SKKN Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 5 rèn luyện kĩ năng phân biệt giữa từ đồng âm và từ nhiều nghĩa
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 5 rèn luyện kĩ năng phân biệt giữa từ đồng âm và từ nhiều nghĩa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
skkn_mot_so_bien_phap_giup_hoc_sinh_lop_5_ren_luyen_ki_nang.docx
Nội dung tóm tắt: SKKN Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 5 rèn luyện kĩ năng phân biệt giữa từ đồng âm và từ nhiều nghĩa
- - Dùng tranh ảnh vật thật để minh hoạ cho từ nhằm giúp các em hiểu đúng nghĩa và phân biệt được từ. Ví dụ: Để phân biệt nghĩa từ “đồng”trong ví dụ:Cánh đồng - tượng đồng - một nghìn đồng. GV có thể đưa bức tranh vẽ cánh đồng, một pho tượng làm bằng đồng và tờ tiền một nghìn đồng cho HS xem để HS nắm nghĩa của các từ đồng âm này. - Thường xuyên đưa những câu văn, đoạn văn, bài đọc có nhiều từ đồng âm, từ nhiều nghĩa cho các em tập nhận diện. - Cho học sinh thành lập sổ tay từ đồng âm, từ nhiều nghĩa.( Mỗi HS dùng một quyển vở để sưu tầm và ghi chép từ đồng âm, từ nhiều nghĩa). - Tổ chức cho các em mỗi ngày nói một lời hay theo chủ đề có sủ dụng từ đồng âm, từ nhiều nghĩa. - Khối chuyên môn tổ chức những ngày vui chơi dã ngoại, sinh hoạt ngoại khoá tạo cơ hội cho học sinh phát hiện những từ đồng âm, từ nhiều nghĩa như: -Tham quan cảnh đẹp tại địa phương. -Thi đố vui để học về từ đồng âm và từ nhiều nghĩa. -Sưu tầm các từ ,câu văn hay trong đó có sử dụng từ đồng âm, từ nhiều nghĩa. Hiệu quả của việc áp dụng sáng kiến vào thực tiễn - Căn cứ tình hình dạy và học phân môn Luyện từ và câu dạng bài thực hành về nghĩa của từ, phân biệt từ đồng âm với từ nhiều nghĩa tôi đã thiết kế một số bài tập giúp học sinh thực hành làm các bài tập.
- Câu 1: Trong các từ in đậm sau đây, những từ nào là từ đồng âm, những từ nào là từ nhiều nghĩa? a) Tấm lòng vàng. b) Giá vàng trong nước tăng đột biến. c) Ông tôi mua bộ vàng lưới để đánh bắt hải sản. Câu 2: Phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa trong các từ gạch chân sau: a) Bác thợ nề cầm bay trát tường. b) Đàn chim bay đi kiếm ăn. c) Hạt mưa bay lớt phớt. d) Bột giặt đã đánh bay vết bẩn. Câu 3: Lựa chọn đồng âm hay nhiều nghĩa ghi vào chỗ chấm để chỉ mối quan hệ của "thành" trong các câu sau: a. Nước bốc thành hơi. Việc tôi làm không thành. b. Bảo vệ thành trì cách mạng. Ở đó người ta xây rất nhiều thành. c. Nói không thành lời. Hãy biết sống chân thành. 3. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC.
- So với chất lượng học sinh học cùng nội dung ở những đợt khảo sát trước thì đợt khảo sát này đã có sự chuyển biến mạnh mẽ. Các em học sinh lớp tôi được phân công chủ nhiệm và giảng dạy, sau khi áp dụng kinh nghiệm, qua quá trình hướng dẫn học sinh những phương pháp phân biệt từ đồng âm, từ nhiều nghĩa như trên, tôi thấy các em hoạt động tích cực, có tiến bộ rõ rệt, có hứng thú học tập và yêu thích giờ học Luyện từ và câu hơn. Qua những biện pháp nêu trên tôi đã giúp học sinh tháo gỡ một số nhầm lẫn cơ bản giữa các từ đồng âm, từ nhiều nghĩa, tiếp thu bài giảng nhẹ nhàng, góp phần làm giàu vốn từ cho học sinh và thu được kết quả khảo sát học sinh làm bài tập khảo sát giữa học kì 1 được tổng hợp như sau: Chưa biết cách Chưa nắm vững nhận diện, Tổng số Bài làm đúng yêu kiến thức về từ Hiểu sai nghĩa phân biệt từ học sinh cầu đồng âm và từ của từ đồng âm và từ nhiều nghĩa nhiều nghĩa SL % SL % SL % SL % 39 27 69,2 7 17,9 2 5,1 3 7,8 Từ thực tiễn học sinh làm bài qua các biện pháp áp dụng tôi đã khảo sát học sinh thu được kết quả cuối học kì 1 Chưa nắm vững Chưa biết cách Tổng số Bài làm đúng yêu kiến thức về từ Hiểu sai nghĩa nhận diện, học sinh cầu đồng âm và từ của từ phân biệt từ nhiều nghĩa đồng âm và từ
- nhiều nghĩa SL % SL % SL % SL % 39 34 87,1 2 5,1 1 2,5 2 5,3 Sau những lần kiểm tra, khảo sát và áp dụng nhũng biện pháp học sinh có tiến bộ và có hứng thú học tập, học sinh khắc sâu được kiến về từ đồng âm, từ nhiều nghĩa, tôi thu được kết quả làm bài cuối năm học như sau: Chưa biết cách Chưa nắm vững nhận diện, phân Tổng số Bài làm đúng kiến thức về từ Hiểu sai nghĩa biệt từ đồng âm học sinh yêu cầu đồng âm và từ của từ và từ nhiều nhiều nghĩa nghĩa SL % SL % SL % SL % 39 37 95 1 2,5 0 0 1 2,5 Chưa nắm Chưa biết cách Tổng số Bài làm đúng Hiểu sai nghĩa Thời gian vững kiến thức nhận diện, học sinhyêu cầu của từ về từ đồng âm phân biệt từ
- và từ nhiều đồng âm và từ nghĩa nhiều nghĩa SL % SL % SL % SL % Giữa học kì I 39 27 69,2 7 17,9 2 5,1 3 7,8 27 Cuối học kì I 39 34 87,1 2 5,1 1 2,5 2 5,3 Cuối năm học 39 37 95 1 2,5 0 0 1 2,5 Nhìn vào bảng thống kê trên, ta thấy có những dấu hiệu đáng mừng qua thời gian thực nghiệm. Tỉ lệ học sinh có bài làm tốt được tăng lên đáng kể. Đây là dấu hiệu triển vọng cho việc vận dụng một số biện pháp dạy từ đồng âm, từ nhiều nghĩa, phân biệt từ đồng âm với từ nhiều nghĩa trong các năm học tiếp theo. Trên đây là thử nghiệm của bản thân tôi trong những năm dạy học lớp 5. Đặc biệt là năm học 2020 - 2021 , tôi nhận thấy học sinh phân biệt và sử dụng từ đồng âm và từ nhiều nghĩa tương đối chính xác và có chuyển biến tích cực. 4.KẾT LUẬN a.Những vấn đề quan trọng nhất được đề cập đến của sáng kiến Tôi đã nêu ra 6 biện pháp giúp học sinh phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa trong phân môn Luyện từ và câu lớp 5 trong đó có 5 biện pháp chính và một số biện pháp phụ có tác dụng bổ trợ:
- Biện pháp 1: Giúp học sinh nắm vững kiến thức cơ bản về từ đồng âm và từ nhiều nghĩa. Biện pháp 2: Tìm các căn cứ để giúp học sinh nhận diện, phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa. Biện pháp 3: Tổ chức dạy trên lớp có sự lồng ghép, gợi mở kiến thức. Bện pháp 4: Tập hợp nghiên cứu các bài tập về từ đồng âm và từ nhiều nghĩa, bài tập phân biệt từ đồng âm với từ nhiều nghĩa. Biện pháp 5: Tự tích luỹ một số trường hợp về từ đồng âm, từ nhiều nghĩa trong cuộc sống hàng ngày để có thêm vốn từ trong giảng dạy. Một số biện pháp phụ có tác dụng bổ trợ: - Dùng tranh ảnh vật thật để minh hoạ cho từ nhằm giúp các em hiểu đúng nghĩa và phân biệt được từ. - Thường xuyên đưa những câu văn, đoạn văn, bài đọc có nhiều từ đồng âm, từ nhiều nghĩa cho các em tập nhận diện. - Cho học sinh thành lập sổ tay từ đồng âm, từ nhiều nghĩa.( Mỗi HS dùng một quyển vở để sưu tầm và ghi chép từ đồng âm, từ nhiều nghĩa). - Tổ chức cho các em mỗi ngày nói một lời hay theo chủ đề có sủ dụng từ đồng âm, từ nhiều nghĩa. - Khối chuyên môn tổ chức những ngày vui chơi dã ngoại, sinh hoạt ngoại khoá tạo cơ hội cho học sinh phát hiện những từ đồng âm, từ nhiều nghĩa như: -Tham quan cảnh đẹp tại địa phương. -Thi đố vui để học từ đồng âm và từ nhiều nghĩa.
- - Sưu tầm các từ ,câu văn hay trong đó có sử dụng từ đồng âm và từ nhiều nghĩa. b. Hiệu quả thiết thực của sáng kiến nếu được triển khai: Tôi mạnh dạn đưa ra một số giải pháp này triển khai cho giáo viên khối 5 thực hiện trong quá trình giảng dạy cũng như tổ chức các hoạt động ngoại khoá và đã giúp các em nắm tốt hơn các kiến thức về từ đồng âm, đồng nghĩa. Qua những giải pháp này đã giúp cho giáo viên tự tin hơn khi dạy phân môn luyện từ và câu nói chung và dạy từ đồng âm, đồng nghĩa nói riêng. Đồng thời từng bước nâng cao được chất lượng học tập của học sinh khối 5. Tôi thiết nghĩ đề tài này có thể áp dụng được cho các lớp cuối cấp của bậc Tiểu học.Tuy nhiên việc rèn luyện cách nhận diện và sử dụng từ đồng âm, đồng nghĩa nói riêng và rèn luyện Tiếng Việt cho học sinh nói chung là cả một quá trình cần nhiều thời gian và sở học là vô bờ bến, rất mong muốn thầy cô và quý vị quan tâm chia sẻ kinh nghiệm và đóng góp ý kiến cho sáng kiến của tôi ngày một hoàn thiện hơn. 5.KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT. Với mục đích nâng cao kết quả giảng dạy và hoàn thành chuyên môn của người giáo viên tiểu học, tôi xin có một số đề nghị sau: a. Đối với tổ/nhóm chuyên môn: Nên phổ biến rộng rãi các đề bài luyện tập này trong tổ để các thành viên trong tổ cho học sinh luyện tập thực hành phân biệt từ đồng âm với từ nhiều nghĩa có hiệu quả cao, đặc biệt là trong các tiết dạy buổi. Tổ chức các chuyên đề về phương pháp dạy phân môn Luyện từ và câu đối với từ đồng âm, từ nhiều nghĩa để giáo viên học hỏi kinh nghiệm khi dạy các nội dung. * Đối với giáo viên:
- - Thường xuyên trau dồi kiến thức về từ đồng âm và từ nhiều nghĩa, sưu tầm các tài liệu bổ trợ có liên quan và làm giàu vốn từ cho bản thân. - Tạo mọi điều kiện giúp học sinh được bộc lộ cách hiểu của mình về từ nhiều nghĩa và từ đồng âm. Qua các bài tập học sinh thực hành về từ đồng âm, từ nhiều nghĩa giáo viên cần cho các em tự kiểm tra, kiểm tra lẫn nhau về kết quả mình đã làm được. - Trong giờ dạy phải luôn có thái độ khích lệ, động viên, thông cảm. Luôn nhấn mạnh vào những mặt thành công của học sinh để học sinh có hứng thú trong học tập. * Đối với học sinh: - Học sinh là trung tâm của quá trình học tập vì vậy các em phải thực sự làm chủ được quá trình học. - Cần chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập và chuẩn bị bài trước khi bắt đầu vào học. Điều đó giúp học tích cực, sáng tạo, chủ động học tập để mỗi bài tập phân biệt từ đồng âm với từ nhiều nghĩa là một sản phẩm của từng cá nhân. b. Đối với Lãnh đạo nhà trường: Trang bị nhiều sách tham khảo về phân môn Luyện từ và câu, đặc biệt là tài liệu hướng dẫn phân biệt từ đồng âm, từ nhiều nghĩa. Tạo điều kiện cho giáo viên dạy tốt mảng phân biệt từ đồng âm với từ nhiều nghĩa trong phân môn luyện từ và câu của môn Tiếng Việt. c. Đối với Phòng GDĐT, Sở GDĐT:
- Sáng kiến trên của tôi còn có những hạn chế nhất định, dù đã cố gắng hết sức song trong quá trình thực hiện sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, tôi rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô giáo,các bạn đồng nghiệp và Hội đồng sáng kiến kinh nghiệm các cấp để tôi có thể hoàn thiện hơn phương pháp dạy học của mình nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục hiện nay. Tôi xin chân thành cảm ơn! Bắc Ninh, ngày 22 tháng 10 năm 2021 GIÁO VIÊN Tô Thị Quỳnh