SKKN Một số biện pháp giúp học sinh yêu thích và phát huy tính sáng tạo trong phân môn vẽ trang trí

pdf 31 trang binhlieuqn2 08/03/2022 4040
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp giúp học sinh yêu thích và phát huy tính sáng tạo trong phân môn vẽ trang trí", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfskkn_mot_so_bien_phap_giup_hoc_sinh_yeu_thich_va_phat_huy_ti.pdf

Nội dung tóm tắt: SKKN Một số biện pháp giúp học sinh yêu thích và phát huy tính sáng tạo trong phân môn vẽ trang trí

  1. Phần mở đầu I. Lí do chọn đề tài Mĩ thuật là một trong những môn nghệ thuật đã góp phần tạo dựng môi trường thẩm mĩ cho xã hội. Ngày nay khi cuộc sống ngày càng cao, càng phức tạp của xã hội, con người đã đem óc sáng tạo của mình để làm phong phú thêm nhiều phân môn của mĩ thuật, trong đó có thể loại trang trí. Là một giáo viên dạy môn mĩ thuật, tôi luôn mong muốn ngoài những kiến thức cơ bản truyền dạy cho học sinh, tôi còn muốn tìm tòi để làm sao mỗi bài trang trí ngoài những kiến thức sẵn có trong sách giáo khoa ,học sinh có thể có cách sáng tạo riêng cho bài học hiệu quả nhất. Từ đó truyền cho học sinh cảm hứng khi học phân môn này mà không cảm thấy nhàm chán, đặc biệt ở những học sinh yếu. Vì lí do đó nên tôi xin trình bày một vài suy nghĩ cá nhân về việc “ Giúp học sinh yêu thích và phát huy tính sáng tạo trong phân môn Vẽ trang trí” II. Mục đích nghiên cứu -Giúp cho học sinh vẽ trang tí có kết quả, biết sáng tạo kể cả những học sinh yếu kém. -Biết quan sát mọi hiện tượng ,sự vật xung quanh để nắm bắt được đặc điểm , giúp cho trí tưởng tượng được phong phú hơn, làm tăng xúc cảm thẩm mĩ. -Tạo hứng thú học tập cho học sinh III. Đối tượng, phạm vi, thời gian nghiên cứu 1. Đối tượng nghiên cứu - Học sinh khối 6,7 1. Phạm vi nghiên cứu - Chương trình học phân môn Vẽ trang trí khối 6, 7 2. Thời gian nghiên cứu - Từ tháng 9 năm 2011 đến tháng 5 năm 2013 3
  2. IV. Nhiệm vụ nghiên cứu Trong quá trình dạy môn mĩ thuật nói chung và phân môn vẽ trang trí nói riêng tôi đã từng bước tìm ra cách tổ chức hoạt động nhận thức, tìm hiểu từng loại bài để học sinh tiếp thu bài giảng tốt hơn và yêu thích môn học mĩ thuật hơn. V. Phương pháp nghiên cứu -Phương pháp dự giờ, thăm lớp -Phương pháp quan sát phân tích, tổng hợp, so sánh 4
  3. Phần nội dung I . Cơ sở lí luận và thực tiễn 1.Cơ sở lí luận Có thể nói trang trí bắt nguồn từ thực tế đời sống xã hội. Trang trí làm đẹp cho cuộc sống xung quanh, gia đình và làm đẹp cho chính mình. Trang trí được sử dụng rộng rãi ở nhiều lĩnh vực cuộc sống. Với chúng ta nói chung và lứa tuổi học sinh THCS nói riêng nếu biết kết hợp, áp dụng những kiến thức về trang trí đã học tập được đồng thời phát huy được những sáng tạo vào trong sản phẩm của mình thì sẽ thấy nhiều điều bổ ích của cuộc sống. Trong chương trình mĩ thuật THCS , các kĩ năng quan sát , tư duy tạo hình, bố cục, vẽ hình, vẽ đậm nhạt, vẽ màu và vận dụng kiến thức vào thực tế của phân môn vẽ trang trí là kỹ năng rất quan trọng mà không phải học sinh nào cũng nắm bắt được dễ dàng vì vậy đòi hỏi người giảng dạy phải nắm chắc được những kĩ năng đó, có phương pháp giảng dạy hợp lí để học sinh từ những kiến thức cơ bản rồi sáng tạo bằng cách làm khác mà vẫn hiệu quả. Trước tình hình ấy, giáo viên cần tìm hiểu, bổ sung thêm kiến thức, đổi mới phương pháp dạy theo hướng tích cực, đổi mới đánh giá, đồng thời đi sâu vào bài giảng để soạn giáo án và giảng dạy hướng học sinh học tập tốt hơn. 2.Cơ sở thực tiễn Thực tế qua quá trình giảng dạy các bài Vẽ trang trí đa số học sinh yêu thích phân môn này nhưng không phải học sinh yêu thích mà vẽ đã tốt. Thường khoảng 1/2 học sinh mỗi lớp là vẽ hình, màu và bố cục còn yếu . Mà theo kiến thức cơ bản của Vẽ trang trí là phải sử dụng đường nét , màu sắc đậm nhạt của các mảng hình trang trí để tạo nên một tương quan chung hài hoà. Kiến thức này đòi hỏi học sinh phải động não , sáng tạo những hình tượng đa dạng , khái quát hoá đối tượng bằng mảng bẹt, cách bố cục theo các cách sắp xếp của trang trí như đăng đối, đối xứng, xen kẽ, nhắc lại, mảng hình không đều. Hình mảng , đường nét thường được cách điệu hoá, cách vẽ thường mịn phẳng, chau chuốt.Như vậy đòi hỏi học sinh phải luyện tập rất nhiều.Đồng thời đòi hỏi người giáo viên nên có cách truyền thụ theo 5
  4. các bước có khoa học: sắp xếp bố cục , vẽ phác hình trước sau vẽ cụ thể và chỉnh hình đẹp rồi vẽ màu, để từng bài dạy của giáo viên , học sinh đều tiếp thu được và làm được những bước cơ bản ở những học sinh yếu, giảm bớt đi tâm lí chán nản đối với các em. II. Một số biện pháp giúp học sinh yêu thích và phát huy tính sáng tạo trong phân môn vẽ trang trí 1.Hình thành và phát triển ở học sinh kỹ năng quan sát , tư duy tạo hình, bố cục, vẽ hình, vẽ đậm nhạt, vẽ màu và vận dụng những kiến thức vào thực tế. -Bố cục , đó là sự sắp xếp các mảng hình sao cho hài hoà ,hợp lí giữa mảng chính và mảng phụ. điều đó không phải học sinh nào cũng hiểu và làm được.Nhiệm vụ của người giáo viên phải thường xuyên lấy ví dụ các kiểu bố cục đẹp, chưa đẹp để học sinh dần hiểu và vận dụng vào bài vẽ của mình sao cho thích hợp, hay người giáo viên phải thường xuyên đưa ra những câu hỏi khai thác khả năng nhận biết của các em. Ví dụ: Theo em bài vẽ này bố cục ( sự sắp xếp các mảng hình ) đã hợp lí chưa? Vì sao? Nếu là em thì em sẽ sắp xếp thế nào? - Học sinh cần hình thành và phát triển kĩ năng vẽ hình để đạt được hiệu quả như mong muốn. Ví dụ: theo tôi nghĩ ở lớp 6 bài “ Chép hoạ tiết trang trí dân tộc” hay bài “ Tạo hoạ tiết trang trí “ ở lớp 7 là hai bài rất quan trọng. Vì đây là những kiến thức cơ bản về vẽ hình ( vẽ hoạ tiết). Bởi khi làm một bài trang trí , học sinh càng có khả năng vẽ được nhiều hoạ tiết thì bài vẽ càng dễ dàng thực hiện được một cách hiệu quả nhất. Khi đó học sinh có thể linh hoạt trong sử dụng các hoạ tiết vào bài vẽ.Vì vậy , giáo viên cần hướng dẫn học sinh kỹ những bài học này, đồng thời bên cạnh việc truyền dạy lí thuyết thì không thể thiếu việc đi đôi với thực hành, đó là giáo viên cần hướng dẫn và giao cho học sinh chép những hoạ tiết dân tộc hay những hoạ tiết trong thực tế cuộc sống từ đơn giản như những chiếc lá, bông hoa,đồ vật đến phức tạp hơn là cách điệu những hoạ tiết đó sao cho đẹp mắt, có thể sử dụng được trong bài vẽ. Ví dụ một số hoạ tiết đơn giản sau: 6
  5. Một số hoạ tiết trang trí 7
  6. Khi vẽ tránh tẩy xoá nhiều làm cho bài vẽ bẩn , hình vẽ có thể xộc xệch, không cân đối. Vẽ hình cần vẽ bằng nét thẳng, nhẹ tay để định hình bố cục , tỉ lệ của hình trước khi chỉnh hình.Vì đặc thù của cách vẽ trang trí là chau chuốt , chỉnh chu, sạch sẽ, gọn gàng về nét và mảng , nếu hình không được chỉnh sửa cho ngay ngắn, cân đối thì khó đạt được hiệu quả cuối cùng. -Cần xác định tốt được đậm nhạt của các mảng hình trang trí mới có thể vẽ màu tốt và tạo nên một tương quan chung hài hoà, hợp lí nổi bật trọng tâm của hình trang trí. Nhiều học sinh còn mơ hồ thế nào là đậm nhạt, vì thế giáo viên cần phải biết kết hợp các bài đậm nhạt của bài vẽ theo mẫu để giảng giải cho học sinh, hay đơn giản là hướng dẫn cho học sinh trong một bảng màu thì màu nào là mầu đậm, màu nào là màu nhạt để học sinh dễ hiểu, dễ nhớ. Ví dụ : trong bảng màu thì màu vàng thư, vàng chanh , xanh nước biển là màu sáng( màu nhạt) ; màu xanh lá cây, tím, nâu là màu sẫm( màu đậm) - Học sinh cần phân bố màu sắc giữa các mảng trọng tâm và các mảng phụ trợ . thông thường các mảng tươi đẹp hơn được đặt ở mảng chính. Các mảng đậm, nhạt, nóng lạnh cần được chuyển hoá nhịp nhàng tạo sự chặt chẽ cho bố cục. - Thực tế của bài vẽ trang trí có hai thể loại bài: đó là trang trí cơ bản( gồm hình vuông, hình tròn, hình chữ nhật, đường diềm), và trang trí ứng dụng ( như bài Tạo dáng và trang trí lọ hoa, trang trí bìa lịch treo tường, trang trí chiếc khăn để đặt lọ hoa, trang trí chậu cảnh.).Như vậy , đòi hỏi người học sinh cần nắm bắt được cách làm cơ bản rôì từ đó sáng tạo dựa trên những kiến thức luyện tập được nhờ chép hoạ tiết trang trí dân tộc hay vẽ hoạ tiết từ thực tế. Ví dụ: ở bài “Tạo dáng và trang trí lọ hoa “, sau khi hoàn thành xong bước tạo dáng lọ, học sinh phải biết vận dụng cách trang trí của một bài trang trí cơ bản như sử dụng các thể thức đối xứng, xen kẽn, nhắc lại hoặc có thể sử dụng mảng hình không đều của các hoạ tiết trang trí hoặc cũng có thể kết hợp cả hai sao cho bài vẽ được hài hoà, đẹp mắt. Ví dụ một số bài vẽ trang trí sau: 9
  7. Một số bài trang trí cơ bản 10
  8. Một số bài trang trí ứng dụng 12
  9. 2.Giáo viên mĩ thuật cần nắm bắt được tâm sinh lí của các em đặc biệt đối với học sinh THCS. Với những học sinh vẽ yếu , các em rất dễ xảy ra tình trạng chán hoc, phá lớp khi không làm được những yêu cầu của giáo viên . Vì thế người giảng dạy mĩ thuật cần nắm bắt được đặc điểm này mà hướng tới cho các em những cách làm bài vừa có tính sáng tạo vừa giải toả được tâm lí không thích học . Giáo viên tránh đề ra những ý kiến áp đặt . Ví dụ: giáo viên nên hướng học sinh làm việc theo nhóm dưới sự sắp xếp của giáo viên ( có thể kết hợp học sinh khá với học sinh yếu) hay qua bước nhận xét, đánh giá , giáo viên biết được khả năng của các em để từ đó có những định hướng, có những kế hoạch bồi dưỡng cho cả lớp hoặc từngcá nhân học sinh. Vì thế khi nhận xét giáo viên phải luôn có những lời lẽ khuyến khích, động viên và tránh những lời lẽ chê bai, rút kinh nghiệm một cách nhẹ nhàng mang tính động viên. 3. Trong quá trình học sinh thực hành giáo viên cần quan sát kỹ , hướng dẫn cách làm cụ thể với từng học sinh yếu. Khi cho học sinh quan sát tranh ảnh và các hình vẽ minh hoạ, giáo viên cần đặt câu hỏi để học sinh quan sát có chủ định , có trọng tâm để phát triển tư duy hình tượng, sự cảm nhận thẩm mĩ thông qua hình ảnh minh hoạ, câu hỏi phải có cấp độ từ dễ đến khó( biết , hiểu, phân tích, tổng hợp , đánh giá) Giáo viên cần khuyến khích học sinh trao đổi, tranh luận thể hiện nhận thức, cảm nhận riêng. Ví dụ: ở bài “ Trang trí bìa lịch treo tường” bằng những hiểu biết của học sinh , giáo viên nên dành thời gian cho các em tìm tòi cách thể hiện khác ngoài cách vẽ bằng màu, có thể làm theo cách xé dán, ghép hình, sau đó cho học sinh nêu lên cách làm bài theo cách hiểu của các em, cuối cùng giáo viên chốt và đưa ra một vài gợi ý. Điều đó sẽ khuyến khích học sinh động não sáng tạo mà không bị gò bó theo công thức cứng nhắc, nhàm chán. 4.Giáo viên mĩ thuật nên thường xuyên có bước vẽ hướng dẫn trên bảng. Vẽ hướng dẫn trên bảng sẽ mang đến niềm hứng thú cho học sinh, bài giảng sẽ hấp đẫn hơn , vì rất nhiều giáo viên hiện nay đang xảy ra hiện tượng ngại vẽ hình mẫu lên bảng.Vì thế mà bài giảng nhiều khi không thu hút được các em. Nhưng để 13
  10. làm được điều đó thì người giáo viên cũng phải thường xuyên trau dồi kiến thức vẽ hình, biết tìm tòi , học hỏi những kinh nghiệm của đồng nghiệp, phải có tâm huyết với nghề , yêu trẻ. III. Tiếp cận bài giảng cụ thể Sau đây tôi xin đưa ra một vài phương pháp nhỏ để hướng học sinh thực hành bài vẽ một cách dễ dàng và hiệu quả , đặc biệt với học sinh yếu kém. Nó được áp dụng ở một số bài trang trí như: Bài khối 6: Bài 32: VẼ TRANG TRÍ TRANG TRÍ CHIẾC KHĂN ĐẶT LỌ HOA I. MỤC TIấU: 1. Kiến thức: HS cú thể trang trớ khăn bằng hai cỏch vẽ hoặc cắt dỏn. 2. Kỹ năng: Vẽ và trang trớ hoặc cắt được chiếc khăn để đặt lọ hoa. 3. Thỏi độ: HS hiểu vẻ đẹp và ý nghĩa của trang trớ ứng dụng. II. CHUẨN BỊ: 1. Giỏo viờn: - Hình ảnh chiếc khăn để đặt lọ hoa, bi mẫu của HS, giấy màu, kéo, hồ dán 2. Học sinh: - Đồ dựng học tập (vở,giấy vẽ, chỡ, tẩy, thước, màu ). III. PHƯƠNG PHÁP: - Phương phỏp trực quan, vấn đỏp, luyện tập. IV. TIẾN TRèNH DẠY- HỌC: 1. Ổn định tổ chức: - Chào đầu giờ 2. Kiểm tra bài cũ: 14
  11. 3. Giới thiệu bài mới:(1p) Đặt lọ hoa trong phũng, đặc biệt là phũng khỏch là một nhu cầu thẩm mĩ khụng thể thiếu của con người hiện đại. Nhưng đặt khụng thỡ chưa đẹp mà cần phải cú chiếc khăn đặt lọ hoa. Vậy chiếc khăn đặt lọ hoa được trang trớ như thế nào? Chỳng ta cựng tỡm hiểu bài hụm nay. TG Hoạt động của GV Nội dung Hoạt động của HS Hoạt động 1: I. Quan sỏt, nhận xột: Hướng dẫn HS quan sát, nhận xét: -HS quan sát hình ảnh - Cho HS xem hình Chiếc khăn để đặt lọ hoa chiếc khăn để đặt lọ ảnh chiếc khăn để nhằm: hoa đăt lọ hoa - Nêu ý nghĩa của - Thu hỳt được sự chỳ ý -HS trả lời khăn để đặt lọ hoa? của mọi người, tụn thờm - Chiếc khăn đặt lọ vẻ đẹp cho lọ hoa 4p hoa cú cỏc hỡnh - Cú cỏc dỏng khỏc nhau: dỏng gỡ? Họa tiết ra Vuụng, trũn, hỡnh chữ sao? Màu sắc như nhật thế nào? - Hoạ tiết thường dựng - GV nhận xột, chốt như: Hoa lỏ, chim thỳ, con ý, ghi bảng. vật, cụn trựng được sắp - HS lắng nghe, ghi xếp theo nhiều cỏch bài. - Màu sắc theo gam màu núng, lạnh. *Cách cắt dán cũng đem *GV cho HS quan lại nhiều hiệu quả: làm 15
  12. sát thêm một số bài nhanh, đường nét, hoạ tiết -HS quan sát, trả lời chiếc khăn để đặt lọ phong phú câu hỏi hoa bằng cách cắt dán. -Theo em cách cắt dán sau có đem lại hiệu quả không? Vì sao? Hoạt động 3: II. Cỏch vẽ: Hướng dẫn HS cách vẽ: *Cách 1: Vẽ * Cách vẽ: gồm 4 bước: - Em hãy nhắc lại - Vẽ hỡnh dỏng chung. -HS trả lời cách làm một bài - Vẽ phỏc cỏc mảng họa trang trí cơ bản? tiết. -Theo em cách làm - Vẽ họa tiết. một bài trang trí - Vẽ màu phự hợp. chiếc khăn để đặt lọ 6p hoa có thể làm tương tự không? -GV cho HS xem -HS quan sát lại cách vẽ *Cách 2: Cắt dán * Gồm 5 bước: - Theo em cách cắt - Cắt hỡnh dỏng chung: có - HS trả lời theo suy dán có thể thực hiện thể là hình vuông, tròn, nghĩ như thế nào? chữ nhật hay bầu duc - GV nhận xột, -Gấp hình bằng nhiều nếp hướng dẫn cách cắt gấp - HS lắng nghe,quan dán. -Vẽ các đường nét để tạo sát, ghi bài 16
  13. . hoạ tiết - Cắt cỏc họa tiết theo đường vừa vẽ. -Mở ra tạo sản phẩm +Có thể dán kết hợp các hình vừa cắt chồng lên nhau để tạo một chiếc khăn đặt lọ hoa có hình dáng khác. - GV cho HS xem một số tranh của -HS quan sát, tham học sinh năm trớc khảo Hoạt động 3: III. Bài tập: Hướng dẫn HS - Em hóy trang trớ hoặc cắt -HS thực hành làm bài: dán một chiếc khăn để đặt .- GV theo dõi, giúp lọ hoa mà em thớch. 28p đỡ HS lm bi, (kớch thước tuỳ chọn) đặc biệt là học sinh yếu. - HS tập chung làm bài. 4. Củng cố: (3p) - Chọn một số bài của HS treo lờn bảng yờu cầu HS tự nhận xột, đỏnh giỏ. - HS tự nhận xột bài của bạn mỡnh. - GV nhận xột, đỏnh giỏ lại, chỉ ra chỗ chưa tốt để HS rỳt kinh nghiệm đồng thời khen ngợi, động viờn bài làm tốt. - HS lắng nghe, ghi nhớ. 17
  14. - GV nhận xột giờ học. 5. Dặn dũ. (1p) - Về nhà chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập cho tiết 33: Vẽ tranh Đề tài Quê hương em V.Rút kinh nghiệm tiết dạy: * Ưu điểm: Cách cắt dán của bài Trang trí chiếc khăn để đặt lọ hoa nhằm mục đích giúp những học sinh có thể làm được sản phẩm Chiếc khăn để đặt lọ hoa theo ý thích mà vẫn đảm bảo được yêu cầu của bài học, đồng thời mang tính sáng tạo. Vì thời lượng của bài trang trí này chỉ có 45 phút nên lựa chọn hình thức cắt dán cũng là một phương pháp tối ưu , đặc biệt cho những học sinh còn yếu . Sau đây tôi xin giới thiệu một số bài vẽ và cắt dán của học sinh về sản phẩm “ Chiếc khăn để đặt lọ hoa” 18
  15. Một số bài trang trí chiếc khăn để đặt lọ hoa (vẽ) 19
  16. Một số bài trang trí chiếc khăn để đặt lọ hoa (cắt dán) 20
  17. Bài khối 7: BÀI 7: VẼ TRANG TRÍ TẠO DÁNG VÀ TRANG TRÍ LỌ HOA A. Mục tiờu 1/ Kiến thức :Học sinh hiểu được cỏch tạo dỏng và trang trớ được một lọ cắm hoa theo ý thớch. 2/ Kĩ năng :Cú thói quen quan sỏt, nhận xột vẻ đẹp của của cỏc đồ vật trong cuộc sống. 3/ Thái độ : Học sinh hiểu thờm vai trũ của mĩ thuật trong đời sống hằng ngày. B.Chuẩn bị 1. Giỏo viờn: - Cỏc lọ hoa cú hỡnh dỏng khỏc nhau hoặc ảnh chụp một số lọ hoa. - Một số bài vẽ của học sinh năm trước. - Giấy vẽ A4, kéo, hồ dán 2. Học sinh: - Đồ dùng học tập: giấy vẽ, bỳt chì, tẩy, màu, kéo, hồ dán. C.Phương phỏp - Vấn đỏp - Trực quan - Luyện tập D.Tiến trỡnh lờn lớp I. Ổn định tổ chức: II. Kiểm tra bài củ Chấm bài vẽ tranh phong cảnh III. Bài mới: 23
  18. TG Hoạt động của GV Nội dung kiến thức Hoạt động của HS 5p HĐ1: Hướng dẫn học 1. Quan sát - nhận xét. sinh quan sát nhận - Có rất nhiều lọ hoa với xét. dáng và kích thước nhau -GV: cho học sinh nhưng nhìn chung có cấu -HS: quan sát - nhận xem một số lọ hoa. tạo cân đối theo trục xét về cấu tạo, hình ? Em nhận xét gì về thẳng đứng. thức trang trí. hình dáng các lọ hoa? - Trang trí trên lọ hoa rất ? Hoạ tiết của lọ hoa phong phú. thường là gì? - Họa tiết thường l hoa hoa lá, chim thú, cảnh thiên nhiên HĐ2: Hướng dẫn 2. Cách tạo dáng v 6p học sinh cách vẽ. trang trí lọ hoa. a. Tạo dáng. -GV treo tranh hướng * Cách 1: Vẽ dẫn cách vẽ - Chọn kích thước. ? Theo em để tạo dáng - Phác trục. HS trả lời và trang trí một lọ hoa - Xác định tỷ lệ các bộ có những bước nào? ậ ph n. - Vẽ nét thẳng hình dáng của lọ. -Vẽ nét cong và hoàn chỉnh hình lọ * Cách 2: Cắt dán - GV hướng dẫn cách - Gấp đôi tờ giấy A4 theo cắt hình lọ hoa chiều dọc hoặc ngang tuỳ 24
  19. ý - HS quan sát, ghi bài - Vẽ những nét cong để tạo miệng, cổ, thân và đáy lọ. - Cắt theo đường cong vừa vẽ. - Mở tờ giấy, ta được hình một lọ hoa cân đối. -Dán hình lọ hoa vào khổ giấy A4 cho cân đối. b. Cách trang trí. - Chọn chủ đề trang trí. 25
  20. - Dựa vo hình dáng để sắp xếp họa tiết. - Vẽ mu: khoảng 4 -> 5 mu l vừa, khi chọn mu cần liên tưởng đến chất liệu men. HĐ3: Hướng dẫn 3. Bi tập. 27p -HS: lm bi. học sinh thực hnh. Tạo dáng v trang trí lọ -GV: hướng dẫn đến hoa theo ý thích. từng học sinh. Chú ý đến cách tạo dáng. IV. Củng cố :5p GV: chọn một vi bi đạt yêu cầu v chưa đạt để củng cố, yêu cầu HS nhận xét , sau đó GV đánh giá một số bi tốt để động viên, rút kinh nghiệm V. Nhận xét - Dặn dò Nhận xét tiết học Về nh hon thnh bi tập v chuẩn bị cho bi sau. VI. Rút kinh nghiệm tiết dạy * Ưu điểm: Cách Tạo dáng lọ hoa bằng hình thức cắt dán có ưu điểm: nhanh mà vẫn tạo được một chiếc lọ hoa cân đối, hình dáng phong phú.Vì thời lượng bài chỉ có một tiết , trong khi đó nhiều học sinh khả năng vẽ hình còn yếu, nên chọn phương pháp này sẽ giúp học sinh hoàn thành sản phẩm một cách nhanh nhất mà vẫn đảm bảo được yêu cầu của bài học. Sau đây tôi xin giới thiệu một số sản phẩm của cách tạo dáng lọ hoa bằng cách cắt dán và một số bài vẽ Tạo dáng và trang trí lọ hoa của học sinh. 26
  21. Một số bài tạo dáng và trang trí lọ hoa 27
  22. IV. Kết quả 1. Kết quả áp dụng một số phương pháp trong việc giảng dạy phân môn Vẽ trang trí -Năm học 2011-2012 khi chưa sử dụng phương pháp : Năm học Xếp loại Đạt Chưa đạt Lớp 6A 80% 20% 6B 55% 45% 6C 52% 48% 6D 78% 22% 2011-2012 7A 81% 19% 7B 62% 38% 7C 65% 35% 7D 78% 22% - Năm 2012-2013 khi áp dụng việc đưa một số phương pháp mới vào một số bài vẽ trang trí , kết quả đã có sự thay đổi: Năm học Xếp loại Đạt Chưa đạt Lớp 6A 100% 0% 6B 83% 17% 6C 87% 13% 6D 96% 4% 2012-2013 7A 98% 2% 7B 89% 11% 7C 90% 10% 7D 100% 0% 2. Như vậy , để có được những giờ học mĩ thuật nói chung và học Vẽ trang trí nói riêng có hiệu quả, bản thân tôi rút ra một số kinh nghiệm: 28
  23. + Với giáo viên: . Phải thật sự yêu nghề, có vốn kiến thức, năng khiếu nhất định về thể loại trang trí . Có ý thức tìm hiểu, biết suy nghĩ để làm ra những đồ dùng, phương pháp giảng dạy tốt để học sinh tiếp thu bài và làm được sản phẩm theo yêu cầu của bài học mà vẫn mang tính sáng tạo riêng. + Với học sinh: . Học sinh phải say mê, hứng thú với môn học . Có sự chuẩn bị trước ở nhà như: đồ dùng học tập, sưu tầm tài liệu có liên quan đến bài học. 29
  24. Phần kết luận Tóm lại, để dạy tốt một bài Vẽ trang trí không phải là điều đơn giản . Hơn nữa, để xoá đi tâm lí “ chán học” mĩ thuật nói chung và Vẽ trang trí nói riêng của những học sinh yếu kém là một vấn đề khiến rất nhiều giáo viên phải quan tâm. Từ thực tế giảng dạy, tôi đã rút ra được một số kinh nghiệm, và qua áp dụng đã thu được một số kết quả nhất định. Vì thế, tôi đã mạnh dạn đưa ra đề tài “ Một số biện pháp giúp học sinh yêu thích và phát huy tính sáng tạo trong phân môn Vẽ trang trí” để các đồng nghiệp cùng tham khảo. Tuy nhiên bài viết không thể tránh được những thiếu sót. Rất mong sự đóng góp ý kiến của bạn bè đồng nghiệp cũng như hội đồng thẩm định để đề tài được hoàn thiện hơn và có thể áp dụng được rộng rãi . Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 10 tháng 3 năm 2014 Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến kinh nghiệm của riêng tôi. Xác nhận của Ban Giám hiệu Người thực hiện Nguyễn Thị Hải Anh 30
  25. Tài lệu tham khảo - “ Tập vẽ bằng nét bút đơn giản” – NXB Văn hoá thông tin –Hiền Dương - “Màu sắc và phương pháp vẽ màu” – NXB Mĩ thuật- Nguyễn Duy Lâm - “ Các trò chơi Trang trí mĩ thuật” NXB Trẻ- Nguyễn Hạnh, Nguyễn Chí Hiếu 31