quan điểm của mình được quý vị đón nhận và áp dụng triển khai trong để chứng minh tính khả thi của sáng kiến kinh nghiệm rất mong Ban giám hiệu và các đồng chí đồng nghiệp góp ý kiến để sáng kiến kinh nghiệm ngày càng hoàn thiện hơn. * Nhà trường: Môn Tin học là môn chủ yếu thực hành trên máy tính là dụng cụ học tập có giá trị cao về vật chất do đó cần có sự quan tâm đúng mức của các cấp các ngành và nhà trường tạo điều kiện sắm sửa máy móc, trang thiết bị phục vụ cho việc dạy và học môn Tin học để giúp cho các em có điều kiện học tập tốt nhất. * Giáo viên: - Tìm tòi sáng tạo cách dạy, cách học tạo sự hứng thú tiếp thu bài . - Yêu nghề, mến trẻ, nâng cao chuyên môn nghiệp vụ - Thăm lớp dự giờ, hội thảo phương pháp giảng dạy các bộ môn khác. - Tích cực tham mưu với nhà trường để tăng cường nâng cấp máy, trang thiết bị dạy học. * Phụ huynh học sinh: Cần có sự quan tâm đúng mực quản lý thời gian và tạo điều kiện mua sắm máy tính để các em thực hành ở nhà * Các cấp quản lý. Nhằm giúp cho công tác giảng dạy đạt hiệu quả cao, tôi rất mong các cấp lãnh đạo không ngừng quan tâm tạo điều kiện cho chuyên ngành giáo dục nói chung và bộ môn Tin học nói riêng. Rất mong ban lãnh đạo có kiến nghị, đề đạt lên cấp trên quan tâm đến bộ môn Tin học và có chỉ tiêu biên chế cho giáo viên Tin học để giáo viên bộ môn phấn khởi hơn, nhiệt tình hơn trong quá trình cống hiến cho sự nghiệp giáo dục. 19
  15. Trên đây là một số những biện pháp mà tôi đã áp dụng vào dạy môn Tin học. Bài viết này chắc chắn còn nhiều thiếu sót, tôi rất mong được sự góp ý kiến của của chuyên môn và các đồng nghiệp để tôi giảng dạy ngày một tốt hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! 20