SKKN Một số biện pháp gây hứng thú cho trẻ 4-5 tuổi thực hiện tốt hoạt động giáo dục âm nhạc trong trường Mầm non
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp gây hứng thú cho trẻ 4-5 tuổi thực hiện tốt hoạt động giáo dục âm nhạc trong trường Mầm non", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_gay_hung_thu_cho_tre_4_5_tuoi_thuc_hie.pdf
Nội dung tóm tắt: SKKN Một số biện pháp gây hứng thú cho trẻ 4-5 tuổi thực hiện tốt hoạt động giáo dục âm nhạc trong trường Mầm non
- SKKN “Một số biện pháp gây hứng thú cho trẻ 4 - 5 tuổi thực hiện tốt hoạt động giáo dục âm nhạc trong trường mầm non” dụng cụ âm nhạc bằng cách tự làm đồ dùng đồ chơi tự tạo phù hợp với kế hoạch tháng để tạo hứng thú cho trẻ. VD: Ở kế hoạch hoạt động tháng về “Thế giới động vật” tôi làm thêm 1 số mũ: Con thỏ, con mèo, con gà, Ảnh: Một số loại mũ Tôi luôn sưu tầm các loại đĩa nhạc thiếu nhi, nhạc mới, các bài hát dân ca trong chương trình đồ rê mí, các bài hát của các vùng miền, nhạc cổ điển, để trẻ tiếp xúc nhiều hơn với hoạt động âm nhạc đa dạng. VD: Khi cho trẻ chơi góc âm nhạc hoặc khi trẻ biểu diễn tôi cho trẻ mặc trang phục phù hợp kết hợp với dụng cụ âm nhạc, tạo cho trẻ hứng thú tham gia. 2. Nâng cao chất lượng giáo dục hoạt động âm nhạc và phương pháp dạy trẻ. Thực hiện chương trình đổi mới cho trẻ mầm non lấy trẻ làm trung tâm, sát thực và nhẹ nhàng đạt hiệu quả mặc dù còn gặp nhiều khó khăn xong với kiến thức đã được học và sự say mê sáng tạo của cô, tôi suy nghĩ và khắc phục bằng cách: - Mua chọn băng đĩa phù hợp với độ tuổi - Truy cập thông tin trên mạng những bài hát phù hợp với kế hoạch tháng và chủ đề sự kiện - Học hỏi bạn bè đồng nghiệp khám phá những điều mới lạ và rút ra những kinh nghiệm - Tích cực sáng tác thơ ca, bài hát phù hợp với từng kế hoạch tháng, từng nội dung bài dạy - Khuyến khích trẻ tự giác biểu diễn để rèn cho trẻ tính mạnh dạn và tự tin. VD: Khi dạy trẻ ở kế hoạch hoạt động tháng về “Gia đình” với bài hát “Cả nhà đều yêu” tôi vào bài bằng cách cho trẻ đọc bài đồng dao “Gia đình bé” tôi tự sáng tác. Rồi sau đó trò chuyện dẫn dắt vào bài 1 cách nhẹ nhàng đầy hứng thú. 6/15
- SKKN “Một số biện pháp gây hứng thú cho trẻ 4 - 5 tuổi thực hiện tốt hoạt động giáo dục âm nhạc trong trường mầm non” Ảnh cô và trẻ vận động Hay với kế hoạch hoạt động tháng về “Giao thông” khi cho trẻ tham gia trò chơi tôi sáng tác bài hát theo điệu “Lý kéo chài” “Đến đây rồi ta cùng chung sức, thắng hoặc thua ta rất vô tư hò ơ. Đội 4A gắng quyết tâm chung sức đua tài cố lên bạn nhé khó khăn không quản gì. 4A sẵn sàng chung sức đua tài, đem về, đem về đội mình vinh quang” Cứ mỗi chủ đề tôi đều luyện tập, tận dụng thời gian học hỏi thay đổi mọi hình thức dạy trẻ, gây thêm phần hứng khởi để trẻ hứng thú hoạt động. Sử dụng hiệu quả băng, đĩa khi cho trẻ học âm nhạc và tôi đã nhận thức rõ được việc cho trẻ học tốt bộ môn âm nhạc việc đầu tiên tôi phải chuẩn bị đó là đồ dùng dạy học, đồ dùng đẹp, hấp dẫn sẽ thu hút sự chú ý của trẻ. Lắng nghe ý kiến của ban giám hiệu, rút ra kinh nghiệm sau mỗi tiết dạy, phấn đấu rèn luyện, khắc phục những hạn chế để tiết dạy thêm sinh động hơn, nhẹ nhàng hơn. VD: Với tiết dạy hát trong kế hoạch tháng về “Tết và mùa xuân” tôi dạy trẻ bài “Cùng múa hát mừng xuân”. Phần hát mẫu của cô rất quan trọng. Cô phải hát đúng nhạc trọn vẹn rõ lời bài hát 2 - 3 lần, cho trẻ nghe kết hợp với cử chỉ điệu bộ minh họa cho tiết học thêm hào hứng thu hút trẻ. Lần 1: Hát kết hợp với đàn Lần 2: Tôi hát kết hợp giới thiệu tính chất, giai điệu bài hát. Lần 3: Hát kết hợp giảng nội dung Sau đó tổ chức dạy trẻ dưới nhiều hình thức. Chuyển sang những tiết dạy vận động, tôi mở bài với mọi hình thức rồi dạy trẻ Phương pháp sửa sai cho trẻ cũng rất quan trọng, trong hoạt động âm nhạc tôi luôn chú ý, quan sát trẻ để kịp thời sửa sai cho trẻ. Tạo được cảm giác 7/15
- SKKN “Một số biện pháp gây hứng thú cho trẻ 4 - 5 tuổi thực hiện tốt hoạt động giáo dục âm nhạc trong trường mầm non” gần gũi và thân thiện với trẻ. Ảnh: Cô sửa sai cho trẻ Sang phần nghe hát bài “Đưa cơm cho mẹ đi cày” của nhạc sỹ Bùi Đình Thảo trong kế hoạch tháng về gia đình, lời của bài hát mượt mà tình cảm của người con với mẹ khi bố chiến đấu ở ngoài mặt trận, cùng với cô và trẻ với những sáng tạo của cô đã làm lên thành công bài hát nghe trong tiết học. Ảnh : Trẻ biểu diễn cùng cô Hay với kế hoạch tháng về “ Thế giới động vật” tôi cho trẻ nghe hát bài “Dắt trâu ra đồng” với những bộ quần áo nông dân, áo nâu, váy đen của cô và trẻ cùng với những chiếc nón xinh xinh với giai điệu thân thương trìu mến càng làm cho tiết học thêm sinh động và hào hứng. Với trò chơi âm nhạc cũng rất quan trọng, với mỗi tiết học tôi thay đổi các trò chơi khác nhau phù hợp với chủ đề và bài dạy. Tôi hướng dẫn rõ luật chơi, cách chơi. Mời trẻ tham gia trò chơi làm sao để cho trẻ ngày càng thu hút nhiều trẻ muốn tham gia chơi. Với tiết biểu diễn tôi sử dụng dưới nhiều hình thức khác nhau như: Đọc đồng dao, hát, múa, vận động, hát đối, trò chơi 8/15
- SKKN “Một số biện pháp gây hứng thú cho trẻ 4 - 5 tuổi thực hiện tốt hoạt động giáo dục âm nhạc trong trường mầm non” Ảnh: Biểu diễn văn nghệ Trong mỗi tiết học tôi luôn sáng tạo gây những điều bất ngờ thú vị để trẻ hào hứng say mê với âm nhạc. Thường xuyên quan tâm tới những trẻ nhút nhát, động viên kịp thời để trẻ mau chóng hòa đồng cùng những trẻ khác. Đồng thời tôn trọng ý kiến của trẻ, tôn trọng khả năng nhận thức của trẻ, thay đổi hình thức để thu hút sự chú ý của trẻ nhiều hơn. Qua mỗi tiết học tôi đều rút ra kinh nghiệm, trẻ luôn được thay đổi không khí học mà chơi, chơi mà học, không áp đặt gò bó. Mỗi tiết học có tính sư phạm được liên kết giữa động và tĩnh thỏa mãn với yêu cầu tâm sinh lý của trẻ. Đây là cơ sở tốt nhất giúp trẻ có thói quen cơ bản về âm nhạc. 3. Sử dụng các loại nhạc cụ đa dạng. Khi trẻ khai thác hết, chơi liên tục, trẻ cảm thấy chán tôi sẽ thay đổi ngay. Ví dụ: Tôi sẽ dùng lời kích thích trẻ: “Hôm nay góc âm nhạc có đò dùng, đồ chơi mới, các con hãy đến thử xem”. Mỗi lần thay đổi 3 – 4 đồ dùng, đồ chơi. Giáo viên khuyến khích trẻ trải nghiệm, tìm tòi, khám phá những đồ dùng đồ chơi mới. Hình ảnh: Đồ dùng đồ chơi về các dụng cụ âm nhạc 9/15
- SKKN “Một số biện pháp gây hứng thú cho trẻ 4 - 5 tuổi thực hiện tốt hoạt động giáo dục âm nhạc trong trường mầm non” Ví dụ: Dưới sự giúp đỡ của cô trong qua trình chơi, trẻ tự phát hiện ra âm thanh của tiếng gõ đàn T’rưng. Giáo viên gợi ý cho trẻ biết phối hợp những đồ dùng đồ chơi mới, gây hứng thú cho trẻ. Ví dụ: Để gõ đệm một bài hát, gợi ý trẻ sử dụng trống lắc, phách, trẻ kết hợp với việc sử dụng đũa gõ những ly thủy tinh có lượng nước khác nhau tạo ra một tổ hợp âm thanh hài hòa, rất hay. Ví dụ về đàn tranh, sau khi giới thiệu cho trẻ. Cô chọn tiếng đàn tranh trong đàn organ để cho trẻ nghe một số bài hát quen thuộc giúp trẻ dễ cảm thụ. 4. Tích lũy kiến thức, tạo cho trẻ làm quen âm nhạc ở mọi lúc, mọi nơi. Thực tế âm nhạc ở lứa tuổi mầm non cho ta thấy năng lực tiếp thu thẩm mỹ về âm nhạc của trẻ không thể tự trẻ mà phát triển được mà phải qua một quá trình học tập, vui chơi ở mọi lúc, mọi nơi. Giờ đón trẻ là lúc cần tạo không khí vui vẻ lôi cuốn trẻ đến trường vì các cháu chưa có ý thức tự giác như học sinh phổ thông. Lúc này, tôi mở băng cho trẻ nghe một số ca khúc như: “Em đi mẫu giáo”, “vui đến trường”, “trường chúng cháu là trường mầm non” Để tạo cho trẻ có nề nếp trước khi vào lớp phải lễ phép, tự tin, tôi cho trẻ nghe bài “Lời chào buổi sáng” của Nguyễn Thị Nhung nhắc nhở trẻ chào bố mẹ. Đến giờ thể dục, trước kia cô giáo thường phải hô hiệu lệnh 1 -2 -3 - 4 hay dùng trống gõ “Tùng, cắc”, nhưng đến nay do thời đại công nghệ thông tin, tôi đã thay đổi cách hô hiệu lệnh cũ bằng cách kết hợp âm nhạc trong giờ thể dục. Khi cho trẻ xuống sân hoạt động ngoài trời: Cho trẻ quan sát con Thỏ , tôi cho trẻ hát bài “Chú Thỏ con” và cùng vận động với trẻ trò chuyện về con Thỏ. Khi cho trẻ đi thăm vườn hoa tôi cho trẻ vừa đi vừa hát “Ra vườn hoa” của Văn Tấn. Cùng trẻ làm một số dụng cụ âm nhạc từ nguyên liệu thiên nhiên. Khi chuẩn bị cho trẻ rửa tay, cô cho trẻ hát bài “ Rửa tay” để trẻ biết đó là giờ hoạt động vệ sinh. Giờ hoạt động góc: Cho trẻ nhập vai cô giáo và học sinh. Trẻ rất thích bắt chước cô và người lớn, trẻ rất thích được làm những điều tốt dẹp vì đó là nơi trẻ được hóa thân vào những vai mà trẻ thích. Điều đó càng thu hút sự chú ý của trẻ. 10/15
- SKKN “Một số biện pháp gây hứng thú cho trẻ 4 - 5 tuổi thực hiện tốt hoạt động giáo dục âm nhạc trong trường mầm non” VD : Khi cho trẻ chơi ở góc âm nhạc,cho trẻ đóng vai cô giáo và các con, trẻ rất phấn khởi và rất thích tham gia Ảnh: Trẻ đóng vai cô giáo và học sinh Giờ ăn: Cho trẻ hát bài “ Mời bạn ăn” thay cho lời mời và dộng viên trẻ ăn ngon miệng. Trước khi đi ngủ, tôi cho trẻ đọc bài thơ “Giờ đi ngủ” và bằng những lời ru yêu thương xuất phát từ tấm lòng người mẹ, kết hợp với các động tác vỗ về, nâng niu, âu yếm đưa trẻ vào giấc ngủ một cách ngon lành Giờ hoạt động chiều, hoạt động nêu gương: cho trẻ biểu diễn văn nghệ bài hát gần gũi với trẻ giúp trẻ hồn nhiên tự tin biểu diễn. Hay qua các hoạt động giao lưu tôi cho trẻ giao lưu với các lớp qua các điệu dân vũ rửa tay, chickent dance, bông bống bang bang, Bên cạnh đó tôi còn tổ chức cho trẻ biểu diễn, hóa thân vào các nhân vật trong bài hát. Lúc này, trẻ được nghe và hát những bài chúng ưa thích, trẻ sẽ cảm thấy thoải mái và tự tin hơn. 5. Dạy trẻ thông qua các hoạt động khác Bất cứ hoạt động học nào cũng luôn luôn được lồng ghép với âm nhạc. Nếu các tiết học không có âm nhạc thì sẽ không đạt được kết quả cao. VD: Khi dạy trẻ thể dục, trẻ nghe thấy tiếng đàn đã chuẩn bị lấy dụng cụ của mình để đứng xếp hàng tập thể dục hoặc khi dạy tạo hình tiết vẽ vườn cây ăn quả tôi cho trẻ hát bài “Quả” Trong giờ tổ chức cho trẻ hoạt động tạo hình với chủ đề nước và hiện tượng tự nhiên, tôi cho trẻ vẽ ông mặt trời buổi sáng. Để dẫn dắt vào bài, tôi cho trẻ hát “Cháu vẽ ông mặt trời” nhạc và lời của Tân Huyền, sẽ kích thích sự sáng tạo, phát triển trí tưởng tượng khi vẽ. Hay trong giờ làm quen với môi trường xung quanh, tôi trò chuyện với trẻ về một số loại hoa, yêu cầu trẻ phân biệt được một số loại hoa và so sánh về 11/15
- SKKN “Một số biện pháp gây hứng thú cho trẻ 4 - 5 tuổi thực hiện tốt hoạt động giáo dục âm nhạc trong trường mầm non” cấu tạo, hình dáng, hương thơm giáo dục trẻ biết thưởng thức vẻ đẹp của hoa, biết yêu quý, bảo vệ và chăm sóc hoa Tôi cho trẻ nghe bài “Đi cấy” dân ca Thanh Hóa được đặt lời mới dưới tên “Hoa trong vườn” nhằm mục đích cho trẻ tiếp xúc với làn điệu dân ca, vừa mang ý nghĩa giáo dục đạo đức. 6. Kết hợp với các ngày lễ, ngày hội. Để tạo điều kiện cho cô và trẻ được thể hiện mình trong các ngày lễ, ngày hội mà nhà trường và các ban ngành đoàn thể tổ chức liên hoan, giao lưu, thi các nhóm lớp với nhau, tôi cùng giáo viên trên lớp kết hợp dạy trẻ những bài hát hay, những điệu múa đẹp để thuyết phục ban lãnh đạo và khán giả cùng xem. VD: Ngày hội “ Bé đến trường” trẻ rất thích được xem văn nghệ, được đi biểu diễn tôi dạy trẻ bài hát “ Bé đến trường”. Ảnh: Ngày hội đến trường của bé. Hay “Vui hội trăng rằm” ngày tết trung thu của thiếu nhi mà cứ đến tháng tám là các cháu lại háo hức với những chiếc đèn cù được phá cỗ dưới ánh trăng và được xem biểu diễn tôi chọn những bài hát về trung thu như bài: Tết trung thu, Rước đèn dưới ánh trăng, Ảnh : Bé vui đón Tết trung thu Đúng vậy, trẻ được tham gia các phong trào văn nghệ của lớp, của trường, 12/15
- SKKN “Một số biện pháp gây hứng thú cho trẻ 4 - 5 tuổi thực hiện tốt hoạt động giáo dục âm nhạc trong trường mầm non” trong các ngày lễ hội là điều rất đáng trân trọng, góp phần hình thành ở trẻ có phẩm chất đạo đức tốt, tạo cho trẻ niềm tin yêu vui sướng trong cuộc sống. 7. Kết hợp với phụ huynh Môi trường tiếp xúc của trẻ chủ yếu là gia đình và nhà trường. Chính vì vậy việc kết hợp giữa gia đình và nhà trường là một biện pháp không thể thiếu để giúp trẻ học tốt bộ môn âm nhạc. Ngay từ buổi họp phụ huynh đầu năm tôi đã chuẩn bị chu đáo về một số nội dung như: Tuyên truyền với phụ huynh về tầm quan trọng của ngành học mầm non và tác dụng của hoạt động âm nhạc đối với sự phát triển của trẻ. Tôi đã chuẩn bị một số đồ dùng: Đĩa bài hát, ti vi, đầu đĩa, máy tính, đàn và các đồ dùng khác để tuyên truyền về hoạt động âm nhạc. VD: Hôm nay đến lớp cô dạy con những gì? được hát bài hát có tên là gì? Con hát cho bố mẹ nghe .điều đó khiến trẻ hồn nhiên hơn, mạnh dạn hơn, trẻ hứng thú đi học. Góc tuyên truyền phụ huynh cần biết, tôi trang trí ở ngay cửa lớp để phụ huynh tiện xem vào giờ đón, trả trẻ. Ở góc này, tôi ghi rõ kế hoạch chủ đề này bé học gì? Và thường xuyên trao đổi với phụ huynh chú ý theo dõi trên bảng xem con em mình ở lớp được học những gì để có kế hoạch dạy thêm cho trẻ khi ở nhà. Tôi chủ động đề nghị với BGH nhà trường mời phụ huynh cùng tham dự hay cùng tham gia vào trò chơi âm nhạc ở hoạt động âm nhạc. Kết hợp vận động phụ huynh thu gom nguyên vật liệu phế thải như hộp lon, trà chanh, các lọ dầu gội, vỏ dừa, tre, để làm những dụng cụ âm nhạc và nhờ phụ huynh cùng tham gia giúp các cô. Thấy được sự sáng tạo của các cô, phụ huynh cũng cùng góp công vào xây dựng cho góc nghệ thuật càng thêm phong phú, những dụng cụ phát ra âm thanh sinh động mà lại bảo vệ được môi trường có những sản phẩm hấp dẫn cho trẻ học mà chơi, chơi mà học phụ huynh rất hào hứng tham gia. III: KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC Qua thời gian thực hiện đề tài này với lòng say mê nhiệt tình yêu quí trẻ, qua những biện pháp nêu trên, kết quả đạt được ở lớp tôi như sau: 1. Về bản thân: - Bản thân tôi tự tin và nhiều sáng tạo hơn khi dạy trẻ. - Nâng cao được phương pháp, nghệ thuật lên lớp. - Biết tận dụng những cái mới lạ vào các hoạt động để các cháu hứng thú hơn. 13/15
- SKKN “Một số biện pháp gây hứng thú cho trẻ 4 - 5 tuổi thực hiện tốt hoạt động giáo dục âm nhạc trong trường mầm non” - Tạo được môi trường cho trẻ hoạt động tốt ở các góc đặc biệt là góc âm nhạc. - Học hỏi và sáng tạo trong cách làm đồ dùng, đồ chơi phù hợp để dạy trẻ học tốt môn âm nhạc. - Tôi còn sưu tầm được nhiều đồ dùng, đồ chơi, nguyên vật liệu, tạo ra nhiều đồ dùng, dụng cụ âm nhạc phong phú, đa dạng như: Trống lắc, xắc xô, mõ dừa, phách tre, các loại trang phục biểu diễn có hiệu quả cao giúp trẻ học môn âm nhạc đạt kết quả tốt. 2. Đối với trẻ: - Đến giờ âm nhạc trẻ rất hứng thú thể hiện đúng nhịp điệu, phù hợp với nội dung. - Trẻ mạnh dạn, hồn nhiên, tự tin trong mọi hoạt động, thích đến lớp với cô, với bạn. - Phát triển ngôn ngữ mạch lạc. Tiến bộ rõ rệt ở mỗi loại tiết - Chú ý tham gia vào các hoạt động, trả lời tốt các câu hỏi. - Kết quả kiểm tra, kiến tập tại lớp được đánh giá cao trong trường. *Bảng tổng hợp so sánh: KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ CỦA TRẺ Đầu năm Cuối năm T Đạt Chưa đạt Đạt Chưa đạt Nội dung T Số Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ Tỉ lệ % lượng lượng % lượng % lượng % 1 Khả năng hứng 37.5 62.5 100 12/32 20/32 32/32 thú của trẻ % % % 2 Trẻ thể hiện 34.4 65.6 93 đúng giai điệu 11/32 21/32 30/32 2/30 6% % % % bài hát 3 Trẻ mạnh dạn hồn nhiên, biểu 28,1 71.9 90,6 9/32 23/32 29/32 3/32 9% diễn tình cảm, % % % sáng tạo 4 Thể hiện kỹ 43,7 56,3 87,5 12,5 năng vận động 14/32 18/32 28/32 4/32 % % % % theo nhạc 3. Đối với phụ huynh: - Ủng hộ, tham gia vào các hoạt động của lớp cũng như của nhà trường. - Hiểu rõ tầm quan trọng của ngành học mầm non - Đóng góp kinh phí và nhiều vật liệu để tạo nên góc âm nhạc phong phú 14/15
- SKKN “Một số biện pháp gây hứng thú cho trẻ 4 - 5 tuổi thực hiện tốt hoạt động giáo dục âm nhạc trong trường mầm non” cho lớp. Quan tâm và tin tưởng khi gửi con đến lớp góp phần nâng cao chất lượng dạy và học trong trường đặc biệt là môn giáo dục âm nhạc. PHẦN III: KẾT LUẬN Thật vậy, hoạt động âm nhạc là hoạt động thiết thực nhất trong các hoạt động học, đòi hỏi giáo viên phải có sự sáng tạo, linh hoạt khi dạy trẻ. Việc dạy trẻ học tốt hoạt động âm nhạc thông qua các hoạt động chính và được tích hợp vào các hoạt động khác trong chương trình giáo dục trẻ là cả một quá trình rèn luyện của mình. Từ những kinh nghiệm tích lũy được trong bao năm qua, với sự kết hợp nhẹ nhàng cùng giáo viên trên lớp và sự kiên trì rèn luyện của cô và trẻ sẽ góp phần tạo tiền đề cho trẻ được phát triển một cách toàn diện. Trên đây là một số kinh nghiệm dạy trẻ, rất mong được sự góp ý trân thành của các vị lãnh đạo, bạn bè đồng nghiệp giúp đỡ để tôi có thêm kinh nghiệm trong giảng dạy. 1. Bài học kinh nghiệm Trải qua quá trình thực hiện các biện pháp trên, việc giúp trẻ thực hiện tốt môn giáo dục âm nhạc, bản thân đã rút ra một số kinh nghiệm sau: - Giáo viên phải có tâm huyết, yêu nghề, mến trẻ. - Hiểu rõ được tâm lý của trẻ. Có năng khiếu về âm nhạc - Luôn đổi mới hình thức dạy trẻ, vận dụng sáng tạo trong cách dạy - Sử dụng vi tính thành thạo, các tiết học lồng ghép với công nghệ thông tin - Đồ dùng và phương tiện phục vụ âm nhạc phong phú, sáng tạo - Qua tâm đến trẻ ở mọi lúc, mọi nơi - Lồng ghép giữa trò chơi động và tĩnh - Kết hợp với phụ huynh để họ quan tâm đến con em mình nhiều hơn Những kinh nghiệm đó sẽ mang đến kết quả cao trong các hoạt động đặc biệt là giáo dục âm nhạc 2. Kiến nghị: - Các cấp lãnh đạo quan tâm về cơ sở vật chất để có phòng học rộng hơn - Có phòng chức năng âm nhạc - Có thêm một số đồ dùng âm nhạc phong phú - Tiếp tục mở các lớp tập huấn bồi dưỡng chuyên môn, tổ chức các buổi kiến tập bộ môn âm nhạc, mở các lớp bồi dưỡng kỹ năng ca hát, vận động theo nhạc, dạy đàn, dạy hát để chúng tôi có điều kiện học hỏi nâng cao kiến thức âm nhạc của mình vào công tác chăm sóc giáo dục trẻ trong trường Mầm Non nói chung và hoạt động âm nhạc nói riêng được tốt hơn, đạt kết quả cao. 15/15
- SKKN “Một số biện pháp gây hứng thú cho trẻ 4 - 5 tuổi thực hiện tốt hoạt động giáo dục âm nhạc trong trường mầm non” Tôi xin chân thành cảm ơn! Đông xuân, ngày . Tháng năm 2020 Người viết Nguyễn Thị Dung Ý KIẾN ÐÁNH GIÁ CỦA HỘI ÐỒNG KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ Ngày tháng năm 2020 CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG Ý KIẾN ÐÁNH GIÁ CỦA HỘI ÐỒNG KHOA HỌC CẤP TRÊN Ngày tháng năm 2020 CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG 16/15
- SKKN “Một số biện pháp gây hứng thú cho trẻ 4 - 5 tuổi thực hiện tốt hoạt động giáo dục âm nhạc trong trường mầm non” MỤC LỤC Trang PHẦN I: ÐẶT VẤN ÐỀ 1 I. Lý do chọn đề tài 1 II. Mục đích nghiên cứu 2 III. Ðối tượng nghiên cứu 2 IV. Ðối tượng khảo sát, thực nghiệm. 2 V. Phương pháp nghiên cứu 2 VI. Phạm vi và thời gian nghiên cứu 2 PHẦN II. NỘI DUNG ÐỂ TÀI 3 I. Những lý luận 3 II. Khảo sát thực trạng 3 1. Thuận lợi 3 2. Khó khăn 4 3. Khảo sát đầu năm 4 III. Các biện pháp thực hiện 5 1. Xây dựng môi trường cho trẻ làm quan hoạt động âm nhạc 6 2. Nâng cao chất lượng giáo dục hoạt động âm nhạc và phương pháp dạy trẻ. 6 3. Sử dụng các loại nhạc cụ đa dạng 9 4. Tích lũy kiến thức, tạo cho trẻ làm quen âm nhạc ở mọi lúc, mọi nơi 10 5. Dạy trẻ thông qua các hoạt động khác 11 6. Kết hợp với các ngày lễ, ngày hội 12 7. Kết hợp với phụ huynh 1. Về bản than 13 2. Ðối với trẻ 13 3. Ðối với phụ huynh 14 PHẦN III. KẾT LUẬN 14 1. Bài học kinh nghiệm 15 2. Kiến nghị 15 17/15
- SKKN “Một số biện pháp gây hứng thú cho trẻ 4 - 5 tuổi thực hiện tốt hoạt động giáo dục âm nhạc trong trường mầm non” PHIẾU KHẢO SÁT ĐẦU NĂM VÀ CUỐI NĂM CỦA TRẺ 4-5 TUỔI TRONG HOẠT ĐỘNG ÂM NHẠC Họ và tên giáo viên: Lớp: 4-5 tuổi trung tâm Đơn vị: Trường mầm non đông xuân đLớp tôi có 32 cháu, tôi đã cho khảo sát 100% trẻ lớp tôi vào đầu năm, để biết tình hình, khả năng trẻ đạt, chưa đạt như thế nào, từ đó tôi tổng hợp lại bảng thống kê sau. Đạt Chưa đạt STT Nội dung Số lượng Số lượng 1 Khả năng hứng thú của trẻ 12/32 20/32 2 Trẻ thể hiện đúng giai điệu 11/32 21/32 bài hát 3 Trẻ mạnh dạn hồn nhiên, 9/32 23/32 biểu diễn tình cảm, sáng tạo. 4 Thể hiện kỹ năng vận động 14/32 18/32 theo nhạc Từ những lần khảo sát đầu năm trên, trong năm học tôi đã áp dụng các biện pháp đổi mới đối với trẻ chứ đạt, và cuối năm học tôi cho trẻ khảo sát lại một lần nữa để xem trẻ lớp tôi, tỉ lệ đạt vừa chưa đạt ra sao. Đây là bảng khảo sát so sánh đầu năm, cuối năm trẻ lớp tôi. Đầu năm Cuối năm T Đạt Chưa đạt Đạt Chưa đạt Nội dung T Số Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ Tỉ lệ % lượng lượng % lượng % lượng % 1 Khả năng hứng 37.5 62.5 100 12/32 20/32 32/32 thú của trẻ % % % 2 Trẻ thể hiện 34.4 65.6 93 đúng giai điệu 11/32 21/32 30/32 2/30 6% % % % bài hát 18/15
- SKKN “Một số biện pháp gây hứng thú cho trẻ 4 - 5 tuổi thực hiện tốt hoạt động giáo dục âm nhạc trong trường mầm non” 3 Trẻ mạnh dạn hồn nhiên, biểu 28,1 71.9 90,6 9/32 23/32 29/32 3/32 9% diễn tình cảm, % % % sáng tạo 4 Thể hiện kỹ 43,7 56,3 87,5 12,5 năng vận động 14/32 18/32 28/32 4/32 % % % % theo nhạc Qua các lần khảo sát trên đã cho thấy sự trênh lệch của trẻ rất nhều ở phân nội dung 1, đã có sự trệnh lệch, đầu năm trẻ đạt chỉ là 12/32, trẻ chưa đạt là 20/32, cho tới cuối năm thì số trẻ chưa đạt là 0%, trẻ đạt là 32/32. cũng như các nội dung khác. Đông Xuân. Ngày .Tháng năm 2020 Giáo viên đánh giá Nguyễn Thị Dung 19/15