SKKN Một số biện pháp đổi mới công tác quản lý nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong trường Mầm non

doc 17 trang binhlieuqn2 08/03/2022 8034
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp đổi mới công tác quản lý nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong trường Mầm non", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_doi_moi_cong_tac_quan_ly_nham_nang_cao.doc

Nội dung tóm tắt: SKKN Một số biện pháp đổi mới công tác quản lý nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong trường Mầm non

  1. Từ những định hướng trên nhà trường đã xây dựng kế hoạch “Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ Trường mầm non Quyết Thắng TT Bến Quan năm học 2017-2018”. Kế hoạch này đã vạch ra nội dung, chương trình thời gian và biện pháp cụ thể để thực hiện nhiệm vụ đặt ra. Trên cơ sở này các tổ, nhóm và giáo viên xây dựng kế hoạch cho từng khối, lớp để thực hiện một cách có bài bản, khoa học. Những ví dụ cụ thể: Khi dạy trẻ kỹ năng tự phục vụ ở lớp như: Tự đi và tháo dày dép, để quần áo, đồ dùng đúng nơi quy định giáo viên cũng trao đổi để phụ huynh rèn trẻ làm tự làm các công việc lao động phục vụ bản thân ở nhà mình như: tự đánh răng, rửa mặt, lấy quần áo mặc, đi giầy dép, đi tất, tự xúc ăn Khi dạy trẻ cách ứng xử văn hóa cô cũng nhẹ nhàng trao đổi để phụ huynh rèn trẻ các hành vi văn hóa ở nhà như: gõ cửa trước khi vào, mời trước khi ăn, cảm ơn, xin lỗi đúng lúc Tuyên truyền để phụ huynh hiểu rằng mỗi người trong gia đình đều có trách nhiệm trong việc giáo dục hình thành kỹ năng sống cho trẻ và đều phải làm tấm gương để trẻ noi theo. Những kỹ năng sống tốt đẹp chỉ được hình thành trên nền tảng là tình yêu thương, sự quan tâm, trong mối quan hệ gắn kết mật thiết giữa cô - trẻ và phụ huynh. Kết hợp với các giáo viên trong lớp: Để giáo dục kỹ năng sống cho trẻ một cách tốt nhất, nếu trong lớp có nhiều cô thì các giáo viên trong lớp cần có sự phối kết hợp chặt chẽ để cùng nhau giáo dục trẻ. Kỹ năng sống của giáo viên cũng là một trong những điều rất quan trọng trong việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ, là tấm gương cho trẻ noi theo. Kỹ năng làm việc cùng bạn trong nhóm lớp và tập thể. Trẻ thường yêu thích trò chơi do chúng lựa chọn và tự đề ra cách chơi, tự phân nhóm. Vì vậy để việc giáo dục mang tính hiệu quả cao, người giáo viên cần tiến hành bài dạy thông qua giáo án, trò chơi học tập, sắm vai, diễn kịch Với niềm say mê tự khám phá từ các bài học, trẻ rút ra kiến thức để vận dụng trong cuộc sống, mỗi trẻ sẽ giới thiệu nhiều kết quả bất ngờ. Giáo viên đưa ra những bài tập, những thử thách, trò chơi mang tính chất tập thể đòi hỏi trẻ phải tự tìm nhóm, tự hợp sức để hoàn thành yêu cầu của cô. Từ đấy, hình thành ý thức tập thể và làm việc theo nhóm. Vui chơi cùng nhóm bạn trong hoạt động ngoại khóa. Kỹ năng tạo niềm vui thông qua kết quả tập thể đạt được. Khi trẻ tham gia vào một hoạt động nhóm đòi hỏi trẻ phải có sự làm việc nghiêm túc, phải phân công rõ ràng để đạt được kết quả. Giáo viên cần có sự động viên để trẻ thấy được sự nỗ lực của cả nhóm trong quá trình trẻ làm việc theo nhóm. Giáo viên cần nhận xét sao cho trẻ cảm nhận được mỗi thành viên trong nhóm đều rất quan trọng và đều đã làm việc rất tốt. Dù kết quả đó có đạt yêu cầu hay không đạt yêu cầu thì trẻ vẫn cảm thấy giá trị của sự đoàn kết giữa các thành viên trong nhóm, tự biết động viên và an ủi, tạo niềm vui cho nhau thông qua kết quả tập thể đạt được. Kỹ năng tạo ra tinh thần đồng đội: Trẻ ở độ tuổi này đã biết làm việc theo nhóm và thích tham gia vào những hoạt động tập thể. Tuy nhiên, đôi khi trẻ vẫn làm việc theo nhóm với cách hiểu đơn giản là gộp các bạn lại chứ ít nhiều chưa có sự gắn kết. Vì 9
  2. vậy, giáo viên cần tổ chức thường xuyên và đa dạng các hoạt động làm việc theo nhóm. Đưa giáo dục “ Kỹ năng sống cho trẻ” vào nhiệm vụ chính yếu trong năm học của nhà trường là một hướng đi đúng, nó đã có tác dụng rất tốt góp phần to lớn làm nên thành công trong nhiệm vụ nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường trong năm học này. 3.4. Thường xuyên đẩy mạnh phong trào thi đua. Thi đua là đòn bảy nâng cao chất lượng giáo dục, nó chính là động lực thúc đẩy các hoạt động nhà trường ngày một tốt hơn. Mỗi tập thể dù lớn hay nhỏ trong từng ngôi trường đều có các phong trào thi đua cho năm học. Trước đây thi đua còn chạy theo thành tích,học sinh cuối năm phải đạt kết quả cao, mà ít nghĩ đến chất lượng. Hiện nay ngành đã chấn chỉnh và coi chất lượng giáo dục là hàng đầu và chống bệnh thành tích, tiêu cực trong thi đua, để đánh giá chất lượng một cách trung thực sát với lực học của các cháu và công tác giảng dạy của giáo viên. Ðể đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thi đua khen thưởng, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong tổ chức thực hiện phong trào thi đua yêu nước; Ngay từ đầu năm học thành lập hội đồng thi đua khen thưởng nhà trường bao gồm: Đ/c bí thư chi bộ, BGH, Chủ tịch công đoàn, trưởng ban thanh tra, các tổ trưởng chuyên môn.Trong năm học chúng tôi đã thực hiện đồng bộ một số giải pháp chủ yếu sau: - Tiếp tục đổi mới nội dung và hình thức công tác thi đua khen thưởng bảo đảm phù hợp và sát thực tiễn, coi đây là nhiệm vụ chính trị trọng tâm. Các phong trào thi đua của đơn vị phải có chủ đề, khẩu hiệu hành động rõ ràng; nội dung thi đua và chỉ tiêu phấn đấu phải cụ thể, thiết thực, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và điều kiện đặc thù của mình. Việc đăng ký thi đua và tổ chức cho từng cán bộ, viên chức và nhân viên, các tổ chuyên môn, các đoàn thể đăng ký thi đua phải được làm ngay sau khi phát động phong trào thi đua đầu năm qua hội nghị công chức, viên chức. Đợt 1: Từ tháng 9/2017 đến ngày 11/2017; Đợt 2: Từ ngày 11/2017đến ngày 5/2018. Mỗi đợt thi đua cần tạo ra được sự đột phá mới, nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, xử lý dứt điểm bức xúc; tập trung hoàn thành công tác trọng tâm, trọng điểm của đơn vị. - Chú trọng công tác phát hiện, bồi dưỡng, tổng kết và nhân rộng cá nhân, tập thể điển hình tiên tiến. Đây cần được xác định là nhiệm vụ trọng tâm trong việc đổi mới phương pháp tổ chức phong trào thi đua. Cần xây dựng tiêu chí xác định gương điển hình tiên tiến để áp dụng trong đơn vị. Tuỳ thuộc tính chất công việc được giao, thực hiện bình xét, chấm điểm thi đua định kỳ hàng tháng, quý, năm đối với cán bộ, viên chức, nhân viên báo cáo Hội đồng thi đua khen thưởng những gương người tốt, việc tốt, các tập thể điển hình tiên tiến để tổng hợp, lựa chọn và tổ chức tuyên truyền, nêu gương tại các hội nghị, trên các phương tiện thông tin đại chúng để tạo sự lan tỏa tích cực trong trường cũng như toàn xã hội. - Đề cao vai trò chỉ đạo, điều hành đối với công tác thi đua khen thưởng. Cần nêu cao trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng, chính quyền, nhất là trách nhiệm của người đứng đầu trong công tác thi đua khen thưởng. Cán bộ làm công tác thi đua khen thưởng, ngoài nắm vững các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, kiến thức chuyên môn nghiệp vụ về thi đua khen thưởng, cần có 10
  3. lòng nhiệt tình với công việc và phải có năng lực tổ chức phong trào thi đua để hướng mọi người trong tập thể phấn đấu đạt mục tiêu đề ra. - Công tác thi đua khen thưởng phải bảo đảm công bằng, kịp thời, đánh giá đúng mức sự nỗ lực, thành tích đạt được. Việc khen thưởng không nhất thiết phải đến kỳ sơ kết, tổng kết phong trào mới đưa bình xét mà cần tiến hành thường xuyên, vì thực chất của việc khen thưởng có vai trò chủ yếu là động viên tinh thần, làm cho người được khen thưởng phấn khởi, khích lệ và do đó hiệu quả công việc đương nhiên sẽ tốt hơn. Cũng cần quan tâm, động viên kịp thời những tổ chức, cá nhân có tinh thần sáng tạo, vượt khó để hoàn thành nhiệm vụ. Việc khen thưởng đem lại giá trị tinh thần vì đó là sự tôn vinh. Mà đã là tôn vinh thì phải có sự thừa nhận khách quan. Nếu không công bằng, khách quan thì thi đua khen thưởng sẽ phản tác dụng. Do vậy, việc khen thưởng phải đảm bảo công bằng: đúng người, đúng thành tích, đúng mục đích trọng tâm của thi đua để kịp thời động viên người tốt, tổ chức tốt nỗ lực hơn nữa, đồng thời có tác dụng khuyến khích người chưa tốt, đơn vị chưa tốt cố gắng phấn đấu hơn, tránh tình trạng cào bằng, hoặc năm trước đơn vị đó, người đó được khen thì năm nay nhường đơn vị khác, làm triệt tiêu sự nỗ lực phấn đấu liên tục của người đó, đơn vị đó. - Tăng cường công tác hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các tổ chức, cá nhân thực hiện công tác thi đua khen thưởng và các quy chế, quy định nội bộ của trường. Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc thực hiện công tác thi đua khen thưởng; kịp thời phát hiện các vấn đề khó khăn, vướng mắc để kiến nghị cấp ủy Đảng, BGH nhà trường có biện pháp khắc phục, chấn chỉnh nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thi đua khen thưởng; phê bình những đơn vị tổ chức, cá nhân thực hiện phong trào qua loa, hời hợt, đối phó; phát hiện, ngăn chặn tiêu cực trong công tác thi đua khen thưởng, tránh tình trạng khen thưởng tràn lan, không thực chất. Hội đồng thi đua khen thưởng trong việc đánh giá, bình xét danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng cuối năm của các cá nhân, đơn vị, bảo đảm khách quan, công bằng. 3.5. Đổi mới công tác xã hội hóa giáo dục trong nhà trường Làm tốt công tác tham mưu Tôi nghĩ muốn nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ toàn diện tốt thì cơ sở vật chất trang thiết bị là vô cùng quan trọng. Vì thế mà tôi đã làm tốt công tác tham mưu với chính quyền địa phương, cấp trên để xây dựng và bổ sung cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị dạy học cho trẻ hoạt động; Tham mưu với các tổ chức đoàn thể trong xã hội chăm lo đời sống tinh thần, đảm bảo an toàn cho trẻ và hỗ trợ xây dựng khuôn viên nhà trường Ví dụ: Như ngày tết 1.6, trung thu có quà động viên các cháu, đặc biệt trẻ có hoàn cảnh khó khăn, khuyết tật sẽ được chăm lo, giúp đỡ cả về tinh thần và vật chất như: Quà, đồ dùng học tập để kịp thời động viên trẻ, làm tốt công tác huy động trẻ đến trường. Tham mưu với chuyên môn phòng giáo dục trong việc hỗ trợ bổ sung thêm tài liệu nghiên cứu , đồ dùng đồ chơi, trang thiết bị dạy và học, giúp đỡ trong việc bồi dưỡng giáo viên. 11
  4. Kết quả: Năm học này nhà trường đã nâng cấp, xây dựng sân chơi cụm 204 và đang tiếp tục tham mưu bổ sung, nâng cấp thêm một số hạng mục công trình như: Xây hàng rào cụm 204, nâng cấp phòng học cụm 204. Làm tốt công tác xã hội hóa. Xác định được công tác xã hội hóa giáo dục là một trong những nhân tố quan trọng trong sự nghiẹp GD- ĐT nói chung và mỗi nhà trường nói riêng. Bản thân tôi luôn tuyên truyền rộng rãi về tầm qua trọng của bậc học Mầm non để các cấp, các ngành, các bậc phụ huynh và toàn xã hội quan tâm. Thông qua các cuộc họp phụ huynh, tuyên truyền cho phụ huynh thấy được vấn đề chăm sóc giáo dục và bảo vệ an toàn cho trẻ là trách nhiệm hàng đầu của trường Mầm non và cộng đồng xã hội. Xây dựng quy định về nội dung phối hợp giữa nhà trường và hội CMHS trong nuôi dưỡng và giáo dục trẻ. Thông qua các cuộc họp phụ nữ, đoàn thanh niên, y tế xã tôi đã nhờ các đoàn thể lồng ghép các nội dung chăm sóc giáo dục trẻ để tuyên truyền. Chính nhờ làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục mà các cấp, các ngành càng thấm nhuần và chăm lo, hỗ trợ cho bậc học Mầm non. Chính sự giúp đỡ đó đã góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ của trường chúng tôi. Phối hợp với Y tế khám sức khỏe định kỳ cho các cháu, Hội phụ nữ để tuyên truyền, phổ biến kiến thức nuôi dạy trẻ khoa học cho các gia đình có con, cháu trong độ tuổi. Thường xuyên bồi dưỡng cho cán bộ giáo viên về kiến thức, kỹ năng tuyên truyền, phối hợp với các bậc cha mẹ và cộng đồng. Phối kết hợp với các ban ngành đoàn thể trong và ngoài nhà trường tuyên truyền và thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về xã hội hoá giáo dục Một số kết quả cụ thể về công tác XHH trong năm qua: Phối hợp với Hội Cha mẹ học sinh, Đoàn thanh niên thị trấn cải tạo khuôn viên, xây dựng vườn hoa, vườn rau ở các cụm trường; Tổ chức đêm văn nghệ “Bé vui đón xuân” gây quỹ xây dựng môi trường lấy trẻ làm trung tâm. 4. Kết quả: Với đề tài “ Một số biện pháp đổi mới trong công tác quản lý nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở trường mầm non” được thực hiện trong trường mầm non Quyết Thắng TT Bến Quan được bắt đầu từ năm học 2017 - 2018, các giải pháp đã thực sự phát huy tác dụng và đạt hiệu quả khả quan, đã làm thay đổi về nhận thức, hành vi của đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên trong giảng dạy, kết quả chăm sóc, dạy và học đã có chuyển biến rõ rệt; chất lượng giáo dục toàn diện đối với trẻ được nâng cao; Uy tín của nhà trường tốt hơn hẳn; nhân dân đồng thuận, nhu cầu gửi trẻ tăng dần. Với sự quyết tâm lớn của bản thân, sự đồng thuận và nỗ lực của đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên, sự hỗ trợ tích cực của phụ huynh học sinh; cùng với một số biện pháp thiết thực, phù hợp với đặc điểm tình hình của nhà trường; áp dụng đề tài “ Một số biện pháp đổi mới trong công tác quản lý nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở trường mầm non” của nhà trường đã thu được những kết quả tốt đẹp. Xin nêu vài số liệu cụ thể như sau: 4.1. Về nhà trường và giáo viên + Nhà trường đã gặt hái được những thành tích đáng kể qua việc vận dụng đổi 12
  5. mới công tác quản lý trong năm học này qua các cuộc thi đua, hội thi của trường cũng như của huyện được thể hiện bằng kết quả nổi bật như sau: Về chi bộ: Đạt trong sạch vững mạnh Về Công đoàn: Đạt Công đoàn xuất sắc cấp tỉnh Về Chi đoàn: Đạt Chi đoàn xuất sắc cấp huyện Hội thi giáo viên giỏi cấp trường 22/22 đạt 100 % Hội thi giáo viên dạy giỏi cấp huyện đạt 5/6 đạt 83,3% Hội thi giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh đạt 100% + Giáo viên: 100% giáo viên có ý thức trách nhiệm và phẩm chất của nhà giáo, luôn rèn luyện, tu dưỡng và nỗ lực phấn đấu vươn lên. Vì vậy giáo viên tích lũy được kiến thức cơ bản cần thiết về giáo dục và chăm sóc toàn diện cho trẻ mầm non; đồng thời nâng cao được chuyên môn nghiệp vụ giáo dục trẻ, không la mắng, giải quyết hợp lý, công bằng với mọi tình huống xảy ra giữa các trẻ trong lớp. - Trong giảng dạy, chú ý đến hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm nhiều hơn, Mạnh dạn, tự tin điều khiển các cuộc họp phụ huynh học sinh, biết tự chuẩn bị, phối hợp chặt chẽ, trao đổi thường xuyên với cha mẹ trẻ. - Mọi người trong đội ngũ đã nêu cao ý thức tự giác, chủ động hơn, có tinh thần trách nhiệm cao khi thực thi nhiệm vụ được giao, nhất là các đồng chí phó hiệu trưởng, tổ trưởng đã có nhiều kinh nghiệm kiểm tra, đôn đốc, giải quyết giúp việc đắc lực cho hiệu trưởng ngay tại các tổ của mình phụ trách. 4.2. Kết quả từ phía các bậc cha mẹ: Xuất phát từ những hoạt động và kết quả đã đạt được của nhà trường trong thời gian qua, các bậc phụ huynh đã thay đổi tư tưởng, cách nhìn nhận của cha mẹ trẻ đối với bậc học vì vậy các bậc phụ huynh đã thể hiện bằng hành động cụ thể: - Luôn coi trọng trẻ và tích cực tham gia vào các hoạt động giáo dục trẻ ở lớp. - Các bậc cha mẹ đã có thói quen liên kết phối hợp chặt chẽ với cô giáo trong việc dạy trẻ các kỹ năng sống, trao đổi với giáo viên bằng nhiều hình thức thông qua bảng thông tin dành cho cha mẹ, bảng đánh giá trẻ ở lớp; số lượng phụ huynh học sinh tham gia đông hơn kết quả lượng phụ huynh dự họp trong cả hai kỳ họp vừa qua ở các lớp đều đạt trên 90%. - Cha mẹ cảm thấy tâm đắc với thành công của trẻ, tin tưởng vào kết quả giáo dục của nhà trường, chia sẻ những khó khăn của cô giáo, cung cấp vật liệu, phụ giúp giáo viên trang trí lớp, làm đồ dùng, đồ chơi. 4.3. Kết quả trên trẻ: - Trẻ thích được đến trường và đi học đều hơn, tỷ lệ huy động trẻ ở độ tuổi mẫu giáo đạt 95%, tỷ lệ chuyên cần đạt từ 90% trở lên và ít gặp khó khăn khi đến lớp, có kỹ năng lao động tự phục vụ, trực nhật, sắp xếp bàn ăn, tự chuẩn bị khăn ăn, bát, thìa, .trong các giờ ăn, biết tự mở, tự rửa đồ ăn, đồ chơi: biết phân công sắp xếp công việc trước và sau khi ngủ - Trẻ được rèn luyện kỹ năng xã hội; kỹ năng về cảm xúc, giao tiếp. Trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo đều được cô giáo và cha mẹ tạo mọi điều kiện khuyến khích khơi dậy tính tò mò, phát triển trí tưởng tượng, năng động, mạnh dạn, tự tin là những đức tính tốt đầu đời cho trẻ. Trẻ có thói quen lao động tự phục vụ, được rèn luyện kỹ năng tự lập; kỹ năng nhận thức; kỹ năng vận động thông qua các hoạt động hàng ngày trong cuộc sống 13
  6. của trẻ; kỹ năng tự kiểm soát bản thân, phát triển óc sáng tạo, tưởng tượng thông qua các hoạt động năng khiếu vẽ, thể dục . - Trẻ được giáo dục, chăm sóc nuôi dưỡng tốt, được bảo vệ sức khỏe, được bảo đảm an toàn, phòng bệnh, được theo dõi cân đo bằng biểu đồ phát triển. - Đa số trẻ luôn có kết quả tốt trong học tập thông qua bảng đánh giá trẻ ở lớp sau mỗi giai đoạn, cuối độ tuổi và qua kết quả kiểm tra đánh giá chất lượng sau mỗi chủ đề đối với từng trẻ. Với các biện pháp đã thực hiện ở trên, qua một năm thực hiện và khảo sát đến tháng 3/2018 trên trẻ về chất lượng giáo dục và chăm sóc toàn diện với số trẻ đầu năm đã khảo sát cho tổng hợp kết quả như sau: Chất lượng giáo dục trẻ: Tổng số Đầu năm Cuối năm Nhận thức trẻ Số trẻ Tỷ lệ Số trẻ Tỷ lệ Tốt 75 25 105 35 Khá 150 50 150 50 300 Đạt yêu cầu 65 21,7 45 15 Yếu 10 3,3 Sự phát triển của trẻ (Qua chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ) Tổng số Đầu năm Cuối năm Đánh giá trẻ Số trẻ Tỷ lệ Số trẻ Tỷ lệ PTBT 268 89,3 277 92,3 Suy dinh dưỡng 20 6,7 15 5,0 300 Béo phì 12 4,0 8 2,7 Nhìn vào các bảng trên ta thấy số chất lượng giáo dục và chăm sóc nuôi dưỡng trẻ đầu và cuối năm có sự khác biệt rõ ràng giữa số liệu đầu năm và cuối năm. Mức độ đạt được cuối năm so với đầu năm cao hơn nhiều. Điều này chứng tỏ các biện pháp đưa ra có tác dụng rất lớn trong việc nâng cao chất lượng trẻ của trường mầm non chúng tôi. IV. KẾT LUẬN, ĐỀ XUẤT 1. Kết luận: Qua nghiên cứu tìm tòi các biện pháp thực hiện đề tài, tôi thấy đã đạt được kết quả đáng khích lệ so với năm học trước cả về số lượng và chất lượng. Tuy việc áp dụng các biện pháp đó chỉ là bước đầu nhưng đã có tác dụng và kết quả khả quan trong phong trào giáo dục của nhà trường. Vì vậy, muốn phong trào giáo dục của nhà trường phát triển toàn diện, trước hết phải có con người phấn đấu toàn diện Đức, Trí, Thể, Mỹ; trong đó có sự nâng cao hiểu biết về trí tuệ là rất quan trọng và cần thiết. Muốn được như vậy đòi hỏi mỗi một con người phải có hướng phấn đấu, có niềm tin vào công việc, đồng thời có sự chỉ đạo đúng hướng, đúng mục đích và đầy tâm huyết với nghề thì kết quả thu được sẽ đạt như mong muốn. 2. Ý kiến đề xuất: Để đáp ứng với yêu cầu đổi mới của giáo dục hiện nay, và giúp cho nhà trường hoàn thành được nhiệm vụ chăm sóc giáo dục trẻ ở giai đoạn tiếp theo và giúp cho tôi tiếp tục nghiên cứu, thực hiện đề tài này có hiệu quả hơn nữa trong những năm học tới, 14
  7. theo kế hoạch của đề tài. Tôi xin đề nghị cũng như đề xuất ý kiến nhỏ của mình với các cấp lãnh đạo như sau: 1- Xây dựng, bổ xung hoàn thiện cơ sở vật chất cho nhà trường để trường đủ điều kiện đăng ký đánh giá ngoài trong năm học tới và xây dựng trường chuẩn Quốc gia trong thời gian tới để giúp nhà trường thực hiện tốt nhiệm vụ nâng cao chất lượng giáo dục và chăm sóc toàn diện cho trẻ tốt hơn. 2- Có chương trình, kế hoạch thường xuyên bồi dưỡng cán bộ quản lý trường mầm non để có trình độ chuyên môn vững vàng, chỉ đạo phát triển được phong trào của các nhà trường hiệu quả hơn. 3- Định biên giáo viên/lớp theo thông tư 06/2015 để nâng cao chất lượng giáo dục và chăm sóc trẻ cho mỗi nhóm, lớp. 4- Tạo nhiều sân chơi cho cán bộ quản lý và giáo viên để có điều kiện giao lưu, học hỏi kinh nghiệm để làm tốt hơn công tác chỉ đạo và thực hiện chuyên môn cho đội ngũ cán bộ, giáo viên mầm non. Trên đây, là đề tài “Một số biện pháp đổi mới trong quản lý nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở trường mầm non” đã thực hiện tại trường mầm non Quyết Thắng TT Bến Quan trong năm học 2017- 2018. Mặc dù đã có nhiều cố gắng nỗ lực và đạt được kết quả bước đầu; song chắc chắn sẽ còn những thiếu sót, hạn chế. Rất mong ý kiến tham gia của bạn bè đồng nghiệp và cấp trên . Tôi xin trân trọng cám ơn! Bến Quan,ngày 16 tháng 4 năm 2018 XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG Tôi xin cam đoan SKKN này là do tôi viết, ĐƠN VỊ không sao chép. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Người viết Hoàng Thị Hồng 15
  8. MỤC LỤC TT NỘI DUNG TRANG I Tên đề tài 1 II Mở đầu 1 1 Lý do chọn đề tài 1 2 Mục đích của đề tài 1 3 Đối tượng nghiên cứu 2 4 Phương pháp nghiên cứu 2 5 Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu 2 III Nội dung 2 1 Cơ sở lý luận của đề tài 2 2 Thực trạng của vấn đề 3 3 Các giãi pháp của đề tài 5 4 Kết quả 12 IV Kết luận, đề xuất 14 1 Kết luận 14 2 Đề xuất 14 16
  9. MỤC LỤC 17