SKKN Một số biện pháp giáo dục cho trẻ Mẫu giáo nhỡ phòng ngừa, ứng phó, giảm nhẹ hậu quả của biến đổi khí hậu
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp giáo dục cho trẻ Mẫu giáo nhỡ phòng ngừa, ứng phó, giảm nhẹ hậu quả của biến đổi khí hậu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_giao_duc_cho_tre_mau_giao_nho_phong_ng.docx
Nội dung tóm tắt: SKKN Một số biện pháp giáo dục cho trẻ Mẫu giáo nhỡ phòng ngừa, ứng phó, giảm nhẹ hậu quả của biến đổi khí hậu
- * Khi dạy trò chơi mới: ở trò chơi “ Tránh bão” cho trẻ hoạt động bình thường sau đó cô báo “sắp có bão cần sơ tán gấp” cho trẻ chạy đi lấy những vật dụng cấn thiết và chạy đến nơi an toàn. Kết quả: Trẻ có ý thức bảo vệ chính mình khi có bão, biết được nguyên nhận gây bão là do sự biến đổi khí hậu toàn cầu. trẻ có những hành vi đúng để bào vệ môi trường làm giảm biến đổi khí hậu. * Khi dạy thể dục cho trẻ: tôi luôn nhắc nhở trẻ phải chăm tập thể dục để có sức khỏe tốt để học tập tốt làm nhiều việc tốt như giúp ba mẹ và cô giáo trồng cây, dọn vệ sinh nhà cửa, chăm sóc cây, hoa và các con vật nuôi. Từ đó hình thành cho trẻ lòng yêu thiên nhiên biết giúp đỡ người lớn và bảo vệ những con vật nuôi trong gia đình * Giờ học môi trường xung quanh: + Đề tài “Bé biết gì về một số động vật sống trong rừng” tôi cho trẻ cùng quan sát 2 đoạn video clip về con Hổ sống ở rừng nguyên sinh và con Hổ sồng ở đồi trọc, cho trẻ nhận xét về sự tồn tại của hai con Hổ đó. Tôi còn mở rộng về một số động vật đang sống trong rừng như voi, để trẻ biết thêm về thế giới động vật nhưng chúng đang có nguy cơ tuyệt chủng do ý thức con người H9.Trẻ tìm hiểu về các loài động vật trong rừng Kết quả: Trẻ biết yêu quý các loại động vật ,biết chăm sóc bảo vệ động vật quý hiểm và tránh những động vật hưng dữ. Biết về tầm quan trọng của rừng, nơi sinh sống của động vật + Trong đề tài “Tìm hiểu thiên tai ”. Tôi cung cấp trẻ biết được một số thiên tai, cho trẻ xem video clip về thiên tai như động đất, bảo lụt, lốc xoáy, hạn hán trẻ biết đặc điểm của mỗi loại thiên tai , tác hại của thiên tai và cách phòng tránh thiên tai. H10.Trẻ tìm hiểu về các thiên tai Kết quả: Trẻ lớp tôi đã có một số kiến thức, hành vi, thái độ của mình về tác hại của thiên tai (biết giữ gìn môi trường xanh sạch đẹp, biết bỏ rác và phân loại rác). Như vậy việc lồng ghép giáo dục biến đổi khí hậu cho trẻ thông qua các tiết quả thật rất phong phú, đa dạng khi chúng ta biết lồng ghép tích hợp để giúp trẻ có những kiến thức hiểu biết về môi trường ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống đến thiên tai , bệnh tật của mỗi người * Trong giờ Làm quen văn học: Văn học Việt Nam rất phong phú và đa dạng, trong đó kho tàng văn học thiếu nhi là bất tận do đó mỗi khi chọn đề tài tôi luôn chú ý đến nội dung của bài thơ, câu chuyện như bài thơ “Đi nắng” giáo dục trẻ đi nắng phải đội nón để tránh bệnh tật. bài thơ “Thỏ bông bị ốm” giáo dục trẻ không ăn bậy , không ăn thức ăn đường phố tránh bị đau bụng do chế biến mất vệ sinh. Phải ăn chín uống sôi để đảm bảo sức khỏe. 12 / 20
- Kết quả: trẻ luôn hứng thú học và biết chọn thức ăn trước khi ăn sau khi ăn thì bỏ rác vào thùng, biết rửa tay trước khi ăn, có những hành vi văn minh nơi công cộng * Thông qua hoạt động lễ hội và giáo dục mọi lúc mọi nơi. Ngày tết phát động “ Tết trống cây”, giáo dục trẻ giữ vệ sinh nơi lễ hội, dọn dẹp gọn gàng khi lễ hội hết thúc.Ngoài ra tôi vận dụng mọi lúc mọi nơi để giáo dục trẻ : Giờ ngủ dậy, giờ chơi tự do, thậm chí cả những lúc trẻ đi vệ sinh tôi cũng hướng dẫn trẻ cách rửa tay, rửa mặt và chải tóc Kết quả : Trẻ lớp tôi có thói quen vệ sinh rất tốt cũng như giữ gìn nét đẹp của phong tục, tập quán của dân tộc. b, Tích hợp, lồng ghép nội dungphòng ngừa, ứng phó, giảm nhẹ hậu quả của biến đổi khí hậu trong chế độ sinh hoạt hằng ngày Khi xây dựng hoạt động trong chế độ sinh hoạt hằng ngày tích hợp nội dung giáo dục giúp trẻ về ứng phó với biến đổi khí hậu phòng chống thiên tai, tôi luôn xác định các vấn đề sau: + Thực hiện trong chủ đề nào? + Tên hoạt động là gì? + Mục đích của hoạt động? + Cần chuẩn bị những gì? ( Đồ dùng, đồ chơi, địa điểm ) + Tiến hành như thế nào, tạo điều kiện cho trẻ được thực hành, trải nghiệm Giờ đón trẻ: + Cô hướng dẫn trẻ tự cất, lấy ba lô, tự mặc và tự cởi quần áo để biết tự bảo vệ bản thân khi thời tiết thay đổi. + Trò chuyện: ( tùy theo hình thức, có thể là cá nhân hoặc tập thể ). Cô hướng dẫn trẻ biết tự chọn trang phục phù hợp với thời tiết, nhận biết các biểu hiện của biến đổi khí hậu phòng chống thiên tai, cách ứng phó và phòng tránh. ( bằng các câu hỏi gợi mở giúp trẻ trả lời, hoặc bằng các trò chơi ) từ đó hình thành cho trẻ kiến thức, kỹ năng về vấn đề này một cách dễdàng. Hoạt động học: Tôi lựa chọn những hoạt động nhẹ nhàng, phù hợp với từng chủ đề, khuyến khích trẻ chủ động tìm tòi, quan sát, tạo ra các tình huống để mở rộng, tích hợp nội dung biến đổi khí hậu phòng chống thiên tai vào các nội dung đã lên kế hoạch. Hoạt động ngoài trời: Tôi tận dụng các yếu tố tự nhiên, có sẵn để tích hợp giáo dục trẻ về nội dung ứng phó với biến đổi khí hậu phòng chống thiên tai một cách phù hợp, tôi cho trẻ quan sát sự thay đổi của thời tiết ( Trời đang nắng chuyển sang mưa ). Cho trẻ khám phá các hiện tượng tự nhiên ( gió, mưa ), cho trẻ nhặt lá cây để giữ môi trường xanh, sạch, cho trẻ cùng chơi một số trò chơi : " Trời nắng – trời mưa " H11.Bé quan sát thời tiết trong ngày 13 / 20
- Hoạt động góc:Giáo dục bảo vệ môi trường thông qua hoạt động vui chơi.Hoạt động chơi mang tính tích hợp cao trong giáo dục trẻ, thông qua các trò chơi phân vai, trẻ đóng vai và thể hiện các công việc củangười bị thiên tai sống sót, đóng vaigia đình dọn vệ sinh quanh nhà. Tôi tích hợp nội dung giáo dục phù hợp cho từng góc chơi, tự xây dựng và tạo ra một số bài tập có nội dung giáo dục trẻ ứng phó với biến đổi khí hậu phòng chống thiên tai. - Trò chơi gia đình: dọn dẹp nhà cửa, trồng cây, chăm sóc cây. - Góc xây dựng: Xây dựng công viên cây xanh - Góc nghệ thuật: Múa hát những bài hát theo chủ đề, tạo những nguyên vật liệu thiên nhiên và phế liệu, dùng xong cất đúng nơi qui định - Góc thiên nhiên: Bác làm vườn chăm sóc vườn cây, lau lá, nhổ cỏ, tưới cây, nhặt lá khô, trồng cây, gieo hạt, chơi với cát nước( chơi xong phải rửa tay, chân bằng xà phòng lau ) Trẻ phấn khởi vui vẻ được tham gia hoạt động và đã thực hành rất tốt các vai của người bảo vệ môi trường. Bảo vệ thiên nhiên. H12. Bé xây dựng công viên xanh Giờ ăn, ngủ: Với nội dung giáo dục giúp trẻ hình thành những kỹ năng cần thiết để ứng phó với biến đổi khí hậuphòng chống thiên tai, ngoài việc cung cấp về kiến thức, kỹ năng thì hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng là một thời điểm không thể thiếu để rèn luyện thói quen tốt, hành vi đúng cho trẻ một cách thường xuyên, tạo nên kỹ năng bền vững cho trẻ, như rèn trẻ có thói quen rửa tay bằng xà phòng, dưới vòi nước sạch trước khi ăn, và sau khi đi vệ sinh, ăn chín, uống sôi, đi vệ sinh đúng nơi quy định, biết tiết kiệm năng lượng Rèn thói quen khi đi ngủ biết cởi bớt quần áo cho dễ ngủ, sau khi dậy lại mặc quần áo vào Hoạt động chiều: Sưu tầm thơ ca, hò vè có nội dung giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậuphòng chống thiên tai giúp trẻ dễ nhớ, dễ thuộc. Bên cạnh đó các bài ca dao, tục ngữ cũng là nguồn giá trị để trẻ nghe thường xuyên. Thông qua nội dung những câu tục ngữ kinh nghiệm về thời tiết của ông cha để lại, trẻ được nghe, được đọc cùng với sự giảng giải của cô, trẻ sẽ thấm dần ý nghĩa của lời ca, từ đó tích luỹ cho mình những bài học kinh nghiệm trong cuộc sống. Cô dạy trẻ bài thơ: "Xe cứu hỏa", đọc cho trẻ nghe bài " Không vứt rác ra đường ". Qua nội dung bài thơ, trẻ được nghe, đọc, cùng với sự giảng giải của cô giáo, trẻ hiểu được nội dung bài thơ giáo dục trẻ có ý thức bảo vệ môi trường, giữ cho môi trường luôn xanh, sạch đẹp, biết vứt rác đúng nơi quy định. Từ đó trẻ có kỹ năng bảo vệ môi trường, xung quanh lớp học và nơi công cộng. 14 / 20
- Biện pháp 4: Ứng dụng công nghệ thông tin trong tích hợp giáo dục phòng ngừa, ứng phó, giảm nhẹ hậu quả của biến đổi khí hậu cho trẻ Nhờ có các trò chơi trên máy vi tính như vậy trẻ của lớp tôi hứng thú, say mê trên màn hình, đồng thời các thao tác trên máy của trẻ được thiết lập, tư duy phát triển mạnh, sự ghi nhớ các hình ảnh đúng - sai được dễ dàng. Ngoài những biện pháp trên tôi luôn sưu tầm những tài liệu nói về biến đổi khí hậu như chặt phá rừng, hạn hán, núi lửa, lũ lụt, lốc xoáy, động đất cho trẻ xem và tác hại của thiên tai là do con người gây ra, hướng dẫn trẻ cách ứng phó với biến đổi khí hậu phòng chống thiên tai. * Hoạt động học khám phá các hiện tượng tự nhiên. Tiết học này giúp trẻ nhận biết về các hiện tượng tự nhiên quen thuộc ở xung quanh mình nhằm mở rộng hểu biết của trẻ về tính chất, tên gọi của một hiện tượng tự nhiên. Giáo dục trẻ biết bảo vệ sức khỏe, vệ sinh môi trường. Giáo viên phải chú ý tới việc phát triển trí tưởng tượng và tư duy cho trẻ, cô cần phải linh hoạt, sáng tạo để trẻ tiếp cận với hiện tượng của cuộc sống. VD: "Tại sao có mưa" Cô cho trẻ xem video truyện “ Giọt nước tí xíu” trên paipow, xem vòng tuần hoàn của nước: Nước bốc hơi, ngưng tụ . và giải thích cho trẻ về vòng tuần hoàn của nước và trả lời tại sao có mưa? H13.Trẻ khám phá trời mưa rào qua powerpoint * Hoạt động học khám phá thiên nhiên. Tổ chức cho trẻ làm quen với thiên nhiên nhằm giúp trẻ nhận biết tính chất tên gọi của một số đối tượng, không khí, đất, nước, nhiệt độ, độ ẩm, gió, mưa. Cô cần kích thích trẻ tòm tòi sự ham hiểu biết và rèn luyện những thao tác trí tuệ và cách suy nghĩ của trẻ với những hành động thực tiễn. Giúp trẻ thấy được những lợi ích của chúng đối với đời sống con người.VD:" Vì sao nước bẩn ". Cô cho trẻ xem paipow và nhận xét về các nguyên nhân làm cho nguồn nước bị bẩn, làm thế nào để giữ nguồn nước trong sạch H14.Bé làm thí nghiệm với nước Biện pháp 5: Phối kết hợp giữa Gia đình và Giáo viên trong việc giáo dục phòng ngừa, ứng phó, giảm nhẹ hậu quả của biến đổi khí hậu cho trẻ Tuyên truyền cho phụ huynh về biến đổi khí hậu và cách ứng phó với biến đổi khí hậu trong các cuộc họp phụ huynh, hình ảnh ở bảng tuyên truyền, hậu quả của biến đổi khí hậu, cách phòng tránh để phụ huynh ý thức hơn và cùng kết hợp với giáo viên giáo dục trẻ tốt hơn.Việc phối hợp với phụ huynh trong công tác chăm sóc và giáo dục trẻ là việc làm rất cần thiết và không thể thiếu.Bên cạnh đó giáo dục về biến đổi khí hậu cho trẻ là một nhiệm vụ rất quan trọng không chỉ được giáo dục cho trẻ ở trường mầm non mà phải giáo dục cho trẻ ở mọi nơi, mọi lúc, ở trường cũng như ở nhà. 15 / 20
- Góc tuyên truyền của lớp: tôi sưu tầm các hình ảnh, tài liệu, bài báo có nội dung giáo dục về biến đổi khí hậu, cài các tài liệu đó trên góc tuyên truyền của lớp mình sao cho phụ huynh dẽ nhìn thấy và đọc được. Các tài liệu tuyên truyền đó sẽ được thường xuyên cập nhật thay đổi nội dung phù hợp với các chủ đề giáo dục.Tôi sưu tầm các hình ảnh, băng rôn, khẩu hiệu, tranh ảnh có nội dung giáo dục về biến đổi khí hậu. Khi đã có được những hình ảnh và tư liệu tôi đề xuất ý kiến với ban giám hiệu nhà trường kết hợp cùng hội cha mẹ học sinh của lớp hỗ trợ kinh phí để in bạt các hình ảnh đó thành các tranh ảnh, khẩu hiệu. Sau đó treo các tấm khẩu hiệu tranh ảnh đó trên các mảng tường của trường của lớp, sao cho trẻ và phụ huynh dễ nhìn thấy, dễ quan sát hàng ngày. Nội dung các tài liệu tuyên truyền đó nhằm mục đích giáo dục trẻ những vấn đề sau: + Phụ huynh cho trẻ học bơi, mua sắm cho trẻ một số đồ dùng, dụng cụ cứu hộ, cứu nạn như: áo phao, ô, dù, mũ nón, bộ quần áo mưa Gia đình trẻ mua sắm bình cứu hỏa. + Phụ huynh gương mẫu làm gương ở nhà cho trẻ học tập. Khuyến khích phị huynh nên sử dụng các phương tiện giao thông công cộng hoặc xe đạp giảm khói bụi. Hạn chế sử dụng túi nilong. Tiết kiệm năng lượng, lương thực thực phẩm: sử dụng đèn tiết kiệm điện, ban ngày dùng ánh sáng tự nhiên, sử dụng hàng háo nội địa, bình nóng lạnh bật vừa đủ Hưởng ứng giờ trái đất, nhà nhà tắt điện. + Dạy trẻ không hò hét nói to, không nhổ nước bọt bừa bãi, vứt rác đúng nơi quy định, ban đầu biết phân loại rác thải như thức ăn thừa, vỏ hoa quả cho vào một thùng, vỏ chai lọ, hộp sữa, giấy vụn cho vào một thùng + Quan tâm yêu thương chăm sóc các con vật nuôi trong nhà. + Tiết kiệm trong ăn uống: ăn hết xuất, không làm rơi vãi, không đòi hỏi về ăn uống. + Biết cùng gia đình làm vệ sinh đường phố, ngõ xóm vào ngày cuối tuần. + Có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường ở mọi nơi Tôi đã tổ chức họp phụ huynh hoặc tranh thủ giờ đón, trả trẻ để cùng trao đổi về quan điểm giáo dục, rèn kỹ năng cần thiết cho trẻ để giúp trẻ biết cách, ứng phó với sự biến đổi khí hậu phòng chống thiên tai và tầm quan trọng của việc rèn các kỹ năng này cho trẻ với các bậc phụ huynh. (Bằng cách tuyên truyền, biểu bảng, pa nô, khẩu hiệu). Chính vì vậy mục đích của việc giáo dục, rèn kỹ năng để giúp trẻ ứng phó với biến đổi khí hậu phòng chống thiên tai là : dạy cho trẻ và giúp trẻ trang bị những kiến thức, kỹ năng cần thiết, giúp trẻ bước vào cuộc sống, đối diện với những thử thách mà trẻ luôn có những kỹ năng: Bĩnh tĩnh - tự tin - sáng tạo trong mọi hoàn cảnh, biết được những điều nên làm và không nên làm. Từ đó tôi đã vận động, tuyên truyền tới các bậc phụ huynh cùng tham gia giáo dục và rèn 16 / 20
- cho trẻ tại gia đình của mình, kết hợp cùng với cô giáo và nhà trường, có như vậy những kỹ năng cần thiết để giúp trẻ ứng phó với biến đổi khí hậu phòng chống thiên tai mới được rèn luyện thường xuyên, ở mọi lúc, mọi nơi. Bằng những trải nghiệm trong quá trình chăm sóc - giáo dục trẻ cùng với việc tự học tập, tìm hiểu nghiên cứu qua các nguồn tài liệu tôi nhận thấy nội dung giáo dục và rèn những kỹ năng cần thiết giúp trẻ ứng phó với biến đổi khí hậu phòng chống thiên tai cũng hết sức đơn giản và gần gũi, đây là một số nội dung cơ bản tôi đã tuyên truyền tới phụ huynh. + Đó là: Sự hợp tác, khả năng phối hợp, tự kiểm tra, tính tự tin, tự lập, khả năng thấu hiểu + Đó là học cách có được những mối liên hệ mật thiết, chia sẻ với mọi người trong khi gặp khó khăn. + Đó là giúp trẻ luôn tự tin khi tiếp nhận các thử thách mới. + Biết cách ứng xử với mọi tình huống có thể xảy ra khi ở một mình (Gọi điện thoại, tự cứu mình bằng những kỹ năng đã được học). + Nhận biết những tình huống, hoàn cảnh không an toàn cho mình nơi công cộng, trên sân trường, công viên, siêu thị, ngoài phố + Đối với trẻ mầm non, hành vi thường là bắt chước, do vậy hành vi được thực hiện lâu ngày sẽ trở thành kỹ năng. Cho nên khi chúng ta dạy trẻ thì những hành vi này sẽ được tích lũy dần dần trong quá trình hướng dẫn của cô giáo và người lớn trong gia đình. Ngoài ra, là một giáo viên mầm non chủ nhiệm lớp với mong muốn giúp trẻ lớp mình có những nhận thức, hành vi, kỹ năng tốt để góp phần phòng ngừa, ứng phó, giảm nhẹ hậu quả của biến đổi khí hậu. Ngoài việc giáo dục trẻ kiến thức, hành vi thái độ mọi lúc mọi nơi trong hoạt động một ngày của trẻ thì giáo viên cũng phải là một tấm gương để cho trẻ học tập, bắt chước. Chính vì vậy bản thân tôi đã không ngừng học tập, tự rèn luyện bản thân có những hành động, tác phong chuẩn mực mọi lúc mọi nơi để cho trẻ lớp mình học tập và noi theo. * Cách làm: Trong mọi hành động của mình ở trường cũng như ở nhà tôi luôn luôn thực hiện nguyên tắc: ngăn nắp, sạch sẽ, gọn gàng, tiết kiệm, chống lãng phí, bảo vệ sức khỏe bản thân. Hàng ngày, tôi cùng các giáo viên của lớp mình luôn vệ sinh, sắp xếp môi trường trong và ngoài lớp học gọn gàng sạch sẽ. Đồ đạc trong lớp sau khi sử dụng đều được vệ sinh sạch sẽ cất đúng nơi quy định.Tôi luôn gương mẫu và nhắc nhở trẻ lớp mình biết tiết kiệm nước, tiết kiệm điện, tiết kiệm đồ dùng, thực phẩm.Trang phục khi đi làm cũng như ở nhà luôn gọn gàng, sạch sẽ, phù hợp thời tiết.Trong mọi hoạt động tôi luôn có ý thức nhắc nhở và cùng trẻ thực hiện những hành động có ích góp phần bảo vệ môi trường sống, ngăn ngừa, ứng phó, giảm nhẹ hậu quả của biến đổi khí hậu. 17 / 20
- * Kết quả: Trẻ lớp tôi rất yêu quý các cô giáo nên mọi hành động việc làm gương mẫu của cô giáo trẻ đều học tập theo và nghe lời cô dặn khi về nhà. Trẻ có ý thức bảo vệ môi trường, có thái độ và hành vi tốt để phòng ngừa, ứng phó hậu quả của biến đổi khí hậu, giữ môi trường ở lớp cũng như ở nhà xanh, sạch, 5. Hiệu quả của SKKN: Qua một thời gian áp dụng các biện pháp trên, kết quả đạt được trên trẻ có sự thay đổi rõ rệt như sau: Bảng đánh giá: Nội dung điều tra Tỷ lệ Tỷ lệ Tỷ lệ Tốt Khá TB % % % Kiến thức về biến Đầu năm học 11 20% 18 34% 25 46% đổi khí hậu 2020 - 2021 Kỹ năng sử lý khi biến đổi khí hậu 10 18% 29 54% 15 28% xảy ra Kiến thức về biến 45 83% 8 15% 1 2% Cuối năm học đổi khí hậu 2020-2021 Kỹ năng sử lý khi biến đổi khí hậu 47 88% 6 11% 1 2% xảy ra 18 / 20
- III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 1. Ý nghĩa của SKKN Trẻ em là nguồn hạnh phúc của mỗi gia đình, là tương lại của đất nước. Bởi vậy các nhà nghiên cứu khoa học đều thống nhất rằng: Giáo dục biến đổi khí hậu cần được quan tâm đúng mức ngay từ lứa tuổi mầm non vì trẻ ở lứa tuổi này rất thích tiếp xúc với thế giới tự nhiên và cuộc sống xung quanh. Vì vậy giáo dục biến đổi khí hậu cho trẻ là vấn đề quan trọng và vô cùng cần thiết. Muốn xây dựng con người mới phát triển toàn diện về mọi mặt chúng ta phải thực hiện tốt mục tiêu và nhiệm vụ của bậc học mầm non, phải tăng cường tổ chức cho trẻ tham gia vào các hoạt động nhằm hình thành cho trẻ nhân cách đầu tiên của con người. Việc rèn các kỹ năng cho trẻ mầm non là một trong những nội dung, nhiệm vụ quan trọng góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục mầm non Muốn cho trẻ có kỹ năng ứng phó với biến đổi khí hậu phòng chống thiên tai thì trước hết phải đổi mới phương pháp giảng dạy, áp dụng phương pháp lấy trẻ làm trung tâm, kiến thức cô truyền đạt đến trẻ phải phù hợp với nhận thức và tình hình thực tế của trẻ ở địa phương. Để làm được điều đó, mỗi giáo viên cần nêu cao tinh thần trách nhiệm của mình ở mọi lúc, mọi nơi đặc biệt “ Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo” cho trẻ noi theo. Do chương trình chăm sóc giáo dục trẻ hiện nay, tập trung quá nhiều nội dung lồng ghép, nên phần lớn giáo viên chưa quan tâm, chú trọng đến việc lồng ghép những kỹ năng cần thiết để giúp trẻ ứng phó với biến đổi khí hậu phòng chống thiên tai vào chương trình chăm sóc, giáo dục của lớp mình, một số giáo viên chưa hiểu về nội dung phải dạy trẻ những kỹ năng cơ bản nào, chưa biết vận dụng những kế hoạch định hướng chung cho quá trình giảng dạy của mình 2. Bài học kinh nghiệm Trên cơ sở những kết quả đã đạt được trong khoảng thời gian qua, bản thân tôi chỉ muốn nêu lên những kinh nghiệm chung và thiết thực nhất, về một số biện pháp giáo dục, giúp trẻ hình thành những kỹ năng cần thiết để ứng phó với biến đổi khí hậu phòng chống thiên tai, và mong muốn gửi đến các bạn đồng nghiệp các bậc phụ huynh trong việc chăm sóc giáo dục trẻ: - Là một nhà giáo viên mầm non tôi luôn trau dồi kiến thức, năng cao nhận thức hơn nữa, luôn tiếp thu học hỏi kinh nghiệm, ý kiến hay của các bạn đồng nghiệp và tham khảo tài liệu về việc rèn kỹ năng ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng chống thiên tai cho trẻ. - Trước hết cô giáo phải hiểu rõ và nắm vững những kỹ năng cơ bản về ứng phó với biến đổi khí hậu phòng chống thiên tai, sau đó phối kết hợp cùng gia đình để giáo dục trẻ. - Chia sẻ cùng trẻ không gò bó áp đặt trẻ, cô luôn là người chỉ dẫn, dạy cho trẻ những kinh nghiệm, kỹ năng cần thiết cho trẻ. 19 / 20
- - Cần tích cực đổi mới phương pháp dạy nhằm khuyến khích sự tích cực ở trẻ, khai thác tiềm năng sáng tạo ở mỗi trẻ. - Cần thường xuyên tổ chức các hoạt động giáo dục phát huy tính tích cực ở trẻ, giúp trẻ hứng thú chủ động khám phá, tìm tòi, biết vận dụng vốn kiến thức, kỹ năng vào việc giải quyết các tình huống khác nhau. - Để giáo dục kỹ năng ứng phó với biến đổi khí hậu phòng chống thiên tai cô giáo cần đưa ra các tình huống cụ thể để trẻ được trải nghiệm chứ không lên lý thuyết dập khuôn hoặc chỉ “Cấm đoán” như : “Con không được làm thế này”, hoặc :"Con không được làm như thế kia" Sẽ khiến trẻ mất đi khả năng tự phán đoán và tự đưa ra quyết định tự giải quyết. - Giáo viên phải nhận thức đầy đủ đúng đắn về nội dung giáo biến đổi khí hậu.Vì thể đòi hỏi giáo viên phải nghiên cứu và hiểu đặc điểm tâm sinh lý của trẻđể từ đó có những biện pháp tích hợp giáo dục mọi lúc mọi nơi không ngại khó, khổ, ngại bẩn - Tích cực ứng dụng công nghệ thông tin, bài giảng điện tử sưu tầm băng hình chất lượng cao để lưu giữ và sử dụng trên tiết học và các hoạt động. 3. Ý kiến đề xuất * Đối với giáo viên. - Phải có trách nhiệm tuyên truyền và phối kết hợp cùng các bậc phụ huynh cũng như nhân dân về biến đổi khí hậu. Phát động phong trào trồng cây xanh, tạo môi trường xanh - sạch- đẹp cho trường lớp. - Giáo viên cần tăng cường sưu tầm tranh ảnh, tài liệu để trẻ được trải nghiệm và khám phá. * Đối với Nhà trường: - Ban giám hiệu nhà trường tiếp tục tạo điều kiện trang bị thêm nhiều các tài liệu, sách báo, tranh ảnh, hướng dẫn nội dung giáo dục về biến đổi khí hậu cho trẻ mầm non để giáo viên chúng tôi có thêm nhiều tài liệu nghiên cứu, tham khảo, học hỏi nâng cao hiểu biết về biến đổi khí hậu và có nhiều phương tiện hơn để giáo dục trẻ. - Đầu tư thêm nhiều cơ sở vật chất để đảm bảo đầy đủ các điều kiện phục vụ cho việc giáo dục trẻ cách phòng ngừa, ứng phó, giảm nhẹ hậu quả của biến đổi khí hậu ở trường mầm non như: Xây dựng môi trường thiên nhiên của trường thêm phong phú, có nhiều cây xanh, có vật nuôi , đặt thùng rác ở nhiều nơi để trẻ và phụ huynh vứt rác thuận tiện, trang bị thêm các đồ dùng, dụng cụ cứu hộ, cứu nạn, như áo phoa, phao, ô, dù làm đồ dùng cho trẻ thực hành. - Xử lý tốt các nguồn nước thải, nhà vệ sinh. - Trồng vườn rau sạch giúp bé tìm hiểu các loại rau, củ, quả, đồng thời còn cung cấp thực phẩm tươi, sạch cho nhà bếp. 20 / 20
- IV. PHỤ LỤC Hình ảnh minh họa H1.Trẻ vứt rác đúng nơi qui định H2.Bé chơi nấu ăn H3.Trẻ tập làm lính cứu hỏa 21 / 20
- H4.Bé nhận biết hành vi đúng sai của con người với môi trường H5. Trẻ tưới nước chăm sóc cây xanh 22 / 20
- H6.Trẻ hát và vận động H7.Trẻ học tạo hình H8.Trẻ học cách đeo khẩu trang 23 / 20
- H9.Trẻ tìm hiểu về các loài động vật trong rừng H10.Trẻ tìm hiểu về các thiên tai H11.Bé quan sát thời tiết trong ngày 24 / 20
- H12. Bé xây dựng công viên xanh H13.Trẻ khám phá trời mưa rào qua powerpoint H14.Bé làm thí nghiệm với nước 25 / 20