SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc cho trẻ Mẫu giáo 5-6 tuổi trong trường Mầm non

docx 30 trang binhlieuqn2 07/03/2022 6552
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc cho trẻ Mẫu giáo 5-6 tuổi trong trường Mầm non", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_giao_duc_am_nhac_c.docx

Nội dung tóm tắt: SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc cho trẻ Mẫu giáo 5-6 tuổi trong trường Mầm non

  1. Giáo dục âm nhạc trong giờ tạo hình ngoài việc trẻ thực hành, cô mở máy cho trẻ nghe nhiều bài hát có nội dung tương đối phù hợp với đề tài đó, thì ở đây ngoài nội dung trên bản thân đã tổ chức nhiều tiết thao giảng ở trường với nội dung là cho trẻ nghe bài hát có nội dung phù hợp với đề tài và dạy vào phần hướng dẫn, đàm thoại trước khi trẻ thực hành. Sau đó từ nội dung bài hát giáo viên kết hợp đàm thoại . - Ví dụ như : Xé dán: “ Đàn gà con” cô cho trẻ hát bài: “Đàn gà trong sân” của tác giả Nguyễn Văn Hiên. - Cô đàm thoại với trẻ về nội dung bài hát : + Bài hát các con vừa hát nhắc tới con vật gì? + Con gà con có màu sắc như thế nào? + Đàn gà con đi theo mẹ kiếm mồi như thế nào? Qua hệ thống câu hỏi đàm thoại của cô trẻ có thêm hình tượng về đàn gà con như thế nào và qua trí tưởng tượng của trẻ, trẻ có thể tạo ra sản phẩm của mình đẹp hơn, sinh động hơn. Ví dụ: - Trẻ vẽ đề tài: + “Mưa” Cô cho trẻ nghe nhạc kết hợp bài: “Mưa bóng mây”( Tô Đông Hải) + Vẽ “ đàn cá bơi” cho trẻ nghe nhạc kết hợp “Cá vàng bơi” sáng tác của Hà Hải. + Vẽ “cô giáo em” Nghe nhạc kết hợp hát bài “Cô giáo em” của Trần Kiết Tường. +Trong giờ: Làm quen với toán: Trước khi vào bài cho cho trẻ nghe giai điệu bài hát:“ Bé đi thăm quan” Sau đó cho trẻ đi thăm quan, trò chuyện về mô hình để củng cố nội dung đã học. Sau đó cô có thể sử dụng nhạc cổ vũ trong phần trò chơi luyện tập.Qua đó trẻ sẽ hứng thú tham gia vào bài học một cách nhẹ nhàng, giảm bớt căng thẳng trong giờ toán với đặc thù là khô khan và trìu tượng. + Trong giờ: Thể dục: 18
  2. Khi cho trẻ khởi động cô cho trẻ tập theo nhạc bài: “Đoàn tàu nhỏ xíu” của tác giả Mộng Lân kết hợp với đi các kiểu chân; sau đó cô lựa chọn các bài hát theo nhịp 2/4 cho trẻ tập phù hợp với động tác của bài. Chính điều đó giúp trẻ tập trung và hào hứng hơn trong khi tập. 3.2.4. Biện pháp 4: Trò chơi với dụng cụ âm nhạc: Đối với trẻ thơ, được hoạt động với âm nhạc thông qua các trò chơi là một biện pháp hữu hiệu nhất. Trò chơi đã trở thành phương tiện để đem đến cho trẻ các yếu tố diễn tả của nghệ thuật sinh động, nó có tác dụng mạnh mẽ nhưng lại đến với trẻ một cách nhẹ nhàng, thoải mái. Hiện nay, trò chơi âm nhạc được coi là một trong các hình thức vận động theo nhạc của chương trình giáo dục âm nhạc Mầm non. Nó có vai trò quan trọng giúp trẻ luyện tai nghe nhạc, củng cố ca hát, tạo cảm giác nhịp điệu, phát triển năng khiếu âm nhạc. Các yếu tố đó góp phần làm cho trẻ cảm thụ âm nhạc. Mỗi loại trò chơi đều có ý nghĩa giúp trẻ phát triển trí tuệ, tạo cho trẻ có những phản xạ nhanh nhạy, có tác dụng trong việc củng cố và tiếp thu những nội dung giáo dục. Đặc biệt trò chơi âm nhạc còn rèn luyện cho trẻ có kĩ năng thông qua tai nghe âm nhạc. Chính vì vậy bản thân đã tìm tòi, sáng tác, cải biên một số trò chơi nhằm làm tăng thêm sự phong phú âm nhạc cho trẻ. + Trò chơi “Nghe thấu hát tài” : Mục đích:Trò chơi giúp trẻ nhanh nhẹn, linh hoạt, truyền tin cho bạn đúng Chuẩn bị : Một số câu hát trong các bài hát trong chương trình mà trẻ đã thuộc. Cách chơi: Thành viên thứ nhất của hai đội ra ngoài lớp, cô nói thầm vào tai từng trẻ đại diện của hai đội một câu hát giống nhau. Sau đó hai trẻ có trách nhiệm chạy về đội của mình và nói lại câu hát đó cho bạn thứ hai, bạn thứ hai nói thầm vào tai cho bạn thứ ba Và cứ thế tiếp tục cho đến trẻ cuối cùng của đội, trẻ cuối cùng lên hát lại câu hát đó. Nếu đội nào hát đúng và nhanh hơn thì thắng cuộc. 19
  3. Ví dụ: Cô nói thầm vào tai trẻ đại diện hai đội câu hát: “Cháu yêu chú công nhân” “lớn lên cháu lái máy cày”. Hai trẻ đại diện chạy về nói thầm vào tai cho bạn thứ hai của đội mình Và cứ thế cho đến bạn cuối cùng của đội lên hát lại đúng lời của câu hát trên và nhanh trước đội kia là thắng cuộc. + Trò chơi: “Tai ai tinh” Trò chơi tạo cho trẻ sự tập trung chú ý lắng nghe các âm thanh của các nhạc cụ khác nhau và trẻ hứng thú được khám phá, trải nghiệm các nhạc cụ âm nhạc. Chuẩn bị : Một số nhạc cụ âm nhạc như sau : Đàn organ bằng đồ chơi điện tử, kèn nhựa, kèn bằng vỏ ốc, phách gõ bằng tre, bằng vỏ nghêu, dàn gõ bằng tre, trống gõ bằng lon, bằng quả bầu khô Cách chơi : Trẻ nghe và phân biệt âm thanh của các nhạc cụ. Cô giới thiệu cho trẻ biết từng loại nhạc cụ và âm thanh của các loại nhạc cụ đó như: + Cô đàn organ và nói cho trẻ biết đó là tiếng đàn organ. + Cô thổi kèn bằng nhựa và cho trẻ biết đó là tiếng kèn bằng nhựa. + Cô gõ phách bằng tre và cho trẻ biết đó là tiếng gõ bằng phách tre Sau khi giới thiệu hết các loại nhạc cụ, cô lần lượt đánh đàn, gõ các loại nhạc cụ cho trẻ vừa nghe, vừa xem và cô hỏi trẻ tiếng nhạc cụ gì? Khi trẻ đã quen, cô cho trẻ ngồi không nhìn thấy nhạc cụ, sau đó cô đánh đàn, gõ, thổi các loại nhạc cụ và hỏi xem trẻ nhận biết được âm thanh của loại nhạc cụ nào. Sau đó cho trẻ chia làm 2 đội và thi đua, nếu đội nào đoán sai phải hát một bài theo yêu cầu của đội đoán đúng. Nếu đoán đúng sẽ được khám phá, trải nghiệm với nhạc cụ đó. + Trò chơi: “Giai điệu thân quen” Trò chơi này giúp trẻ củng cố kiến thức về tên bài hát và củng cố lại giai điệu bài hát đã học, đồng thời tạo cho trẻ sự tập trung chú ý lắng nghe và nhanh nhẹn, linh hoạt, trả lời rõ ràng, chính xác tên bài hát. Chuẩn bị: Băng nhạc có các bài hát trong chương trình mà trẻ đã được học, casset. 20
  4. Cách chơi: Cô mở băng casset cho trẻ nghe giai điệu bài hát, hai đội rung chuông giành quyền trả lời bằng cách nói rõ tên bài hát vừa nghe, nếu đúng mỗi trẻ trong đội được tặng một bông hoa, nếu sai quyền trả lời thuộc về đội bạn. Ví dụ: Cho trẻ nghe giai điệu : “ Mùa xuân nay em đã lớn, biết đi thăm ông bà ” thì trẻ phải nói được đó là bài hát “Sắp đến tết rồi”. + Trò chơi : “Ô cửa bí mật” Trò chơi giúp trẻ được ôn luyện các bài hát, tạo cho trẻ mạnh dạn lên biểu diễn và mong muốn được khám phá những bí mật bên trong những ô cửa . Chuẩn bị: Các loại đồ dùng, đồ chơi phù hợp theo từng chủ điểm ở phía sau những ô cửa, thùng các- tông sơn màu để làm ô cửa và một số đồng tiền vàng để tặng cho trẻ. Cách chơi : Chia trẻ làm hai đội, hai đội trưởng lên oẳn tù tì để tìm ra đội nào chơi trước. Có từ 4- 6 ô cửa được đánh dấu theo thứ tự từ 1 đến 6, đội nào chơi trước sẽ chọn bất kỳ một ô cửa, nếu ô cửa được mở ra, bên trong ô cửa có đồ dùng đồ chơi gì thì đội đó phải hát một bài nói về hình ảnh đó. Ví dụ: Mở ô cửa số 3 có con mèo thì hát một bài hát nói về con mèo như: “Ai cũng yêu chú mèo” hay “Thương con mèo” Nếu mở ô cửa nào mà hát được bài hát có nội dung đúng với hình ảnh trong ô cửa đó thì đội đó được tặng một đồng tiền vàng. Tiếp tục đội kia chọn ô cửa. Nếu đội nào chọn ô cửa mà không hát được bài hát có nội dung như hình ảnh trong ô cửa thì quyền hát thuộc về đội bạn. Một thủ thuật thông dụng là cho chơi các trò chơi hay hát đồng ca để tập trung sự chú ý của trẻ, rồi sau đó chuyển nhanh sang hoạt động khác. Tùy theo độ tuổi và số trẻ trong nhóm, giáo viên thường lựa chọn một hoạt động nào đó để duy trì cân đối giữa vận động “Động và tĩnh”. Khi kết thúc một hoạt động nên làm cho nhóm trẻ lắng dịu xuống bằng giai điệu hay bài tập thư giãn. Giáo viên sẽ đạt kết quả cao nhất khi họ tạo sự chuyển tiếp ngọt ngào, uyển chuyển giữa các hoạt động. Nếu giáo viên dừng lại đột ngột, đứt quãng khi chuyển sang hoạt động kế tiếp sẽ làm 21
  5. cho trẻ mất tập trung, dễ xảy ra lộn xộn. Khi trẻ có nhiều kinh nghiệm âm nhạc, vận động và tự tin hơn, giáo viên có thể bổ sung các vật dụng như: mũ hay trang phục và yêu cầu trẻ sáng tạo vận động cho phù hợp với trang phục đó. Các lời nhận xét cụ thể, khích lệ thích hợp sẽ tạo cho trẻ sáng tạo tích cực. Tránh các lời nhận xét chung chung như tốt, hay, dở, đúng, sai. 3.2.5 Biện pháp 5: Tổ chức hoạt động âm nhạc trong hoạt động góc : Trong một giờ hoạt động chung trẻ không thể hát thuộc và vận động thành thạo bài hát. Vì ở lứa tuổi này trẻ rất dễ nhớ mà lại mau quên. Cần cho trẻ làm quen với âm nhạc ở mọi lúc, mọi nơi đặc biệt là giờ hoạt động góc. Giờ hoạt động góc tôi thấy trẻ chơi rất hồn nhiên, mạnh dạn, thích thể hiện lại những bài đã học và thích phản ánh lại những việc làm, cử chỉ của người lớn. Theo chương trình giáo dục Mầm non mới hiện nay, hoạt động góc đi đôi với hoạt động học có chủ đích. Ở hoạt động học có chủ đích, mỗi tuần chỉ có một giờ hoạt động âm nhạc, vì vậy việc hướng dẫn trẻ hoạt động theo nhạc thông qua các giờ hoạt động khác cũng là biện pháp rất cần thiết. Phương pháp này nhằm phát triển ở trẻ cảm giác nhịp điệu về âm nhạc, qua đó giúp trẻ thể hiện nhịp điệu âm nhạc bằng chính hoạt động của mình. Trẻ có thể cảm nhận và tự vận động theo ý thích của mình một cách tự nhiên, ngộ nghĩnh, đáng yêu. -Tôi hướng dẫn khuyến khích trẻ vận động dưới nhiều hình thức: + Hát kết hợp vỗ tay đệm theo bài hát. + Hát kết hợp nhún nhảy, lắc lư, giậm chân + Hát kết hợp một số động tác đơn giản như vẫy cánh tay, cuộn cổ tay, nhún, đi, chạy + Hát kết hợp minh họa theo lời ca. - Để thực hiện có hiệu quả các hình thức trên, tôi hướng dẫn thực hiện bằng cách: + Bắt nhịp cho trẻ hát và cho trẻ vỗ tay cùng cô ( cô vỗ tay chậm, nhịp nhàng để trẻ vỗ theo) 22
  6. + Bắt nhịp cho trẻ hát hoặc bật băng casset, cô và trẻ cùng nhún nhảy hoặc lắc lư theo bài hát. + Những bài hát nào có thể múa minh họa, cô cho trẻ vừa hát theo băng nhạc vừa làm động tác minh họa cùng cô. Việc cho trẻ vận động theo nhạc ở hoạt động góc chủ yếu giúp trẻ biết hưởng ứng cảm xúc bằng chính những phản ứng của cơ thể sao cho phù hợp với nhịp điệu âm nhạc, không nhất thiết yêu cầu trẻ phải vận động giống như cô. 3.2.6 Biện pháp 6: Giáo dục âm nhạc thông qua khen ngợi - khuyến khích động viên trẻ: Giáo dục âm nhạc là hoạt động nghệ thuật có tác dụng giáo dục thẩm mỹ, tạo ra đời sống văn hóa lành mạnh, góp phần phát triển trí tuệ và thể chất cho trẻ. Giáo dục âm nhạc được thực hiện với mục đích nâng cao khả năng thực hành, giúp trẻ cảm thụ nghệ thuật thông qua các tác phẩm âm nhạc - Ví dụ: Qua bài dạy hát: “ Gà trống, mèo con và cún con” - Cô hướng dẫn trẻ hát và vận động cả lớp, từng tổ luân phiên, nhóm vận động có kết hợp với nhạc cụ. Đôi khi trẻ làm không tốt cô cũng không nên chê trách trẻ mà nên động viên khích lệ trẻ ngay thì trẻ sẽ thêm tự tin, đỡ xấu hổ và làm tốt hơn. - Ở độ tuổi này trẻ rất thích được cô khen hơn là bị chê. Vì vậy mà giáo viên phải xử lý tế nhị, khéo léo, có lời khen đúng lúc, đúng chỗ, không phải trẻ làm sai mà vẫn khen như vậy sẽ hình thành một thói quen xấu cho trẻ, cô phải nói cho trẻ biết lỗi sai để cho trẻ sửa chữa. - Khi trẻ làm tốt thì cô động viên trẻ kịp thời để trẻ có hứng thú học tốt hơn nữa. - Có rất nhiều cách để biểu dương trẻ trong giờ học, trong các hoạt động khác nhất là sinh hoạt nêu gương cuối ngày, cuối tuần. Cuối ngày, cuối tuần luôn háo hức không biết là mình có được cờ đỏ, phiếu bé ngoan không. Vì vậy qua giờ nêu gương cô có thể động viên khích lệ trẻ rất nhiều. 23
  7. 3.2.7 Biện pháp 7: Thực hiện tốt công tác tuyên truyền tới các bậc phụ huynh - Bên cạnh đó hằng ngày tôi trao đổi và tuyên truyền tới các bậc phụ huynh trong giờ đón trả trẻ, để phụ huynh thấy được chương trình học hằng ngày theo từng chủ điểm trong tháng. Từ đó phối kết hợp với giáo viên rèn luyện thêm cho trẻ. - Ngoài ra tuyên truyền cho các ban ngành, đoàn thể qua các cuộc thi: “ Tiếng hát họa mi vàng”; “ Bé làm ca sĩ” qua các lễ hội như: Khai giảng, Tết trung thu, ngày nhà giáo Việt Nam cho họ thấy đến trường Mầm non trẻ được học tập, rèn luyện mọi lĩnh vực.Vì vậy, các bậc phụ huynh rất yên tâm gửi con vào học . 3.3. Điều kiện thực hiện giải pháp, biện pháp: - Được sự quan tâm của Ban giám hiệu nhà trường, sự chỉ đạo sát hợp của hiệu phó chỉ đạo chuyên môn cũng như các đồng nghiệp trong tổ cùng xem xét kiểm tra kỹ lưỡng kế hoạch cho giáo viên trước khi thực hiện điều đó mang lại hiệu quả cao khi tổ chức thực hiện trên trẻ. - Với các giải pháp rất phù hợp với thực tế của người giáo viên đứng lớp. Khi trẻ thực hiện các giải pháp tôi thấy rất thuận lợi cho bản thân cũng như cho trẻ của mình vì nó gắn liền với thực trạng của trẻ, trẻ của cô, khả năng của bản thân giáo viên cũng như khả năng của trẻ trong độ tuổi 5- 6 tuổi. - Tuy nhiên bên cạnh đó tôi cũng gặp không ít khó khăn bởi vì đặc điểm tâm sinh lý của trẻ, khả năng tập trung của trẻ chỉ trong một thời gian nhất định, trẻ không thích gò bó, khuôn phép mà chỉ thích hoạt động tự do. Xong nắm bắt được đặc điểm tâm sinh lý của trẻ trong quá trình thực hiện các giải pháp tôi luôn tạo hứng thú cho trẻ bằng cách tổ chức các hoạt động dưới hình thức chơi, thi. - Bên cạnh đó để thực hiện tốt việc tự học bồi dưỡng nâng cao việc tổ chức hoạt động âm nhạc và năng khiếu âm nhạc trong trường Mầm non, giáo viên phải chịu khó sưu tầm, tìm tòi, học hỏi những bài hát hay những động tác múa đẹp để có thể tổ chức tốt các hoạt động âm nhạc cho trẻ. 24
  8. - Thường xuyên sưu tầm nghiên cứu tài liệu tham khảo về: Bồi dưỡng thường xuyên, chương trình giáo dục mầm non, tài liệu hướng dẫn thực hiện chương trình chăm sóc giáo dục mầm non 5- 6 tuổi. - Tài liệu kế hoạch chủ đề, kế hoạch giáo dục hằng ngày. - Tạo môi trường cho trẻ tham gia hoạt động âm nhạc như góc nghệ thuật, tổ chức thường xuyên các ngày hội ngày lễ. - Tổ chức hội thi văn nghệ của khối, lớp, trường nhân các ngày lễ lớn trong năm. - Trang bị đầy đủ đồ dùng, đồ chơi, phương tiện phục vụ cho việc giáo dục âm nhạc. - Đầu tư kinh phí mua sắm bổ sung đồ dùng dụng cụ âm nhạc, phương tiện âm nhạc 3.4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu - Qua một năm tiến hành và sửa đổi theo nhiều cách khác nhau để tìm ra hướng tốt nhất giúp trẻ rèn kỹ năng âm nhạc. Với tiêu chí: “Nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc cho trẻ 5- 6 tuổi” thông qua môn âm nhạc. Để trẻ có thể hát đúng nhạc và biểu diễn mạnh dạn, hồn nhiên tôi đã mạnh dạn nghiên cứu và thực nghiệm trên trẻ những giải pháp đã nêu ở trên trong năm học. Và kết quả thu được qua các giải pháp như sau: * KÕt qu¶ cña gi¸o viªn: - Có nhận thức đúng đắn về việc tổ chức các hoạt động âm nhạc cho trẻ là vô cùng cần thiết. - Đã vận dụng linh hoạt có sáng tạo, sử dụng linh hoạt các phương pháp, biện pháp thu thập vào việc tổ chức hoạt động âm nhạc cho trẻ. - Đã xây dựng được môi trường âm nhạc phong phú, đa dạng cho trẻ phù hợp với nội dung của từng chủ đề gần gũi với trẻ. - Tổ chức và tham gia nhiều tiết mục văn nghệ vào các ngày hội ngày lễ. 25
  9. - Làm được nhiều mũ, dụng cụ âm nhạc phục vụ cho biểu diễn văn nghệ. - Tự thiết kế được nhiều giờ dạy âm nhạc hay theo chương trình giáo dục mầm non mới. * Kết quả của trẻ: - Qua những biện pháp tôi nghiên cứu và áp dụng vào lớp mình. Tôi thấy chất lượng về hoạt động âm nhạc được tăng lên rõ rệt. Trẻ rất hào hứng tham gia các hoạt động âm nhạc, mạnh dạn, tự tin, rất thích nghe nhạc và vận động theo nhạc chơi các trò chơi âm nhạc. Cụ thể qua kết quả sau: Stt Tổng Đạt Chưa đạt Mục tiêu cần đạt số trẻ Số Tỷ lệ Số Tỷ lượng % lượng lệ % 1 Trẻ cảm nhận và thể hiện thái độ , tình cảm khi nghe âm thanh gợi 37 36/37 97% 1/37 3% cảm, các bài hát bản nhạc. 2 Nghe và nhận biết các thể loại âm nhạc khác nhau(Nhạc thiếu nhi, dân 37 36/37 97% 1/37 3% ca, nhạc cổ điển) 3 Nghe và nhận ra sắc thái: Vui tươi, tình cảm, thu hút của các bài hát bản 37 37/37 100% nhạc. 4 Trẻ hát đúng giai điệu, lời ca và thể 37 36/37 97% 1/37 3% hiện sắc thái phù hợp với các bài hát, bản nhạc. 5 Vận động nhịp nhàng theo giai điệu, nhịp điệu và thể hiện sắc thái 37 36/37 97% 1/37 3% phù hợp với các bài hát, bản nhạc. 6 Sử dụng các dụng cụ gõ đệm theo nhịp, tiết tấu nhanh, chậm phối hợp 37 36/37 97% 1/37 3% 26
  10. III. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ: 1. Kết luận: Giáo dục âm nhạc cho trẻ mẫu giáo là một vấn đề mới và khó. Như chúng ta đã biết âm nhạc gắn liền với con người từ lúc chào đời đến khi giã từ cuộc sống. Những tác phẩm âm nhạc được nghe từ thủa bé thường để lại những ấn tượng sâu sắc, dài lâu trong sâu thẳm tình cảm và nhận thức của con người. - Âm nhạc có một sức mạnh vô cùng to lớn trong việc thể hiện tinh tế thế giới nội tâm của con người. Đối với trẻ em âm nhạc trước khi là một đối tượng thẩm mĩ nó còn là đối tượng của giáo dục. Là một giáo viên mầm non với tấm lòng yêu nghề, mến trẻ tôi luôn luôn tích cực trong công việc nghiên cứu các phương pháp mới trau dồi học hỏi đồng nghiệp. Tôi hiểu được mục đích yêu cầu, tầm quan trọng tính cấp thiết của bộ môn âm nhạc đối với trẻ Mầm non, nên tôi đã cố gắng tìm ra những biện pháp tốt nhất phù hợp với đặc điểm của địa phương và của lớp để đạt được kết quả cao trong việc dạy trẻ hoạt động âm nhạc. Qua thời gian nghiên cứu và áp dụng phương pháp giảng dạy trên, bản thân tôi thực sự cảm thấy say mê với môn âm nhạc. Với mỗi tiết âm nhạc tôi lại tìm tòi thay đổi các hình thức dạy để rồi tìm ra một phương pháp truyền thụ sao cho trẻ vừa dễ hiểu, hứng thú lại vừa đạt hiệu quả cao nhất. Từ đó mà tôi linh hoạt hơn trong quá trình giảng dạy mà còn tìm tòi, sáng tạo thêm nhiều đồ dùng dạy học phong phú, đảm bảo về thẩm mỹ, kích thích trẻ hứng thú vận động và sáng tạo trong giờ học. Tôi thấy trẻ có khả năng thuộc bài hát, hát đúng giai điệu của bài hát. Biết thể hiệntình cảm, biết vận động linh hoạt theo lời ca và sáng tạo một số động tác minh họa theo lời ca, biết sử dụng nhạc cụ gõ đệm theo nhịp, phách và tiết tấu của bài hát, trẻ mạnh dạn tự tin biểu diễn trước mọi người xung quanh đạt kết quả cao. 2. Kiến nghị: - Để thực hiện tốt giáo dục âm nhạc cho trẻ mầm non trong giai đoạn hiện nay thông qua việc thực hiện các biện pháp trên đã phần nào đạt được một số kết quả đã nêu trên. Bản thân tôi xin có một số ý kiến đề xuất sau: 27
  11. - Muốn đưa giáo dục âm nhạc vào đời sống hằng ngày cho trẻ ở trường mầm non trước hết: - Tổ chức thao giảng lồng ghép giáo dục âm nhạc theo biện pháp nêu trên có hiệu quả. 100% trẻ thực sự thích thú khi học hoạt động âm nhạc, tích cực tham gia chơi, chơi thành thạo các các trò chơi tạo không khí vui tươi, hào hứng khi học âm nhạc. Từ đó hoạt động giáo dục âm nhạc đạt chất lượng rất cao. - Cần đầu tư kinh phí mua một số trang thiết bị phục vụ cho hoạt động âm nhạc như: Đàn ghi ta, sân khấu, dụng cụ gõ đệm, trang phục biểu diễn các loại dân tộc. - Cung cấp các tiến bộ khoa học kỹ thuật như: Học tập qua băng hình, đĩa ghi hình qua mạng cho giáo viên có tư liệu học tập. - Có các biện pháp kiến nghị để mở các lớp bồi dưỡng kỹ năng ca hát, vận động theo nhạc, sử dụng các loại nhạc cụ cho giáo viên cũng như học sinh để trẻ phát triển năng khiếu của mình. - Trên đây là một số kinh nghiệm trong việc nghiên cứu áp dụng: “ Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong trường Mầm non”. Tôi rất mong các cấp quản lí giáo dục ngày càng quan tâm hơn nữa đến bậc học mầm non, để trẻ mầm non thực sự trở thành những chủ nhân tương lai của đất nước. THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ XÁC NHẬN, ĐỀ NGHỊ NGƯỜI VIẾT ĐỀ TÀI Bùi Thị Yến 28
  12. IV.Tài liệu tham khảo 1. Sách giáo dục học mầm non tập 1.2 TG- Đào Thanh Âm-NXBĐH Quốc gia 2.Tuyển tập trò chơi, bài hát, thơ ca, truyện kể, câu đố theo chủ để trẻ 5-6 tuổi 3. Sách tâm lý học lứa tuổi mầm non- Nguyễn Thị Ánh Tuyết-NXB giáo dục năm 2011 4. Tạp chí giáo dục thời đại số 5 và số 10 năm 2010. 5. Hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới mẫu giáo lớn 5- 6 tuổi 6. Tài liệu tổ chức hoạt động âm nhạc cho trẻ Mầm non theo hướng tích cực của trung tâm nghiên cứu chiến lược và chương trình phát triển Mầm non-Tiến sĩ Lê Thu Hương chủ biên. 29
  13. V. PHỤ LỤC I. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài 2 3. Đối tượng nghiên cứu 2 4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu 2 5. Phương pháp nghiên cứu 2 II. PHẦN NỘI DUNG 1. Cơ sở lý luận 3 2.Thực trạng 5 3.Giải pháp, biện pháp 10 3.1. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp 10 3.2.Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp biện pháp 11 3.3. Điều kiện để thực hiện giải pháp, biện pháp 22 3.4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu 23 III. PHẦN KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ. 1. Kết luận 26 2. Kiến nghị 26 IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO 28 V. PHỤ LỤC 29 30