SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 5 - 6 tuổi tích cực tham gia hoạt động phát triển thể chất
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 5 - 6 tuổi tích cực tham gia hoạt động phát triển thể chất", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_giup_tre_5_6_tuoi_tich_cuc_tham_gia_ho.doc
Nội dung tóm tắt: SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 5 - 6 tuổi tích cực tham gia hoạt động phát triển thể chất
- ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN ĐAN PHƯỢNG TRƯỜNG MẦM NON ĐAN PHƯỢNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP TRẺ 5 - 6 TUỔI TÍCH CỰC THAM GIA HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT Lĩnh vực : Hoạt động phát triển thể chất Cấp học : Mầm Non Tên tác giả : Tạ Thị Kim Dung Đơn vị công tác : Trường Mầm Non Đan Phượng Chức vụ : Giáo viên NĂM HỌC 2019 - 2020 1 of 27
- “Một số biện pháp giúp trẻ 5- 6 tuổi tích cực tham gia hoạt động phát triển thể chất” A. ĐẶT VẤN ĐỀ I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1. Lý do về mặt lí luận Chúng ta thường nghe nói “Sức khỏe quý hơn vàng, có sức khỏe là có tất cả” Có thể nói, sức khỏe là vốn quý nhất. Ai cũng biết sức khỏe quý thật đấy, nhưng đa số mọi người lại không quan tâm tới vấn đề rèn luyện sức khỏe khi còn trẻ khỏe, mà chỉ khi đã cảm thấy cơ thể mệt mỏi xuống sức mới bắt đầu tìm đến các phương thuốc, các bài luyện tập để bồi bổ, để “tìm lại” cái “vốn quý nhất” mà mình đã phung phí. Vậy để có sức khỏe tốt, dẻo dai cần luyện tập từ khi nào là thích hợp nhất? Chúng ta có thể thấy câu trả lời là ngay từ khi học lớp mầm non, các bé đã được cô giáo dạy cho các bài tập giáo dục thể chất phù hợp với lứa tuổi. Giáo dục và rèn luyện sức khỏe cho trẻ ngay từ lứa tuổi mầm non chính là chúng ta đang đầu tư cho tương lai vì:"Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”. Trẻ em là tương lai của đất nước. Chính vì vậy trẻ em sinh ra có quyền được chăm sóc và bảo vệ, được giành những gì tốt đẹp nhất từ gia đình và cộng đồng. Giáo dục và chăm sóc cho trẻ em ở lứa tuổi mầm non vừa là quyền lợi, vừa là nghĩa vụ của mỗi con người đối với xã hội. Là một bộ phận không thể thiếu của giáo dục toàn diện, giáo dục thể chất là một mắt xích quan trọng mà mỗi con người đều cần đến ngay từ lứa tuổi mầm non. Giáo dục thể chất giúp trẻ củng cố và rèn luyện sức khỏe, rèn luyện các tố chất thể lực, giúp trẻ có cơ thể cân đối hài hòa phát triển các năng lực hoạt động thể lực và trí tuệ, vì thể lực và trí tuệ luôn gắn liền với nhau, có thể lực tốt sẽ tạo tiền đề cho trẻ được phát triển về mọi mặt vì nếu trẻ có trí thông minh, có tư duy tốt mà kém về thể lực sẽ dẫn đến hạn chế rất nhiều về khả năng vận động và sự nhanh nhẹn trong các hoạt động thì chưa được gọi là phát triển toàn diện được. Bên cạnh đó, trẻ mầm non"Học mà chơi - chơi mà học" Hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo của lứa tuổi mầm non. Nếu bạn quan tâm lo lắng đến sức khỏe của trẻ, muốn trẻ lớn lên một cách mạnh mẽ, hãy chú ý đến sự tích cực vận động của trẻ. Sự trì trệ, ít vận động kéo dài sẽ nhanh chóng làm suy yếu cơ thể trẻ. Nhu cầu vận động của trẻ là rất lớn do đó nhiệm vụ của người lớn là phải tạo ra các điều kiện cần thiết cho sự phát triển cơ thể của trẻ. Ở lứa tuổi mầm non sự tăng trưởng và phát triển diễn ra rất mạnh nhưng trẻ lại rất non nớt, sức đề kháng còn thấp, dễ chịu ảnh hưởng của những tác động bên ngoài nên trẻ dễ mắc các bệnh như: Suy dinh dưỡng, vẹo xương, lác 1 |1 5
- “Một số biện pháp giúp trẻ 5- 6 tuổi tích cực tham gia hoạt động phát triển thể chất” mắt Người lớn cần chú ý đúng mức đến việc bảo vệ, chăm sóc giữ gìn sức khỏe cho trẻ. Giáo dục thể chất còn là cách rèn cho trẻ những kỹ năng sống cần thiết đồng thời khắc phục được sự rụt rè, tính sợ hãi của trẻ khi tham gia những hoạt động mang tính vận động, giúp trẻ tự tin, tính kỷ luật, sự phối hợp cùng độinhómgiúp tinh thần trẻ thoải mái, vui tươi hơn. Điều đó cho thấy rằng, giáo dục thể chất là một phần không thể thiếu của giáo dục toàn diện, là mục tiêu hàng đầu trong việc giáo dục trẻ lứa tuổi mầm non. 2. Lý do về mặt thực tiễn Ở trường mầm non việc giáo dục phát triển vận động cho trẻ thông qua những nội dung như phát triển các vận động tinh, vận động thô cho trẻ. Động tác phát triển nhóm cơ hô hấp, các kỹ năng vận động cơ bản, các trò chơi vận động. Do vậy giúp trẻ phát triển vận động là một trong những nhiệm vụ quan trọng của người giáo viên mầm non. Đối với giáo viên việc vận dụng phương pháp, cách tổ chức vận động, khả năng vận động linh hoạt còn nhiều hạn chế. Đối với trẻ: Chưa có nề nếp trong hoạt động, kĩ năng hoạt động còn hạn chế nhiều. Trẻ chưa bạo dạn, chủ động, không thực sự hứng thú trong giờ học. Là một người giáo viên mầm non tôi thấy việc chăm sóc chế độ sinh hoạt và tăng cường khả năng phát triển vận động cho trẻ là một việc làm rất cần thiết, bởi vì thông qua giáo dục thể chất còn giúp cơ thể phòng ngừa bệnh tật và bảo vệ sức khỏe, giúp cơ thể phát triển cân đối và toàn diện. Với trách nhiệm của một giáo viên mầm non, qua thực tế tôi thấy hoạt động này rất quan trọng, chính vì vậy tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp giúp trẻ 5 - 6 tuổi tích cực tham gia vào hoạt động phát triển thể chất” làm đề tài nghiên cứu của mình. II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Trên cơ sở lý luận và thực tế đề tài nhằm đưa ra một số biện pháp hướng đến sự phát triển tích cực vận động cho trẻ mầm non hình thành kỹ năng, kỹ sảo và phát triển các tố chất thể lực: Nhanh nhẹn, mạnh mẽ, khéo léo bền bỉ. Tạo cho trẻ có một cơ thể khỏe mạnh bước vào học tập lớp 1 sau này. III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU “Một số biện pháp giúp trẻ 5- 6 tuổi tích cực tham gia vào hoạt động phát triển thể chất” IV. ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT THỰC NGHIỆM Trẻ 5- 6 tuổi lớp A2. 2 |1 5
- “Một số biện pháp giúp trẻ 5- 6 tuổi tích cực tham gia hoạt động phát triển thể chất” V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Trong quá trình triển khai đề tài tôi đã sử dụng những phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp quan sát sư phạm. Phương pháp thực nghiệm sư phạm. Phương pháp thực hành, trải nghiệm. Phương pháp thống kê toán học. Phương pháp kiểm tra đánh giá. VI. PHẠM VI VÀ KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU Phạm vi thực hiện: Mẫu giáo lớn trẻ 5- 6 tuổi. Thời gian thực hiện từ tháng 9 - 2019 đến tháng 3 - 2020. 3 |1 5
- “Một số biện pháp giúp trẻ 5- 6 tuổi tích cực tham gia hoạt động phát triển thể chất” B. BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI ĐỂ GIẢI QUYÊT VẤN ĐỀ I. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1. Tình trạng khi chưa thực hiện Năm học 2019- 2020, tôi được ban giám hiệu nhà trường phân công chủ nhiệm lớp 5 tuổi A2. Với số trẻ là 44, trong đó có 22 trẻ nam và 22 trẻ nữ. Tôi nhận thấy có những thuận lợi và khó khăn sau: a. Thuận lợi Phòng giáo dục và đào tạo Huyện, Ban giám hiệu nhà trường tạo điều kiện mở các lớp chuyên đề bồi dưỡng chuyên môn và tổ chức các buổi kiến tập của huyện, trường cho chị em giáo viên học hỏi nâng cao nghiệp vụ sư phạm. Nhà trường đạt chuẩn Quốc gia, có nhiều đồ dùng đồ chơi theo thông tư 02, đặc biệt là đồ dùng phát triển vận động như sân cỏ tự tạo, đánh gôn, ném bóng, cổng giàn chui Lớp học sạch sẽ thoáng mát đảm bảo vệ sinh an toàn, được trang bị đầy đủ đồ dùng phục vụ cho cô và trẻ hoạt động. Chị em đồng nghiệp luôn quan tâm giúp đỡ và cùng trao đổi các phương pháp giảng dạy hay để cùng nhau tiến bộ. Lớp có 2 giáo viên, có trình độ trên chuẩn, yêu nghề mến trẻ, nhiệt tình, có tinh thần trách nhiệm cao trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ, luôn trau dồi phẩm chất đạo đức nhà giáo, luôn học tập bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn của mình. b. Khó khăn Đa số các trẻ sinh ra trong gia đình phát triển nông nghiệp là chủ yếu nên việc quan tâm của phụ huynh tới trẻ chưa cao. Do trình độ nhận thức của trẻ không đồng đều.Trong lớp một số trẻ nhút nhát, trẻ rụt rè, quá hiếu động, chưa tự tin, chưa thực sự hứng thú khi thể hiện trước cô và các bạn nên ảnh hưởng đến hoạt động của trẻ. Một số phụ huynh chưa quan tâm tới việc giáo dục thể chất cho trẻ. Hoạt động phát triển vận động thì khô cứng, không mềm mại so với các hoạt động khác. Một số đồ dùng phục vụ cho bộ môn còn hạn chế. Qua thực tế dạy trẻ ở trên lớp, tôi nhận thấy những điều kiện thuận lợi và khó khăn ở lớp tôi như sau: 2. Số liệu điều tra trước khi thực hiện : Từ những nguyên nhân trên tôi bắt đầu khảo sát trẻ trên lớp 5TA2, số trẻ là 44 cháu. 4 |1 5
- “Một số biện pháp giúp trẻ 5- 6 tuổi tích cực tham gia hoạt động phát triển thể chất” STT Nội dung khảo sát Số trẻ đạt Tỷ lệ (%) Trẻ mạnh dạn tích cực tham gia hoạt 1 30/44 68,2 động PTVĐ Thực hiện được các động tác phát triển 2 30/44 68,2 nhóm cơ và hô hấp Thể hiện kĩ năng vận động cơ bản và 3 32/44 72,7 các tố chất trong vận động 4 Trẻ có kĩ năng chuyển đội hình đội ngũ 35/44 79,5 Qua khảo sát ban đầu như trên, tôi thấy kết quả trên trẻ chưa cao là điều tôi cần phải suy nghĩ làm thế nào để dạy trẻ đạt hiệu quả cao và tạo cho trẻ học một cách thoải mái, tự tin, không gò bó, trẻ luôn hứng thú trong giờ học. Tôi tiến hành thực nghiệm. II. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN 1. Biện pháp 1: Nghiên cứu kỹ nội dung chương trình, lựa chọn xây dựng kế hoạch tháng, tuần phù hợp Như chúng ta đã biết mỗi một lứa tuổi trẻ lại có một đặc điểm tâm sinh lý riêng, khả năng vận động và sự nhận thức về thế giới xung quanh là khác nhau. Chính vì vậy muốn đạt được yêu cầu theo đúng độ tuổi của trẻ thì tôi luôn nghiên cứu chương trình xem ở độ tuổi này trẻ cần đạt được những cái gì, từ đó tôi xây dựng mục tiêu, lực chọn nội dung các hoạt động cho phù hợp với trẻ, với điều kiện cơ sở vật chất của nhóm lớp. Chương trình khung của bộ giáo dục và đào tạo đưa ra nhằm định hướng cho giáo viên có cái nhìn tổng quan hơn khi đưa vào xây dựng và thực hiện kế hoạch một cách cụ thể chi tiết Ngoài ra, việc hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục mầm non theo các độ tuổi cũng được bộ giáo dục và đào tạo nghiên cứu chính xác, cụ thể để đưa vào thực hiện đồng bộ Chính vì vậy, việc tôi nghiên cứu kỹ nội dung chương trình cũng nhằm mục đích xậy dựng kế hoạch một cách cụ thể, chi tiết phù hợp với trẻ của lớp mình phụ trách và cũng phù hợp với cơ sở địa bàn mình đang công tác. Vận động có vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển của cơ thể, ở mỗi một giai đoạn thì nhu cầu vận động của trẻ là khác nhau. Vì vậy khi lập chương trình giáo dục thể chất nhằm phát triển vận động cần dựa vào kết quả mong đợi và dựa trên những cơ sở sau: Các bài tập vận động phải phù hợp với từng độ tuổi làm sao gây được hứng thú cho trẻ. Các bài tập vận động có tác dụng chung đến toàn bộ cơ thể, kích thích được nhiều cơ bắp tham gia thúc đẩy sự hoạt động của toàn bộ các hệ cơ quan trong cơ thể. 5 |1 5
- “Một số biện pháp giúp trẻ 5- 6 tuổi tích cực tham gia hoạt động phát triển thể chất” Cùng với việc dạy trẻ các bài tập vận động chúng ta cũng phải chú ý đến việc phát triển các kỹ năng, tố chất vận động. Cần tăng cường ưu tiên các nhóm cơ bắp còn yếu về mặt sinh lý và giáo dục tư thế đúng cho trẻ, giúp trẻ có một thân hình cân đối, các động tác nhẹ nhàng chính xác. Sự phát triển vận động được thực hiện thông qua nhiều hình thức phong phú phù hợp với đặc điểm phát triển của trẻ mẫu giáo như trò chơi vận động, thể dục sáng, tiết học thể dục, dạo chơi, các trò chơi thể thao lao động. Do đó phát triển tính tích cực vận động trong giáo dục thể chất cho trẻ em cần được tiến hành một cách mạnh mẽ, toàn diện, cần được sự quan tâm ủng hộ của toàn xã hội, tạo điều kiện cho trẻ phát triển tốt nhất. Ngoài ra tôi còn nghiên cứu tạp chí giáo dục mầm non về các hình thức tổ chức giáo dục nhằm mục đích kích thích trẻ tích cực tham gia các hoạt động đặc biệt là hoạt động phát triển vận động nhằm rèn kỹ năng cho trẻ. Khi chọn bài dạy có 2 VĐCB, tôi luôn chú ý đến các yếu tố như: 2 vận động không cùng nhóm cơ. Trò chơi vận động phát triển nhóm cơ khác với vận động cơ bản. Có thể nói đây là một trong những biện pháp cụ thể và cần thiết vì trước khi xây dựng kế hoạch cho một chủ đề tôi phải tìm những hoạt động phù hợp với trẻ lớp tôi vì nếu không phù hợp, trẻ lớp tôi sẽ không thực hiện được, dẫn tới trẻ sẽ chán không có hứng thú khi tham gia học. Như vậy sẽ không phát huy được khả năng vận động của trẻ. Chính vì vậy, việc nghiên cứu kỹ nội dung chương trình, lựa chọn xây dựng kế hoạch phù hợp là biện pháp quan trọng hàng đầu khi tiến hành dạy trẻ hoạt động. 2. Biện pháp 2: Tạo hứng thú cho trẻ tham gia tích cực vào hoạt động phát triển thể chất a) Thể dục buổi sáng Là hoạt động không thể thiếu trong sinh hoạt hàng ngày của trẻ ở trường mầm non. Thể dục sáng đều đặn giúp trẻ hít thở sâu, điều hòa nhịp thở, tăng cường trao đổi chất, giúp cho các khớp, dây chằng được mềm dẻo linh hoạt, đồng thời nó hỗ trợ cho hoạt động trong ngày của trẻ thêm nhịp nhàng nhanh nhẹn, giảm động tác thừa, tạo cho trẻ tâm trạng thoải mái, vui tươi chào đón một ngày mới. Trẻ tập thể dục các cơ quan trên cơ thể được phối hợp nhịp nhàng qua các động tác: hô hấp, tay, chân, bụng – lườn, bật nhảy Tập luyện thường xuyên như vậy, cơ thể của trẻ sẽ nâng cao hoạt động của các cơ quan của cơ thể, thúc đẩy sự phát triển những kỹ năng vận động cần thiết, củng cố các nhóm cơ, hình thành tư thế đúng đắn. 6 |1 5
- “Một số biện pháp giúp trẻ 5- 6 tuổi tích cực tham gia hoạt động phát triển thể chất” Hơn nữa, khi tiến hành một giờ thể dục sáng, giáo viên cần cố gắng tìm hiểu bài tập căn cứ vào vào khả năng, đặc điểm của trẻ để lựa chọn những bài tập sao cho phù hợp, gây được hứng thú của trẻ bên cạnh đó phải xác định thời gian tiến hành buổi thể dục sáng. Thể dục sáng nên tiến hành vào buổi sáng (Sau giờ đón trẻ) và nên cho trẻ tập ở ngoài trời (trừ những ngày mưa và quá lạnh) để trẻ được hít thở không khí trong lành của buổi sáng. Việc lựa chọn số lượng bài tập, số lần tập các động tác cũng rất quan trọng bởi nếu bài tập quá dài và số lần tập nhiều trẻ sẽ rất mệt mỏi và làm ảnh hưởng đến hoạt động khác của trẻ. Để gây được hứng thú cho trẻ và giúp trẻ vận động nhịp nhàng tôi cho trẻ tập với dụng cụ như vòng, gậy, nơ, quả bóng và tập theo nhạc của toàn trường, hôm nào trẻ tập trên lớp tôi cho trẻ tập theo các bài hát do tôi tự lựa chọn (Những bài hát cho trẻ tập đã được tôi chọn, cắt ghép, in sao ra đĩa theo từng chủ đề ngay từ đầu năm học). Hay sau khi tập thể dục buổi sáng ở sân trường mà tiếp theo là học hoạt động học về vận động trẻ kích thích và hưng phấn hơn. Ví dụ: Ở chủ đề “ Bé đón giáng sinh” tôi lựa chọn bài hát “Ông già noel vui tính, Đêm noel, Jingle Bells” cho trẻ tập thể dục Bên cạnh đó tôi đã sưu tầm có thể kết hợp nhiều bài hát tạo thành đĩa CD nhạc thể dục sáng cho trẻ tập ở sân trường. Mỗi bài hát tôi cho trẻ tập kết hợp một động tác và số lần tập có thể dựa theo lời bài hát rồi tôi chọn chỗ tập mẫu để tất cả trẻ nhìn thấy cô, khuyến khích trẻ tập giống cô, tập đúng nhịp, thi đua xem tổ nào tập đẹp nhất. Trong mỗi buổi tập thể dục sáng tôi thường chú ý đến tâm sinh lý của trẻ. Những trẻ mới ốm dậy hoặc có dấu hiệu mệt mỏi có thể không cho trẻ tập hoặc cho trẻ tập các động tác nhẹ nhàng và không nhất thiết phải thực hiện các bài tập từ đầu đến cuối. Khuyến khích những trẻ ít vận động tập thể dục sáng cùng cô. Đối với những trẻ lười tập, trẻ thấp còi, SDD tôi cho trẻ đứng đầu hàng để tiện theo dõi và khích lệ trẻ tập theo cô. Thường xuyên nhắc nhở trẻ đi học đúng giờ để được tập thể dục sáng mỗi ngày. b) Đồ dùng đồ chơi cho trẻ hoạt động * Đồ dùng đồ chơi ở phòng thể chất Ngay từ đầu năm nhà trường đã trang bị cho phòng thể chất đầy đủ các thiết bị, đồ dùng đồ chơi đẹp mắt, phong phú và đa dạng các loại rất hiện đại. Nhưng chúng ta biết tư duy của trẻ mầm non là tư duy trực quan hình tượng, trẻ rất dễ bị thu hút bởi những đồ dùng, đồ chơi mới lạ, nổi bật đẹp mắt. Nắm được tâm lý này của trẻ tôi thường xuyên làm những đồ dùng tự tạo, sử dụng những đồ dùng nhà trường trang bị để phục vụ các hoạt động thể chất nhằm thu hút trẻ vào các hoạt động vận động. 7 |1 5
- “Một số biện pháp giúp trẻ 5- 6 tuổi tích cực tham gia hoạt động phát triển thể chất” Ví dụ: Ở tháng 10 “Với chủ đề gia đình thân yêu” tôi làm hộp bằng bìa cát tông để làm ống dài 1,5m x 0,6m, sau đó dán đề can ở bên ngoài trang trí, cho trẻ bò chui qua ống dài. Ví dụ: Tôi cho trẻ nói tên đồ dùng, khám phá nhanh về đồ dùng, đặc điểm, công dụng. (Cô có gì đây? Các con đã dùng những túi cát này làm gì? Theo các con, hôm nay cô sẽ dùng túi cát này vào bài tập gì? Sau đó cô giới thiệu tên vận động và hướng trẻ vào bài tập vận động theo kế hoạch của mình). Bên cạnh đó tôi còn sử dụng những đồ dùng được nhà trường trang bị để thu hút trẻ vào hoạt động (Ghế thể dục, bục thể dục, bục bật sâu, thang, cổng chui, được trang bị mới). * Đồ dùng đồ chơi phục vụ tiết học Đồ dùng đồ chơi là một phương tiện truyền tải tri thức cho trẻ một cách có hiệu quả. Vì vậy khi dạy PTVĐ cho trẻ giáo viên phải nhận thức đúng vai trò của cô và đồ dùng dạy học của trẻ, tôi đã chủ động sáng tạo làm thêm đồ dùng đồ chơi phục vụ cho tiết học. Trẻ mẫu giáo thường bị lôi cuốn bởi những vận động được gắn với hình ảnh sinh động, vì vậy các đồ dùng đồ chơi phục vụ cho việc dạy vận động tôi thường tận dụng những nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương như những hộp cát tông, thùng xốp, vải vụn gỗ vụn, hộp sữa làm lên các dụng cụ cho trẻ vận động. Ví dụ: Quả còn, những mảnh gỗ đóng thành chiếc xe có hình con thuyền cho trẻ chơi, những hộp sữa làm thùng gánh nước trong trò chơi “Gánh nước qua cầu” hộp cát tông làm hầm cho trẻ chui qua, lấy xốp trải nền đã bỏ làm các đôi dép to để trẻ chơi trò chơi “Nhanh và khéo” Trẻ rất thích được đi các đôi dép to được trải nghiệm với sự khéo léo của đôi chân đi làm sao không bị ngã, hay làm nhiều túi cát, khâu các túi bao bố để phục cho tiết học. c) Điạ điểm tổ chức hoạt động phát triển vận động Ngoài ra tổ chức các hoạt động phát triển vận động tôi thường xuyên thay đổi vị trí tập ở các giờ hoạt động phát triển vận động, chú ý lựa chọn những khoảng sân tập rộng, sạch thoáng, đảm bảo an toàn cho trẻ. Mỗi khi soạn bài để dạy trẻ tôi thường nghiên cứu kỹ xem sẽ tiến hành giờ học ở trong lớp hay ngoài sân cho phù hợp, và ưu tiên những buổi cho trẻ tập ngoài sân nếu thấy hợp lý, vì khi trẻ tập ở ngoài sân sẽ tận dụng được các yếu tố thiên nhiên, giúp trẻ được hít thở bầu không khí trong lành, được tham gia vào hoạt động thể chất một cách thoải mái nhất, tích cực nhất và mang lại tính hiệu quả cao nhất. Ví dụ: Đối với các bài tập: Đi, chạy thay đổi tốc độ, hướng, dích dắc theo hiệu lệnh, trèo lên xuống 7 giống thang, chuyền bắt bóng qua đầu, qua 8 |1 5
- “Một số biện pháp giúp trẻ 5- 6 tuổi tích cực tham gia hoạt động phát triển thể chất” chân .và trò chơi vận động: Kéo co, cướp cờ, thả đỉa ba ba, mèo đuổi chuột tôi thường tổ chức cho trẻ tập ngoài sân. Có như vậy trẻ mới có thể phát triển toàn diện tối đa thể lực của mình. 3. Biện pháp 3: Dạy trẻ trên tiết học. Tiết học là hình thức cơ bản trong các hình thức giáo dục thể chất cho trẻ mầm non. Ở tiết học trẻ được giáo viên cung cấp, rèn luyện kỹ năng vận động một cách có mục đích, hệ thống và kế hoạch. Nhiệm vụ của tiết học là dạy trẻ những kỹ năng vận động đúng, chính xác, hình thành và phát triển những tố chất thể lực phù hợp với lứa tuổi. Ý nghĩa của tiết học thể dục là việc thực hiện có hệ thống các mối quan hệ qua lại giữa nhiệm vụ giáo dục và giáo dưỡng đối với sức khỏe. Để trẻ tích cực tham gia vào hoạt động thể dục trên tiết học đòi hỏi người giáo viên phải linh hoạt sáng tạo, nghiên cứu kỹ bài dạy, phải chuẩn bị chu đáo từ đồ dùng dạy học, trang phục của cô và trẻ phải gọn gàng, thoải mái, tiến hành bài dạy đúng phương pháp, đảm bảo không gò bó, phù hợp với khả năng của trẻ. Để thu hút sự chú ý của trẻ vào bài tập cô tạo hứng thú cho trẻ bằng sự hướng dẫn ngắn gọn dễ hiểu về bài tập hay bằng chính ngữ điệu giọng của cô, bằng những bài hát, hay những mẩu chuyện nhỏ do cô sáng tạo ra Khi dạy trẻ hoạt động thể dục trên tiết học tôi thường chú trọng vào từng phần của tiết học. a) Phần khởi động: Khởi động là phần đầu tiên của tiết học cho trẻ bước vào vận động với cường độ tăng dần, nâng cao hoạt động của cơ thể, kích thích trẻ vận động. Khởi động là chuẩn bị phần có tác dụng khởi động hệ cơ, xương và hệ hô hấp của trẻ,làm cho các cơ xương linh hoạt hơn giúp trẻ có thể sẵn sàng thực hiện VĐCB, bài tập phát triển chung cũng như tham gia trò chơi vận động một cách tích cực nhất hay nói cách khác khởi động là điều kiện cần phải có để tiến hành các phần sau của tiết học thể dục. Khi tiến hành cho khởi động tôi thường cho trẻ khởi theo đội hình vòng tròn, thực hiện các kiểu đi, chạy, sử dụng sắc xắc xô để điều khiển trẻ khởi động và sử dụng tín hiệu âm thanh, âm nhạc, để thu hút sự chú ý của trẻ. Khi trẻ đã quen với cách thức khởi động tôi cho trẻ khởi động trên nền nhạc hoặc khởi động theo các bài hát trong chủ đề. Ví dụ: Chủ đề gia đình thân yêu của bé, tôi cho khởi động theo tín hiệu xắc xô kết hợp với hiệu lệnh của cô, trẻ sẽ khởi động trên nền nhạc “Nhà mình rất vui” trẻ đi thành vòng tròn hay dùng các bài hát thiếu nhi nước ngoài để cho trẻ khởi động. Tùy thuộc vào chủ đề mà tôi lựa chọn bài hát cho trẻ khởi động khác nhau nhằm tạo cho trẻ hứng thú đầu tiên để bước vào các phần sau của tiết học. b) Phần trọng động: 9 |1 5
- “Một số biện pháp giúp trẻ 5- 6 tuổi tích cực tham gia hoạt động phát triển thể chất” Đây là phần vô cùng quan trọng của tiết học, trong phần này cần cho trẻ làm quen với vận động mới, củng cố và hoàn thiện kỹ năng vận động đã hình thành từ trước và phát triển các tố chất thể lực cho trẻ. Chính vì vậy tôi thường, nghiên cứu, chuẩn bị rất kỹ để làm thế nào khi thực hiện sẽ đạt được mục đích yêu cầu đã đề ra. Phần trọng động có bài tập phát triển chung và vận động cơ bản. * Bài tập phát triển chung: Là một hệ thống các động tác gồm: Tay - vai, thân, bụng, chân được chọn lọc và sắp xếp theo thứ tự có tác dụng phát triển và củng cố nhóm cơ bắp riêng biệt như cơ bả vai, cơ tay, cơ lưng, cơ ngực , cơ chân . những động tác này hình thành tư thế đúng, tăng hô hấp, giúp có thân thể khỏe mạnh, đồng thời củng cố và phát triển hệ xương, cơ, khớp, dây chằng, do vậy bài tập phát triển chung có tác dụng rất tốt cho cơ thể. Đối với những động tác hỗ trợ cho phần vận động cơ bản tôi cho trẻ tập động tác đó nhiều hơn. Vào đầu năm học khi thực hiện bài tập phát triển chung tôi cho xem cô tập mẫu trước để trẻ quan sát động tác sau đó cho trẻ tập theo nhịp đếm của cô, trong khi trẻ tập tôi chú ý rèn cho trẻ ở tư thế tập đúng nhất bằng cách kết hợp với giáo viên cùng lớp tập trung rèn các động tác tập thể dục cho trẻ, một cô sẽ vừa đếm vừa tập mẫu, một cô quan sát trẻ tập và sửa động tác của trẻ cho đúng. Sau khi trẻ đã tập đúng kỹ thuật của động tác tôi cho trẻ tập trên nền nhạc các bài hát trong chủ đề để trẻ tập tốt hơn, hứng thú hơn, đồng thời thường xuyên động viên khuyến khích trẻ tập tốt hơn để có thể bước sang phần vận động cơ bản một cách nhẹ nhàng. * Vận động cơ bản: Là một phần cũng vô cùng quan trọng, nó có tác dụng phát triển kỹ năng vận động của trẻ, để trẻ có kỹ năng vận động tốt thì việc tạo cho trẻ tích cực tham gia vào vận động là rất quan trọng. Trong phần này ngoài việc chuẩn bị đầy đủ đồ dùng, địa điểm hợp lý cô phải có những lời hướng dẫn về vận động rõ ràng, ngắn gọn dễ hiểu. Chính vì vậy, khi thực hiện vận động cơ bản tôi luôn trú trọng vào việc hướng dẫn trẻ thực hiện đúng vận động và rèn kỹ năng cho trẻ. Tôi thường nghiên cứu kỹ cách thực hiện vận động và kết hợp lời giảng giải về bài tập sao cho trẻ hiểu, nắm được kỹ thuật vận động để đa số trẻ đều thực hiện được. Mặt khác, đối với trẻ mẫu giáo lớn, khả năng chú ý và ghi nhớ đôi khi còn hạn chế, nên tôi thường sử dụng phương pháp mô phỏng. Tôi luôn đứng nên trên ngược chiều với trẻ để làm mẫu cho trẻ quan sát và bắt chước tập theo, động tác khi tập chậm, khẩu lệnh to rõ ràng dứt khoát. Ví dụ: Khi cho trẻ tập bài tập vận động cơ bản, tôi đứng ngược chiều với trẻ. Với vận động “Ném trúng đích bằng một tay” phát triển cơ tay tôi chọn động tác động tác tay đưa từ dưới lên cao và tập động tác này số lần nhiều hơn 10 |1 5
- “Một số biện pháp giúp trẻ 5- 6 tuổi tích cực tham gia hoạt động phát triển thể chất” các động tác còn lạiĐể trẻ vận động được sôi nổi và trẻ tích cực tham gia vận động tôi luôn đưa ra lời dẫn dắt, động viên khen ngợi trẻ kịp thời hay thay đổi hình thức tập của trẻ cho trẻ thi đua giữa các đội, giữa các tổ để trẻ thực hiện tốt phần vận động đề ra. Đối với những vận động khó đối với trẻ như “Trườn kết hợp trèo qua ghế dài 1,5mx30cm”, hay “Chạy đổi hướng theo hiệu lệnh”. Khi làm mẫu cho trẻ xem tôi cố gắng tập chậm và giảng giải kỹ thuật thật dễ hiểu để trẻ có thể tập được. Nếu trẻ chưa tập được, tôi làm mẫu lại hoặc cho trẻ khác làm mẫu lại cho tất cả trẻ cùng xem. Đối với những trẻ chưa tự tin tôi thường xuyên đứng gần quan sát trẻ tập và động viên khích lệ kịp thời để trẻ mạnh dạn hơn, từ đó trẻ tích cực tham gia vào giờ hoạt động học. * Trò chơi vận động: Trò chơi vận động là phương tiện để giáo dục trẻ một cách toàn diện nhân cách, nó tác động lên nhiều nhóm cơ, làm tăng cường quá trình trao đổi chất. Khi tham gia vào trò chơi vận động trẻ sẽ tự điều chỉnh lượng vận động và loại trừ được sự mệt mỏi của cơ thể. Đồng thời, trò chơi vận động tác động vào hệ thần kinh làm cho các quá trình hưng phấn, ức chế được cải thiện và cân bằng. Trò chơi vận động có tác dụng hình thành những điều kiện thuận lợi để trẻ phát triển, rèn phối hợp nhịp nhàng, rèn luyện sự khéo léo, tinh thần tập thể và tố chất thể lực cho trẻ. Khi tổ chức trò chơi vận động phải có những vận động khác với vận động trong bài tập vận động cơ bản trong một tiết học. Hay nói cách khác là phải phối hợp nhịp nhàng giữa “động” và “tĩnh”. Nếu bài tập vận động cơ bản là động thì trò chơi vận động giáo viên nên lựa chọn trò chơi nhẹ nhàng tránh sự mệt mỏi quá sức cho trẻ. Ví dụ: Bài tập vận động đi, chạy, thì trò chơi vận động là “Mèo đuổi chuột” tổ chức cho trẻ tập ngoài sân với mục đích rèn luyện những kĩ năng của các vận động cơ bản. Với vận động “Bật liên tục vào vòng” tôi chọn trò chơi “Bắt bướm” hay với vận động “Ném xa bằng 2 tay” tôi chọn trò chơi “Nhảy bao bố” để bổ trợ cho vận động cơ bản giúp trẻ phát triển toàn diện. Do đó vận động cơ bản phát triển cơ tay thì thì trò chơi vận động phát triển cơ chân. Khi tổ chức cho trẻ chơi trò chơi vận động cô phải luôn theo dõi bao quát trẻ khi chơi, xử lý kịp thời khi trẻ vận động quá sức để tránh mệt mỏi cho trẻ.Đối với những trẻ lười vận động, ít vận động cô nên đưa ra các hình thức kích thích trẻ vận động tích cực bằng cách thường xuyên thay đổi tình huống trong khi chơi, làm tăng thêm sự hấp dẫn, lôi cuốn trẻ tham gia trò chơi môt cách say sưa hơn c. Phần hồi tĩnh: Hồi tĩnh là đưa cơ thể về trạng thái bình thường sau quá trình vận động liên tục. Giáo viên phải làm cho trẻ có cảm giác thoải mái, phấn khởi đỡ mệt mỏi, không chán học. Giáo viên có thể tiến hành nhiều hình thức: 11 |1 5
- “Một số biện pháp giúp trẻ 5- 6 tuổi tích cực tham gia hoạt động phát triển thể chất” Cho trẻ đi nhẹ nhàng theo vòng tròn, hít thở sâu, vận động tĩnh như bay nhẹ nhàng như những chú chim, đi lại nhẹ nhàng như mèo rình chuột Từ việc quan tâm vào từng phần của tiết học mà trẻ lớp tôi đã dần tích cực tham gia vào các hoạt động giáo dục thể chất do cô tổ chức. Muốn tổ chức tiết học đạt hiệu quả cao giáo viên cần nắm đươc mục đích yêu cầu, nội dung cần cung cấp cho trẻ trên tiết học, tiến hành phù hợp với lứa tuổi. Chuẩn bị chu đáo về đồ dùng, địa điểm, trang phục của cô và trẻ, lưu ý về tình trạng sức khỏe trẻ, điều khiển tín hiệu phải rõ ràng dứt khoát thu hút sự tâp trung chú ý của trẻ. 4. Biện pháp 4: Tích hợp lồng ghép hoạt động phát triển vận động vào các hoạt động khác, mọi lúc mọi nơi. a) Phát triển vận động cho trẻ qua các hoạt động khác * Đối với hoạt động làm quen văn học Tôi thường lồng ghép với thể dục để tạo hứng thú cho trẻ, giúp trẻ làm quen với các tác phẩm văn học một cách tự nhiên không gò bó. Ví dụ:. Ở các bài đồng dao về con voi, con rùa tôi cho trẻ bò làm động tác minh họa về con voi, con rùa Ở các tiết truyện khi cho trẻ củng cố để trẻ hiểu nội dung câu truyện tôi cho trẻ chơi ghép tranh theo trình tự truyện và kết hợp thể dục bằng cách cho trẻ đi theo đường hẹp hoặc bật qua suối nhỏ. * Qua hoạt động tạo hình Tôi cho trẻ xoay cổ tay sau khi vẽ, tô màu để trẻ đỡ mỏi, hay tôi kết hợp cho trẻ nhào nặn đất để rèn luyện sự mềm dẻo của cơ tay . * Trong hoạt động âm nhạc Tôi cho trẻ hát, vận động minh họa, vỗ đệm theo tiết tấu. Ở giờ hoạt động chiều tôi thường kết hợp âm nhạc với thể dục bằng cách cho trẻ nhún nhảy vận động theo giai điệu của các bài hát trong chủ đề và các bài hát thiếu nhi nước ngoài. * Ở hoạt động khám phá Tôi kết hợp thể dục để chuyển tiếp giữa các phần của tiết dạy, cho trẻ kết hợp đi trong đường dích dắc, bật qua vật cản để chơi trò chơi củng cố . * Hoạt động ngoài trời Mỗi ngày vào buổi sáng trẻ được chơi HĐNT 30 phút, không gian ngoài trời có rất nhiều lợi thế cho việc tổ chức rất nhiều hoạt dộngđa dạng phong phú. Mặt bằng rộng rãi của sân chơi là nơi trẻ được thả sức chạy nhảy leo chèo là nơi thỏa mãn nhu cầu của vận động. Mà điều kiện phòng học không thể đáp ứng, tại đây trẻ được tiếp xúc với thiên nhiên, với nắng, với gió, với hoa lá cỏ cây, với các đồ chơi ngoài trời: Đu quay, cầu trượt, bập bênh Trẻ có cơ hội được thấy các hiện tượng diễn ra xung quanh mà trong lớp không có. Lúc trẻ quan sát cây 12 |1 5
- “Một số biện pháp giúp trẻ 5- 6 tuổi tích cực tham gia hoạt động phát triển thể chất” xanh cây hoa cùng cô chăm bón cho vườn rau, khi thì vẽ trên mặt đất. Ngoài trời trẻ có thể thoải mái chơi, ngó nghiêng thứ này thứ khác, cũng có trẻ thích ngồi yên lặng trên ghế xích đu, chăm chú nhìn các bạn khác chơi xung quanh. Trong giờ HĐNT tôi thường cho trẻ chơi trò chơi vận động thuộc nhóm các trò chơi như: Cướp cờ, kéo co, nhảy lò cò, mèo đuổi chuột . Các trò chơi này có vai trò rèn luyện củng cố các vận động cơ bản “Đi, chạy, nhảy, ném” và các tố chất vận động “Nhanh, mạnh, bền bỉ và khéo léo” mỗi trò chơi đòi hỏi người chơi phải thực hiện từ 1 đến 2 loại vận động cùng với những tố chất nhất định. Ví dụ: Tôi cho 2 trẻ thi đua đi cà kheo xem bạn nào đi đúng và nhanh hơn. Bên cạnh đó còn tổ chức cho trẻ thi đua giữa các đội với nhau. Cô cần có sự phân chia đội sao cho tương đương về sức khỏe, số trẻ phải bằng nhau, hai đội phải thi đua cùng một thời điểm xuất phát. Trước khi băt đầu cho các đội thi đua giáo viên phải cho trẻ nhắc lại các điều kiện hay luật chơi để trẻ hiểu rõ hơn. Khi trẻ chơi xong giáo viên phải là người phân xử rõ ràng, khách quan không thiên vị thì sẽ có tác dụng giáo dục sự công bằng trong tập thể nhỏ. Khi sử dụng biện pháp này giáo viên cần tránh để trẻ hưng phấn quá mức tránh gây nên những căng thẳng làm ảnh hưởng không tốt tới tới hành vi và trạng thái của trẻ. Giáo viên cần lưu ý đến thời gian mà trẻ vận động và tham gia thi đua, điều khiển lượng vận động cho trẻ sao cho phù hợp. c) Phát triển vận động cho trẻ ở mọi lúc, mọi nơi: Dạy trẻ ở mọi lúc mọi nơi chính là dạy trẻ ngoài tiết học. Ở các hoạt động ngoài trời, hoạt động góc, hoạt động chiều, hoạt động chuyển tiếp giữa các tiết học, vận động nhẹ sau khi ngủ dậy hay thông qua hoạt động phát triển vận động dùng để tích hợp với các hoạt động khác cũng mang lại hiệu quả giáo dục thể chất rất cao giúp trẻ rèn luyện sức khỏe, củng cố kỹ năng vận động và tăng cường tố chất thể lực. Ở hoạt động này, cô có thể thu hút trẻ bằng các bài hát, trò chơi ôn luyện - củng cố, hay dùng để ôn lại vận động đã học dưới hình thức trò chơi. Riêng với các buổi hoạt động chiều hay xây dựng góc vận động trong lớp cho trẻ vận động theo ý thích của riêng bản thân trẻ dưới sự quan sát, giúp đỡ và hướng dẫn trực tiếp từ giáo viên phụ trách. Ngoài các hoạt động học thì ở hoạt động ở mọi lúc mọi nơi cũng là môi trường rất tốt để cho trẻ tham gia vào các hoạt động phát triển vận động như ở hoạt động ngoài trời tôi thường tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi dân gian “Lộn cầu vồng, ném boling, ô ăn quan ” Thông qua các trò chơi đó ngoài việc giúp cho trẻ có một sức khoẻ tốt còn gíúp cho trẻ giao lưu với các bạn, trẻ mạnh dạn và tự tin giao tiếp hơn, có tinh thần tập thể, giúp cho trẻ ngày càng phát triển 13 |1 5
- “Một số biện pháp giúp trẻ 5- 6 tuổi tích cực tham gia hoạt động phát triển thể chất” ngôn ngữ khi giao tiếp với bạn bè. Qua đó sẽ phát huy được khả năng sáng tạo, trí tuệ cho trẻ sau này. 5. Biện pháp 5: Phối kết hợp với phụ huynh học sinh. Muốn có một cơ thể khỏe mạnh học tập tốt cần có sự cộng tác phối kết hợp giữa gia đình và phụ huynh một cách thuyết phục đạt hiệu quả. Đó là một nhiệm vụ rất cần thiết tạo được sự liên kết thống nhất giữa giáo viên và phụ huynh. Về nội dung phương pháp, cách tổ chức chăm sóc giáo dục trẻ ở lớp cũng như ở nhà tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của trẻ về mặt thể chất tinh thần, nhận thức góp phần thực hiện tốt công tác chăm sóc giáo dục trẻ. Tôi thường trao đổi với phụ huynh qua các giờ đón trả trẻ nói rõ tình hình học tập của con mình và một số biện pháp nhằm giúp trẻ phát triển vận động vì cơ thể trẻ còn yếu dễ bị phát triển lệch lạc và mất cân đối đặc biệt những cháu bị suy dinh dưỡng, thấp còi và nhút nhát trong học tập. Ở nhà phụ huynh cho trẻ vận động phù hợp giúp đỡ các công việc nhỏ như: Quét nhà, có thói quen thể dục sáng. Có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng Vậy trẻ chỉ có thể phát triển tốt nếu như được chăm sóc một cách hợp lý. Ở tuổi mẫu giáo có nhu cầu rất lớn về vận động nhu cầu này phải đưa vào các hoạt động hàng ngày vì vậy phụ huynh học sinh cần tạo điều kiện cho trẻ vận động sẽ tạo lên nguồn lực vật chất và tinh thần góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng trẻ. III) KẾT QUẢ THỰC HIỆN Qua thời gian thực hiện và áp dụng các biện pháp giáo dục phát triển vận động trên tôi thấy các cháu rất thích vận động và tham gia các vận động một cách tích cực, say mê sôi nổi hơn, tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi của lớp cũng được giảm bớt, các chỉ số đánh giá cuối năm đạt kết quả như sau. Kết quả Số trẻ Đối chứng (%) STT Nội dung khảo sát Đầu Cuối Đầu Cuối Tăng Giảm năm năm năm năm (%) (%) (%) (%) Trẻ mạnh dạn tích cực tham gia hoạt 1 30/44 68,2 40/44 90,9 22,7 động PTVĐ Thực hiện được các động tác phát 2 30/44 68,2 40/44 90,9 22,7 triển nhóm cơ và hô hấp Thể hiện kĩ năng vận động cơ bản và 3 32/44 72,7 42/44 95,5 22,8 các tố chất trong vận động Trẻ có kĩ năng chuyển đội hình đội 4 35/44 79,5 43/44 97,7 18,2 ngũ 14 |1 5
- “Một số biện pháp giúp trẻ 5- 6 tuổi tích cực tham gia hoạt động phát triển thể chất” C. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. KẾT LUẬN Hoạt động phát triển vận động là một hoạt động vô cùng quan trọng đối với trẻ mẫu giáo lớn. Với những biện pháp và kết quả nêu trên, tôi rút ra một số kinh nghiệm sau: Giáo viên nắm vững phương pháp của bộ môn, thực sự tâm huyết với nghề, say sưa học hỏi, tìm tòi, nghiên cứu tài liệu để nắm chắc mục đích yêu cầu, nội dung nhiệm vụ của bộ môn. Sáng tạo, linh hoạt trong mỗi bài dạy, kiên trì và không ngừng đổi mới phương pháp, hình thức giảng dạy, bổ xung đồ dùng dạy học đa dạng phong phú. Lựa chọn nội dung và hình thức tổ chức phải dựa trên yếu tố: Lấy trẻ làm trung tâm. Hoạt động phát triển vận động được giáo viên lồng ghép, tích hợp, khéo léo linh hoạt đưa vào các hoạt động học khác trong ngày một cách nhẹ nhàng. Cho trẻ ôn luyện các vận động cơ bản, trò chơi vận động ở mọi nơi. Lựa chọn, ứng dụng các trò chơi hay, phù hợp, hấp dẫn vào tiết học tạo hứng thú, phát huy trí thông minh cho trẻ. Cần lưu ý dạy từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, khối lượng vận động từ ít đến nhiều, và phải thường xuyên luyện tập, thường xuyên theo dõi, cập nhật tình trạng phát triển của trẻ để làm cơ sở xây dựng các hệ thống tập luyện về sau. Ngoài việc quan tâm đến sức khỏe chung của toàn lớp còn cần phải tìm cách hướng dẫn riêng và giúp đỡ từng trẻ cá biệt trong lớp, cần nhận biết sớm trẻ khi trẻ có biểu hiện mệt mỏi để có hành động điều chỉnh kịp thời, phù hợp. Cần làm tốt công tác phối hợp với phụ huynh và Ban giám hiệu nhà trường hỗ trợ cơ sở vật chất. Tham khảo tài liệu, sách báo và học hỏi chị em đồng nghiệp để nâng cao trình độ chuyên môn. 2. KHUYẾN NGHỊ: * Đối với nhà trường: - Cần trang bị thêm các đồ dùng, dụng cụ phục vụ cho tiết vận động. * Đối với phòng giáo dục: Bể bơi, sân bóng đá để trẻ được hoạt động nhiều hơn, phát triển toàn diện của trẻ. Trên đây là một số biện pháp tôi thấy khả quan khi thực hiện nhằm giúp trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi tích cực tham gia hoạt động phát triển vận động. Song các biện pháp đó cũng không tránh khỏi sự thiếu sót và có những hạn chế kính mong các cấp trên xem xét đóng góp ý kiến để bản thân tôi học hỏi thêm nhiều biện pháp hay và đưa vào ứng dụng có được kết quả khả quan hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! 15 |1 5
- “Một số biện pháp giúp trẻ 5- 6 tuổi tích cực tham gia hoạt động phát triển thể chất” D. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Sách “Hướng dẫn tổ chức thực hiện chương trình giáo dục mầm non” - Mẫu giáo lớn 5 – 6 tuổi. NXB Hà Nội - 2005 2. Sách “Giáo trình lý luận và phương pháp giáo dục thể chất cho trẻ em lứa tuổi mầm non”. Tác giả PGS.TS Đặng Hồng Phương - NXBản Đại học sư phạm. 3. Sách “Phương pháp hình thành kỹ năng vận động cho trẻ mầm non”. Tác giả PGS.TS Đặng Hồng Phương - NXB Đại học sư phạm. 4. Tài liệu chương trình giáo dục mầm non. 5. Bạn bè, đồng nghiệp, mạng internet. 16 |1 5
- “Một số biện pháp giúp trẻ 5- 6 tuổi tích cực tham gia hoạt động phát triển thể chất” E. MỤC LỤC Nội dung Trang A ĐẶT VẤN ĐỀ. 1 I. I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI. 1 1. Cơ sở về mặt lý luận. 1 2.Cơ sở về mặt thực tiễn. 2 II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU. 2 III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU. 2 IV. ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT THỰC NGHIỆM. 2 V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. 3 VI. PHẠM VI VÀ KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU. 3 B. B. BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ. 4 I. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU. 4 1.Tình trạng khi chưa thực hiện. 4 a. Thuận lợi 4 b. Khó khăn. 4 2. Số liệu điều tra trước khi thực hiện. 5 II. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN. 5 1. Biện pháp 1: Nghiên cứu kỹ nội dung chương trình, lựa chọn 5 xây dựng kế hoạch tháng, tuần phù hợp 2. Biện pháp 2: Tạo hứng thú cho trẻ tham gia tích cực vào hoạt 6 động phát triển thể chất 3. Biện pháp 3: Dạy trẻ trên tiết học. 9 4. Biện pháp 4: Tích hợp lồng ghép hoạt động phát triển vận động 12 vào các hoạt động khác, mọi lúc mọi nơi. 5. Biện pháp 5: Phối kết hợp với phụ huynh học sinh. 14 14 III. KẾT QUẢ THỰC HIỆN C. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 15 1. Kết luận 15 2. Khuyến nghị 15 TÀI LIỆU 16 17 |1 5
- “Một số biện pháp giúp trẻ 5- 6 tuổi tích cực tham gia hoạt động phát triển thể chất” Ảnh 1:Trẻ chơi góc phát triển vận động Ảnh 2: Giờ tập thể dục sáng Ảnh 3: VĐCB Chuyền, bắt bóng qua đầu 18 |1 5
- “Một số biện pháp giúp trẻ 5- 6 tuổi tích cực tham gia hoạt động phát triển thể chất” Ảnh 4: Trẻ chơi trò chơi Cướp cờ Ảnh 5: Trẻ diễn kịch trên sân khấu Ảnh 6: Trẻ biểu diễn văn nghệ 19 |1 5
- “Một số biện pháp giúp trẻ 5- 6 tuổi tích cực tham gia hoạt động phát triển thể chất” Ảnh 7: Trò chơi kéo co Ảnh 8: Hai đội thi đua đi cà kheo Ảnh 9: Kết hợp với phụ huynh trong ngày hội dinh dưỡng 20 |1 5
- “Một số biện pháp giúp trẻ 5- 6 tuổi tích cực tham gia hoạt động phát triển thể chất” BẢNG TỔNG HỢP ĐIỀU TRA CUỐI NĂM NỘI DUNG KHẢO SÁT STT HỌ VÀ TÊN 1. Trẻ 2. Trẻ thực 3. Trẻ 4. Trẻ mạnh dạn, hiện đúng, kiểm soát thực hiện tự tin thuần thục thực hiện đúng kỹ tham gia động tác đúng kỹ năng HĐ nhóm cơ năng VĐCB hô hấp VĐCB Đi, Tung, chạy. ném, bắt. Đ CĐ Đ CĐ Đ CĐ Đ CĐ 1 Đàm Hoài An 2 N. Hoài An 3 N. Nhật Ánh 4 Bùi Duy Bảo 5 Tạ Thị Lan Chi 6 Tạ Minh Đan 7 Chu Thành Đạt 8 N. Ngọc Dũng 9 N. Thùy Dương 10 N. Thị Quỳnh Giao 11 Bùi Ngọc Hà 12 N. Thu Hiền 13 Tạ Kim Hoàng 14 Bùi Văn Hưng 15 Chu Văn Khải 16 N. Quang Khải 17 N. Chí Khang 18 N. Bảo Khánh 19 Trần Đăng Khoa 20 Trần Đăng Khôi 21 N. Chí Kiên 22 Bùi Bình Minh 23 Bùi N. Trà My 24 Chu Thảo My 25 N. Thị Thu Ngân 26 N. Thị Khánh Ngọc 27 N. Hồng Ngọc 28 N. Minh Ngọc 29 Đào Bích Ngọc 30 N. Hoàng Pháp 31 N. Khải Phong 32 N. Hữu Phước 33 N. Minh Quân 21 |1 5
- “Một số biện pháp giúp trẻ 5- 6 tuổi tích cực tham gia hoạt động phát triển thể chất” 34 Đỗ Vinh Quang 35 N. Ngọc Thắng 36 Bùi Thanh Thảo 37 N. Bích Thảo 38 N. Thị Mai Trang 39 Phạm Huyền Trang 40 Trần Công Tuệ 41 N. Thị Hải Yến 42 N. Minh Tuấn Tổng: Tỷ lệ (%) 22 |1 5
- “Một số biện pháp giúp trẻ 5- 6 tuổi tích cực tham gia hoạt động phát triển thể chất” BẢNG TỔNG HỢP ĐIỀU TRA CUỐI NĂM NỘI DUNG KHẢO SÁT STT HỌ VÀ TÊN 5. Trẻ thực hiện 6. Trẻ biết phối 7. Đồ dùng đúng kỹ năng hợp tay, mắt đồ chơi VĐCB Bật- trong vận động nhảy. Đ CĐ Đ CĐ SL 1 Đàm Hoài An 2 N. Hoài An 3 N. Nhật Ánh 4 Bùi Duy Bảo 5 Tạ Thị Lan Chi 6 Tạ Minh Đan 7 Chu Thành Đạt 8 N. Ngọc Dũng 9 N. Thùy Dương 10 N. Thị Quỳnh Giao 11 Bùi Ngọc Hà 12 N. Thu Hiền 13 Tạ Kim Hoàng 14 Bùi Văn Hưng 15 Chu Văn Khải 16 N. Quang Khải 17 N. Chí Khang 18 N. Bảo Khánh 19 Trần Đăng Khoa 20 Trần Đăng Khôi 21 N. Chí Kiên 22 Bùi Bình Minh 23 Bùi N. Trà My 24 Chu Thảo My 25 N. Thị Thu Ngân 26 N. Thị Khánh Ngọc 27 N. Hồng Ngọc 28 N. Minh Ngọc 29 Đào Bích Ngọc 30 N. Hoàng Pháp 31 N. Khải Phong 32 N. Hữu Phước 33 N. Minh Quân 34 Đỗ Vinh Quang 35 N. Ngọc Thắng 36 Bùi Thanh Thảo 23 |1 5
- “Một số biện pháp giúp trẻ 5- 6 tuổi tích cực tham gia hoạt động phát triển thể chất” 37 N. Bích Thảo 38 N. Thị Mai Trang 39 Phạm Huyền Trang 40 Trần Công Tuệ 41 N. Thị Hải Yến 42 N. Minh Tuấn Tổng: Tỷ lệ (%) PHIẾU ĐIỀU TRA THỰC TRẠNG MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP TRẺ 5-6 TUỔI TÍCH CỰC THAM GIA HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT Họ và tên trẻ: Lớp: 5T- A2 Trường mầm non Đan Phượng STT NỘI DUNG KHẢO SÁT ĐẦU NĂM CUỐINĂM Đ CĐ Đ CĐ 1 Trẻ tích 1. Trẻ mạnh dạn, tự tin tham gia HĐ cực tham gia hoạt 2.Trẻ thực hiện đúng, thuần thục động động phát tác nhóm cơ hô hấp triển thể chất 3. Trẻ kiểm soát thực hiện đúng kỹ năng VĐCB Đi, chạy. 4.Trẻ thực hiện đúng kỹ năng VĐCB Tung, ném, bắt. 5.Trẻ thực hiện đúng kỹ năng VĐCB Bật- nhảy. 6. Trẻ biết phối hợp tay, mắt trong vận động Đánh giá chung: 24 |1 5
- “Một số biện pháp giúp trẻ 5- 6 tuổi tích cực tham gia hoạt động phát triển thể chất” PHIẾU ĐIỀU TRA THỰC TRẠNG ĐỒDÙNG ĐỒ CHƠI STT ĐẦU NĂM CUỐI NỘI DUNG KHẢO SÁT NĂM SL SL 2 1. Đồ dùng mua 2. Đồ dùng tự tạo Đánh giá chung: 25 |1 5
- “Một số biện pháp giúp trẻ 5- 6 tuổi tích cực tham gia hoạt động phát triển thể chất” D. BẢNG ĐỐI CHỨNG SỐ LIỆU KHẢO SÁT 1. Số liệu khảo sát đầu năm: Tỷ lệ STT Nội dung khảo sát Số trẻ đạt (%) 1 Trẻ mạnh dạn tích cực tham gia hoạt động PTVĐ 30/44 68,2 2 Thực hiện được các động tác phát triển nhóm cơ và hô hấp 30/44 68,2 Thể hiện kĩ năng vận động cơ bản và các tố chất trong vận 3 32/44 72,7 động 4 Trẻ có kĩ năng chuyển đội hình đội ngũ 35/44 79,5 2. Số liệu khảo sát cuối năm: Kết quả Số trẻ Đối chứng (%) STT Nội dung khảo sát Đầu Cuối Đầu Cuối Tăng Giảm năm năm năm năm (%) (%) (%) (%) Trẻ mạnh dạn tích cực tham gia 1 30/44 68,2 40/44 90,9 22,7 hoạt động PTVĐ Thực hiện được các động tác phát 2 30/44 68,2 40/44 90,9 22,7 triển nhóm cơ và hô hấp Thể hiện kĩ năng vận động cơ bản 3 32/44 72,7 42/44 95,5 22,8 và các tố chất trong vận động Trẻ có kĩ năng chuyển đội hình 4 35/44 79,5 43/44 97,7 18,2 đội ngũ 26 |1 5