SKKN Một số biện pháp giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật tự kỷ độ tuổi 24-36 tháng ở trường Mầm non

docx 21 trang binhlieuqn2 07/03/2022 33754
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật tự kỷ độ tuổi 24-36 tháng ở trường Mầm non", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_giao_duc_hoa_nhap_cho_tre_khuyet_tat_t.docx

Nội dung tóm tắt: SKKN Một số biện pháp giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật tự kỷ độ tuổi 24-36 tháng ở trường Mầm non

  1. Một số biện pháp GDHN cho trẻ khuyết tật tự kỉ độ tuổi 24-36 tháng ở trường MN Hình ảnh cháu Minh Việt đang vui chơi cùng cô và các bạn ở phòng Giáo dục thể chất Xây dựng mối quan hệ giữa cô và trẻ qua tìm hiểu sở thích:Tôi luôn quan sát để tìm hiểu sở thích, thói quen của Việt: Cháu thích ăn gì? Không thích ăn gì? Cháu thích đồ chơi, đồ dùng gì? Hoạt động nào của lớp mà cháu thích tham gia nhất? Từ đó tạo ra các tình huống để thu hút sự chú ý của Việt đồng thời vận dụng các phương pháp dạy học một cách khéo léo nhất để giúp cháu học tập tốt nhất. Gần gũi, khuyên bảo: Tôi luôn thật sự gần gũi với Việt để cháu có cảm giác cô là mẹ, là người thân, không có cảm giác sợ hãi mà tìm thấy ở cô giáo sự tin cậy, lòng yêu thương và kính trọng. Từ đó giúp Việt tự tin hơn trong học tập và giao tiếp. Khi Việt có những hành động không đúng như: Ném đồ chơi, không ngồi học, đẩy bạn ngã Tôi luôn dành thời gian phân tích để Việt hiểu bằng lời nói nhẹ nhàng, ánh mắt trìu mến để cháu bình tĩnh lại và điều chỉnh hành vi một cách tốt nhất.Khi Việt tham gia vào các hoạt động tôi luôn bổ sung các kiến thức mà cháu tiếp thu chậm cũng như những kiến thức mà cháu còn chưa tiếp thu được. Trong quá trình Việt tham gia vào các hoạt động tại lớp tôi luôn quan tâm, bao quát, khuyến khích kịp thời để cháu tiếp thu bài tốt nhất, nhanh chóng hòa nhập với môi trường học tập bình thường.Ngoài ra tôi còn có những phần thưởng nhỏ đểkhuyến khích khi cháu trở nên ngoan hơn hay hòa đồng với các bạn hơn. 9
  2. Một số biện pháp GDHN cho trẻ khuyết tật tự kỉ độ tuổi 24-36 tháng ở trường MN Cô Bình đang gần gũi điều chỉnh hành vi không cắn móng tay, mút tay của cháu Việt. * Kết quả đạt được:Tôi đã hiểu nhiều hơn về cháu Việt. Vì vậy các biện pháp tác động đến cháu đạt hiệu quả cao. Cháu Minh Việt đã biết yêu cô giáo và các bạn, thích được đến lớp học để chơi và học cùng các bạn. Các bạn trong lớp đoàn kết thân ái, gần gũi, chơi cùng và giúp đỡ bạn Việt trong học tập hay trong các hoạt động khác của lớp để Việt khắc phục bớt những khó khăn trong sinh hoạt, trong giao tiếp. Phục hồi các chức năng, khả năng giao tiếp và khả năng học tập để nhanh chóng hòa nhập với các bạn với môi trường học tập bình thường. 2.3 Rèn kỹ năng sống cho trẻ tự kỷ. - Rèn kỹ năng tự phục vụ: Tôi luôn tạo điều kiện cho cháu Việt được tự phục vụ bản thân như: tự xúc ăn, cầm cốc uống nước, mặc quần, đi dép, tự đi vệ sinh đúng nơi quy định - Rèn luyện kỹ năng lễ giáo:Tôi luôn dạy cháu Việtphát âm biết chào cô, bố mẹ khi đi đến lớp, chào cô và các bạn khi ra về. Thời gian đầu năm Việt chưa biết nói, tôi hướng dẫn cháu sử dụng tay để chào, cả năm tôi dạy trẻ nói từng từ để tạo thành câu “Con chào cô, tôi chào các bạn”. Ngoài ra tôi còn dạy trẻ biết cảm ơn khi có người khác giúp đỡ, biết xin lỗi khi làm bạn đau hay làm sai một việc gì đó. - Kích thích giác quan: Trẻ tự kỷ mất khả năng xử lý thông tin đầu vào của giác quan. Sự mất khả năng này có thể xảy ra ở một hay cả năm giác quan hoặc mất khả năng ở một hoặc nhiều hệ thống trên. Do vậy tùy vào khả năng của bé Việtmà tôi tạo điều kiện để giúpViệt dần dần tiến đến chức năng cảm nhận bình thường như: 10
  3. Một số biện pháp GDHN cho trẻ khuyết tật tự kỉ độ tuổi 24-36 tháng ở trường MN + Để phát triển xúc giác tôi cho trẻ làm quen với đất nặn, cầm bút di màu, sờ vào các bề mặt êm, sần xù, ráp khác nhau chơi với cát, sỏi + Để phát triển thính giác tôi cho trẻ lắng nghe nhạc, các dụng cụ âm nhạc, chơi các trò chơi âm nhạc, vận động phù hợp theolời bài hát . + Để kích thích khứu giác, vị giác: Tôi luôn hỏi trẻ trong giờ ăn các con thấy thức ăn có ngon không? Mùi vị của nó như thế nào? * Kết quả đạt được: Trong quá trình rèn kỹ năng sống cho cháu Việt tôi nhận thấy Việt đã có tiến bộ rất nhiều. Cháu đã biết tránh xa những vật nguy hiểm, không an toàn; biết tự phục vụ bản thân, ngoan hơn và chịu hợp tác với cô và các bạn hơn, các giác quan của trẻ đã dần dần tiến đến chức năng cảm nhận gần bằng các trẻ bình thường. 2.4 Tổ chức các hoạt động tập thể Đối với các ngày lễ hội tôi quan tâm tạo điều kiện cho trẻ được giao lưu với các bạn trong trường, trong lớp tạo tâm thế vui vẻ, phấn khởi, hào hứng cho trẻ. Đối với các hoạt động giao lưu, tôi thực hiện đúng theo sự hướng dẫn, chỉ đạo của BGH. Giáo viên sẽ lựa chọn một trong ba hoạt động để tổ chức cho trẻ: giao lưu hoặc lao động tập thể thay cho thời gian tổ chức hoạt động ngoài trời, hoạt động góc.Vì vậy tôi tích cực liên hệ với giáo viên các khối, lớp khác trong trường cho trẻ được giao lưu với nhau thông qua các trò chơi vận động. * Kết quả đạt được: Qua việc tổ chức các hoạt động tập thể tôi thấy cháu Việt lớp tôi ngày càng bình tĩnh, tự tin, thoải mái, vui vẻ hơn trong giao tiếp với cô và các bạn. Khả năng giao tiếp, điều chỉnh hành vi của trẻ đã được cải thiện rất nhiều. 3. Biện pháp 3: Quan tâm giáo dục trẻ trong thời gian tổ chức các hoạt động học. Nếu quan sát chúng ta sẽ nhận thấy trẻ tự kỷ có những đặc điểm biểu hiện ra bên ngoài khác so với trẻ bình thường. Vì những đặc điểm khác thường đó nên trẻ tự kỷ gặp nhiều khó khăn trong học tập và học hòa nhập.Hiểu được tầm quan trọng của việc tổ chức hoạt động học cho trẻ, tôi và các giáo viêntại lớp đã luôn ý thức cần phải tổ chức tốt hoạt động học cho trẻ theo đúng kế hoạch đã xây dựng để giúp trẻ tự kỷ học hòa nhập với môi trường giáo dục bình thường.Để tổ chức tốt hoạt động học cho trẻ tự kỷ, chúng tôi đã thiết kế các giáo án, các nhóm hoạt động phát triển phù hợp với trẻ tự kỷ. Các bài học, các nhóm hoạt động phát triển này được thiết kế theo thứ tự ưu tiên dựa trên những vấn đề mà trẻ tự kỷ gặp nhiều khó khăn để từng bước giúp trẻ tự kỷ rút ngắn khoảng cách với trẻ bình thường. 11
  4. Một số biện pháp GDHN cho trẻ khuyết tật tự kỉ độ tuổi 24-36 tháng ở trường MN VD1: Hoạt động phát triển vận động: Vì trẻ tự kỉ tham gia các vận động cơ bản còn gặp nhiều khó khăn so với các bạn. Căn cứ vào sự phát triển của trẻ tôi đã hạ mức yêu cầu xuống để giúp trẻ vận động dễ dàng, hiệu quả hơn. Ví dụ: Bài tập “Đi theo đường dích dắc”: Với trẻ bình thường đường dích dắc rộng khoảng 30 - 35 cm, có từ 3 - 4 điểm dích dắc, khoảng cách giữa các điểm dích dắc là 2m. Với cháu Việt tôi để đường rộng khoảng 40 - 45 cm, cháu đi trong đường có 2 điểm dích dắc, thời gian sau khi Việt đã thành thạo hơn tôi tăng dần số điểm dích dắc lên 3 điểm. Ví dụ: Bài tập “Ném bóng trúng vào đích” và “Đá bóng vào gôn”. Với trẻ bình thường từ vạch chuẩn đến đích khoẳng cách là 1,5 m. Với cháu Việt tôi thu hẹp khoảng cách từ vạch chuẩn đến đích là 1m. VD2: Hoạt động tạo hình. Đối với trẻ tự kỷ đây là một hoạt động sáng tạo, dễ thực hiện, phát huy khả năng tự do, trí tưởng tượng của trẻ. Thông qua hoạt động tạo hình trẻ có thể nâng cao vận động tinh, khả năng phối hợp tay và mắt, giúp trẻ từng bước làm chủ các vận động kỹ xảo và các thao tác tinh tế khác. Ngoài ra hoạt động này giúp trẻ rèn luyện khả năng tập trung chú ý cao, làm chủ các hành vi một cách có ý thức. Khi trẻ tự kỷ tham gia hoạt động tạo hình có thể cho trẻ làm theo từng thao tác nhỏ. Thời gian học tập cần ngắn, nội dung học được lặp đi, lặp lại theo nhiều cách khác nhau và được liên hệ với những gì mà trẻ biết. Cần khuyến khích trẻ vận dụng các kỹ năng đã học vào các tình huống mới, giúp trẻ hiểu được vì sao chọn cái này mà không chọn cái kia. Ví dụ với đề tài “Tô màu lá cây”: Cô chia làm các bước nhỏ và hướng dẫn trẻ như sau: Con mở vở từng trang một sau đó gập gọn vở lại, cầm bút bằng 3 đầu ngón tay, con cầm bằng tay phải nhé, khi di màu thì di lần lượt trong hình của lá cây này nhé.Từng bước nhỏ cần hướng dẫn kỹ và thực hành nhiều. 12
  5. Một số biện pháp GDHN cho trẻ khuyết tật tự kỉ độ tuổi 24-36 tháng ở trường MN Hình ảnh Việt mở sách và tô màu lá cây * Kết quả đạt được:Trẻ tự kỷ luôn hứng thú với các tiết học, có ý thức trả lời khi cô gọi lên. Ngôn ngữ, sự tập trung chú ý của trẻ cũng được cải thiện rất nhiều. Trẻ đã có nhiều kết quả học tập biến chuyển thích đến lớp, không sợ đi học, đó là những năm đầu đời của các con nên những biểu hiện như vậy là tích cực. 4. Biện pháp 4: Quan tâm trẻ mọi lúc, mọi nơi. * Giờ đón, trả trẻ - chơi tự do: Giờ đón trẻ là lúc cô cần tạo không khí vui vẻ, lôi cuốn trẻ đến trường. Tôi đã sử dụng, tận dụng triệt để các biện pháp giao tiếp mắt-mắt, nhận biết và diễn tả cảm xúc, chào hỏi để gần gũi, tác động tới trẻ * Giờ tập thể dục sáng: Minh Việt gặp khó khăn về vận động, cũng như việc phối hợp các vận động. Việc cho cháu tham gia vào các hoạt động, các bài tập thể dục sáng không những giúp cho sự vận động của cơ thể bé Việt dễ dàng hơn, hiệu quả hơn mà còn hỗ trợ giác quan định hướng về không gian và ý thức về cơ thể. Bởi vậy, trong giờ thể dục sáng, tôi đã sử dụng các bài tập cho Việt cùng cả lớp tập: Tập làm chú bộ đội, bắt chước cách đi của các con vật, Trong quá trình bé Việt tập, tôi luôn khuyến khích, động viên để trẻ tập tốt hơn trong các lần sau. * Giờ hoạt động ngoài trời: Hoạt động ngoài trời giúp trẻ tự kỷ tiếp xúc với thế giới xung quanh. Muốn tiếp xúc được với thế giới xung quanh thì trẻ phải sử dụng hệ thống các giác quan. Nhưng ở trẻ tự kỷ mất khả năng xử lý thông tin đầu vào của các giác quan. Sự mất khả năng này có thể xảy ra ở một hay cả ở năm giác quan hoặc mất khả năng ở một hoặc nhiều hệ thống. Do vậy, khi cho trẻ tự kỷ tham gia hoạt động ngoài trời, tôi đã thiết kế một số hoạt động giúp trẻ dần tiến đến chức năng cảm nhận bình thường để tri giác các sự vật.Chơi với cát; Bắt chước tiếng kêu của các con vật;Trời mưa * Giờ hoạt động góc: - Góc bé chơi với hình và màu: Sử dụng các hoạt động vẽ bằng tay, hoạt động với đất nặn, vẽ quả trứng, tô màu quả cam, quả chuối, di màu làm ổ rơm - Góc bé bế em: Sử dụng các hoạt động : Bế em, nấu cháo, nấu bột, xúc cho em ăn, ru em ngủ, cho em đi khám bác sĩ - Góc vận động: Ồ sao bé không lắc, gieo hạt nảy mầm - Góc rèn kỹ năng sống: Dạy trẻ đi tất, bé tập xúc cơm 13
  6. Một số biện pháp GDHN cho trẻ khuyết tật tự kỉ độ tuổi 24-36 tháng ở trường MN - Góc bé xem sách truyện: Cùng xem sách, đọc sách và cùng cô làm những cuốn sách * Giờ ăn: Giờ ăn là giờ để bé Việt hình thành và phát triển kỹ năng tự phục vụ. Giúp Việt phân biệt được đồ ăn với những đồ vật không ăn được, do đó tôi đã sử dụng các hoạt động: Bé tự xúc ăn cơm, cái gì ăn được *Giờ ngủ:Là giờ được nghỉ ngơi sau khi tham gia vào các hoạt động một cách tích cực. Trong giờ ngủ, tôi quan tâm đến bé Việt như: ru bẻ ngủ, bật nhạc các ca khúc có giai điệu êm dịu đối với trẻ để trẻ dễ đi vào giấc ngủ. Hình ảnh cháu Việt trong giờ ăn, ngủ tại lớp cùng các bạn *Giờ hoạt động chiều Sau khi ngủ dậy, tôi tổ chức cho Việt và các bạn trong lớp sử dụng các bài tập nhẹ nhàng: Trò chơi kéo cưa lừa xẻ, ồ sao bé không lắc. Khi tổ chức hoạt động chiều tôi tổ chức rèn các kỹ năng sống, các kỹ năng tự phục vụ cho trẻ thông qua các hoạt động: Dạy trẻ đi dép, mặc quần * Kết quả đạt được:Như vậy, từ lúc bé Việt đến trường cho đến lúc được cha mẹ đón về, Việt được học những kiến thức, học được cách cư xử đúng đắn, thích hợp được hòa đồng với các bạn trong lớp. Sự quan tâm, chăm sóc của các cô mọi lúc, mọi nơi giúp Việt nhanh chóng rút ngắn khoảng cách giữa Việtvới các bạn trong lớp, đưa Việt hòa nhập với môi trường bình thường. 5. Biện pháp 5: Phối hợp với phụ huynh để can thiệp tại gia đình. Ở trường mầm non, công tác phối hợp với gia đình trẻ là không thể thiếu. Để nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục trẻ tự kỷ học hòa nhập nói riêng, tôi luôn tạo ra được mối quan hệ mật thiết giữa giáo 14
  7. Một số biện pháp GDHN cho trẻ khuyết tật tự kỉ độ tuổi 24-36 tháng ở trường MN viên và gia đình trẻ.Khi con “ bị” chuẩn đoán là có tình trạng tự kỷ cũng như bao phụ huynh khác, phụ huynh cháu Minh Việt đã rơi vào trạng thái căng thẳng, lo âu. Do vậy, tôi luôn động viên trao đổi với cha mẹ cháu Việt cần can thiệp sớm bằng các phương pháp và cách thức điều trị trẻ tự kỷ khác nhau.Tôi luôn tìm hiểu khả năng và nhu cầu của cháu Việt để phát hiện những khó khăn mà cháu Việt gặp phải.Tôi giới thiệu với gia đình cháu Việt những bài tập phát triển các lĩnh vực ngôn ngữ giao tiếp, tình cảm-xã hội, phát triển giác quan, nâng cao sự tập trung chú ý. Phối kết hợp với các giáo viên tại lớp, tôi trao đổi với phụ huynh cháu Việt để cháu Việt tập các bài tập này ở nhà .Trao đổi với phụ huynh cháu Việt về rèn luyện các kĩ năng tự phục vụ bản thân, kỹ năng vệ sinh cho trẻ tại nhà. Bố mẹ và các thành viên trong gia đình trẻ nên cùng thực hiện với trẻ các kỹ năng:tự mặc quần áo, tự cởi quần áo, tự đi dép, tự đi tất, tự xúc cơm ăn, tự cầm cốc uống nước.Tôi tận dụng các buổi đón trả trẻ để trao đổi với phụ huynh về tình hình của cháu Việt trong ngày, xây dựng góc tuyên truyền, thông báo những nội dung học của cháu Việt hàng tuần, hàng tháng yêu cầu phụ huynh cần phối hợp, rèn luyện thêm tại nhà.Trong kế hoạch giáo dục cá nhân, tôi bổ sung kiến thức, củng cố các kỹ năng không có thời gian giúp cháu tại lớp hoặc chưa đạt mục tiêu, chuẩn bị kiến thức và kỹ năng mới cần cho trẻ sẽ được học tại lớp, luyện cách phát âm do trẻ chưa nói được Các nội dung này được trao đổi với cha mẹ trẻ và được phối hợp để rèn luyện trẻ trong gia đình. Phối hợp chặt chẽ cùng với gia đình trẻ, thường xuyên trao đổi thông tin giữa cha mẹ và giáo viên đầy đủ vào sổ nhật ký “Theo dõi trẻ tự kỷ” của lớp. * Kết quả đạt được:Với biện pháp này, tôi nhận thấy: phụ huynh của cháu Minh Việt đã nhận thức được tầm quan trọng của việc giáo dục trẻ tự kỷ học hòa nhập trong môi trường giáo dục bình thường. Phụ huynh ngoài việc cho con học tại lớp, gia đình đã cho cháu tham gia các lớp học chuyên biệt dành cho trẻ tự kỷ và cháu Minh Việt đã có nhiều biến chuyển rõ rệt về sức khỏe, nhận thức và điều chỉnh được hành vi. Kết quả khảo sát cuối năm: Các tiêu chí Lời nói/ngôn ngữ/ Kỹ năng Sức khỏe/thể Nhận thức đánh giá giao tiếp xã hội chất/hành vi Mức độ N S N S N S N S Số lượng 10 4 14 5 15 3 19 6 Tỷ lệ % 71 29 74 26 83 17 76 24 15
  8. Một số biện pháp GDHN cho trẻ khuyết tật tự kỉ độ tuổi 24-36 tháng ở trường MN C: KẾT THÚC VẤN ĐỀ I/ KẾT LUẬN. Qua một năm thực hiện các biện pháp “Giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ”, tôi nhận thấy đây là một nhiệm vụ hết sức khó khăn của cha mẹ, giáo viên và các lực lượng khác trong cộng đồng. Chỉ có giáo dục trẻ tự kỷ học hòa nhập tốt trong môi trường giáo dục bình thường thì trẻ tự kỷ mới có những cơ hội tốt để phát triển hết khả năng và phát huy hết tiềm năng học hỏi. Chính vì vậy là một giáo viên mầm non là người đặt nền móng đầu tiên cho trẻ, đặc biệt là trẻ tự kỷ, giáo viên cần phải quan tâm đặc biệt đến việc tổ chức các hoạt động học, hoạt động hàng ngày, giáo dục trẻ mọi lúc, mọi nơi bằng tình thương, trách nhiệm, sự kiên trì để góp phần hoàn thành tốt mục tiêu và nội dung giáo dục trẻ tự kỷ học hòa nhập trong trường mầm non, góp phần giúp trẻ được phát triển toàn diện nhân cách như những đứa trẻ bình thường.Đạt được kết quả như trên là nhờsự chỉ đạo sát sao của Phòng giáo dục và Đào tạo, của Ban giám hiệu đã quan tâm tạo điều kiện về cơ sở vật chất, chuyên môn về trẻ tự kỷ, sự đoàn kết quyết tâm của tất cả giáo viên tại lớp đã nỗ lực trong việc tạo môi trường giáo dục tốt nhất, phù hợp nhất cho trẻ tự kỷ. Bên cạnh đó là sự quan tâm, phối hợp của các bậc phụ huynh tại lớp. II/ BÀI HỌC KINH NGHIỆM. Để nâng cao được chất lượng giáo dục trẻ tự kỷ học hòa nhập tốt trong môi trường giáo dục bình thường , đòi hỏi người giáo viên cần phải: - Có ý thức nghiêm túc thực hiện đúng kế hoạch chăm sóc - giáo dục trẻ, không cắt bỏ hoạt động. - Có tinh thần tự bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ trong việc tổ chức hoạt động giáo dục trẻ tự kỷ học hòa nhập tốt trong môi trường giáo dục bình thường - Tích cực, nhiệt tình sáng tạo trong việc làm đồ dùng, đồ chơi phục vụ các góc phù hợp với chủ đề, phù hợp với đặc điểm của trẻ tự kỷ tai lớp. - Tham mưu tốt với Ban giám hiệu để tăng cường cơ sở vật chất, đồ dùng, đồ chơi cho lớp, tài liệu về phương pháp day trẻ tự kỷ. - Phối hợp chặt chẽ với phụ huynh học sinh của lớp để cùng có các biện pháp giáo dục trẻ. III/ ĐỀ XUẤT - KHUYẾN NGHỊ: 16
  9. Một số biện pháp GDHN cho trẻ khuyết tật tự kỉ độ tuổi 24-36 tháng ở trường MN - Mỗi giáo viên Mầm non phải tự trang bị cho mình những kiến thức, kỹ năng trong việc tổ chức hoạt động giáo dục trẻ tự kỷ học hòa nhập tốt trong môi trường giáo dục bình thường. - Phòng giáo dục và Ban giám hiệu nhà trường tiếp tục tổ chức các hoạt động chuyên đề Giáo dục trẻ tự kỷ ở các trường điểm, lớp điểm để nhiều giáo viên trong trường và các trường bạn tham dự - Trên đây là một số biện pháp nhỏ của tôi đã áp dụng tại lớp trong việc nâng cao chất lượng hoạt động, giáo dục trẻ tự kỷ học hòa nhập tốt trong môi trường giáo dục bình thường.Vì điều kiện thời gian có hạn cũng như năng lực của tôi còn hạn chế nên đề tài không tránh khỏi thiếu sót.Kính mong hội đồng khoa học xem xét cũng như bổ sung những vấn đề còn thiếu, còn yếu hoặc chưa phù hợp khi cá nhân tôi thực hiện đề tài này. Để tôi tiếp tục rèn luyện điều chỉnh góp phần vào việc chăm sóc giáo dục hòa nhập trẻ tự kỉ nói riêng cùng các cháu khác đạt kết quả cao hơn nữa trong các năm học sau. Xác nhận của thủ trưởng đơn vị Tôi xin chân thành cảm ơn! Lệ Chi, Ngày 25 tháng 02 năm 2019 Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình tự viết không sao chép của người khác. ( Ký tên và ghi rõ họ tên ) PHỤ LỤC Phiếu đánh giá khả năng của trẻ khuyết tật phát triển (Độ tuổi nhà trẻ 24-36 tháng) Khoanh vào những chữ phù hợp để thể hiện mức độ đúng của câu mô tả 17
  10. Một số biện pháp GDHN cho trẻ khuyết tật tự kỉ độ tuổi 24-36 tháng ở trường MN I. Lời nói/ngôn ngữ/giao tiếp: (N) không đúng (V) rất đúng N V 1. Biết tên của mình N V 2. Đáp ứng với lệnh ‘không’ hoặc ‘dừng lại’ N V 3. Có thể làm theo một số mệnh lệnh/hướng dẫn N V 4. Có thể nói từng từ một (không, ăn, nước, v.v ) N V 5. Có thể nói 2 từ một lúc (không muốn, đi về, v.v ) N V 6 Có thể nói 3 từ một lúc (con muốn về, v.v ) N V 7 Biết 10 từ hoặc nhiều hơn N V 8 Có thể nói những câu có 4 từ hoặc nhiều hơn N V 9 Trẻ giải thích được mình muốn gì N V 10 Trẻ biết đặt những câu hỏi có nghĩa N V 11 Lời nói có nghĩa ý/thích hợp với ngữ cảnh N V 12 Thường sử dụng một vài câu liên tiếp N V 13 Có thể giao tiếp tương đối tốt N V 14 Có khả năng giao tiếp bình thường so với lứa tuổi II. Kỹ năng xã hội: (N) không đúng (V) rất đúng N V 1. Trẻ dường như ở trong vỏ ốc - bạn không thể tiếp cận được trẻ N V 2. Phớt lờ người khác N V 3. Ít hoặc không chú ý khi được hỏi đến N V 4. Không hợp tác và kháng cự lại N V 5. Không giao tiếp mắt-mắt N V 6. Thích được ở một mình N V 7. Không thể hiện tình cảm N V 8. Không chào đón/vồ vập cha mẹ N V 9. Tránh tiếp xúc với người khác N V 10. Không bắt chước N V 11. Không thích được ôm ấp V 18
  11. Một số biện pháp GDHN cho trẻ khuyết tật tự kỉ độ tuổi 24-36 tháng ở trường MN N 12. Không chia sẻ hay khoe với người khác N V 13. Không vẫy tay tạm biệt N V 14. Không thoả thuận/không tuân theo lệnh N V 15. Hay cáu giận N V 16. Thiếu bạn bè N V 17. Ít khi mỉm cười N V 18. Không nhạy cảm với (không hiểu) cảm giác của người khác N V 19. Không quan tâm đến việc mình có được yêu mến hay không III. Nhận thức (N) không đúng (V) rất đúng N V 1. Đáp lại khi được gọi tên N V 2. Phản ứng phù hợp khi được khen ngợi N V 3. Nhìn ngắm người và các con vật N V 4. Xem tranh ảnh (và tivi) N V 5. Biết vẽ, tô mầu, v.v N V 6. Biết chơi đồ chơi một cách phù hợp N V 7. Biết biểu lộ nét mặt một cách phù hợp N V 8. Hiểu các câu chuyện trên tivi N V 9. Hiểu được các lời giải thích N V 10. Nhận biết được môi trường xung quanh N V 11. Nhận biết được nguy hiểm N V 12. Biết thể hiện trí tưởng tượng N V 13. Khởi xướng các hoạt động N V 14. Biết tự mặc quần áo N V 15. Tò mò, quan tâm N V 16. Thích phiêu lưu, khám phá N V 17. Hiểu khi được thông báo trước N V 18. Nhìn vào nơi những người khác đang nhìn IV. Sức khoẻ/thể chất/hành vi 19
  12. Một số biện pháp GDHN cho trẻ khuyết tật tự kỉ độ tuổi 24-36 tháng ở trường MN (N) Không phải là vấn đề (S) Vấn đề cân can thiệp N S 1. Tè dầm N S 3. Ị đùn N S 4. Tiêu chảy N S 5. Táo bón N S 6. Có vấn đề về giấc ngủ (ngủ không yên giấc) N S 7. Ăn quá nhiều/quá ít N S 8. Quá kén ăn (chỉ ăn một số ít loại thức ăn) N SS 9. Tăng động N S 10. Thờ ơ N S 11. Tự làm đau hoặc làm tổn thương bản thân N S 12. Làm đau hoặc làm tổn thương người khác N S 13. Phá phách N S 14. Quá nhạy cảm với âm thanh N S 15. Lo lắng/sợ hãi N S 16. Hay buồn/khóc N S 17. Chiếm giữ N S 18. Nói lặp đi lặp lại N S 19. Giữ thói quen cứng nhắc N S 20. La hét N S 21. Nhu cầu đơn điệu, không thay đổi N SS 22. Thường bị khích động N SS 23. Không có/kém cảm giác đau N S 24. “Gắn với” hoặc ưa thích một vài đồ vật/chủ đề nhất định N S 25. Các động tác lặp đi lặp lại (mơ màng, đu đưa, lúc lắc, v.v ) 20
  13. Một số biện pháp GDHN cho trẻ khuyết tật tự kỉ độ tuổi 24-36 tháng ở trường MN 21