SKKN Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi phát triển ngôn ngữ thông qua hoạt động làm quen với văn học

docx 23 trang Đinh Thương 15/01/2025 70
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi phát triển ngôn ngữ thông qua hoạt động làm quen với văn học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_giup_tre_mau_giao_4_5_tuoi_phat_trien.docx
  • pdfSaNG_KIeN_KINH_NGHIeM_pdf_dc0d41b719.pdf

Nội dung tóm tắt: SKKN Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi phát triển ngôn ngữ thông qua hoạt động làm quen với văn học

  1. Cái ong nằm ngoài Củ khoai chấm mật Bụt ngồi bụt khóc Con cóc nhảy ra Con gà ú ụ Bà mụ thổi xôi Nhà tôi nấu chè Tè he chân rút *Cách chơi: Trẻ ngồi bệt, cùng chiều sát cạnh nhau, 2 chân duỗi thẳng , vừa đọc bài đồng dao , vừa lấy tay đập vào từng cẳng chân, mỗi từ trong bài đồng dao được đập nhẹ vào một chân theo thứ tự từ đầu đến cuối rồi lại ngược lại cho đến chữ “ rút” chân ai gặp từ “ rút” thì co chân lại cứ như thế cho đến khi các chân co lại hết thì chơi lại từ đầu. 3.4. Tuyên truyền và kết hợp với phụ huynh trong việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ . Tuyên truyền dưới hình thức, bảng tuyên truyền đẹp, thay đổi nội dung và hình thức phù hợp với chủ đề, sưu tầm các bài đồng dao, ca dao để các bậc phụ huynh cùng học với trẻ để trẻ được đọc từ chính xác không bị nói ngọng. Ví dụ: Chủ đề: Thế giới thực vật, tết và mùa xuân, bảng tuyên truyền có những hình ảnh về tết và mùa xuân, câu thơ, câu truyện, bài hát, đồng dao Có tổ chức giao lưu giữa lớp với phụ huynh. Tôi trao đổi với phụ huynh về những câu truyện bài thơ trẻ được học ở trường, yêu cầu phụ huynh về nhà cùng đọc với trẻ và cho trẻ kể lại câu chuyện đó hoặc kích thích trẻ kể lại câu chuyện. Như vậy ngôn ngữ của trẻ phát triển một cách phong phú và đa dạng. Khuyến khích phụ huynh cung cấp kinh nghiệm sống cho trẻ. Tránh không nói tiếng địa phương, cần tránh cho trẻ nghe những hình thái ngôn ngữ không chính xác. 13
  2. => Bằng cách đó cô giáo và phụ huynh luôn có được thông tin hai chiều của trẻ ở nhà cũng như ở trường, trẻ lớp tôi được học và việc phát triển ngông ngữ của trẻ cũng được củng cố và mở rộng hơn. 4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm Từ việc áp dụng những biện pháp nêu trên trong việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ lớp mình thông qua bộ môn văn học tôi đã kết quả sau: 4.1. Về phía trẻ a. Chất lượng khảo sát trên trẻ: Trước Tỷ lệ % Sau khi áp dụng khi chưa áp tăng so với biện pháp Nội dung khảo sát dụng biện pháp trước khi Tỷ lệ áp dụng Số trẻ Số trẻ Tỷ lệ % % biện pháp Kỹ năng nghe 20/28 71,4 26/28 92,8 21,4 Kỹ năng nói 22/28 78,5 27/28 96,4 17,9 Kỹ năng phát âm chính xác, 15/28 53,5 24/28 92,8 39,3 mạch lạc Kỹ năng kể lại chuyện theo trí 6/28 21,4 22/28 78,5 57,1 nhớ. Kỹ năng tham gia đóng kịch 5/28 17,8 20/28 71,4 53,6 thể hiện vai chơi của mình. b. Đánh giá chung: Sau khi áp dụng một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua bộ môn văn học trong năm học đã cho thấy: + Trẻ thông minh sáng tạo hơn khi học các tiết văn học. + Trẻ thích được đóng kịch. 14
  3. + Trẻ thích đọc thơ kể chuyện. + Trẻ ghi nhớ thuộc thơ truyện lâu hơn. + Trẻ có khả năng tự sáng tạo và thể hiện tính cách nhập vai một cách linh hoạt. + Biết kể chuyện sáng tạo, kể theo trí tưởng tượng một cách phong phú và đa dạng. 4.2 Về phía giáo viên Qua quá trình nghiên cứu và thực hiện các biện pháp trên vào hoạt động phát triển ngôn ngữ tôi đã rút ra những bài học kinh nghiệm sau: 1. Nắm vững được các yếu tố đổi mới cơ bản trong tổ chức các hoạt động phát triển ngôn ngữ thông qua hoạt động chơi, học kể lại tác phẩm văn học. 2. Nắm vững nội dung hoạt động cho trẻ phát triển ngôn ngữ để trẻ được hoạt động tích cực . 3. Biết thiết kế và tổ chức các hoạt động phát triển ngôn ngữ theo chủ đề theo một cách linh hoạt, sáng tạo phù hợp với khả năng trẻ và điều kiện cụ thể của địa phương. 4. Biết quan sát ghi chép để theo dõi đánh giá quá trình phát triển những kĩ năng cần thiết cho việc nói, và diễn đạ của trẻ nhằm điều chỉnh các biện pháp giáo dục đối với từng cá nhân trẻ. 5. Đầu tư trong soạn giảng trước khi lên lớp. 6. Thường xuyên trao dồi, học hỏi kinh nghiệm để nâng cao chuyên môn nghiệp vụ. 7. Tạo môi trường học tập làm đồ dùng đồ chơi phong phú, đẹp mắt phù hợp kích thích trẻ tham gia. 8. Phối hợp với phụ huynh cùng nhau giúp trẻ phát triển ngôn ngữ một cách tốt nhất. III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. KÕt luËn: 15
  4. Phát triển ngôn ngữ tuổi mầm non là một bộ phận quan trọng của giáo dục mầm non. Ngôn ngữ là công cụ giao tiếp, không có ngôn ngữ, không thể giao tiếp được, thậm chí không thể tồn tại được, nhê cã ng«n ng÷ mµ con ng•êi cã kh¶ n¨ng hiÓu biÕt lÉn nhau. Nhất là ở trẻ nhỏ, khi giao tiÕp trÎ sö dông ng«n ng÷ cña m×nh ®Ó tr×nh bµy ý nghÜ, t×nh c¶m, hiÓu biÕt cña m×nh víi b¹n bÌ vµ mäi ng•êi xung quanh. Ngoài ra ngôn ngữ còn là công cụ để phát triển tư duy, nhận thức và là phương tiện để giáo dục trẻ một cách toàn diện. Do ®ã, viÖc ®Çu tiên cña c¸c gi¸o viên mÇm non lµ cÇn gióp trÎ sö dông thµnh th¹o ng«n ng÷ tiÕng ViÖt, rÌn luyÖn cho trÎ nãi đủ câu, nói m¹ch l¹c và mçi gi¸o viên kh«ng chØ rÌn cho trÎ tèt qua c¸c tiÕt häc mµ bên c¹nh ®ã ph¶i rÌn luyÖn b¶n th©n ®Ó cã tr×nh ®é chuyên m«n d¹y tèt, mang tri thøc th¾p s¸ng thÕ hÖ mÇm non phÊn ®Êu tÊt c¶ v× trÎ th©n yêu. 2. kiÕn nghÞ: * Đối với trường: - Cần tạo điều kiện cho giáo viên tham gia học tập ở các đơn vị bạn để trao đổi, học hỏi kinh nghiệm. - Tăng cường kinh phí để mua thêm đồ dùng đồ chơi cho trẻ được thực hành và trải nghiệm tại lớp. * Đối với giáo viên: - Tích cực nghiên cứu tài liệu, sách báo, học tập, học hỏi đồng nghiệp để nâng cao trình độ chuyên môn. - Thường xuyên bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên có nội dung Phát triển ngôn ngữ thông qua môn văn học. - Tận dụng nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương để làm đồ dùng đồ chơi phục vụ cho giờ dạy đạt hiệu quả cao. - Phối hợp chặt chẽ với phụ huynh trong việc đưa ra các biện pháp giáo dục trẻ một cách tốt nhất ở gia đình và nhà trường. 16
  5. Trên đây tôi đã sử dụng một số tài liệu: Giáo trình: “phát triển ngôn ngữ trẻ em tuổi mầm non”, giáo trình “hình thành khả năng đọc viết ban đầu cho trẻ em tuổi mầm non” của tác giả Đinh Hồng Thái, giáo trình “phương pháp tổ chức hoạt động làm quen với tác phẩm văn học” của Hà Nguyễn Kim Giang, và một số kinh nghiệm được rút ra trong quá trình công tác của bản thân tôi và đang thực hiện tại lớp mẫu giáo 4 tuổi A2 trường Mầm non xã Hoàng Nam. Tôi xin mạnh dạn trình bày và mong được sự đóng góp của các bạn đồng nghiệp để từ đó bản thân tôi rút ra được nhiều kinh nghiệm sâu sắc hơn khi phát triển ngôn ngữ cho trẻ 4-5 tuổi thông qua hoạt động làm quen với văn học. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hoàng Nam, ngày 10 tháng 5 năm 2019 Người viết sáng kiến Nguyễn Thị Hồng Thúy 17
  6. CƠ QUAN ĐƠN VỊ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 18
  7. MỤC LỤC: - Đặt vấn đề: Trang 2. - Giải quyết vấn đề: Trang 2-14. - Cơ sở lí luận: Trang 3-5. - Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết: Trang 7-15 - Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm: Trang 15-16 - Kết luận và kiến nghị: 17-18 19
  8. 2. Mục đích nghiên cứu: Từ cơ sở lý luận và thực tiễn, từ những thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực hiện giáo dục Phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non, tôi đã suy nghĩ, nghiên cứu tài liệu để tìm ra một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi thông qua bộ môn văn học , từ đó giúp phát triển khả năng nghe, hiểu ngôn ngữ, khả năng trình bày có lô gíc, có trình tự, chính xác và có hình ảnh nội dung. Góp phần giúp cho trẻ phát triển toàn diện nhân cách. 3. Đối tượng nghiên cứu : Khả năng phát triển ngôn ngữ của trẻ 5-6 tuổi thông qua bộ môn văn học. 4. Phương pháp nghiên cứu: Để nghiên cứu đề tài này tôi thực hiện các biện pháp sau: 4. 1. Phương pháp nghiên cứu lý luận . Phân tích tổng hợp lý thuyết: Thông qua đọc các tài liệu sách báo, tạp chí có liên quan đến tổ chức hoạt động dạy phát triển ngôn ngữ cho trẻ cho trẻ 5-6 tuổi thông qua bộ môn văn học. Phương pháp phân loại, hệ thống hóa lý thuyết để làm rõ cơ sở của vấn đề nghiên cứu. 4.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: a. Phương pháp điều tra : Điều tra số lượng trẻ trên lớp, độ tuổi 5 - 6 tuổi với tổng số học sinh lớp 5 tuổi B do tôi chủ nhiệm là 30 trẻ. Điều tra về tình hình Phát triển ngôn ngữ của trẻ. Tìm hiểu các biện pháp Phát triển ngôn ngữ cho trẻ cho trẻ 5-6 tuổi thông qua bộ môn văn học để giúp trẻ đạt kết quả cao nhất. b.Phương pháp quan sát : Quan sát và lắng nghe trẻ trò chuyện với nhau thông qua hoạt động vui chơi. d. Phương pháp trực quan: 20
  9. Sử dụng hình ảnh, đồ chơi , tranh ảnh, quan sát, xem phim, tham quan giúp trẻ suy nghĩ mạch lạc và biểu hiện những ấn tượng của mình bằng lời nói trôi chảy. c. Phương pháp đàm thoại: Tôi đàm thoại với các đồng nghiệp để trao đổi các kinh nghiệm hay trong dạy Phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi thông qua bộ môn văn học. Đàm thoại với phụ huynh để tìm hiểu về ngôn ngữ của trẻ khi ở gia đình. Đàm thoại trực tiếp với trẻ, tạo các tình huống cho trẻ có cơ hội sử dụng ngôn ngữ để diễn đạt những hiểu biết, những suy nghĩ của mình, đồng thời động viên khuyến khích giúp trẻ tự tin bộc lộ khả năng, cảm xúc của mình. d. Phương pháp thực hành, trải nghiệm. Sử dụng các trò chơi, các hoạt động lao động, trải nghiệm. Những phương pháp này giúp trẻ vận dụng vốn ngôn ngữ của mình vào việc giao tiếp với bạn chơi, với vai chơi, đồng thời làm phong phú ngôn ngữ cho trẻ. 5. Giới hạn nghiên cứu: Khả năng phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi thông qua bộ môn văn học. 6. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu: Trong phạm vi trường mầm non, từ tháng 9 năm 2016 đến tháng 5 năm 2017 . 21
  10. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN NGHĨA HƯNG TRƯỜNG MẦM NON HOÀNG NAM SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP TRẺ PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG LÀM QUEN VỚI VĂN HỌC Họ và tên: Nguyễn Thị Hồng Thúy. Năm sinh: 1987. Nơi thường trú: Xã Hoàng Nam, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định. Chức vụ công tác: Giáo viên. Nơi làm việc: Trường mầm non xã Hoàng Nam. Địa chỉ liên hệ: Nguyễn Thị Hồng Thúy - Trường mầm non xã Hoàng Nam, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định. 22