SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ 24 - 36 trong trường mầm non

doc 22 trang vanhoa 9612
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ 24 - 36 trong trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_hoat_dong_giao_duc.doc

Nội dung tóm tắt: SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ 24 - 36 trong trường mầm non

  1. Môc lôc Mục lục Trang 1 Phần A : Đặt vấn đề Trang 2-3 Phần B : Nội dung sáng kiến kinh nghiệm Trang 3- 19 Chương 1 : Cơ sở lý luận Trang 3 Chương 2 : Thực trạng vấn đề nghiên cứu Trang 3-6 Chương 3 : Các biện pháp nâng cao chất lượng chuyên đề Trang 6-18 * Biện pháp 1 Trang 6-8 * Biện pháp 2 Trang 8-10 * Biện pháp 3 Trang 11-13 * Biện pháp 4 Trang 13-15 * Biện pháp 5 Trang 15-16 Chương 4 : Kết quả đạt được Trang 16-19 Phần C : Kết luận và khuyến nghị Trang 16-19 Chương 1: Kết luận Trang 19-20 1. Ý nghĩa sáng kiến kinh nghiệm Trang 19-20 2. Bài học kinh nghiệm Trang 20 Chương 2 : Khuyến nghị và đề nghị Trang 20-21 Đánh giá của hội đồng sư phạm Trang 22 1/22
  2. PHẦN A: ĐẶT VẤN ĐỀ + Cơ sở lý luận Nhà sư phạm V.A. Xu- Khôm- Lin- Xki đã tổng kết - “ Tuổi thơ không thể thiếu âm nhạc, cũng như không thể thiếu trò chơi và chuyện cổ tích. Thiếu những cái đó trẻ chỉ còn là những bông hoa khô héo”. Chính vì vậy, giáo dục âm nhạc trong nhà trường mầm non, là hoạt động nghệ thuật có tác dụng giáo dục thẩm mỹ, ngoài ra nó còn giúp trẻ phát triển đạo đức, trí tuệ, giúp trẻ có cơ hội trải nghiệm những cảm xúc trong quá trình cảm thụ và thể hiện âm nhạc. Mỗi trẻ em đều có tâm hồn nhạy cảm với âm nhạc, nơi chứa đựng bao điều mới lạ, hấp dẫn Hoạt động âm nhạc trong nhà trường mầm non là phương tiện phát triển thẩm mỹ rất hữu hiệu. Thông qua hoạt động âm nhạc giúp trẻ phát triển các chức năng tâm lý, khả năng tri giác các sự vật, hiện tượng xung quanh, kích thích óc tưởng tượng, sáng tạo ham muốn tạo ra cái đẹp. Đối với trẻ mầm non âm nhạc là cuộc sống, những nốt nhạc trầm bổng, những giai điệu mượt mà, vui tươi, trong trẻo của các tác phẩm âm nhạc như dòng sữa ngọt ngào nuôi dưỡng cho tâm hồn trẻ thơ, góp phần phát triển toàn diện như : đạo đức, trí tuệ, thể lực và đặc biệt là thẩm mỹ cho trẻ mầm non. + Cơ sở thực tiễn Trong những năm gần đây bậc học mầm non đang tiến hành đổi mới, chương trình giáo dục trẻ mầm non trong đó đặc biệt coi trọng việc tổ chức các hoạt động phù hợp sự phát triển của từng cá nhân trẻ, khuyến khích trẻ hoạt động một cách chủ động tích cực, hồn nhiên vui tươi, đồng thời tạo điều kiện cho giáo viên phát huy khả năng sáng tạo trong việc lựa chọn và tổ chức các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ một cách linh hoạt, thực hiện phương châm “Học mà chơi - Chơi mà học” Đáp ứng mục tiêu phát triển của trẻ một cách toàn diện về mọi mặt. Trong quá trình phát triển toàn diện nhân cách con người nói chung và trẻ mầm non nói riêng thì âm nhạc có một vai trò rất quan trọng đặc biệt Như vậy, hoạt động âm nhạc có vai trò quan trọng trong đời sống trẻ nhỏ. Tuy nhiên, trên thực tế hoạt động giáo dục âm nhạc tại các nhóm lớp nhà trẻ giáo viên thực hiện còn nhiều lung túng, thiếu tính chủ động, linh hoạt và sáng tạo, giáo viên chưa tự tạo nhiều đồ chơi, đồ dùng dạy học phù hợp,vẫn còn mang tính dập khuân, máy móc. Các giờ hoạt động âm nhạc chưa đạt hiệu quả cao. Vậy làm thế nào để giáo viên có nhiều đồ dùng dạy học và phương pháp dạy trẻ sáng tạo , mà trẻ hát hay, hát chính xác , trẻ có khả năng vận động một tác phẩm? Từ những hạn chế trên, trong năm học 2016 -2017 tôi đã lựa chọn đề tài “ Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ 24 - 36 trong trường mầm non”. 2/22
  3. + Phạm vi, đối tượng và kế hoạch nghiên cứu - Lớp 24-36 tháng D2 trường mầm non nơi tôi công tác. - Thời gian từ tháng 9 năm 2017 đến tháng 4 năm 2018. PHẦN B : NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Chương I : Cơ sở lý luận Âm nhạc là nhu cầu của cuộc sống là món ăn tinh thần không thể thiếu được trong cuộc sống con người. Âm nhạc là ngôn ngữ chung của nhân loại. Nếu cuộc sống mà thiếu âm nhạc thì chẳng khác gì thiếu ánh sáng mặt trời. Đặc biệt đối với trẻ mầm non thì những âm thanh trầm bổng, những giai điệu mượt mà vui tươi, trong trẻo của các tác phẩm âm nhạc như là dòng sữa ngọt ngào nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ. Trong chương trình giáo dục mầm non, hoạt động giáo dục âm nhạc là môn học nghệ thuật giúp trẻ phát triển toàn diện nhất Âm nhạc là phương tiện giáo dục đạo đức, góp phần phát triển trí tuệ, thể chất, ngôn ngữ, phát triển thính giác và cảm xúc cho trẻ. Âm nhạc đối với trẻ thơ là một thế giới kỳ diệu đầy cảm xúc. Qua đó giúp trẻ phát triển thẩm mỹ và góp phần phát triển toàn diện nhân cách của trẻ. Trong chương trình giáo dục mầm non thì giáo dục âm nhạc là hoạt động mang tính nghệ thuật, nó góp phần phát triển ngôn ngữ, năng lực, cảm xúc, tưởng tượng, sáng tạo, sự tập trung và khả năng diễn đạt ở trẻ. Âm nhạc là phương tiện giúp trẻ nhận thức thế giới xung quanh, quan hệ giao tiếp, trao đổi tình cảm, Đối với trẻ âm nhạc là thế giới diệu kỳ đầy cảm xúc. Ngay từ khi còn nhỏ nằm trong nôi, những câu hát ru ngọt ngào của bà của mẹ đã đưa trẻ vào giấc ngủ êm đềm. Khi đến trường mầm non, ngay từ lớp nhà trẻ cô giáo đã đưa trẻ vào thế giới âm nhạc đầy màu sắc, những bài hát dân ca, đồng dao khác nhau của các dân tộc trên đất nước Việt Nam phong phú về âm điệu, tiết tấu, lời ca giúp trẻ phát hiện vẻ đẹp trong thiên nhiên, sự ngộ nghĩnh đáng yêu của các con vật quen thuộc, về tình cảm gia đình bạn bè lòng yêu nước Từ đó, hình thành cho trẻ cách ứng xử, giao tiếp với ông bà, bố mẹ, cô giáo, bạn bè và với mọi người xung quanh. Có thể nói giáo dục âm nhạc là một trong những con đường hoàn thiện đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ và thể lực cho trẻ Mầm non. Chương 2: Thực trạng vấn đề nghiên cứu 1. Tình hình chung 2. Thuận lợi: Với quan điểm giáo dục là quốc sách hang đầu trong những năm qua trường mầm non nơi tôi công tác đã được Đảng và Nhà Nước, sở giáo dục thành phố Hà Nội, phòng GD&ĐT Ba Vì quan tâm, đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị. Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên có trình độ trung cấp trở lên, yêu nghề, chủ 3/22
  4. động, sang tạo, hết lòng vi sự nghiệp chăm sóc- giáo dục trẻ mầm non. + Về phía nhà trường : Nhà trường thường xuyên tổ chức cho cán bộ, giáo viên, nhân viên học tập, tập huấn các chuyên đề do sở giáo dục, Phòng GD & ĐT Ba Vì tổ chức. + Về giáo viên : Giáo viên trong lớp có tinh thần đoàn kết, có sự phối hợp nhau trong tác giảng dạy đặc biệt chú ý tới phát triển về âm nhạc cho trẻ. Bản thân tôi tích cực học hỏi, gọt rũa lĩnh hội lời hay ý đẹp và sự truyền cảm đến các cháu. + Về học sinh : Líp ®­îc ph©n theo ®óng ®é tuæi qui ®Þnh. TrÎ th«ng minh,nhanh nhÑn,cã kh¶ n¨ng tiÕp thu nhanh + Cơ sở vật chất : Năm học 2017- 2018 nhà trường có tổng số 10 nhóm lớp trong đó nhà trẻ 2 nhóm lớp- các lớp được trang bị cơ sở vật chất trang thiết bị tương đối đây đủ. + Về phụ huynh học sinh : Được sự quan tâm, tin tưởng của các bậc phụ huynh và sự yêu mến kính trọng của trẻ dành cho cô. 3. Khó khăn: Bên cạnh nhưng thuận lợi khi thực hiện đề tài này tôi cũng gặp không ít khó khăn + Về giáo viên: Bên cạnh đó, phần lớn GV sử dụng các biện pháp, hình thức tổ chức chưa linh hoạt, chưa kích thích hứng thú cho trẻ hoạt động âm nhạc cho trẻ nhà trẻ. + Về học sinh : Các cháu mới đến lớp còn lạ cô, lạ bạn, còn quấy khóc nhiều, vì trẻ nhút nhát, rụt rè chưa dám thực hiện bài tập, trẻ mới bắt đầu thích nghi với môi trường sống tập thể. + Cơ sở vật chất : Đồ dùng trực quan còn ít, chưa đẹp, chưa hấp dẫn cho trẻ + Về phụ huynh : Trường thuộc địa bàn miền núi, mức thu nhập của người dân thấp, trình độ dân trí không đồng đều, nếp sống sinh hoạt của mỗi gia đình trẻ là khác nhau. §a sè phô huynh lµm nghÒ n«ng,tr×nh ®é cßn h¹n chÕ. Năm học 2017-2018 tôi được ban giám hiệu nhà trường phân công chăm sóc trẻ 24-36 tháng tuổi tại lớp D2. Bản thân tôi tự nhận thấy trong quá trình tổ chức hoạt động âm nhạc cho trẻ, kết quả còn nhiều hạn chế , chất lượng giáo dục âm nhạc ở lớp tôi chưa đạt được kết quả cao. + .Khảo sát thực trạng: Ngay khi được Ban giám hiệu nhà trường phân công chăm sóc- giáo dục trẻ 24 - 36 tháng tuổi lớp D2 với sĩ số 27 trẻ, tôi đã tiến hành khảo sát các kỹ năng âm nhạc của trẻ và thấy được kết quả như sau: . Khảo sát các kỹ năng của trẻ: - Trước khi thực hiện đề tài này, đầu năm học tôi đã tiến hành khảo sát 4/22
  5. 100% trẻ. Bảng khảo sát thực trạng đầu năm Tổng Kết quả Phân loại số ST Tốt Khá TB Yếu T khả năng SL % SL % SL % SL % 27 1 Hứng thú trong tiết 5 18,5 6 26 9 33,3 6 22,2 học Trẻ hát rõ lời, đúng 24 2 giai điệu của bài hát 4 14,8 6 22,3 9 33,3 8 29,7 Khả năng vận động 24 theo giai điệu bài hát( 3 3 11,2 5 18,5 9 33,3 10 37 vỗ tay và sử dụng dụng cụ âm nhạc) Khả năng bộc lộ cảm 24 4 xúc của bản thân khi 3 11,2 4 14,8 9 33,3 11 40,7 tiếp xúc với âm nhạc. Khả năng hiểu được 24 5 nội dung và ý nghĩa 3 11,2 7 26 9 33,3 8 29,5 của bài hát. Khảo sát giáo viên: Trước khi áp dụng những biện pháp dạy trẻ học âm nhạc tôi còn rất nhiều hạn chế trong tổ chức hoạt động âm nhạc cho trẻ. - Quá trình tổ chức hoạt động học âm nhạc giáo viên đã làm đồ dùng, đồ chơi, tuy nhiên đồ dùng chưa đẹp, chưa sáng tạo, chưa phong phú. - Việc sử dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động giáo dục âm nhạc chưa được giáo viên thực hiện thường xuyên. - Khi lựa chọn nội dung kết hợp cho hoạt động giáo dục âm nhạc chưa phù hợp với nội dung chủ đề của bài dạy. Các phần chuyển tiếp còn rời rạc, khô cứng, chưa sáng tạo, chưa hợp lý. . Khảo sát về phụ huynh học sinh: - 20% là công nhân viên chức nhà nước. - 80% là nông dân. Qua bảng thống kê trên kết hợp với tình hình thực tế khi tiếp cận với phụ huynh, tôi nhận thấy kết quả bộ môn âm nhạc bị hạn chế một phần do điều kiện kinh tế của nhân dân . Đa số bố mẹ trẻ là nông dân, công việc rất vất vả, không ổn định, trình độ văn hóa thấp, thu nhập thấp nên họ có rất ít thời gian quan 5/22
  6. tâm, chăm sóc và nuôi dạy con cái. Nhiều phụ huynh còn có tư tưởng phó mặc con em mình cho nhà trường và cô giáo ở lớp. Do vậy, chất lượng hoạt động giáo dục âm nhạc ở lớp tôi đạt kết quả rất thấp. Chương 3 : Các biện pháp nâng cao chất lượng chuyên đề + Các biện pháp thực hiện : - Biện pháp 1 : Chủ động học tập, nghiên cứu tài liệu để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ sư phạm. - Biện pháp 2 : Tận dụng các nguyên liệu sẵn có để làm đồ dùng đồ chơi - Biện pháp 3 : Tích hợp các nội dung giáo dục âm nhạc vào các hoạt động chăm sóc giáo dục trong ngày của trẻ. - Biện pháp 4 : Ứng dụng công nghệ thông tin vào tiết dạy - Biện pháp 5 : Vận động , tuyên truyền phối hợp với phụ huynh để nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục âm nhạc + Các biện pháp cụ thể 1. Biện pháp 1: Chủ động học tập, nghiên cứu tài liệu để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ sư phạm. Giáo viên cần nghiên cứu tài liệu trước khi cho trẻ hoạt động âm nhạc, chuẩn bị giáo án chu đáo là nhiệm vụ quan trọng đầu tiên. Âm nhạc là một hoạt động nghệ thuật hết sức gần gũi với trẻ, được trẻ thơ yêu thích, là nguồn cảm hứng mạnh mẽ để trẻ cảm thụ nghệ thuật. Chính vì vậy, trong chương trình giáo dục mầm non hoạt động giáo dục âm nhạc không ngừng được thay đổi, cải tiến cả về nội dung và hình thức một cách phù hợp để tạo cảm giác phấn khởi, vui tươi, gây hứng thú cho trẻ vào hoạt động. Trước kia Tôi nghĩ rằng Tôi có kiến thức đầy đủ, chính xác về âm nhạc, nên Tôi không bao giờ nghiên cứu tài liệu cả. Nhưng thực tê, khi vào tiết dạy Tôi thường lúng túng vì cách chuyền đạt kiến thức không logíc và không gây được hứng thú cho trẻ khi học .Vì vậy kết quả đạt được không như mong muốn. Tuy nhiên, muốn nâng cao hiệu quả của việc tổ chức hoạt động âm nhạc tại nhà trường mầm non, trước tiên người giáo viên phải cho trẻ được trải nghiệm, tìm tòi khám phá hoạt động theo âm nhạc theo phương châm: “ Học mà chơi, chơi mà học”, chú trọng đổi mới ,tổ chức môi trường giáo dục nhằm kích thích tạo cơ hội cho trẻ được tiếp cận với âm nhạc theo đặc điểm tâm sinh lý của trẻ. Muốn làm được điều đó, đòi hỏi người giáo viên mầm non không những phải nắm vững được nội dung, phương pháp mà còn phải biết lựa chọn phương pháp giáo dục, hình thức tổ chức một cách phù hợp thì chất lượng giáo dục âm nhạc mới được nâng lên. Ý thức được tầm quan trọng đó, tôi chủ động tìm đọc rất nhiều cuốn sách và tạp chí về giáo dục âm nhạc cho trẻ mầm non như sách “ Phương pháp giáo 6/22
  7. dục âm nhạc”, “ Nhạc lý cơ bản - xướng âm” của Nhà xuất bản Đại học sư phạm, các quyển tập chuyện trò chơi, tạp chí giáo dục Mầm non, qua các phương tiên giao thông đại chúng, học hỏi đồng nghiệp và những người xung quanh. Ngoài ra tôi còn truy cập internet tham khảo thêm tài liệu mới về hình thức tổ chức hoạt động âm nhạc cho trẻ nhà trẻ để nâng cao trình độ chuyên môn cho bản thân. Dự chuyên đề âm nhạc của phòng giáo dục tổ chức, của nhà trường triển khai. Bên cạnh đó tổ chuyên môn thường tổ chức các buổi sinh hoạt tổ để trao đổi kinh nghiệm về cách thức tổ chức hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ đạt hiệu quả cao. Người ta thường nói “ Trẻ em như trang giấy trắng”, chúng ta vẽ lên đó những hình ảnh đẹp ta sẽ nhận được một bức tranh đẹp và ngược lại. Nhưng tôi có một nhược điểm là gì “ chênh nhạc” dẫn đến trẻ hát “ chênh nhạc” theo cô giáo. Vì vậy, tôi quyết định sửa chữa nhược điểm của mình. Đầu tiên, tôi đi mua băng bài hát cho trẻ Mầm non mang về tìm những bài hát mình sắp dạy để tập hát nhiều lần theo băng. Sau đó, tôi nhờ các đồng nghiệp nghe tôi hát để kiểm tra, sửa sai cho tôi. Khi đã thuộc lời và hát chuẩn xác, diễn cảm các bài hát đó tồi mới hát cho trẻ nghe và dạy trẻ hát. Kết quả tỷ lệ trẻ ở lớp tôi hát sai nhạc giảm rõ rệt. Hơn nữa, do tập bài hát nhiều nên giọng hát của tôi bây giờ truyền cảm, mềm mại hơn và không còn bị hát “ chênh nhạc” nữa. (Hình ảnh tài liệu tham khảo). Qua nghiên cứu tài liệu Tôi đã có một kiến thức tổng hợp đầy đủ và chính xác, Tôi thật tự tin khi lên lớp. Tôi thấy mình không còn lúng túng khi chuyển bước trong tiết dạy. Trẻ được thỏa mãn nhu cầu nên hứng thú học hơn. Giờ đây những tiết học của Tôi thường được đánh giá cao vì Tôi đã biết khai thác những nội dung mới lạ, hấp dẫn và tìm ra những phương pháp thích hợp. 7/22
  8. Tóm lại: Để kết quả cao việc nghiên cứu tài liệu đưa phương pháp và hình thức dạy thích hợp cho từng loại tiết là nhiệm vụ quan trọng của giáo viên. 2. Biện pháp 2: Tận dụng các nguyên liệu sẵn có để làm đồ dùng, đò chơi phục vụ cho hoạt động giáo dục âm nhạc. Tư duy của trẻ mầm non chủ yếu là tư duy trực quan hành động, do vậy đồ dùng, đồ chơi, trò chơi là nhu cầu không thể thiếu đối với trẻ mầm non. Nhất là trong độ tuổi nhà trẻ, đồ dùng, đồ chơi đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Đồ dùng, đồ chơi là một trong những phương tiện để giáo viên truyền thụ kiến thức đến trẻ một cách toàn diện và gây ấn tượng mạnh mẽ, sâu đậm nhất. Tuy nhiên, với nguồn quỹ lớp còn hạn hẹp tôi không không đủ tiền để mua hết những đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho hoạt động giáo dục âm nhạc. Không chịu bó tay “ dạy chay” tôi đã nghiên cứu làm ra đồ chơi sáng tạo cho trẻ từ những nguyên vật liệu phế thải sẵn có vừa không tốn kém, vừa góp phần bảo vệ môi trường. Sau một năm thực hiện, tôi đã làm được một số bộ đồ dùng phục vụ cho hoạt động giáo dục âm nhạc ở các chủ đề. Những bộ dùng này được tôi làm từ những nguyên liệu sẵn có như: tập lịch treo tường cũ, vỏ hộp chai, bia lon, nước ngọt, vỏ hộp trà chanh. Những thanh tre, cuộn len cũ, . thậm chí đôi khi đó chỉ là những hạt sỏi ven đường cũng được tôi sử dụng làm đồ chơi cho trẻ. Ví dụ: Hoạt động giáo dục Âm nhạc với chủ đề: “Những con vật đáng yêu” NDTT: Dạy hát: Gà trống, mèo con và cún con. NDKH: VĐTN: Tập tầm vông. Tận dụng các tập lịch cũ còn mặt trắng ở phía sau, tôi vẽ các hình con gà trống, con mèo con, chó cún sau đó đem tô màu nước và cắt hình chiếc mũ múa cho trẻ đội. Để chiếc mũ đẹp hơn ở vành đai mũ tôi trang trí một số hình hoa lá đơn giản rồi lấy băng dính trắng to dán lên mặt mũ để tạo độ bóng đẹp và nhất là giữ cho mũ không bị ẩm mốc, rách nát. Cuối cùng tôi dùng chin và ghim, ghim 2 đầu quai mũ để mũ có sự đàn hồi vừa cho mọi trẻ. Khi đã chuẩn bị được đồ dùng vào hoạt động, tôi cho trẻ đội mũ theo 3 tổ: 8 trẻ đội mũ gà trống, 8 trẻ đội mũ mèo con và 8 trẻ đội mũ cún con. Sau đó, tôi hát cho trẻ nghe và dạy trẻ hát. Khi trẻ đã thuộc bài hát tôi cho từng tổ lên hát theo hình thức thi đua: Ví dụ: - Cô xin mời các chú gà trống lên thể hiện tài năng của mình. ( Trẻ đội mũ gà trống đứng lên hát) - “ Gà trống hát thật là hay Mèo con cũng muốn đứng lên trổ tài” 8/22
  9. Xin mời đội mèo con. ( Trẻ đội mũ mèo con đứng lên hát) Vừa rồi các đội gà trống, mèo con hát thật là hay và các bạn đội cún con cũng đang rất nóng lòng muốn lên trổ tài ( Xin mời các bạn cún con đứng lên hát) Trẻ lớp tôi rất phấn khởi, hào hứng đứng lên hát. Trẻ rất thích thú được đội chiếc mũ ngộ nghĩnh mà cô làm cho và nhất là trẻ rất thích được đóng vai các con vật đáng yêu. Cũng bằng những tập lịch cũ đó, tôi có thể làm thành những bức tranh xé dán rất lạ mắt. Ví dụ: Hoạt động giáo dục Âm nhạc. NDTT: Nghe hát: Cò lả. NDKH: VĐTN: Thả đỉa ba ba. Tôi lấy bút vẽ phác họa những hình ảnh theo nội dung bài hát “ Cò lả” sau đó sử dụng các mẩu giấy màu vụn ( không còn cắt được hình gì nữa) vò nhàu, xé vụn dán thành bức tranh có hình đàn cò trắng bay trên cánh đồng lúa xanh bát ngát, Trước khi hát cho trẻ nghe tôi đàm thoại với trẻ về bức tranh: - Các con xem trong bức tranh này có những con gì? - Đàn cò trắng đang bay lượn ở đâu? - Đây là bức tranh của miền quê đồng bằng Bắc Bộ. Bức tranh đàn cò trắng bay trên cánh đồng lúa xanh bát ngát thật đẹp. Cảnh đẹp khiến cho người dân nơi đây dù có đi đâu cũng luôn nhớ về quê hương giàu đẹp của mình. Đây cũng chính là nội dung bài hát “ Cò lả” dân ca đồng bằng Bắc Bộ mà hôm nay cô sẽ hát cho cả lớp mình nghe đấy. Sau đó, để thay đổi hình thức thể hiện tôi còn sử dụng bức tranh để minh họa cho lời bài hát ở lần hát tiếp theo. Như vậy sẽ giúp trẻ khắc sâu ghi nhớ lời bài hát một cách dễ dàng, thuận lợi hơn. Trong các hoạt động giáo dục âm nhạc, để rèn luyện khả năng sử dụng nhạc cụ âm nhạc và thay đổi các hình thức dạy học, tạo sự tập trung chú ý cho trẻ, tôi thường làm thêm các dụng cụ âm nhạc như: phách tre, hộp xúc xắc, trống cơm, đàn .để trẻ sử dụng. Ví dụ: Hoạt động giáo dục Âm nhạc. NDTT: Nghe hát: Trống cơm. NDKH: VĐTN: Đi một hai. Trước ngày Tết Nguyên Đán, mọi gia đình đều đi mua bánh kẹo và các đồ dùng chuẩn bị cho ngày Tết. Sau những ngày này, lượng rác thải ra rất nhiều, có những người dân còn vô ý đổ rác luôn ra ngoài đường, ao, hồ, sông, gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường. Để góp phần bảo vệ môi trường và tạo điều kiện 9/22
  10. thuận lợi cho việc làm các nhạc cụ âm nhạc cho trẻ sử dụng. Tôi đã vận động các bậc phụ huynh đóng góp những vỏ hộp bánh, nước ngọt, cho lớp mình. Sau vài ngày vận động, tôi đã thu gom được rất nhiều nguyên vật liệu đẹp. Trong đó có những vỏ hộp Trà chanh, trà Lipton. Những vỏ hộp này có dạng hình trụ rất phù hợp để tôi làm trống cơm. Tôi lấy giấy màu dán lên toàn bộ mặt hộp, lấy giấy màu cắt 2 hình tròn dán vào 2 đầu của hộp làm mặt trống. Sau đó tôi cắt những bông hoa trang trí hai mặt và bên ngoài của trống. Cuối cùng, tôi lấy dây buộc 2 đầu trống làm quai đeo vào cổ cho trẻ. Khi hát cho trẻ nghe bài “ Trống cơm” tôi giới thiệu về chiếc trống và cách sử dụng trống cho trẻ. Sau đó, tôi cho trẻ vừa nhún nhảy, vừa vỗ trống theo lời cô hát. Ví dụ: Hoạt động giáo dục Âm nhạc. NDTT: Dạy hát : Con chim non. NDKH: VĐTN Kéo cưa lừa xẻ. Để thu hút sự chú ý của trẻ và tạo hứng thú cho trẻ hát. Ngoài việc cho trẻ vỗ tay theo nhịp bài hát tôi còn cho trẻ vừa hát vừa sử dụng hộp xúc xắc để giúp trẻ nắm vững tiết tấu, nhịp phách của bài hát. Hộp xúc xắc được tôi làm như sau: Tôi sử dụng vỏ hộp bia lon, Cocacola, cho vào trong hộp vài hạt sỏi, dùng băng dính dán kín miệng hộp lại. Sau đó, tôi lấy xốp dán xung quanh hộp, cắt hai hình tròn bằng xốp dán vào hai bên lắp hộp. Cuối cùng cắt hình hoa, quả dán trang trí xung quanh hộp xúc xắc. Cách sử dụng: Trẻ vừa hát vừa cầm hộp xúc xắc vỗ theo nhịp bài hát. Âm thanh của những hạt sỏi được lắc lên va vào thành hộp nghe rất hay làm cho trẻ vô cùng thích thú. Hơn nữa, những đồ chơi sáng tạo này sẽ cung cấp cho trẻ những kiến thức về thế giới xung quanh phong phú, đa dạng và đẹp đẽ. ( Hình ảnh một số đồ dùng được làm từ nguyên vật liệu phế thải phục vụ chohoạt động giáo dục âm nhạc) 10/22
  11. 3.Biện pháp 3: Tích hợp nội dung giáo dục âm nhạc vào các hoạt động chăm sóc giáo dục trong ngày của trẻ. Như chúng ta đã biết, trẻ mầm non tiếp cận văn hóa trong đó có âm nhạc trong điều kiện được tiếp xúc với môi trường sống xung quanh. Giáo dục âm nhạc nếu được thực hiện tích hợp phù hợp với các hoạt động trong một ngày của trẻ thì sẽ giúp trẻ tiếp nhận tác phẩm âm nhạc một cách nhẹ nhàng, giúp trẻ tiếp nhận một cách tự nhiên, không gò bó, không áp đặt ,từ đó đem lại hiệu quả giáo dục cao. Giờ đón trẻ là lúc cần tạo không khí vui vẻ , lôi cuốn trẻ đến trường. Ở tuổi mầm non các bé vẫn chưa tự giác, tâm thế đến trường của trẻ thường bị xáo chộn. Trẻ chưa thực sự bứt mình ra khỏi sự âu yếm của ông bà bố mẹ dành cho để đến trường với bạn bè và cô giáo. Chính vì vậy, âm nhạc giúp trẻ tự tin hơn, tạo cho trẻ tâm thế mạnh mẽ, tin tưởng vào cô giáo và bạn bè.Lúc này âm nhạc góp phần tác động rất lớn đến tâm lý trẻ. Nắm được tâm lý đó tôi chọn một số ca khúc có chủ đề đi học để bật băng mở cho trẻ nghe. Ví dụ: Bài hát “ Con chim hót trên cành cây” của nhạc sỹ Trọng Bằng. “ Con chim hót trên cành cây. Chào chúng em đến trường đấy. Con bươm bướm cũng về đây. Đùa với hoa lá tung bay.” Nội dung bài hát diễn tả khung cảnh một ngày mới bắt đầu thật sôi động , với âm thanh của chú chim hót líu lo và cảnh sắc thiên nhiên, hoa lá thật đẹp và vui tươi. Trước cảnh đẹp của thiên nhiên hòa với niềm phấn chấn đến trường của bé sẽ giúp trẻ tự tin thích thú hơn khi đến lớp. Để tạo cho trẻ nề nếp trước khi vào lớp , biết chào bố, chào mẹ. Tôi mở cho trẻ nghe bài hát “ Lời chào buổi sáng” của Nguyễn Thị Nhung: “ Con chào bố ạ. Con chào mẹ yêu. Con đi học nhé. Chiều con lại về.” Khi cho trẻ nghe những bài hát mà trẻ có thể hát theo được ở trên, ngoài tác dụng giáo dục âm nhạc mà còn giúp giúp trẻ làm quen củng cố những bài hát trong chương trình. Đây là một phương pháp tiếp xúc với âm nhạc vô cùng cần thiết và chuẩn xác. Nếu trẻ chỉ được học âm nhạc thông qua sự truyền đạt của cô giáo thì sẽ dẫn tới sự nghèo nàn thậm chí sai lệch trong nhận thức về âm nhạc của trẻ sau này. Vào đầu giờ buổi sáng, sau khi đón trẻ và điểm danh là hoạt động tập thể dục sáng. Để thay thế lời hô 1 – 2 khô cứng và đơn điệu làm hiệu lệnh . Tôi lựa chọn các bài tập thể dục được kết hợp hài hòa với âm nhạc như bài : “ Ồ sao bé không lắc”, “Đoàn tàu nhỏ xíu”, “ Cùng tập thể dục”, “ Chim mẹ chim con” Ví dụ: Bài Ồ sao bé không lắc. - Động tác 1: 11/22
  12. + Trẻ đứng tự nhiên, hai tay đưa ra phía trước, hai tay cầm hai tai nghiêng đầu về hai phía phải, trái. + Lời hát kết hợp: “ Đưa tay ra nào, nắm lấy cái tai này, lắc lư cái đầu này.” - Động tác 2: + Trẻ đứng tự nhiên, một tay đưa thẳng về phía trước sau đó đổi tay, mình khom. + Lời hát kết hợp: “ Ồ sao bé không lắc. Ồ sao bé không lắc.” - Động tác 3, 4, 5, 6, 7 : cũng có lới hát kết hợp với động tác. Những bài tập thể dục như trên , không chỉ tạo cho trẻ thêm, mạnh dạn, hoạt bát, khỏe mạnh mà còn gây cho trẻ sự hứng thú giúp trẻ thuộc bài ca khớp với động tác thể dục một cách dễ dàng. ( Hình ảnh hoạt động thể dục sáng kết hợp với âm nhạc của các bé lớp D2.) Ngoài hoạt động giáo dục âm nhạc, tôi còn tổ chức cho trẻ nghe, hát nhạc trong các hoạt động học khác. Đây là phương pháp giáo dục mang tính tổng hợp đạt hiệu quả cao. Ví dụ: Chủ đề “ Những con vật đáng yêu” . HĐ Nhận biết tập nói: “ Con cá” Để tạo hứng thú cho trẻ trong các hoạt động học. Sau khi, trẻ nhận biết được “ Con cá” tôi cho trẻ hát và vận động theo nhạc cùng cô bài hát “ Cá vàng bơi”: “ Hai vây xinh xinh , cá vàng bơi trong bể nước, ngoi lên lặn xuống cá vàng múa tung tăng. Hai vây xinh xinh, sao mà bơi nhanh thế cá vàng thấy bọ gậy nên đuổi theo rất nhanh. Cá vàng bắt bọ gậy cho nước thêm sạch trong” Qua đó, trẻ được nhận biết về “ Con cá vàng” không chỉ bằng tranh, phim, ảnh mà trẻ còn được nhận biết qua “ Âm nhạc”. Như vậy, trẻ không chỉ được cung cấp vốn kiến thức phong phú, đa dạng mà nhờ có âm nhạc giúp trẻ hứng thú không bị căng thẳng , nhàm chán khi tham gia vào hoạt động. 12/22
  13. Buổi sáng, sau hoạt động thể dục sáng và hoạt động học, tôi cho trẻ dạo chơi ngoài trời, đi quan sát cây ở sân trường. Để tạo không khí sôi nổi, tôi cho trẻ vừa đi ra chơi sân trường vừa hát bài “ Khúc hát dạo chơi” của Trần Hữu Duy: “ Đi chơi, đi chơi nào các bạn ơi cùng đi chơi nhé dạo quanh sân trường ” Với hoạt động góc, tôi mở cho trẻ nghe những bản nhạc không lời có giai điệu hay, ngắn gọn, với âm lượng vừa phải tránh gây mất tập trung cho trẻ trong khi chơi. Đến giờ ăn, tôi dạy trẻ hát bài “ Mời ăn cơm” thay cho lời mời và động viên nhau ăn ngon miệng: “ Mời bạn ăn, ăn cho chóng lớn. Mời bạn uống, uống nước mịn da. Thịt và rau, trứng, đậu, cá tôm. Mình cùng ăn nhất định sẽ lớn nhanh ”. Trước giờ đi ngủ là thời điểm thích hợp cho trẻ nghe những bài hát có tính chất nhắc nhở trẻ “ Đi ngủ” của Hoàng Văn Yến: “ Giờ đi ngủ em lên giường nằm lặng im, hai mắt nhắm, ngủ cho ngon, ngủ cho sâu. Trong giấc ngủ em mơ thấy một bà tiên.” Buổi chiều sau giờ ngủ dậy, trẻ cũng cần được nghe những bài ca, những bản nhạc không lời mang tính chất vui vẻ, trong sáng, nhộn nhịp. Với thời gian nghe vừa phải để trẻ tỉnh táo sau giấc ngủ trưa, chơi tự do và chờ bố mẹ đến đón về. Để nâng cao chất lượng hoạt động học âm nhạc trong trường mầm non, người giáo viên nên khéo léo lồng ghép đưa âm nhạc vào các hoạt động chăm sóc giáo dục một cách phù hợp để tạo cảm giác vui vẻ, thoải mái cho trẻ khi đến trường mầm non. Như vậy : Âm nhạc kết hợp với các môn học khác , mọi lúc mọi nơi, các hoạt động trong ngày của trẻ có tác dụng rất lớn đối với sự hình thành phát triển khả năng âm nhacjc ủa trẻ và còn giúp trẻ mạnh dạn, tự tin hơn khi tham gia biểu diễn 4. Biện pháp 4: Ứng dụng công nghệ thông tin vào tiết dạy. Với điều kiện khoa học kỹ thuật hiện đại như ngày nay việc ứng dụng các phương tiện hiện đại trong giảng dạy cũng được tôi sử dụng thường xuyên cùng với đó tâm lý của trẻ vốn hiếu động, thích khám phá, ham hiểu biết và rất nhạy cảm với các phương tiện giáo dục mới nên khi được tiếp cận với công nghệ thông tin thì trẻ rất thích thú và say mê. Chính vì vậy, trong quá trình tổ chứ hoạt động âm nhạc cho trẻ tôi luôn kết hợp với công nghệ thông tin, soạn giáo án và giảng dạy bằng giáo án điện tử. Ví dụ: Hoạt động giáo dục Âm nhạc chủ đề: “Bé và những người thân yêu trong gia đình” NDTT: Nghe hát: Cháu yêu bà. 13/22
  14. NDKH: VĐTN: Kéo cưa lừa xẻ. Tôi sang nhà hàng xóm dùng máy chụp ảnh có chế độ quay phim để quay hai bà cháu bé Bông đang ngồi chơi. Bé Bông vừa tròn 3 tuổi, rất thích múa hát, bé đang say sưa múa hát cho bà nghe. Bà cụ nhìn cháu mỉm cười sung sướng ôm bé Bông vào lòng, em bé thơm lên má bà, hai bàn tay xinh xắn vuốt mái tóc của bà, Trước khi hát cho trẻ nghe bài hát “ Cháu yêu bà” để thu hút sự chú ý của trẻ tôi mở máy vi tính cho trẻ xem đoạn phim bà cháu bé Bông và đàm thoại với trẻ: - Các con nhìn xem đây là ai? + Đây là em bé và bà ạ! - Bà cụ đang làm gì? + Bà đang xem em bé múa ạ! - Em bé đang làm gì? + Em bé thơm lên má bà ạ! + Em bé vuốt tóc bà ạ! - Em bé có yêu bà không? - Ở nhà, các con có yêu ông bà, bố mẹ của mình không? - Cô biết một bài hát có nội dung nói về tình cảm của người bạn nhỏ đối với bà của mình đấy Sau đó tôi hát cho trẻ nghe nhiều lần. Để thay đổi hình thức thể hiện, tôi lên mạng tìm bài hát “ Cháu yêu bà” do ca sĩ nhí Xuân Mai biểu diễn, download về máy và mở cho trẻ nghe. Trong khi trẻ nghe hát, tôi luôn khuyến khích trẻ hát và múa minh họa cho lời bài hát. Ví dụ: Hoạt động giáo dục âm nhạc chủ đề: “ Cây và những bông hoa đẹp” NDTT: Dạy hát: Cây bắp cải NDKH: TCÂN: Tai ai tinh. Tôi lên mạng tìm hình ảnh một số loại rau: bắp cải, su hào, rau muống, dowmload đưa vào powerpoint thiết kế giáo án điện tử cho trẻ. Tôi mở cho trẻ xem hình ảnh một số loại rau và dừng lại ở hình ảnh rau bắp cải để đàm thoại: - Đây là cây rau gì? - Rau bắp cải để làm gì? - Cây bắp cải có dạng hình gì? - Lá bắp cải có màu gì? - Ăn rau bắp cải có vị gì? Sau đó tôi giới thiệu bài hát “ Cây bắp cải” và tên nhạc sĩ sáng tác. Khi cho trẻ chơi trò chơi âm nhạc “ Tai ai tinh” tôi lên mạng tìm hình ảnh “ bắp cải, su hào” và một số nhạc cụ âm nhạc “ phách tre, xắc xô, trống” download về và thiết kế giáo án điện tử. Khi mở màn hình từng loại rau sẽ phát ra âm thanh của loại nhạc cụ phách tre, xắc xô, trống để trẻ nghe và đoán tên từng loại nhạc cụ. 14/22
  15. Sau đó, tôi yêu cầu trẻ gõ, vỗ, lắc dụng cụ âm nhạc theo yêu cầu của cô ( to - nhỏ, nhanh - chậm). Tóm lại: Việc sử dụng công nghệ thông tin là yêu cầu quan trọng đối với các hoạt động của trẻ mầm non, công nghệ thông tin là cái mới lạ đối với trẻ. Vì vậy nên khuyến khích giáo viên sử dụng công nghệ thông tin trong các tiết dạy của mình. Kết quả thật bất ngờ, trẻ của lớp tôi hết sức thích thú tham gia vào hoạt động. Biện pháp này còn giúp trẻ tích lũy các ấn tượng âm nhạc dễ dàng ghi nhớ tác phẩm. 5. Biện pháp 5: Vận động ,tuyên truyền phối hợp với phụ huynh trẻ để nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục âm nhạc. Để công tác chăm sóc giáo dục trẻ đạt hiệu quả cao cần có sự kết hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội. Tôi thường xuyên tận dụng thời gian “ Đón và trả trẻ ” để phổ biến các phương pháp dạy trẻ học âm nhạc và các hoạt động giáo dục ở gia đình cho các phụ huynh. Tôi khuyên các bậc phụ huynh mua cho trẻ một số loại băng đĩa như băng: Xuân Mai 3 tuổi, Việt Tiến, băng đĩa nhạc cho trẻ Mầm non. Ngoài ra, tôi còn tuyên truyền các bậc phụ huynh tránh mua và cho trẻ xem những băng đĩa như: nhạc vàng , nhạc sàn , siêu nhân hay những băng không có tính giáo dục giúp trẻ cảm thụ âm nhạc lành mạnh đạt hiệu quả nhất. Ngoài ra, để đạt được kết quả giáo dục âm nhạc cao. Tôi còn khuyên các bậc phụ huynh nên mở băng đĩa với âm lượng và thời gian vừa phải nhất là lúc trẻ đang ngủ để tránh làm trẻ giật mình thức giấc. Trong thời đại ngày nay, rất nhiều người mẹ trẻ bị cuốn vào vòng quay hối hả của cuộc sống hiện đại nên thường hay lãng quên đi những bài hát ru con ngọt ngào . Họ không biết rằng những bài hát ru có giai điệu lời ca mượt mà, êm đẹp không chỉ giúp trẻ nhanh chóng đi vào giấc ngủ ngon, mà lời ca của những bài hát ru còn chứa đựng bao lời tâm sự sâu sắc của con người với quê hương, đất nước, của mẹ đối với con của vợ đối với chồng như bài hát “ Ru con - Dân ca Nam Bộ”: “ Gió mùa thu mẹ ru con ngủ. Năm (ơ) canh chày. Năm canh chày, thức đủ vừa năm. Hỡi chàng chàng ơi. Hỡi chàng chàng ơi. Hỡi người người ơi. Em nhớ tới chàng . Em nhớ tới chàng . Hãy nín nín đi con. Hãy ngủ ngủ đi con. Con hời là con hỡi. Con hỡi con hời. Hỡi con ” Tuy trẻ nhỏ chưa hiểu hết ý nghĩa của lời ca. Những giai điệu thắm thiết êm dịu đó sẽ tác động vào đôi tai của trẻ thơ, giúp trẻ có được sự cảm thụ tinh tế về âm nhạc, về tình cảm gia đình sau này. Với những người mẹ trẻ không có có khả năng hát hoặc phải đi làm xa. Người cha phải thay người mẹ cho con ngủ, tôi khuyên họ nên mở những bản nhạc nhẹ 15/22
  16. nhàng hay những bài hát ru trước khi cho trẻ ngủ. Âm nhạc như làn gió mát, như bàn tay mềm mại ấm áp của mẹ vuốt ve trẻ đưa bé vào giấc ngủ êm đềm. Để nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục âm nhạc, tôi còn tuyên truyền vận động các bậc phụ huynh đóng góp các đồ phế liệu như: vỏ hộp bánh Chocopie, Trà xanh, Lipton, vỏ lon Cocacola, Tiger, bia Hà Nội, tập lịch cũ để tôi làm đồ dùng đồ chơi phục vụ cho hoạt động giáo dục âm nhạc. Ngoài ra, những đồ dùng đồ chơi này còn giúp tôi giáo dục cho trẻ biết bảo vệ môi trường vô cùng thuận lợi và đạt hiệu quả cao. Như vậy: Việc phối kết hợp giữa phụ huynh và nhà trường sẽ tạo điều kiện cho trẻ phát huy những tài năng, năng khiếu âm nhạc. Hình ảnh tuyên truyền trực tiếp với phụ huynh . Chương 4 : Một số kết quả đạt được 1. Về phía bản thân tôi : Sau khi áp dụng những kinh nghiêm và bằng những cố gắng của bản thân đến nay,tôi đã nắm vững nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động học âm nhạc cho trẻ nhà trẻ theo chương trình giáo dục mầm non hiện hành. Việc thiết kế và tổ chức hoạt động học âm nhạc với tôi giờ đây là một niềm say mê, hứng thú. Từ đó kết quả của hoạt động giáo dục âm nhạc tại nhóm lớp D1 luôn 16/22
  17. đạt được kết cao trong việc tìm tòi và áp dụng các biện pháp đúng đắn hợp lý trong các hoạt động cho trẻ hoạt động âm nhạc, cụ thể những tiết dự giờ thương xuyên của ban giám hiệu tôi đánh giá vào loại tốt góp phần phát triển toàn diện nhân cách trẻ theo đúng yêu cầu của lứa tuổi. Với tấm lòng thiện tâm với nghề, hết lòng thương yêu trẻ, tôi sẽ luôn cố gắng nghiên cứu để tìm ra nhiều biện pháp hay hơn nữa để đóng góp 1 phần công sức nhỏ bé của mình trong việc nâng cao chất lượng cho trẻ 24- 36 tháng tuổi trong hoạt động âm nhạc. 2. Kết quả về trẻ: Sau một năm áp dụng những kinh nghiệm trên.Sau một năm áp dụng phương pháp mới này kết quả giảng dạy của tôi đã được nâng lên rõ rệt, cụ thể như sau Bảng kết quả so sánh đối chứng đầu năm và cuối năm của 27 trẻ Bảng khảo sát thực trạng đầu năm Tổng Kết quả S Phân loại số T Tốt Khá TB Yếu khả năng T SL % SL % SL % SL % 27 1 Hứng thú trong tiết 5 18,5 6 22,3 9 33,3 6 22,2 học Trẻ hát rõ lời, đúng 24 2 giai điệu của bài hát 4 14,8 6 22,3 9 33,3 8 29,7 Khả năng vận động 24 theo giai điệu bài 3 hát( vỗ tay và sử 3 11,2 5 18,5 9 33,3 10 37 dụng dụng cụ âm nhạc) Khả năng bộc lộ cảm 24 4 xúc của bản thân khi 3 11,2 4 14,8 9 33,3 11 40,7 tiếp xúc với âm nhạc. Khả năng hiểu được 24 5 nội dung và ý nghĩa 3 11,2 7 26 9 33,3 8 29,5 của bài hát. 17/22
  18. Bảng khảo sát thực trạng cuối năm Kết quả Phân loại Tốt Khá TB Yếu STT khả năng SL % SL % SL % SL % 1 37 10 37 7 26 0 0 Hứng thú trong tiết học 10 Trẻ hát rõ lời, đúng giai điệu 2 của bài hát 9 33,3 10 37 5 18,5 2 7,4 Khả năng vận động theo giai 3 điệu bài hát 10 37 11 40,7 6 22,3 0 0 Khả năng bộc lộ cảm xúc 4 của bản thân khi tiếp xúc với 9 33,3 9 33,3 7 26 2 7,4 âm nhạc. Khả năng hiểu được nội 5 dung và ý nghĩa của bài hát. 9 33,3 10 37 6 22,3 2 7,4 Kết quả so sánh kỹ năng âm nhạc của trẻ đâu năm và cuối năm tại nhóm lớp D1 đã có sự khác biệt rõ ràng sau khi áp dụng các biện pháp đề xuất . - Trẻ hứng thú , tích cực nhận thức, tích cực tham gia vào các hoạt động âm nhạc trong tiết học, dạo chơi, hoạt động ngoài giờ, trẻ hát tự tin đúng giai điệu của bài hát, khả năng biểu cảm các bài hát rất tốt. Tỷ lệ các kỹ năng âm nhạc của trẻ 24-36 tháng tuổi sau khi áp dụng các biện pháp tổ chức hoạt động học âm nhạc đã tăng lên đáng kể. Điều đó cho thấy tính khả thi – hiệu quả của các biện pháp tôi đã đề xuất trong sáng kiến. 3. Về giáo viên: Đến nay, tất cả giáo viên tổ nhà trẻ của nhà trường đều nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động giáo dục âm nhạc. Đã nắm vững nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động học âm nhạc cho trẻ nhà trẻ theo chương trình giáo dục mầm non hiện hành. Việc thiết kế và tổ chức hoạt động học âm nhạc giờ đây là một niềm say mê, hứng thú. Từ đó kết quả của hoạt động giáo dục âm nhạc tại nhóm lớp nhà trẻ luôn đạt được kết cao trong việc tìm tòi và áp dụng các biện pháp đúng đắn hợp lý trong các hoạt động cho trẻ hoạt động âm nhạc, cụ thể những tiết dự giờ thường xuyên của ban giám hiệu đánh giá vào loại tốt góp phần phát triển toàn diện nhân cách trẻ theo đúng yêu cầu của lứa tuổi. 3. Về cơ sở vật chất Phßng häc réng r·i tho¸ng m¸t. 18/22
  19. M¸y tÝnh,m¸y chiÕu, đàn nhạc, loa, tivi Tranh s¸ng t¹o: cã ®ñ. 4. Về phụ huynh học sinh: Khi đã nhận thấy kết quả nhận thức của trẻ và khả năng cảm thụ âm nhạc, biểu diễn âm nhạc ngày càng tiến bộ. Các bậc phụ huynh hiểu rằng để nâng cao chất lượng giáo dục cho trẻ, cụ thể là nâng cao chất lượng hoạt động học âm nhạc cho trẻ thì gia đình và nhà trường phải có mối quan hệ khăng khít. Giáo dục ở trường chưa đủ mà cha mẹ còn phải thường xuyên quan tâm, chăm sóc, giáo dục trẻ ở gia đình. Do đó, họ đã quan tâm đến con em của mình, chăm sóc, giáo dục con cái khoa học và chu đáo hơn. Bằng những việc làm hết sức thiết thực, các bậc phụ huynh đã cho trẻ đi học đều đặn,đúng giờ hơn và còn tích cực đóng góp sách báo, vỏ hộp, nguyên vật liệu để động viên tôi có thêm nhiều sáng tạo hơn khi làm các đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho hoạt động giáo dục âm nhạc tại lớp D1. Những mặt chưa đạt được - Do tổ chức các hoạt động chưa sáng tạo linh hoạt trong khi tổ chức cho trẻ - Trẻ còn nói tiếng địa phương - Giáo viên đã làm được rất nhiều đồ dùng tự tạo để phục vụ cho hoạt động giáo dục âm nhạc của trẻ tuy nhiên con chưa được sáng tạo còn chưa bên đẹp Khắc phục nhưng hạn chế và tồn tại - Sẽ khắc phục những mặt còn hạn chế ở những năm học tiếp theo PHẦN C : KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ: Chương 1 : Kết luận 1. Ý nghĩ sáng kiến kinh nghiệm Âm nhạc thực sự gần gũi với trẻ thơ, là món ăn tinh thần không thể thiếu được . Chính vì vậy hoạt động âm nhạc trong trường mầm non một nội dung giáo dục, vừa là phương tiện góp phần giáo dục toàn diện nhân cách của trẻ. Để làm tốt nội dung giáo dục âm nhạc, đòi hỏi giáo viên phải có lòng yêu nghề, mến trẻ, có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc. Đặc biệt phải có vốn kiến thức chuyên môn, có kinh nghiệm, biết xây dựng và sử dụng linh hoạt những phương pháp, biện pháp, thủ thuật đề ra trong tiết học. Qua tìm kiếm và xây dựng tôi thấy đề tài nghiên cứu đã thu được kết quả nhất định. Dựa trên các đặc điểm của trẻ mà chúng ta có hướng tác động phù hợp làm cho quá trình tâm lý của trẻ ngày càng phát triển hoàn thiện hơn. Để hình thành kỹ năng vận động theo nhạc cho trẻ tốt phải có một quá trình sư phạm dài vì trẻ em khi sinh ra đều như tờ giấy trắng, nó chỉ có thể trở thành con người hoàn thiện khi người lớn hướng tác động vào nó một cách toàn diện. Người lớn phải tạo điều kiện cho trẻ tiếp xúc với thế giới âm nhạc, được tắm mình trong thế giới đó để rồi từ đó trẻ có những hiểu biết nhất định về âm nhạc. 19/22
  20. Qua quá trình nghiên cứu “Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc cho trẻ 24- 36 tháng tuổi” Tôi nhận thấy rằng trẻ 24- 36 tháng tuổi rất thích, hứng thú, và có khả năng ca hát vận động theo nhạc. Xuất phát từ quan điểm đổi mới giáo dục âm nhạc, cô giáo khuyến khích trẻ thực hiện nhiệm vụ học tập, không áp đặt, gò bó trẻ. Tiết học tổ chức sao cho nhiều trẻ được tham gia. Nếu làm tốt những điều trên đây, Tôi tin rằng năng lực cảm thụ nghệ thuật âm nhạc cụ thể là khả năng vận động theo nhạc của trẻ thông qua tiết dạy cho trẻ sẽ khá hơn. Trẻ hiểu thế giới xung quanh thông qua các hình tượng âm nhạc, xúc cảm thẩm mỹ của trẻ cũng càng trở nên phong phú. Như vậy, chúng ta đã góp phần không nhỏ vào việc giáo dục thế hệ trẻ ngay từ tuổi ấu thơ. 2.Nhưng bài học kinh nghiệm Sau khi thực hiện đề tài này tôi rút ra một số kinh nghiện sau: - Để nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ cần phải khảo sát trên 100% trẻ trong lớp. - Trang bị thêm cơ sở vật chất như máy tính, phục vụ cho việc giảng dạy của cô và trẻ. - Bồi dưỡng thêm về chuyên môn bằng cách kiến tập ở các trường bạn, học hỏi đồng nghiệp cùng tạo cho nhau phong cách sư phạm đẹp, trang trí các góc lớp hợp lí - Luôn làm tốt công tác tuyên truyền với phụ huynh, kết hợp chặt chẽ với gia đình để cùng phát triển. - Tạo môi trường cho trẻ được thường xuyên rèn luyện âm nhạc mọi lúc mọi nơi. - Tăng cường làm đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho môn học. - Đưa ứng dụng công nghệ thông tin lồng ghép vào giờ âm nhạc. - Để thực hiện được đề tài này đòi hỏi giáo viên cần có lòng tâm huyết, năng động tìm tòi và luôn đổi mới Chương 2 : Khuyến nghị và đề nghị Để thực hiện tốt việc tổ chức hoạt động học âm nhạc cho trẻ mầm non trong giai đoạn hiện nay nói chung và trẻ 24-36 tháng tuổi nói riêng thông qua việc thực hiện các biện pháp trên đã phần nào đạt được một số kết quả như mong đợi. Bản thân tôi xin có một số đề xuất: 1. Đối ủy ban nhân dân xã - Đầu tư kinh phí mua một số trang thiết bị phục vụ cho hoạt động giáo dục âm nhạc như: máy vi tính, trống, đàn, dụng cụ gõ đệm, trang phục biểu diễn, 2. Đối với phòng Giáo dục: - Cần tăng cường hơn nữa các lớp tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng ca hát, các 20/22
  21. lớp dạy đánh đàn, múa và nhất là chuyên đề hoạt động giáo dục âm nhạc. - Phổ cập các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong hoạt động giáo dục âm nhạc như: học tập qua băng hình, đĩa ghi hình, để cung cấp thêm tư liệu cho giáo viên trong quá trình công tác giảng dạy. Trên đây là sáng kiến kinh nghiệm của tôi về vấn đề “Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ 24-36 tháng tuổi trong trường mầm non” Rất mong ý kiến đóng gọp của hội đồng khao học và các cấp để sáng kiến của tôi thêm hoàn thiện Tôi xin cam đoan, trên đây là sáng kiến kinh nghiệm do cá nhân tôi thực hiện tại lớp 24-36 tháng tuổi – D2 trong năm học 2017- 2018 nơi tôi đang công tác. Nếu có gì sai phạm tôi xin hoàn toàn chịu trách niệm. 21/22
  22. Ý KIẾN NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CƠ SỞ . Ngày tháng năm 2018 Chủ tịch hội đồng (Ký tên đóng dấu) Ý KIẾN NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CƠ SỞ Ngày tháng năm 2018 Chủ tịch hội đồng (Ký tên đóng dấu) 22/22