SKKN Một số biện pháp giáo dục kỹ năng tự lập, tự phục vụ cho trẻ Mẫu giáo bé 3-4 tuổi trong trường Mầm non

pdf 30 trang binhlieuqn2 08/03/2022 13705
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp giáo dục kỹ năng tự lập, tự phục vụ cho trẻ Mẫu giáo bé 3-4 tuổi trong trường Mầm non", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfskkn_mot_so_bien_phap_giao_duc_ky_nang_tu_lap_tu_phuc_vu_cho.pdf

Nội dung tóm tắt: SKKN Một số biện pháp giáo dục kỹ năng tự lập, tự phục vụ cho trẻ Mẫu giáo bé 3-4 tuổi trong trường Mầm non

  1. Đề tài: Một số biện pháp giáo dục kỹ năng tự lập, tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo bé 3 - 4 tuổi trong trường mầm non (Hình ảnh: Cô cùng phụ huynh quan sát trẻ tự làm.) Với lòng quyết tâm, nhiệt huyết của tôi và các giáo viên cùng lớp cùng với sự phối hợp nhịp nhàng từ phía phụ huynh mà tôi đã thấy sự thay đổi rõ rệt của học sinh lớp tôi. Sự mạnh dạn, tự tin, có trách nhiệm với công việc đã xuất hiện trong đại đa số trẻ lớp tôi. 6. Biện pháp 6. Lồng ghép giáo dục kỹ năng tự lập, tự phục vụ cho trẻ vào mọi hoạt động trong ngày. Việc lồng ghép giáo dục kỹ năng tự lập cho trẻ vào mọi hoạt động trong ngày là vô cùng cần thiết. Bởi mỗi một hoạt động trẻ lại được đón nhận một bài học cho bản thân với nhiều hình thức khác nhau giúp trẻ thêm thích thú mà mục đích chính không hề bị thay đổi. 6.1. Thông qua hoạt động đón - trả trẻ. Trong một lần khảo sát tôi đã nhận thấy có 28/40 trẻ luôn muốn làm mọi việc trước khi được giao mà không cần quan tâm tới kết quả như thế nào. Tôi đã đặt ra mục tiêu đầu tiên cần làm là không nóng vội, quát mắng trẻ, mà sẽ giúp trẻ, giáo dục trẻ kĩ năng tự lập một cách từ từ nhưng hiệu quả. Ví dụ: Lớp tôi đầu năm có không ít bạn rất tự giác, tới lớp là cất đồ dùng (ba lô, giày dép, khăn mũ) vào tủ ngay cửa lớp mà không cần nhìn xem ngăn nào của mình mặc dù cô đã hướng dẫn một vài lần. Với quan điểm làm gì cũng phải cần thời gian, tôi vui vẻ, kiên trì sửa sai cho trẻ mà không quên chỉ dẫn tận tình: “Con ơi, ngăn này có kí hiệu chiếc cốc uống nước là của con nhé, từ mai con nhớ để đồ của mình vào”. Sau một thời gian kiên trì như vậy bây giờ trẻ lớp 18/29
  2. Đề tài: Một số biện pháp giáo dục kỹ năng tự lập, tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo bé 3 - 4 tuổi trong trường mầm non tôi bạn nào cũng biết nơi cất đồ dùng cho riêng mình và không để đồ nhầm vào ngăn của bạn nữa. (Hình ảnh: Trẻ đi cất ba lô) Trẻ nhỏ thường rất thích bắt trước, làm theo người lớn. Vì vậy mỗi khi trẻ tới lớp tôi thường chào bố mẹ và trẻ trước, bố mẹ thấy vậy cũng chào cô giáo và nhắc con chào. Lâu dần thành nếp, trẻ cũng tiến bộ hơn nhiều. Cứ tới lớp là chào cô chào bố mẹ ngay. Bởi vậy người lớn đóng vai trò rất quan trọng, làm mẫu, làm gương cho trẻ noi theo và duy trì nề nếp tốt giúp cho những nề nếp đó chở thành những kỹ năng cơ bản không thể thiếu. 6.2. Thông qua hoạt động học: Đang trên đà thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới với quan điểm: “Lấy trẻ làm trung tâm” hiện nay, thì sự hợp tác giữa cô với trẻ, giữa trẻ với trẻ là vô cùng quan trọng. Nó giúp trẻ tăng mối quan hệ qua lại, ràng buộc từ đó trẻ có trách nhiệm hơn trong công việc, biết chủ động và nâng cao tinh thần. Ví dụ 1: Trong giờ học tạo hình. Tôi gợi ý cho trẻ muốn rủ bạn nào về nhóm cùng tô màu với mình (Đó là tạo sự liên kết với nhau). Trẻ sẽ chủ động rủ bạn và điều đó đồng nghĩa với việc trẻ phải tự mình thảo luận với bạn về vấn đề mà 2 bạn cùng tham gia, ví như tô màu gì cho bức tranh? Phối màu như thế nào? Sẽ sử dụng chất liệu gì? Tranh này treo góc nào?. Và rồi trẻ sẽ phải tự đi lấy đồ dùng mà mình cần rồi cất nơi mà trẻ đã lấy. Điều đó giúp trẻ thêm tự tin khi giao tiếp, tự chủ trong các mối quan hệ. Ví dụ 2: Trong một giờ hoạt động âm nhạc. Đã một vài lần thử nghiệm và thấy có một vài bạn không muốn lấy đồ dùng, dụng cụ âm nhạc nhưng vẫn muốn được dùng như các bạn vì bạn tổ trưởng lấy giúp và tất nhiên đã chở thành một thói quen ỷ lại vào người khác. Vào lúc cần sử dụng dụng cụ âm nhạc, tôi 19/29
  3. Đề tài: Một số biện pháp giáo dục kỹ năng tự lập, tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo bé 3 - 4 tuổi trong trường mầm non nói rất rõ ràng trước lớp “Nếu muốn thể hiện được hay hơn thì mỗi bạn nên tự chọn cho mình dụng cụ riêng sẽ nhịp nhàng và vận động tự tin hơn nhiều”, và nói riêng với cả nhóm bạn ấy một lần nữa. Chỉ bằng những lời động viên, khích lệ ấy mà các bạn đã tự lên lấy. Và sau buổi đó thì mỗi khi cần sử dụng tôi đều “Nhắc khéo”, dần dần nó đã thành thói quen và tôi không cần phải nói tới nữa. Điều tôi muốn nói lên ở đây là kiên trì, nhẹ nhàng và khen ngợi kịp thời sẽ là liều thuốc bổ giúp trẻ nâng cao tính tự lập, thấy được niềm vui khi tự mình phục vụ bản thân mà vẫn vui vẻ làm theo mà không bị ép buộc. (Hình ảnh: Trẻ làm chung sản phẩm) (Hình ảnh: Trẻ sử dụng dụng cụ yêu thích) 6.3. Thông qua hoạt động vui chơi: Hoạt động vui chơi là một trong những hoạt động chủ đạo của trẻ mẫu giáo được người lớn tổ chức, hướng dẫn, nhằm giúp trẻ thỏa mãn các nhu cầu vui chơi và nhận thức, đồng thời nhằm giáo dục và phát triển toàn diện cho trẻ. Trong quá trình chơi trẻ học hỏi được cách ứng sử giao tiếp, yêu thương các bạn trong lớp, trẻ yêu thiên nhiên và thế giới đồ vật. Góp phần hình thành kỹ năng tự lập, tự phục vụ cho trẻ ngay từ những ngày đầu tiên. Ví dụ 1: Khi trẻ đang chơi trong góc xây dựng, tôi nhập vai chơi nhẹ nhàng sau đó đặt một số câu hỏi gợi ý trẻ như: Nếu muốn xây công viên các bác cần gì? Sẽ xây như thế nào? Nếu thiếu vật liệu thì phải làm sao? Nếu bác thợ cùng xây vác gạch nặng quá các bác phải làm gì? Với những câu hỏi tạo tình huống đó tôi đã giúp trẻ tăng thêm kích thích, tính sáng tạo và tư duy và dần dần trẻ biết mình phải làm gì và giúp đỡ người khác trong trường hợp như thế nào 20/29
  4. Đề tài: Một số biện pháp giáo dục kỹ năng tự lập, tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo bé 3 - 4 tuổi trong trường mầm non . (Hình ảnh: Trẻ chơi trong góc xây dựng) Ví dụ 2: Với trẻ, góc phân vai là một xã hội thu nhỏ đối, với vai trò tái hiện lại cuộc sống của nguời lớn một cách tổng quát trong hoàn cảnh tưởng tượng vì chơi của trẻ không phải là thật mà là giả vờ nhưng trong cái giả vờ đó lại mang tính rất thật. Trẻ chơi góc phân vai, tôi nhập vai và gợi ý trẻ bằng cách đặt một số câu hỏi, tình huống như: Nếu muốn làm món nem con cần đi mua gì? Món thịt bò nấu với cái gì cho ngon? Và đề nghị trẻ nấu cho các bạn thưởng thức. Hay: Hỏi các bác sĩ: Tôi ốm quá, bác khám cho tôi? Tôi sốt thì phải làm gì? Từ đó trẻ sẽ biết chủ động cho hành vi của mình, tự biết phải làm gì và làm như thế nào. Dần dần cứ như vậy trẻ sẽ tự lập, tự chủ cho hành vi của mình sẽ là nền tảng tốt cho việc rèn kỹ năng tự lập cho trẻ. (Hình ảnh: Trẻ chơi góc phân vai) 21/29
  5. Đề tài: Một số biện pháp giáo dục kỹ năng tự lập, tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo bé 3 - 4 tuổi trong trường mầm non Ví dụ 3: Trong giờ hoạt động ngoài trời. Khi tôi tổ chức trò chơi “Chuyền bóng”. Đầu tiên trẻ chưa biết phối hợp với nhau cứ nghĩ rằng mình chuyền xong là xong phần mình mặc dù đã nghe cô phổ biến luật chơi, thấy vậy sau mỗi lần chơi tôi đều nhận xét cụ thể cho từng cá nhân trẻ rồi đến cả đội, rất hay là có một bạn đã thắc mắc con chơi ngoan thế, chuyền bóng không rơi mà lại không chiến thắng, chỉ đợi có thế tôi bắt đầu giải thích cho trẻ biết cần phải phối hợp với nhau, tự mỗi bạn phải làm tốt nhiệm vụ của mình và không ai ỷ lại vào bạn (Vì trẻ nghĩ mình chuyền chậm bạn sẽ chuyền nhanh và vẫn thắng). Sau nhiều lần như thế trẻ lớp tôi đã biết đồng lòng phối hợp, bạn nhanh dục bạn chậm và không còn tình trạng ỷ lại vào nhau nhiều như trước nữa. 6.4. Thông qua hoạt động lao động - vệ sinh: Ở độ tuổi này trẻ rất thích làm mọi việc mà luôn muốn thể hiện mình bằng mọi công việc mặc dù không cần biết kết quả của nó ra làm sao. Miễn rằng chúng làm xong là cảm thấy mãn nguyện lắm rồi. Nhưng chính người lớn chúng ta cần phải uấn nắn sao cho những hành động, những việc làm của trẻ chở nên có ích và có ý nghĩa. Giờ ăn – ngủ: Đối với nhiều trẻ sự rụt rè, e ngại, tự ti trước bạn bè và mọi người là chuyện bình thường. Tôi luôn phải chấp nhận bỏ nhiều thời gian và công sức hơn .Sau mỗi một lần trẻ gặp khó khăn hay thất bại nào đó trong mọi vấn đề thì những lời động viên và sự phân tích rõ ràng cho trẻ hiểu tại sao lại như thế? Vì sao trẻ chưa làm được là điều không thể thiếu. Từ đó trẻ sẽ dần dần hiểu và khắc phục được nhược điểm của mình và sẽ không còn thấy tự ti về bản thân mình nữa. (Hình ảnh: Trẻ gấp bạt giúp cô hăng hái) 22/29
  6. Đề tài: Một số biện pháp giáo dục kỹ năng tự lập, tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo bé 3 - 4 tuổi trong trường mầm non Ví dụ 1: Trẻ rất muốn lên trực nhật cùng các bạn là bê cơm, lau bàn giúp cô nhưng chỉ một lần làm rơi cơm mà trẻ ấy không dám lên làm nữa vì sợ lại làm đổ. Tôi đã vui vẻ mời trẻ lên trực nhật và hướng dẫn tận tình mọi thao tác cho trẻ chậm dãi, giúp trẻ hiểu vấn đề và động viên trẻ. Sau vài lần như vậy trẻ tự tin vào bản thân mình trước cô và các bạn. Và tôi tin rằng từ nay trẻ lớp tôi tự tin vào mình, vào công việc mình đã được làm mà không sợ gặp phải tình trạng rụt rè, sợ hãi nữa và quan trọng hơn là trẻ biết tự lập, tự phục vụ và chuẩn bị bữa ăn cho mình và cho bạn. (Hình ảnh: Trẻ chuẩn bị giờ ăn giúp cô) Ví dụ 2: Trong giờ chuẩn bị ngủ, mới đầu tôi chuẩn bị hết cho trẻ ngủ và cho trẻ đứng xem với mục đích cho trẻ nhìn và biết được các thao tác của cô, dần dần tôi cho trẻ thử làm, tập làm và rồi đó chở thành việc làm thường xuyên với mỗi nhóm trực nhật, giúp giáo dục trẻ có kỹ năng tự lập và tự phục vụ bản thân mình và mọi người thân xung quanh. (Hình ảnh: Trẻ xếp gối giúp cô) 23/29
  7. Đề tài: Một số biện pháp giáo dục kỹ năng tự lập, tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo bé 3 - 4 tuổi trong trường mầm non Giờ lau mặt, rửa tay: Vì lớp tôi đã số trẻ mới đi học, nên mọi thao tác vệ sinh của trẻ vẫn còn rất vụng về và mang tính chất nhanh ẩu. Chính vì thế ngay từ đầu năm tôi đã chú trọng đến việc rèn trẻ các thao tác vệ sinh cá nhân như rửa tay, lau mặt vào mọi lúc mọi nơi. (Hình ảnh: Trẻ tự rửa tay, lau mặt) Hay những giờ lao động tôi cho trẻ xuống sân trường, cho trẻ đeo bao tay và cho trẻ thử đoán xem hôm nay chúng ta sẽ làm gì. Chỉ một số bạn nói rằng sẽ nhặt rác trong sân mà thôi, trước khi nhặt tôi giải thích cho trẻ biết việc làm đó có ích như thế nào và vì sao lại làm như thế. Sau nhiều giờ hoạt động như vậy tôi thấy trẻ lớp tôi hăng hái hơn và có ý thức bảo vệ môi trường hơn rất nhiều. Giáo dục tính tự lập, tụ phục vụ cho trẻ mầm non là vô cùng quan trọng. Việc lồng ghép vào các hoạt động trong ngày cần linh hoạt, sáng tạo. Mỗi một hoạt động lại giúp trẻ tiếp thu, lĩnh hội ở những khía cạnh khác nhau. Nhưng mục đích của nó là không hề thay đổi đó là giúp trẻ có thói quen tự lập ngay từ khi còn trong lứa tuổi mầm non, là cấp học đầu tiên đặt nền móng cho tương lai trẻ sau này. 7. Biện pháp 7. Giáo dục kỹ năng tự lập trong các hoạt động khác. 7.1. Trong các hoạt động ngoại khóa. Bên cạnh tất cả các hoạt động trong ngày, thì hoạt động ngoại khóa cũng góp phần không nhỏ trong việc giáo dục kỹ năng tự lập, tự phục vụ cho trẻ. Bởi hoạt động ngoại khóa đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của trẻ. Nó giúp trẻ có cơ hội khẳng định và thể hiện bản thân, giúp trẻ phần nào nhìn nhận được điểm mạnh và điểm yếu của mình. Ví dụ 1: Tôi đã tổ chức cho trẻ đi tham quan di tích lịch sử trên địa bàn xã, khi tới nơi, có một số trẻ cũng nói chuyện, xô đẩy vì ai cũng muốn lên trước, 24/29
  8. Đề tài: Một số biện pháp giáo dục kỹ năng tự lập, tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo bé 3 - 4 tuổi trong trường mầm non nhưng bên cạnh đó một số nhiều bạn lại giữ trật tự, và có thái độ rất trang nghiêm làm cho những bạn khác cũng làm theo. Ví dụ 2: Tôi lên kế hoạch thường xuyên cho trẻ tham gia hoạt động giao lưu với các lớp không chỉ cùng độ tuổi mà còn khác độ tuổi. Qua đó giáo dục cho trẻ khả năng tự tin và chủ động trong hành vi của mình. (Hình ảnh: Cô và trò cùng đi giao lưu với lớp MGL) Để thấy được rằng việc cho trẻ đi thực hành ngoại khóa là rất bổ ích. Trẻ được học hỏi, được giao lưu và có thêm kinh nghiệm cho bản thân mình. 7.2. Động viên khen ngợi việc làm của trẻ: Để việc khen ngợi, động viên trẻ đạt được kết quả cao hơn, tôi thiết nghĩ cần phải được khen ngợi bằng nhiều hình thức khác nhau. * Khen ngợi thông qua lời nói: Việc khen ngợi cần được xem như một hành động công nhận trẻ đã hoàn thành một công việc nào đó, ở bất cứ một mức độ nào (Sơ sài, bình thường hay hoàn chỉnh). Chính vì vậy cần đưa ra lời khen ngợi bằng sự nhận xét tích cực sau mỗi việc mà trẻ đã làm, cần hạn chế khen ngợi quá mức với những việc đơn giản, điều đó sẽ làm tác dụng của việc khen ngợi bị đảo ngược lại. Ví dụ: Lớp tôi có một số bạn rất thích được xếp cất ba lô, giày dép, gối vào đúng nơi quy định. Tôi đã luôn khen ngợi trẻ trực tiếp một cách tích cực nhưng không quá nâng cao trẻ như: Cảm ơn con vì đã lau bàn giúp cô. Lớp sạch sẽ hơn là nhờ con vứt rác đúng nơi quy định đấy. Bàn ghế sạch sẽ hơn là nhờ nhóm các con hôm nay trực nhật đấy. Tủ gối của cô hôm nay rất gọn gàng, các con rất giỏi * Khen ngợi thông qua hành động: Một đứa trẻ khi được khen sẽ rất thích thú và làm tăng khả năng tư duy của trẻ, giúp trẻ phấn khích hơn trong 25/29
  9. Đề tài: Một số biện pháp giáo dục kỹ năng tự lập, tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo bé 3 - 4 tuổi trong trường mầm non những hoạt động tiếp theo. Tuy nhiên nếu chỉ khen ngợi bằng lời mãi thì có lẽ hiệu quả đạt được sẽ không cao. Mà khen ngợi bằng hành động sẽ làm cho trẻ tích cực hơn nhiều. Ví dụ 1: Trẻ mẫu giáo nói chung và ở độ tuổi mẫu giáo bé nói riêng đều rất thích chơi với đồ chơi ngoài trời. Và trẻ lớp tôi cũng vậy, nên trước các hoạt động tôi thường khích lệ trẻ như: Hôm nay chúng mình học vẽ những bông hoa, các con hãy vẽ thật đẹp, tô màu không bị trờm ra ngoài, cầm bút tay phải và ngồi ngay ngắn, bạn nào vẽ giỏi cô sẽ thưởng cho chúng mình đi chơi cầu trượt. Nâng cao sự hứng khởi cho trẻ, giúp trẻ có thêm động lực trong mọi hoạt động. Thì việc cắm cờ, nêu gương bé ngoan sau mỗi một ngày là hoạt động vô cùng cần thiết. Nó giúp trẻ nhận ra mình đã làm được gì, đã ngoan hay chưa và có thêm trách nhiệm với việc mình đã làm. Từ đó tính tự lập của trẻ cũng phát triển hơn bởi trẻ nghĩ mình cố gắng làm thật tốt để cô và các bạn khen. Ví dụ 2: Lớp tôi có bạn chỉ đạt mức trung bình trong hầu hết trong mọi hoạt động. Tôi luôn giao việc trực tiếp cho trẻ và sau mỗi lần trẻ làm được hay không làm được tôi đều dành những lời khen cho những hành động đó. Nhưng không chỉ là khen với riêng trẻ mà tôi còn tuyên dương trẻ trước tập thể lớp như: Hôm nay bạn ấy rất giỏi đã hoàn thành nhiệm vụ cô giao rất tốt, bạn ấy rất đáng khen. (Hình ảnh: Cô tuyên dương trẻ trước tập thể lớp.) V. KẾT QUẢ SAU KHI ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP TRÊN: Qua thực tế áp dụng các biện pháp trong việc giáo dục tự lập cho trẻ mẫu giáo bé 3 - 4 tuổi thì sự bướng bỉnh, khó chiều của trẻ lên 3 cùng với việc trẻ 26/29
  10. Đề tài: Một số biện pháp giáo dục kỹ năng tự lập, tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo bé 3 - 4 tuổi trong trường mầm non luôn ỷ lại, không tự lập tự chủ với tôi và đồng nghiệp không còn là nỗi lo lắng nữa. 1. Đối với giáo viên: Giáo viên có kế hoạch cụ thể để tổ chức, rèn luyện kỹ năng tự lập cho trẻ. Giáo viên có thêm tài liệu, biện pháp trong việc giáo dục trẻ kỹ năng tự lập. Giáo viên tự tin khi thực hiện. Nâng cao công tác chăm sóc nuôi dưỡng, giáo dục trẻ. 2. Đối với trẻ: Trẻ có thêm tự tin vào khả năng của bản thân. Trẻ có ý thức, trách nhiệm hơn trước trong mọi hành vi, hành động của mình. Trẻ không còn ỷ lại vào người lớn, hiểu và biết rằng tự làm những việc tự phục vụ bản thân, tự lập là một điều đáng khen. Biết phối hợp với bạn, biết đoàn kết và giúp đỡ người khác. Sau khi thực hiện đề tài tôi đã có kết quả như sau: Đạt Chƣa đạt Nội dung Đầu Cuối Đầu % Cuối % % % năm năm năm năm Biết tự cất, lấy đồ 10 25 30 75 dùng khi đến lớp và ra về Biết tự cầm thìa 14 35 26 65 xúc ăn cơm Biết tự lấy cốc 10 25 30 75 uống và cất đúng nơi quy định Biết tự đi vệ sinh 20 50 20 50 khi có nhu cầu Biết cất, xếp đồ 9 22,5 31 77,5 dùng, đồ chơi vào nơi quy định Biết tự rửa tay 10 25 30 75 với xà phòng Biết bỏ rác vào 14 35 26 65 thùng quy định Biết tự cởi, mặc 4 10 36 90 quần áo Biết tự đi giày, 11 27,5 29 72,5 27/29
  11. Đề tài: Một số biện pháp giáo dục kỹ năng tự lập, tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo bé 3 - 4 tuổi trong trường mầm non dép Biết tự xúc miệng 14 35 26 65 bằng nước muối sau khi ăn Biết tự chào hỏi 20 50 20 50 người lớn tuổi Biết giúp đỡ cô 7 17,5 33 82,5 khi được yêu cầu Biết tự đi lên 13 32,5 17 67,5 xuống cầu thang Biết tự lau mặt, 8 20 32 80 gấp khăn của mình Trẻ tự tin làm một 4 10 36 90 số việc Biết gọi người 4 10 36 90 giúp đỡ khi cần 3. Đối với phụ huynh Thêm hiểu được tầm quan trọng của việc giáo dục kỹ năng tự lập, tự phục vụ cho trẻ từ nhỏ. Quan tâm hơn tới chương trình và hoàn toàn ủng hộ giáo viên thực hiên. Thêm tôn trọng giáo viên, đề cao hơn cấp học mầm non từ đó cho trẻ đi học đúng giờ, đều đặn hơn. PHẦN THỨ BA: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ I. KẾT LUẬN: Giáo dục kỹ năng tự lập, tự phục vụ cho trẻ mầm non nói chung và lứa tuổi mẫu giáo bé nói riêng là vô cùng quan trọng trong việc hình thành nhân cách con người. Mỗi giáo viên chúng ta cần có kế hạch rõ ràng, cụ thể, chi tiết cho mọi hoạt động trong ngày. Từ đó mỗi một hoạt động lại cung cấp cho trẻ những trải nghiệm khác nhau nhưng mục đích cuối cùng vẫn là giáo dục kỹ năng tụ lập, tự phục vụ cho trẻ. Tính tự lập, tự phục vụ là một đức tính rất cần thiết cho trẻ vì nhờ có tính tự lập mà trẻ có thể phát huy những tiềm năng ẩn giấu, trẻ sẽ trưởng thành hơn và đặc biệt cha mẹ sẽ giảm bớt lo lắng hơn. Đơn cử như khi trẻ chơi trong góc phân vai, đó là một xã hội được thu nhỏ, mà hàng ngày trẻ đã tái hiện lại và đây chính là một cơ hội lớn cho tất cả chúng ta có cơ hội để giáo dục cho trẻ kỹ năng tự lập thông qua các vai chơi. 28/29
  12. Đề tài: Một số biện pháp giáo dục kỹ năng tự lập, tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo bé 3 - 4 tuổi trong trường mầm non Từ nhiều khía cạnh khác nhau tôi nghĩ rằng: Điều kiện cần và đủ cho việc giáo dục kỹ năng tự lập, tự phục vụ đó là: Hiểu - rèn luyện - tin tưởng – động viên khen ngợi và giám sát. Có như vậy mới giúp trẻ có kỹ năng tốt, đúng đắn và tạo tiền đề cho sự phát triển toàn diện về nhân cách cho trẻ, để giúp trẻ chở thành người hữu ích cho gia đình và xã hội. Do đó việc giáo dục tính kỹ năng tự lập, tự phục vụ cho trẻ cần được áp dụng càng sớm càng tốt và là vấn đề rất quan trọng và cầp thiết, giúp trẻ vận động suy nghĩ, sáng tạo và tự tin. Tạo tiền đề cho sự thành công trong tương lai. II. BÀI HỌC KINH NGHIỆM Qua thực tiễn đã giúp tôi rút ra được bài học kinh nghiêm cho mình: Muốn có một kết quả như mong đợi đòi hỏi người giáo viên phải nghiên cứu thực hiện hình thức đổi mới, nội dung phương pháp phải phù hợp với lứa tuổi, hình thức tổ chức cần phải linh hoạt nhằm thu hút trẻ. Một số điều cần làm: Tuyệt đối không được xem nhẹ vấn đề giáo dục kĩ năng tự lập, tự phục vụ cho trẻ trong suốt quá trình chăm sóc nuôi dưỡng, giáo dục trẻ. Tránh làm thay, làm giúp cho trẻ, luôn tạo cơ hội cho trẻ được chủ động, tăng phần trách nhiệm và tự tin trong giao tiếp. Cô giáo luôn phải là tấm gương sáng, yêu thương, tôn trọng và đối xử công bằng với trẻ, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ đặc biệt về mặt tinh thần, cô cần kiên nhẫn, tránh nóng vội, không sợ mất thời gian, phải mạnh dạn , tự tin, dám nghĩ dám làm khắc phục khó khăn để hoàn thành ý tưởng Bản thân mỗi một giáo viên cần nắm được khả năng nhận thức và tâm lý riêng của từng trẻ, dành thời gian gần trẻ, tạo được môi trường thân thiện đối với trẻ. Luôn có sự gắn kết chặt chẽ giữa gia đình và giáo viên, cần giáo dục một cách liền mạch, không ngắt quãng, cũng như luôn phân công công việc rõ ràng cho trẻ và luôn duy trì những thói quen tốt. Thật nhạy bén để nắm bắt được mọi hành vi của trẻ, phát huy những điểm mạnh và thói quen tốt của trẻ, đẩy lùi thói quen chưa tốt. Luôn phải tạo được niềm tin đối với trẻ và đặc biệt là phối hợp chặt chẽ với phụ huynh học sinh. Tôn trọng trẻ, luôn lấy trẻ làm trung tâm của mọi hình thức giáo dục. Luôn khuyến khích trẻ tự do sáng tạo, thể hiện bản thân trong mọi hoạt động. Một số điều cần tránh: Không hạ thấp trẻ, chế giễu, chê cười. Không dọa nạt, quát mắng làm ảnh hưởng tới thể chất cũng như tinh thần trẻ. 29/29
  13. Đề tài: Một số biện pháp giáo dục kỹ năng tự lập, tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo bé 3 - 4 tuổi trong trường mầm non Không thất hứa, nói dối và cũng không bắt trẻ phải hứa hẹn vì nếu khi trẻ không làm được như lời hứa thì lại làm cho trẻ chán nản, cảm giác tội lỗi và làm cho vấn đề nghiêm trọng hơn. Không bao bọc trẻ, làm thay làm giúp, không yêu cầu trẻ làm gì quá với sức của mình. Tuyệt đối không thỏa hiệp với trẻ. III. KHUYẾN NGHỊ Để giúp cho việc giáo dục kỹ năng tự lập, tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo bé nói riêng và toàn bộ các khối khác trong nhà trường nói chung được tốt hơn, tôi có khuyến nghị như sau: Nhà trường đấy mạnh việc trang bị thêm đồ dùng, đồ chơi giúp cho cô và trẻ cùng hoạt động có hiệu quả hơn. Tổ chức các tiết dạy mẫu lồng ghép nội dung giáo dục kỹ năng tự lập, tự phục vụ cho trẻ mầm non giúp cho giáo viên có điều kiện học tập, trau dồi kinh nghiệm. Xây dựng, lên kế hoạch nhiều các hoạt động ngoại khóa hấp dẫn, để thu hút trẻ, giúp trẻ có nhiều cơ hội được khám phá và phát triển. Trên đây là một số biện pháp giáo dục trẻ kỹ năng tự lập, tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo bé 3 - 4 tuổi trong trường mầm non xin chia sẻ cùng các đồng chí, đồng nghiệp. Hà Nội, Ngày .tháng năm 2017 XÁC NHẬN CỦA HĐKH Tôi xin cam đoan đây là SKKN của TM/ HỘI ĐỒNG mình viết, không sao chép nội dung CHỦ TỊCH của người khác. Tác giả Đào Thị Mai Hương 30/29